Việt Nam là quốc gia đang nổi lên với nền kinh tế phát triển năng động và có tốc độ tăng trưởng cao. Các tổ chức kinh tế và tài chính trên thế giới đã đưa ra những đánh giá và dự báo khả quan về sự phát triển của kinh tế nước ta trong thời gian tới, bất chấp nền kinh tế thế giới đang lâm suy thoái trầm trọng.Cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện rõ nhất ở việc Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập này đó là sự phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ logistics. Logistics là một ngành mới phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam mở cửa thị trường, các hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, thì hoạt động logistics đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tham gia vào thị truờng quốc tế của các DN Việt Nam. Sự phát triển của dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của hoạt động này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Do đó để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế thì điều tất yếu Việt Nam phải nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ logistics.
Tại Việt Nam, hoạt động logistics chưa phát triển toàn diện, các DN kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam thực tế chưa đủ khả năng để cung cấp dịch vụ logistisc theo đúng nghĩa của nó, hầu hết các DN Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia một số công đoạn của hoạt động này với quy mô nhỏ. Hoạt động chủ yếu các DN nước ta tham gia vào chuỗi hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics này chính là hoạt động vận tải. Nhưng thực tế thì thị phần mà các DN trong nước có được từ các hợp đồng xuất nhập khẩu để cung cấp dịch vụ này thì lại rất nhỏ. Theo tính toán của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì các DN trong nước chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài, trong khi đó 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu là thông qua phương thức vận tải biển. Rõ ràng, Việt Nam đang bị nép vế trên sân nhà, các DN Việt Nam dường như chưa đủ năng lực và điều kiện để cạnh tranh với các tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics và các hãng tàu có lịch sử lâu đời trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như DHL, APL, NYK, Schenker Các DN logistics ở nước ta thua kém các tập đoàn này về mọi mặt: cơ sở hạ tầng, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, hành lang pháp lý và cần một sự đầu tư và nỗ lực lớn để có thể phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của DN mình, đặc biệt là hoạt động vận tải - hoạt động mang lại nguồn lợi lớn nhất.
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của các DN cung cấp dịch vụ logistics hiện nay em muốn đề cập trực tiếp đến một DN cụ thể, đó là Đại lý hàng hải Quảng Ninh (VOSA Quảng Ninh) – là thành viên của Hiệp hội môi giới và đại lý tàu biển Việt Nam(VISABA), Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), cũng là thành viên của hiệp hội hàng hải quốc tế và vùng biển Ban tích (BIMCO). Vosa Quảng Ninh là DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, nhưng cũng giống như hầu hết các DN trong nước khác, công ty chỉ cung cấp một số dịch vụ chủ chốt và truyền thống mà chủ yếu là hoạt động kho, vận tải. Hai hoạt động này mang lại nguồn doanh thu lớn, đóng góp vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động kho - Vận tải tại công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC HOẠT ĐỘNG KHO VÀ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ HÀNG HẢI QUẢNG NINH
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài và xác lập, tuyên bố vấn đề trong đề tài
Việt Nam là quốc gia đang nổi lên với nền kinh tế phát triển năng động và có tốc độ tăng trưởng cao. Các tổ chức kinh tế và tài chính trên thế giới đã đưa ra những đánh giá và dự báo khả quan về sự phát triển của kinh tế nước ta trong thời gian tới, bất chấp nền kinh tế thế giới đang lâm suy thoái trầm trọng.Cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện rõ nhất ở việc Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập này đó là sự phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ logistics. Logistics là một ngành mới phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam mở cửa thị trường, các hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, thì hoạt động logistics đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tham gia vào thị truờng quốc tế của các DN Việt Nam. Sự phát triển của dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của hoạt động này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Do đó để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế thì điều tất yếu Việt Nam phải nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ logistics.
Tại Việt Nam, hoạt động logistics chưa phát triển toàn diện, các DN kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam thực tế chưa đủ khả năng để cung cấp dịch vụ logistisc theo đúng nghĩa của nó, hầu hết các DN Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia một số công đoạn của hoạt động này với quy mô nhỏ. Hoạt động chủ yếu các DN nước ta tham gia vào chuỗi hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics này chính là hoạt động vận tải. Nhưng thực tế thì thị phần mà các DN trong nước có được từ các hợp đồng xuất nhập khẩu để cung cấp dịch vụ này thì lại rất nhỏ. Theo tính toán của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì các DN trong nước chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài, trong khi đó 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu là thông qua phương thức vận tải biển. Rõ ràng, Việt Nam đang bị nép vế trên sân nhà, các DN Việt Nam dường như chưa đủ năng lực và điều kiện để cạnh tranh với các tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics và các hãng tàu có lịch sử lâu đời trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như DHL, APL, NYK, Schenker… Các DN logistics ở nước ta thua kém các tập đoàn này về mọi mặt: cơ sở hạ tầng, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, hành lang pháp lý… và cần một sự đầu tư và nỗ lực lớn để có thể phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của DN mình, đặc biệt là hoạt động vận tải - hoạt động mang lại nguồn lợi lớn nhất.
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của các DN cung cấp dịch vụ logistics hiện nay em muốn đề cập trực tiếp đến một DN cụ thể, đó là Đại lý hàng hải Quảng Ninh (VOSA Quảng Ninh) – là thành viên của Hiệp hội môi giới và đại lý tàu biển Việt Nam(VISABA), Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), cũng là thành viên của hiệp hội hàng hải quốc tế và vùng biển Ban tích (BIMCO). Vosa Quảng Ninh là DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, nhưng cũng giống như hầu hết các DN trong nước khác, công ty chỉ cung cấp một số dịch vụ chủ chốt và truyền thống mà chủ yếu là hoạt động kho, vận tải. Hai hoạt động này mang lại nguồn doanh thu lớn, đóng góp vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Kho, vận tải (quốc tế và nội địa) nằm trong nhóm năm hoạt động đựơc thuê ngoài nhiều nhất. Theo kết quả khảo sát về logistics năm 2008 của công ty SCM, hoạt động vận tải nội địa được thuê ngoài nhiều nhất ( 100%), hoạt động kho bãi (73%), hoạt động vận tải quốc tế (59%).
Biểu đồ 1.1: Nhóm 5 hoạt động logistics được thuê ngoài
( Nguồn : Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn – công ty SCM)
Theo kết quả khảo sát trên có thể nhận thấy vị trí của hoạt động kho và vận tải trong hệ thống logistics đóng vai trò quan trọng ra sao, việc Vosa Quảng Ninh hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực này và chú trọng đầu tư nhằm phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng, tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty dựa vào việc phát triển hoạt động kho và vận tải là việc cần phải làm.
Bên cạnh đó theo kết quả điều tra, khảo sát tại công ty về vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công ty VOSA Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề về hoạt động kho, vận tải được đặt lên hàng đầu (4/5 người tương đương với 80% số người được điều tra đều nêu ra quan điểm của mình liên quan đến hoạt động kho, vận). Họ quan tâm đến việc làm sao để hoạt động kho, vận đạt được hiệu quả ngày càng cao và đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận của công ty nhiều hơn.
Theo như tính cấp thiết của vấn đề đã nêu ra ở trên, chính vì vậy em muốn tập trung nghiên cứu về “ Giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động kho - vận tải tại công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh”
1.2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Trước tiên, việc nghiên cứu vấn đề góp phần hoàn thiện kiến thức lí luận về logistics nói chung và các kiến thức cụ thể về hoạt động kho và vận tải nói riêng. Bài viết muốn đưa ra các lý thuyết cụ thể về hoạt động kho vận nhưng đặt trong mối quan hệ tổng thể với hệ thống logistics tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics. Cùng với đó sẽ ứng dụng các kiến thức lí luận này vào thực tế cụ thể để giải quyết vướng mắc trên thực tế.
Thứ hai, bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động của công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh trong lĩnh vực kho, vận để mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động của một công ty kinh doanh dịch vụ logistics tiêu biểu.
Thứ ba, nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần đưa ra một số giải pháp để tăng cường hiệu lực hoạt động của công ty trên lĩnh vực kinh doanh chủ chốt đó là kho và vận tải.
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh - một công ty kinh doanh dịch vụ logistics
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hoạt động kho và vận tải hàng hoá – là hai dịch vụ cơ bản mà công ty cung ứng cho khách hàng trên thị trường.
Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp do công ty cung cấp trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay.
1.3. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Luận văn có kết cấu 4 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động kho - vận tải tại công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kho - vận tải của các công ty logistics
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạt động kho và vận tải của công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh
Chương IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động kho - vận tải tại công ty Đại lý hàng hải Quảng Ninh
CHƯƠNG II
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KHO VÀ VẬN TẢI CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS
2.1. Một số khái niệm và vấn đề lý thuyết cơ bản
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Dịch vụ logistics và công ty kinh doanh dịch vụ logistics
Theo Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của KH.
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn KH, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với KH để hưởng thù lao”.
Công ty kinh doanh dịch vụ logistics là công ty thực hiện các dịch vụ liên hoàn, từ thu mua, quản lý kho, đóng gói, chia lẻ, điều tiết hàng hoá theo kế hoạch bán hàng, đến dự báo xu hướng bán hàng, có thể thay mặt cho chủ hàng trong việc thanh toán với KH trên cơ sở ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin.
2.1.1.2. Các loại hình dịch vụ logistics
Có thể phân loại các dịch vụ logistics mà các công ty kinh doanh dịch vụ này cung cấp bao gồm:
Dịch vụ vận tải: Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của KH.
Dịch vụ kho bãi: cung cấp cho KH nơi cất trữ nguyên vật liệu, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền phân phối, đồng thời cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
Khai quan: khai báo hải quan, chuẩn bị chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai hải quan, xuất trình hàng hoá, phương tiện vận tải để cơ quan hải quan kiểm tra và thực hiện yêu cầu của các cơ quan chức năng đối với hàng hoá XNK (kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, phân tích, giám định hàng hoá...), nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác, tiếp nhận hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải sau khi thông quan.
Giao nhận: là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.(theo quy tắc mẫu FIATA)
Tư vấn chuỗi cung ứng: tư vấn quy trình trong chuỗi cung ứng, các phần mềm công nghệ chuyên sâu trong việc quản trị chuỗi cung ứng.
Cross – docking: là dịch vụ cho thuê địa điểm mà hàng hoá chuyển trực tiếp từ nơi nhận hàng đến khu vực vận chuyển hàng mà không dừng lại hay đưa vào dự trữ. Do đó có thể hiểu cross docking như là “chuyển qua ngay” (flow through). Nó cũng là cách mà hàng hoá chuyển qua các kho rộng hàng triệu mét khối của nhiều nhà bán lẻ lớn, nơi mà sẽ nhận hàng để dán mã vạch chuyển sang các băng chuyền đến cửa chuyển hàng (shipping dock) đưa đến từng cửa hàng bán lẻ riêng rẽ.
VMI: dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, đo thử nghiệm, kiểm tra chất lượng hàng hoá.
2.1.2. Dịch vụ kho hàng hóa trong chuỗi dịch vụ logistisc
2.1.2.1. Kho và dịch vụ kho trong chuỗi dịch vụ logistics
Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hoá nhằm cung ứng hàng hoá cho KH với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.
Dịch vụ kho là dịch vụ cho KH thuê địa điểm làm nơi cất trữ nguyên vật liệu, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền phân phối, đồng thời cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
2.1.2.2. Vai trò của dịch vụ kho với các DN sản xuất kinh doanh
Các DN kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp cho các DNTM một mạng lưới nhà kho đa chức năng. Các kho này có khả năng giúp các nhà kinh doanh giữ hàng ở nhiều cấp độ khác nhau, nhờ có mạng lưới kho rộng khắp cùng với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của mình mà các nhà kinh doanh giảm được chi phí xây dựng kho và thuê nhân công, tránh phí tổn cao trong việc tích trữ hàng hoá. Do giảm được chi phí này và thời gian nên các nhà kinh doanh sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tập trung vào hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Những nhà kho này có thể nhận hàng hoá trong nước cũng như hàng hoá ở nước ngoài, chính vì thế các nhà kho này thường được phân bố ở các cảng biển, sân bay, ga… thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hoá được linh hoạt.
Dịch vụ kho ngoài ra còn cung cấp cho KH các quy trình đặt hàng, thiết bị sửa chữa ngoài, lắp ráp thành phẩm theo ý KH …tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao nhận hàng hóa của KH.
2.1.2.3. Các loại hình kho và chức năng của nó
Có nhiều loại hình kho khác nhau được sử dụng khá linh hoạt để đáp ứng các mục tiêu dự trữ cụ thể.
Phân loại theo đối tượng phục vụ
- Kho định hướng thị trường: Kho đáp ứng yêu cầu của KH trên thị trường mục tiêu. Kho này có chức năng chủ yếu là dịch vụ KH: tổng hợp các lô hàng và cung ứng thoả mãn các nhu cầu của KH.
- Kho định hướng nguồn hàng: Kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp ứng các yêu cầu cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, và các yếu tố đầu vào khác của các nhà sản xuất và do đó chức năng chủ yếu là thu nhận và tập trung vận chuyển, tiếp tục quá trình sản xuất và dự trữ thời vụ.
Phân theo điều kiện thiết kế, thiết bị
- Kho thông thường: Có đặc điểm thiết kế, kiến trúc xây dựng và thiết bị thực hiện quá trình công nghệ trong điều kiện bình thường.
- Kho đặc biệt: Có đặc điểm thiết kế - kiến trúc xây dựng và thiết bị riêng biệt để bảo quản những hàng hoá đăch biệt do tính chất thương phẩm và yêu cầu của quá trình vận động hàng hoá như kho lạnh, kho ngoại quan, kho bảo thuế…(xem thêm Phụ lục)
Phân theo đặc điểm kiến trúc
- Kho kín: Có khả năng tạo môi trường bảo quản kín; chủ động duy trì chế độ bảo quản, ít chịu ảnh hưởng của các thông số môi trường bên ngoài.
- Kho nửa kín: Chỉ có thể che mưa, nắng cho hàng hoá, không có các kết cấu (tường) ngăn cách với môi trường ngoài kho.
- Kho lộ thiên (bãi chứa hàng): Chỉ là các bãi tập trung dự trữ những hàng hoá ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của khí hậu, thời tiết.
Phân theo mặt hàng bảo quản
- Kho tổng hợp: Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá cao. Kho bảo quản nhiều loại hàng hoá theo các khu kho và nhà kho chuyên môn hoá.
- Kho chuyên nghiệp: Chuyên bảo quản một nhóm hàng/loại hàng nhất định.
- Kho hỗn hợp: Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá thấp nhất. Kho bảo quản nhiều loại hàng hoá trong một khu kho hoặc nhà kho.
2.1.3. Dịch vụ vận tải hàng hoá trong chuỗi dịch vụ logistics
2.1.3.1.Vận tải và dịch vụ vận tải trong chuỗi dịch vụ logistics
Vận tải hàng hoá xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Dịch vụ vận tải là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của KH.
2.1.3.2. Vai trò của dịch vụ vận tải với các DN sản xuất kinh doanh
Vận chuyển hàng hoá liên kết rất nhiều thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng tổng thể. Đây là quá trình tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở mà nhiệm vụ của nó là phải khai thác hiệu quả các nguồn lực khi dịch chuyển hàng hoá từ điểm khởi đầu của nó tới điểm tiêu dùng cuối cùng.
Cùng với các hoạt động logistics khác, vận chuyển đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm của DN. Trước hết, vận chuyển đáp ứng yêu cầu của KH về vị trí – rõ ràng sản phẩm chỉ có giá trị khi nó đến được tay người tiêu dùng ở đúng nơi người ta cần đến nó. Thứ hai, vận chuyển đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Chính việc lựa chọn phương án, tuyến đường vận tải và cách tổ chức vận chuyển hàng hoá sẽ quyết định tời việc lô hàng có đến nơi kịp hay không. Nếu vận chuyển chậm trễ, hoặc hàng hoá đến vào những thời điểm không thích hợp sẽ gây phiền phức cho KH và có thể làm tăng thêm chi phí dự trữ. Giá trị gia tăng ở đây chính là việc bạn hàng/KH nhận được sản phẩm đúng nơi và đúng lúc.
2.1.3.3. Các loại hình dịch vụ vận tải
a) Phân loại theo đặc trưng con đường/ loại phương tiện vận tải có các loại hình dịch vụ vận tải sau:
- Đường sắt: Đường sắt có chi phí cố định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi thấp. Thường thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, và cự li vận chuyển dài.Mặt hạn chế của vận chuyển đường sắt là kém linh hoạt.
- Đường thuỷ có chí phí cố định trung bình và chi phí biến đổi thấp (do khả năng vận chuyển khối lượng hàng lớn nên có lợi thế nhờ quy mô), do đó đây là phương tiện có tổng chi phí thấp nhất. Thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp và hàng đổ rời, trên các tuyến đường trung bình và dài. Đường thuỷ có hạn chế là tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và các tuyến đường vận chuyển có hạn.
- Đường bộ: Đường bộ có chi phí cố định thấp và chi phí biến đổi trung bình. Đường bộ có tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thể đến được mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển rất linh hoạt. Bởi vậy đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn, thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình và ngắn.
- Đường hàng không: Đường hàng không có chi phí cố định cao và chi phí biến đổi cao. Có tốc độ nhanh nhất, an toàn hàng hoá tốt, nhưng vì chi phí rất cao, nên thường chỉ thích hợp với những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp. Bên cạnh cước vận tải cao, hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian, khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay.
- Đường ống: Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biến đổi thấp nhất. Đây là con đường hữu hiệu và an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hoá lỏng (xăng dầu, gas, hoá chất). Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, ngoại trừ trường hợp đường ống bị vỡ hoặc rò rỉ.
b) Phân loại theo khả năng phối hợp các phương tiện vận tải
-Vận tải đơn phương thức: cung cấp dịch vụ sử dụng một loại phương tiện vận tải. Loại hình này cho phép chuyên doanh hoá cao, tạo khả năng cạnh tranh và hiệu quả. Mỗi loại phương tiện vận tải đều có những ưu thế và hạn chế riêng như đã trình bày ở trên. Nhược điểm của vận chuyển đơn phương thức là khi phải vận chuyển trên nhiều tuyến đường khác nhau lại phải tiến hành giao dịch với từng người vận chuyển.
- Vận tải đa phương thức: Một DN vận tải sẽ cung ứng dịch vụ phối hợp ít nhất hai loại phương tiện vận tải, sử dụng một chứng từ duy nhất và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình vận chuyển hàng hoá. Đặc điểm chủ yếu của vận chuyển đa phương thức là sự tự do chuyển đổi phương tiện giữa các hình thức vận tải khác nhau. Các dịch vụ vận chuyển đa phương thức có được là do sự hợp tác giữa các hàng vận tải để phối hợp những dịch vụ riêng lẻ của họ lại với nhau. Các đại lí vận tải, các trung tâm môi giới thường được sử dụng để phối hợp các phương tiện và tạo ra các loại dịch vụ trọn gói, cung ứng sự thuận tiện cho chủ hàng.
- Vận tải đứt đoạn : Là loại dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải, sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và nhiều nhà vân chuyển phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong một hành trình vận chuyển. Là loại dịch vụ vận tải làm tăng chi phí, hay gặp trong các thị trường vận tải không thống nhất, kém liên kết và phát triển.
2.2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm trước
Như đã nói ở trên, logistics là hoạt động khá mới mẻ đối với chúng ta, môn học logistics mới được đưa vào nội dung giảng dạy của trường ĐH Thương mại trong những năm gần đây nên chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề tăng cường hiệu lực kho vận tại công ty kinh doanh dịch vụ logistics.
Bên cạnh đó, ta có thể kể đến một đề tài năm 2008 nghiên cứu hoạt động kho và vận chuyển tại công ty XNK đó là:
1. “ Tăng cường hiệu lực quản trị kho và vận chuyển tại công ty CP XNK tạp phẩm Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu về hoạt động kho và vận chuyển trong DN thương mại, đưa ra một số giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị kho, vận chuyển bằng cách thuê ngoài.
2. “Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ vận tải h