Giáo án Lịch sử 12

- Nhận thức một cách khái quát toàn cảnh của thế giới sau CTTG2 với đặc trưng lớn là thế giới chia làm 2 phe: XHCN và TBCN do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. - Đặc trưng lớn đó đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế hầu như trong cả nữa sau thế kỉ XX. * Trọng tâm: Hội nghị Ianta và Tổ chức Liên Hợp quốc.

doc105 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7215 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 Chương I SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949) Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949) Tiết 1 – PPCT. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Sau khi học xong bài này HS cần nắm vững: 1. Kiến thức - Nhận thức một cách khái quát toàn cảnh của thế giới sau CTTG2 với đặc trưng lớn là thế giới chia làm 2 phe: XHCN và TBCN do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. - Đặc trưng lớn đó đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế hầu như trong cả nữa sau thế kỉ XX. * Trọng tâm: Hội nghị Ianta và Tổ chức Liên Hợp quốc. 2. Về tư tưởng: - Nhận rõ chính những đặc trưng trên làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa 2 phe nhanh chóng chuyển sang đối đầu nhau quyết liệt. - Sau CM Tháng Tám, sự nghiệp CM của ND ta ngày càng gắn liền mật thiết với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa 2 phe trong nhiều thập niên “Chiến tranh lạnh” 3. Kĩ năng: Rèn luyện phương pháp tư duy khái quát bước đầu biết nhận định đánh giá những vấn đề lớn của thế giới. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: + Bản đồ thế giới, bản đồ Châu Á, kênh hình sách giáo khoa phóng to. + Sơ đồ tóm tắt về Liên Hợp Quốc. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu khái quát về chương trình LS lớp 12. 3. Tiến trình tổ chức dạy học Hoạt động của thầy – trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: cả lớp + cá nhân - GV: Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào? - GV hướng dẫn học sinh quan sát h.1 sách giáo khoa, tr.5 - Thời gian họp hội nghị? Địa điểm? thành phần tham dự? - GV hỏi: Hội nghị Ianta đã đưa ra những quyết định quan trọng nào? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét, kết luận. - GV: hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ, kết hợp phần chữ nhỏ trong SGK để xác định khu vực và phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và các đồng minh. - HS nghe, quan sát, làm việc và ghi chép. - GV hỏi: qua những quyết định của hội nghị, em có nhận xét gì về Hội nghị Ianta? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: cả lớp + cá nhân - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 2 - SGK, giới thiệu về hội nghị thành lập: thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung - GV hỏi: Mục đích của LHQ là gì? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét, kết luận. - GV hỏi: Để thực hiện các mục đích đó, LHQ hoạt động theo những nguyên tắc nào? - GV hỏi: Theo em nguyên tắc đảm bảo sự nhất trí của 5 cường quốc có tác dụng gì? - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên chốt lại: đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng để LHQ thực hiện chức năng duy trì trật tự thế giới mới; ngăn chặn không cho một cường quốc nào khống chế được LHQ vào mục đích bá quyền nước lớn. - GV hỏi: Hãy đánh giá vai trò của LHQ trong hơn nửa thế kỉ qua? LHQ đã có sự giúp đỡ như thế nào đối với Việt Nam? Hoạt động 3: Cả lớp Sù ®ối lập nhau về chÝnh trị thÓ hiÖn nh­ thÕ nµo ? - GV hỏi: Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh được thực hiện như thế nào? Tại sao ở Đức hình thành hai nhà nước riêng biệt theo hai chế độ chính trị đối lập? - GV hỏi: CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi 1 nước ( Liên Xô ) và trở thành hệ thống thế giới như thế nào? - GV hỏi: Các nước Tây Âu TBCN đã bị Mĩ khống chế như thế nào? I. Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc I. Hội nghị Ianta (2 - 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc 1. Hoàn cảnh - Đầu năm 1945, CTTG thứ II sắp kết thúc: nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết giữa các nước đồng minh. _ Hội nghị cấp cao 3 nước Anh - Mĩ - Liên Xô họp (4 - 11/2/1945) tại Ianta để bàn về những vấn đề khi chiến tranh kết thúc. 2. Nội dung - Tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CNQP Nhật. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới . - Thoả thuận việc đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. => Những quyết định của HN Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường gọi là trật tự 2 cực Ianta II. Sự thành lập Liên hợp quốc 1. Sự thành lập - 25/4 – 26/6/1945: hội nghị quốc tế (50 nước) họp tại Xanphranxixcô, thông qua hiến chương LHQ à quyết định thành lập tổ chức LHQ. - 24/10/1945: LHQ họp phiên đầu tiên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực àngày LHQ 2. Mục đích - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. - Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết. 3. Nguyên tắc hoạt động - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. - Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (LX,M,A,P,TQ). 4 Cơ cấu tổ chức - Gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng bảo an; Hội đồng quản thác; Hội đồng kinh tế-xã hội; Tòa án quốc tế và Ban thư kí - Các tổ chức chuyên môn khác - Trụ sở đặt tại Niu-Oóc (Mĩ) 5. Vai trò - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. - Thúc đẩy giải quyết những xung đột. - Thúc đẩy sự hợp tác và phát triển giữa các nước. à là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh. III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập. 1. Địa lí - chính trị Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh - 9/1949 ở Tây Đức, Mĩ, Anh, Pháp lập ra nước CHLB Đức theo chế độ TBCN - 10/1949 tại Đông Đức nước CHDC Đức được thành lập, theo con đường XHCN CNXH trở thành hệ thống thế giới - 1945-1949: Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, bước vào xây dựng CNXH _hình thành hệ thống XHCN 2. Kinh tế + Mĩ thực hiện “kế hoạch Macsan” khôi phục kinh tế Tây Âu à phát triển kinh tế TBCN. + LXô cùng với các nước DCND Đông Âu à thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) => với các sự kiện trên, ở Châu Âu đã hình thành hai khối nước đối lập nhau: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN 4. Củng cố: - HN Ianta và những quyết định quan trọng của HN đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau CTTG II, thường gọi là trật tự 2 cực Ianta. - Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của LHQ. - Các sự kiện đánh dấu sự hình thành 2 hệ thống XHCN – TBCN. 5. Dặn dò: - Làm bài tập về nhà, học bài cũ, chuẩn bị trước bài 2 (chương 2) --------------------------------------- Chương II LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991) LIÊN BANG NGA (1991-2000) Bài 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991) LIÊN BANG NGA (1991-2000) * Tiết 2, 3 – PPCT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được: 1. Về kiến thức: - Những nét lớn về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991: công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới từ năm 1945 – 1950; việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70; sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến năm 1991; một vài nét về liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000. - Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ 1944 – 1945; Viẹc xây dựng CNXH ở các nước nầy trong thời gian từ 1950 đến giữa những năm 70, sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu - Mối quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở Châu Âu và các nước XHCN khác. Quan hệ về kinh tế, văn hoá, khoa học-kĩ thuật, quan hệ chính trị-quân sự. * Trọng tâm: + Những thành tựu xây dựng CNXH ở LX từ 1950 đến nửa đầu những năm 70. + Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở LX. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử - Hình thành một số khái niệm mới: cải cách, đổi mới, đa nguyên về chính trị, cơ chế quan liêu, bao cấp... 3. Về thái độ: - Học tập tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước XHCN Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH. - Có thái độ khách quan, khoa học khi phê phán những khuyết điểm, sai lầm của những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu để rút kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở nước ta. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: - Lược đồ Liên Xô các nước Đông Âu sau CTTG 2. - Một số tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình tổ chức dạy học Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản I. Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 1970 1. Liên Xô * Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Tại sao Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1950)? - HS dựa vào sách giáo khoa trả lời. - Giáo viên nhận xét, kết luận: Liên Xô chịu tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh (số liệu sách giáo khoa). a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950) * Nguyên nhân: chiến tranh tàn phá nặng nề => Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) - GV hỏi: Liên Xô đã đạt được những thành tựu ntn? - học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời - GV hỏi: Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế có ý nghĩa như thế nào? - Học sinh suy nghĩ trả lời, GV chốt ý. * Thành tựu: - Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trong vòng 4 năm 3 tháng. - Đến năm 1950: + Tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. + Sản xuất nông nghiệp đạt mức trước CT. - 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử. * Hoạt động 2: tập thể và cá nhân - GV hỏi: Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế Liên Xô đã làm gì để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH và đã đạt được những thành tựu như thế nào? - HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 3: cả lớp - GV hỏi: theo em những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH có ý nghĩa như thế nào? - HS thảo luận, phát biểu - giáo viên: nhận xét, kết luận - học sinh tự nghe và ghi nhớ. b. Liên Xô tiếp tục xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70) - Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn và đạt những thành tự to lớn. - Thành tựu: + Công nghiệp: trở thành cường quốc CN thứ hai thế giới (sau Mỹ), đi đầu thế giới trong nhiều ngành CN… + Nông nghiệp: sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình 16% /năm + Khoa học - Kĩ thuật: 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo ; 1961 phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái đất… + Xã hội: đất nước có nhiều biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng đựơc nâng cao. + Đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào gpdt và giúp đỡ các nước XHCN - Ý nghĩa: + Củng cố, tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết + Nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. Liên Xô là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. 2. Các nước Đông Âu * Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp - GV giải thích khái niệm "nhà nước dân chủ nhân dân" - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ các nước DCND Đông Âu và nêu câu hỏi: Các nhà nước DCND Đông Âu đã được thành lập và củng cố như thế nào? - Học sinh quan sát lược đồ, theo dõi sách giáo khoa trả lời - Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý (nhấn mạnh vai trò của Liên Xô) - GV hỏi: sự ra đời của các nước DCND Đông Âu có ý nghĩa gì? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, kết luận. a. Sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu - Từ 1944-1945: nhân dân Đông Âu phối hợp với hồng quân Liên Xô tiêu diệt phát xít, giành chính quyền, thiết lập nhà nước DCND - 1945-1949: hoàn thành cách mạng DCND, thiết lập chuyên chính vô sản, thực hiện nhiều cải cách dân chủ và tiến lên xây dựng CNXH sự ra đời của các nước DCND Đông Âu có ý nghĩa gì? - Ý nghĩa: CNXH đã vượt phạm vi 1 nước và bước đầu trở thành hệ hống thế giới * Hoạt động 2: cả lớp - GV hỏi: Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Thành tựu và ý nghĩa? - HS theo dõi sách giáo khoa, suy nghĩ, trả lời - Giáo viên nhận xét, phân tích, kết luận b. công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu - Bối cảnh: + Thuận lợi: Liên Xô giúp đỡ + Khó khăn: xuất phát từ trình độ phát triển thấp, chiến tranh tàn phá, CNDDWQ và phản động chống phá - Thành tựu: đạt nhiều thành tựu về kinh tế, khoa học - kĩ thuật; trở thành các quốc gia công-nông nghiệp * hoạt động 1: nhóm - giáo viên: chia lớp thành nhóm + N 1: sự ra đời, mục tiêu, vai trò của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)? + N 2: sự ra đời, mục tiêu, vai trò của tổ chức hiệp ước phòng thủ Vácsava? - các nhóm theo dõi sách giáo khoa, chuẩn bị nhanh => báo cáo - giáo viên: nhận xét, chốt ý - giáo viên có thể hướng dẫn học sinh kẻ bảng như sau: Tổ chức Sự ra đời Mục tiêu Vai trò * Hoạt động 2: cá nhân - GV hỏi: Theo em quan hệ hợp tác toàn diện trên đây giữa các nước XHCN có ý nghĩa gì? - Học sinh: suy nghĩ, phát biểu - Giáo viên: nhận xét, kết luận. 3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở Châu Âu a. Quan hệ kinh tế - khoa học kĩ thuật - 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập - Mục tiêu: tăng cường hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật giữa các nước XHCN - Vai trò: thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên nhằm phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, nâng cao đ/s nhân dân - Hạn chế: chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới. b. Quan hệ chính trị - quân sự - 14/5/1955 tổ chức hiệp ước phòng thủ Vácsava được thành lập - Mục tiêu: Thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN ở châu Âu. - Vai trò: Giữ gìn hòa bình và an ninh Châu Âu và thế giới; tạo thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước XHCN và TBCN - Ý nghĩa: quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước XHCN đã củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống XHCN thế giới, ngăn chặn, đẩy lùi các âm mưu của CNTB. II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991 * Hoạt động 1: cá nhân và tập thể - GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? - GV hỏi: Liên Xô đã tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đó như thế nào? - học sinh: thảo luận nhóm và lập bảng về cuộc cải tổ: + N 1: cải tổ kinh tế + N 2: cải tổ chính trị Lĩnh vực Kinh tế Chính trị Nội dung Kết quả - các nhóm đưa ra ý kiến, giáo viên hệ thống và chốt - GV hỏi: em có nhận xét gì về công cuộc cải tổ của Goocbachốp? - Giáo viên: khái quát tình hình Liên Xô cho học sinh nắm được; niên biểu các sự kiện chính trong công cuộc cải tổ của Goocbachốp (1985-1991) - Giáo viên: cho học sinh trao đổi rút ra ý nghĩa, bài học, mở rộng 1. Sự khủng hoảng của CNXH ở Liên Xô - Nguyên nhân: + Khủng hoảng dầu mỏ 1973 => y/c cải cách + Liên Xô chậm cải cách => khủng hoảng * Công cuộc cải tổ 1985 - 1991 - 3/1985 M.Goocbachốp cải tổ đất nước - Nội dung, đường lối cải tổ: tập trung vào việc " cải cách kinh tế triệt để", sau lại chuyển sang cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng là trọng tâm. - Hậu quả: + Kinh tế: rối loạn, thu nhập quốc dân giảm + Chính trị: vai trò lãnh đạo của ĐCS và nhà nước Xô Viết suy yếu. tình hình chính trị xã hội hỗn loạn. => Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện.* * Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết: - 8/1991: đảo chính lật đổ Goocbachốp -> thất bại. - Hậu quả: + ĐCS Liên Xô bị đình chỉ hoạt động + Chính phủ Xô Viết bị tê liệt - 21/12/1991: 11 nước CH tuyên bố thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) => nhà nước Liên bang Xô Viết tan rã - 25/12/1991: Goocbachốp từ chức, cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, CNXH Liên Xô sụp đổ. * Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân - GV hỏi: sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu diễn ra như thế nào? Thất bại của công cuộc cải tổ ở LXô có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu? - HS dựa vào sách giáo khoa suy nghĩ trả lời - Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và khai thác thông tin H. 6 "bức tường Béc-lin" bị phá bỏ. 2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu - Cuối thập niên 70 - đầu thập niên 80, nền kinh tế Đông Âu trì trệ, nhân dân giảm sút lòng tin vào chế độ -> các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ CNXH. - GV hỏi: nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu? - Giáo viên: định hướng, phân tích - Học sinh: nghe & ghi nhớ (sử dụng SGK) 3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu - Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung ; sự thiếu dân chủ và công bằng xã hội. - Không bắt kịp bước phát triển của KHKT tiên tiến. - Khi tiến hnàh cải tổ, đã phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt, xa rời những nguyên lí cơ bản của CN Mác – Lênin. - Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. * Hoạt động 1: cá nhân - GV giới thiệu Liên bang Nga trên lược đồ (h.5, tr.15 - sgk) - GV hỏi: Em hãy nêu những nhận xét chính về tình hình Liên bang Nga từ 1991 - 2000? - HS tìm hiểu SGK trả lời. - GV nhận xét, kết luận. III. Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000. - Là quốc gia kế tục Liên Xô trong quan hệ quốc tế - Kinh tế: + 1990- 1995: liên tục suy thoái + Từ 1996: phục hồi và tăng trưởng - Chính trị: thể chế tổng thống Liên bang - Đối nội: phải đối mặt với nhiều thách thức (tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc. - Đối ngoại: một mặt ngả về phương Tây, mặt khác phát triển các mối quan hệ với các nước Châu Á (ASEAN, Trung Quốc,… ) - Từ năm 2000, V.Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều biến chuyển khả quan và triển vọng phát triển. 4. Sơ kết bài học: * Củng cố: + Những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đâu từ 1945 đến giữua những năm 70. + Quan hệ hợp tác toàn diện giữa LX và các nước XHCN Đ.Âu. + Sự khủng hoảng của CNXH ở LX và các nước Đ.Âu từ nửa sau những năm 70 đến 1991. Nguyên nhân sụp đổ của CNXH + Vài nét về LB Nga trong thập niên 90 và hiện nay. *Dặn dò: - HS ôn bài, làm bài tập về nhà. Đọc trước nội dung bài 3. ================== Chương III CÁC NƯỚC Á PHI VÀ MĨ LA TINH (1945 – 2000) Bài 3 CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á * Tiết 4 – PPCT I - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 .Về kiến thức . - Biết được những biến đổi lớn lao của khu vực ĐBA (Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên ) sau hiến tranh thế giới lần thứ hai . - Trình bày được các giai đoạn và nội dung của từng giai đoạn cách mạng Trung Quốc từ sau năm 1945 đến năm 2000. * Trọng tâm: Ý nghĩa ra đời của Nước CHNDTrung Hoa và những thành tựu xây dựng đất nước của TQ ở giai đoạn (1978 -2000). 2 . Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá các sự kiện lịch sử . - Biết khai thác các tranh, ảnh để hiểu nội dung các sự kiện lịch sử 3 . Về thái độ - Nhận thức được sự ra đời của nước CH ND Trung Hoa và hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân các nước này mà còn là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới . - Nhận thức rõ quá trình xây dựng CNXH diễn ra không theo con đường thẳng tắp, bằng phẳng mà gập ghềnh, khó khăn. II - THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY- HỌC Lược đồ khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Tranh, ảnh về đất nước Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình tổ chức dạy học Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản *Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân - Giáo viên sử dụng lược đồ thế giới sau CTTG II giới thiệu vài nét về khu vực Đông Bắc Á . - GV hỏi: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á có những biến chuyển như thế nào? - Học sinh: dựa vào sgk & kiến thức của mình để trả lời - GV: nhận xét, rút ra kết luận về các vấn đề cơ bản như sgk. Mở rộng về cuộc chiến tranh Triều Tiên, sự phát triển của NB, của con rồng Châu Á – Hàn Quốc, Đài Loan… I. Những nét chung về khu vực Đông Bắc Á - Là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới. Trước CTTGII, hầu hết các nước này (trừ Nhật) đều bị CNTD nô dịch - Sau CTTGII khu vực này có nhiều chuyển biến: + Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước CHND Trung Hoa ra đời (10/1949) + Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và tách thành hai nhà nước
Luận văn liên quan