Xuất phát từ nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 16/7/1993. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở II đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, trở thành một trong những trường đại học tiên phong trong cả nước nói chung và khu vực miền Nam nói riêng, về đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ trình độ đại học và trên đại học trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.
Chính vì vậy, sinh viên Ngoại thương được mọi người đánh giá cao về cả kiến thức chuyên môn lẫn ý thức tìm tòi, học hỏi một cách tích cực, năng động. đặc biệt, đối với các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế, sinh viên ngoại thương luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. “Trong các năm qua, số sinh viên chính quy của Cơ sở II tốt nghiệp bình quân 600-700 cử nhân/năm ở cả hai bậc đại học và cao đẳng. Tỷ lệ có việc làm ngay sau khi ra trường là 100%, trong đó tỷ lệ làm việc đúng ngành nghề đạt trên 90%” ( theo kết quả khảo sát của cơ sở II). Bên cạnh đó, sinh viên ngoại thương cơ sở II luôn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện với mong muốn đóng góp sức lực của mình vì lợi ích của cộng đồng.
Thế nhưng, bên cạnh những đánh giá tích cực, những cái nhìn đầy thiện cảm, vẫn còn những ý kiến phê bình khá tiêu cực và gay gắt về sinh viên trường. Nhiều người cho rằng sinh viên Ngoại thương có tính cách “tự tin thái quá, hay đòi hỏi và mức độ cam kết với tổ chức không cao” ( theo báo vietnamnet).
60 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu FTUers Trong Cách Nhìn Của Cộng Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 TPHCM
Tên Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học:
FTUers Trong Cách Nhìn Của Cộng Đồng
Nhóm sinh viên thực hiện (lớp K50-CLC.D2)
1. Nguyễn Lê Tiến (MS: 1101017839)
2. Phạm Thanh Phương (MS: 1101017761)
3. Đặng Thanh Thảo (MS: 1101017802)
4. Nguyễn Thị Thanh Trúc (MS: 1101017871)
5. Lương Văn Tính (MS: 1101017841)
6. Hoàng Lê Thanh Thảo (MS: 1101017803)
7. Nguyễn Mai Thúy Vy (MS: 1101017914)
Mục Lục
Chương 0: Lời Mở Đầu Trang 4
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận: Trang 8
1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Ngoại Thương: Trang 8
1.1.1) Khái quát Chung: Trang 8
1.1.2) Các giai đoạn phát triển: Trang 9
1.2/ Giới thiệu trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 Thành phố Hồ Chí Minh: Trang 13
1.2.1) Khái quát Chung: Trang 13
1.2.2) Sự hình thành và phát triển: Trang 14
1.2.3) Cơ sở vật chất: Trang 14
1.2.4) Công tác đào tạo: Trang 14
1.3/ Cơ sở thực tiễn về sinh viên Ngoại Thương: Trang 16
1.3.1) Thành tích nổi bật: Trang 16
1.3.2) Những khuyết điểm: Trang 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG: Trang 21
2.1/ Giới thiệu chung về thực trạng hiện nay: Trang 22
2.2/ Đánh giá chung: Trang 23
2.3/ Mặt tích cực: Trang 26
2.3.1/ Năng lực của sinh viên Ngoại Thương theo đánh chung giá của mọi người: Trang 26
2.3.2/ Các tính cách nổi bật: Trang 27
2.3.3/ Những ưu điểm được học hỏi: Trang 29
2.4/ Mặt tiêu cực Trang 29
2.4.1/ Sự nhìn nhận thiếu thiện cảm từ các trường bạn: Trang 29
2.4.2/ Ấn tượng không tốt của các nhà tuyển dụng: Trang 31
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN: Trang 33
3.1/ Nguyên nhân khách quan: Trang 33
3.1.1/ Danh tiếng của trường đại học Ngoại Thương cơ sở II TPHCM:..Trang 33
3.1.2/ Ảnh hưởng từ những thành công của cựu sinh viên: Trang 34
3.1.3) Sự ưu ái của các nhà tuyển dụng: Trang 35
3.2/ Nguyên nhân chủ quan: Trang 36
3.2.1/ Cảm giác chiến thắng và tự mãn về bản thân: Trang 36
3.2.1/ Hạn chế trong cách nhìn và thiếu trải nghiệm thực tế: Trang 37
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP: Trang 40
KẾT LUẬN: Trang 43
PHỤ LỤC: Trang 44
CHƯƠNG 0: LỜI MỞ ĐẦU
I/ Lý do:
Xuất phát từ nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 16/7/1993. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở II đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, trở thành một trong những trường đại học tiên phong trong cả nước nói chung và khu vực miền Nam nói riêng, về đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ trình độ đại học và trên đại học trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.
Chính vì vậy, sinh viên Ngoại thương được mọi người đánh giá cao về cả kiến thức chuyên môn lẫn ý thức tìm tòi, học hỏi một cách tích cực, năng động. đặc biệt, đối với các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế, sinh viên ngoại thương luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.. “Trong các năm qua, số sinh viên chính quy của Cơ sở II tốt nghiệp bình quân 600-700 cử nhân/năm ở cả hai bậc đại học và cao đẳng. Tỷ lệ có việc làm ngay sau khi ra trường là 100%, trong đó tỷ lệ làm việc đúng ngành nghề đạt trên 90%” ( theo kết quả khảo sát của cơ sở II). Bên cạnh đó, sinh viên ngoại thương cơ sở II luôn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện với mong muốn đóng góp sức lực của mình vì lợi ích của cộng đồng.
Thế nhưng, bên cạnh những đánh giá tích cực, những cái nhìn đầy thiện cảm, vẫn còn những ý kiến phê bình khá tiêu cực và gay gắt về sinh viên trường. Nhiều người cho rằng sinh viên Ngoại thương có tính cách “tự tin thái quá, hay đòi hỏi và mức độ cam kết với tổ chức không cao” ( theo báo vietnamnet).
Và đặc biệt, trong vài tháng gần đây, hàng loạt các phương tiện truyền thông và các diễn đàn mạng đưa tin về việc một số sinh viên năm nhất và năm hai, đã phát biểu khá chủ quan về vấn đề lương của sinh viên Ngoại Thương sau khi tốt nghiệp ra trường. Điều đó đã tạo nên một làn sóng tranh luận với những ý kiến trái chiều, những lời bình luận gay gắt và khá nặng nề, về Đại học Ngoại Thương cũng như sinh viên của trường. Danh tiếng của trường và hình ảnh của gần 3000 sinh viên Ngoại thương cũng như những cựu sinh viên đã tốt nghiệp từ những khóa trước bỗng xấu đi trong mắt nhiều người.
Đứng trước tình hình đó, việc nghiên cứu rõ hơn các ý kiến, nhận định về sinh viên Ngoại Thương từ chính sinh viên của trường ở cơ sở II, từ một số sinh viên trường bạn trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, và quan trọng hơn, là quan điểm của các nhà tuyển dụng khi chọn lựa sinh viên Ngoại Thương là vô cùng cần thiết. Từ đó, chúng ta có thể rút ra cái nhìn tổng quan, toàn diện và đúng đắn hơn về sinh viên Ngoại Thương.
II/Mục đích:
_Mở ra cho mọi người cái nhìn đúng đắn hơn cả về khả năng cũng như phẩm chất củasinh viên Ngoại Thương.
_Giúp cho bản thân sinh viên Ngoại Thương nhận thức và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực và thiếu sót.
III/ Nhiệm Vụ
1/ Nghiên cứu về lịch sử và thực trạng của sinh viên Ngoại Thương cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Khảo sát và thu thập các thông tin liên quan:
+ Lấy ý kiến cá nhân: phát phiếu khảo sát trường đại học Ngoại Thương và các trường bạn trong thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phỏng vấn: thăm dò sự đánh giá của một số nhà tuyển dụng uy tín về sinh viên Ngoại Thương.
3/ Tổng hợp thông tin: xử lý, phân tích, so sánh số liệu vừa thu thập.
4/ Rút ra kết luận tổng hợp và đánh giá xu hướng chung.
5/ Vạch ra phương hướng và rèn luyện đúng đắn và toàn diện cho sinh viên Ngoại Thương.
IV/ Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Từ trước đến nay, sinh viên Ngoại thương luôn nhận được nhiều lời khen ngợi tích cực từ phía các phương tiện truyền thông và xã hội. Năng động, tự tin, kiến thức tốt và trình độ tiếng Anh của sinh viên trường là điều mà các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Ngày 8/4/2011, ông Michael Kennedy, giám đốc quản lý giáo dục Khoa Kinh tế Trường Đại học Bedfordshire cho biết ông rất ấn tượng với chuyên môn của giảng viên cũng như kết quả học tập của sinh viên các khóa của trường đại học Ngoại Thương. Khi nói chuyện với sinh viên, ông rất ngạc nhiên về trình độ Tiếng Anh của sinh viên trong chương trình. “Họ có khả năng trình bày rất tốt, thậm chí còn tốt hơn một số sinh viên quốc tế của Đại học Bedfordshire tại Anh.”(đăng trên trang
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bên cạnh các ưu điểm nổi trội nêu trên, đâu đó vẫn còn tồn tại những suy nghĩ chưa chín chắn, những hành động nông nổi của một bộ phận sinh viên Ngoại thương Điều đó đã tạo nên những ánh nhìn tiêu cực về cộng đồng sinh viên Ngoại thương và cả danh tiếng của trường. Sự việc “sinh viên Ngoại thương và lương 1000$” đã tạo nên một làn sóng tranh luận gay gắt trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, diễn đàn, truyền hìnhNhiều ý kiến trái chiều, những câu hỏi nghi vấn xoay quanh hình ảnh của sinh viên Ngoại thương được đưa ra.
Trên trang blog của mình, với những lời lẽ mạnh mẽ, một nhà tuyển dụng nhân sự phát biểu: “[] Với tư cách nhà tuyển dụng cũng như người sử dụng thì tôi không dám dùng sinh viên Ngoại thương. Họ có vẻ tự tin thái quá. Từ đó dẫn đến việc ít chịu học hỏi, hay đòi hỏi và cuối cùng là mức độ cam kết với tổ chức không cao[]tôi sợ họ không ở được lại với công ty quá sáu tháng” ( Đồng tình với ý kiến trên, một số bạn trẻ ở các trường khác cho rằng: “Suy nghĩ của 1 số sinh viên Ngoại thương còn non quá – không xứng với “cái danh” của trường. (đăng trên báo giáo dục Việt Nam)
Bên cạnh những lời phê bình, chỉ trích thiếu thiện chí, nhiều bài viết phản hồi khẳng định: “[..] Thực sự đây là tâm lý của một vài cá nhân đơn lẻ[] đừng nghĩ là sinh viên các trường khác không có gan đòi 1000$ cho khởi điểm sau khi ra trường, họ có, nhưng có thể họ không nói ra công khai trên forum như người Ngoại thương” (Theo
Nói tóm lại, tất cả những ý kiến trên đều mang cái nhìn chủ quan, chưa thực sự bao quát, toàn diện từ nhiều khía cạnh. Các bài báo, lời bình luận, dù hợp lý đến đâu, đều chỉ xuất phát từ phía người viết. Hiện nay, chưa có một đề tài nào cụ thể, tổng quan và đúng đắn nhất vềsinh viên Ngoại thương.
Với việc tìm tòi và phân tích một cách chi tiết hơn, bài nghiên cứu khoa học này sẽ phần nào giải tỏa những nghi vấn cũng như tìm ra câu trả lời mang tính thuyết phục nhất cho vấn đề còn đang trong thời kì tranh cãi này.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Lấy sinh viên Ngoại thương làm đối tượng để nghiên cứu, nhóm chúng tôi nhận thấy muốn hiểu rõ thêm về sinh viên trường mình, cần phải có cái nhìn khái quát và toàn diện về lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Ngoại Thương nói chung và Trường Ngoại thương cơ sở II nói riêng. Chính qua quá trình xây dựng và phát triển trường, những khó khăn phải trải qua và thành tích đạt được, sinh viên Ngoại thương đã tạo dựng cho mình những tính cách nổi bật, những hình ảnh tốt đẹp trong mắt cộng đồng.
1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Ngoại Thương
Trường Đại học Ngoại thương
Năm thành lập
1960
Loại hình
Đại học công lập
Hiệu trưởng
GS. TS.
Hoàng Văn Châu
Website
1.1.1/ Khái quát Chung
Trường Đại học Ngoại Thương (tên tiếng Anh: Foreign Trade University, tên viết tắt: FTU) là một trường đại học công lập chuyên ngành về kinh tế đối ngoại của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Ngoại Thương là cơ sở đào tạo nòng cốt, cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại học Ngoại Thương được coi là trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về kinh tế và chất lượng đào tạo.
Trường Đại học Ngoại Thương có 3 cơ sở đào tạo chính thức, đó là
Cơ sở 1: tại Hà Nội: 91 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, còn được gọi với tên không chính thức là "Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội"
Cơ sở 2: tại Thành phố Hồ Chí Minh: 15 đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh với tên gọi không chính thức là "Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh".
Cơ sở 3: Đặt tại 260 - Bạch Đằng, Phường Nam Khê, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
1.1.2/ Các giai đoạn phát triển
GIAI ĐOẠN 1960-1963:
TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trường Đại học Ngoại Thương chính thức ra đời vào năm 1960. Sơ khai là Bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, nhưng đặt tại trường Đại học Kinh tế-Tài chính (nay là trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Chủ nhiệm Khoa đều do Bộ Ngoại Giao cử về. Trong Khoa Quan hệ quốc tế có 2 bộ môn: bộ môn Ngoại giao và bộ môn Ngoại Thương. Khóa 1 sinh viên Ngoại thương với 42 sinh viên được tuyển vào năm học (1960-1966) và Khóa 3 (1962-1967) sinh viên Ngoại Thương vẫn do Khoa Quan hệ quốc tế trực tiếp quản lý.
Như vậy, có thể nói Khoa Quan hệ quốc tế của trường Đại học Kinh tế-Tài chính trước đây là tổ chức tiền thân của trường Đại học Ngoại thương.
GIAI ĐOẠN 1963-1967:
TRƯỜNG CÁN BỘ NGOẠI GIAO-NGOẠI THƯƠNG
Vào năm 1963, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ quốc tế tách khỏi trường Đại học Kinh tế-Tài chính để thành lập trường Đại học Cán bộ Ngoại giao- Ngoại Thương trực thuộc Bộ Ngoại Giao. Trụ sở của trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương đặt tại phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại Thương và Học Viện Quan hệ Quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao Việt Nam). Ngoài các Phòng chức năng ra chỉ có 2 Khoa đào tạo là: Khoa Ngoại giao và Khoa Ngoại thương.
Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành lập không được bao lâu thì phải đi sơ tán ra khỏi Hà Nội để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Trong thời gian này, Khoa Ngoại thương trực tiếp quản lý 3 khóa sinh viên cũ và tuyển thêm khóa 4 và khóa 5. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của Khoa Ngoại thương đều do Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương) điều động từ Bộ về.
Ngoài việc đào tạo sinh viên các khóa chính quy, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Ngoại thương còn làm nhiệm vụ mở các lớp bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ Ngoại thương cho các cán bộ từ Phó Phòng nghiệp vụ trở lên của các Tổng công ty xuất nhập khẩu, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan. Số lượng sinh viên chính quy và cán bộ được Khoa Ngoại thương của trường Cán bộ Ngoại Giao – Ngoại thương đào tạo và bồi dưỡng trong thời gian này đáp ứng một phần quan trọng lực lượng cán bộ để phát triển quan hệ ngoại thương giữa nước ta và các nước khác trên thế giới.
GIAI ĐOẠN 1967-1984:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG RA ĐỜI
Năm 1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại Giao và Bộ Ngoại Thương, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 123/CP ngày 5/8/1967 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại Giao trực thuộc Bộ Ngoại Giao và Trường Ngoại Thương trực thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công thương). Tên hiệu chính thức của trường Đại học Ngoại Thương bắt đầu có từ thời gian này.
Ngay sau khi thành lập, trường Đại học Ngoại Thương chuyển về địa điểm sơ tán mới là huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ ( nay thuộc Hà Nội). Đến thời gian này, trường Đại học Ngoại thương còn 5 khóa sinh viên (từ khóa 3 đến khóa 6), còn sinh viên khóa 1 và khóa 2 đã tốt nghiệp ra trường.
Năm 1968, lần đầu tiên Trường Đại học Ngoại Thương mới chính thức có Hiệu Trưởng là đồng chí Lưu Văn Đạt và Phó Hiệu trưởng là đồng chí Lê Văn Ngọ. Ngoài một số Phòng chức năng, Trường đã có các đơn vị chuyên môn như Khoa Nghiệp vụ Ngoại thương; Khoa Ngoại ngữ, Khoa Tại chức và Bộ môn Chính trị. Công tác đào tạo bắt đầu tăng quy mô và đa dạng loại hình đào tạo. Trước đây, mỗi khóa chỉ tuyển trên dưới 50 sinh viên, đầu những năm 70 trở đi quy mô mỗi khóa đã tăng lên 75-100 sinh viên. Ngoài việc đào tạo sinh viên hệ chính quy, Trường còn mở rộng đào tạo hệ tại chức và phát triển hình thức bồi dưỡng cán bộ.
Cuối năm 1967, tình hình chiến sự tạm yên ổn, Đảng ủy và Ban Giám hiệu quyết định chuyển Trường từ nơi sơ tán về lại trụ sở cũ tại Hà Nội. Từ thời gian này đến năm 1984, trường Đại học Ngoại thương tập trung sức lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất và tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo.
GIAI ĐOẠN 1984 ĐẾN NAY:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGÀY NAY
Năm 1984, Trường Đại học Ngoại Thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cho đến cuối những năm 80, cơ cấu tổ chức của Trường như Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các Phòng chức năng, các Khoa và Bộ môntiếp tục được củng cố.
Năm 1993, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp Hồ Chí Minh (gọi tắt là Cơ sở II) đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cho đến nay, Đại học Ngoại Thương đã có những bước phát triển mạnh và trở thành một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam. Trường đại học Ngoại Thương đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ lọt vào top 200 trường đại học hàng đầu Châu Á. Những năm gần đây chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường Đại học Ngoại Thương luôn đứng vị trí quán quân trong hơn 200 đại học trong cả nước, trong đó điểm chuẩn các ngành khối A và khối D luôn cao nhất trong số các trường đại học tuyển sinh hai khối này. Năm 2010, trường Đại học Ngoại Thương là trường đại học duy nhất trong cả nước có thí sinh đạt số điểm tuyệt đối 30/30 điểm và là nơi đầu quân của hơn 400 học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế trong năm học 2009-2010.
Hiện nay, Đại học Ngoại Thương đã được nhiều trường đại học quốc tế công nhận chương trình đào tạo và thiết lập quan hệ đào tạo, trong đó có Đại học La Trobe, Queensland (Úc); Đại học Vân Truyền (Đài Loan); Đại học Asia Pacific ( Nhật Bản ); Đại học tổng hợp Colorado( gọi tắt CSU) ( Hoa Kỳ ) ; Đại học Bedforshire ( Anh ); Đại học Rennes (Pháp ). Nhà trường luôn thực hiện những chuyến đi tìm hiểu và học tập tại các đại học hàng đầu thế giới. Ttrong tháng 07 năm 2010, lãnh đạo nhà trường đã đến thăm và làm việc với trường đại học Harvard và học viện MIT Hoa Kỳ để giới thiệu và xúc tiến những chương trình đào tạo liên kết trong tương lai.
Trường Đại học Ngoại Thương đã được Liên hiệp Hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VUSTA) trao tặng Cúp vàng “Thương hiệu Việt” năm 2006 và Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới vào tháng 05 năm 2010. Trường đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập vào tháng 11 năm 2010.
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030:
Chiến lược dài hạn của Trường Đại học Ngoại Thương đã chỉ rõ mục tiêu phát triển của Trường là “nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng Trường Đại học Ngoại Thương thành một trong những trường hàng đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong ngành kinh tế, kinh doanh và ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của Việt Nam và thế giới; nâng cao khả năng nghiên cứu để trở thành một trung tâm nghiên cứu có uy tín, một trường đại học có danh tiếng trong khu vực và trên thế giới”.
Tầm nhìn phát triển của trường Đại học Ngoại Thương là đến 2030 trở thành một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia, có danh tiếng trong khu vực và trên thế giới (cụ thể nằm trong top 100 khu vực châu Á).
Trường có đội ngũ giảng viên có trình độ chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế. Trường sẽ có các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông chất lượng cao. Trụ sở chính của trường đặt tại Hà Nội. Mạng lưới các cơ sở đào tạo của trường đặt tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và ở nước ngoài.
(Nguồn: website chính thức của trường Ngoại Thương
1.2/ Giới thiệu trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Ngoại Thương TP.HCM
Khẩu hiệu
Chất lượng - Uy tín -Hiệu quả-Chuyên nghiệp - Hiện đại
Năm thành lập
1993
Loại hình
Đại học công lập
Hiệu trưởng
G.S - T.S Hoàng Văn Châu
Địa chỉ
Số 15 đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại
(+84) 8 512 7254
Website
1.2.1/ Khái quát Chung
Trường Đại Học Ngoại Thương cơ sở 2 tại TP.HCM (tên tiếng Anh: Foreign Trade University Ho Chi Minh City Campus, viết tắt: FTU HCMC hay FTU2; tên gọi tắt thường dùng là "ĐH Ngoại Thương TP.HCM" hay “ĐH Ngoại Thương CS2”) là cơ sở đào tạo phía Nam của trường Đại học Ngoại Thương.
Trường được thành lập vào năm 1993, trụ sở của trường tọa lạc tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường có điểm đầu vào khối A và D1 cao nhất toàn miền Nam, nếu xét cả nước chỉ đứng sau Đại Học Ngoại Thương Cơ sở 1 tại Hà Nội.
Trường có các cấp độ đào tạo: Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học với các loại hình đào tạo chính: chính quy, vừa học vừa làm... Năm 2006, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại Học Ngoại Thương TP.HCM đã tuyển bổ sung các chỉ tiêu vào hệ đào tạo ngoài ngân sách (NNS).
Trường có diện tích khá khiêm tốn khoảng 5000m2 với hơn 4000 sinh viên các hệ và trang thiết bị vừa phải.
(Nguồn:Wikipedia
1.2.2/ Sự hình thành và phát triển
Xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Cơ sở II) đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở II đã không ngừng hoàn thiện và phát triển về cả lượng và chất, trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại cho khu vực phía Nam.
1.2.3) Cơ sở vật chất
Trong thời gian đầu, do chưa có cơ sở vật chất riêng phục vụ công tác giảng dạy và học tập, Cơ sở II đã thuê cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại. Mặc dù còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng với sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên và sự hợp tác có hiệu quả của Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, Cơ sở II vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu Nhà trường và các cơ quan ban ngành tại Tp. Hồ Chí Minh, Cơ sở II đã có được cơ sở vật chất mới phục vụ giảng dạy và học tập tại số 15, đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Với diện tích khuôn viên gần 5.000 m2, cơ sở vật chất hiện tại về