Tóm tắt.Trong bài viết, chúng tôi đ-a ra và phân tích các nội dung chủ yếu của
giáo dục gia đình nh-: giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật,
giáo dục thể chất, giới tính, Đồng thời đề xuất một số yêu cầu cơ bản về nhận thức
và thực tiễn để không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục gia đình ở n-ớc
ta hiện nay.
ia đình là tế bào xã hội. Gia
đình tốt, mới có xã hội tốt. Do
vậy, Đảng, Nhà n-ớc ta rất quan tâm
đến xây dựng gia đình; trong đó, xây
dựng gia đình văn hoáđ-ợc xem là một
sáng tạo, có ý nghĩa quyết định.
Để phong trào xây dựng gia đình
văn hoá có hiệu quả, chúng ta đã đề ra
nhiều giải pháp, trong đó, giáo dục gia
đình là giải pháp quan trọng nhất, cơ
bản nhất.
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục gia đình - Giải pháp quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 3b-2007
5
giáo dục gia đình - giải pháp quan trọng của việc xây
dựng gia đình văn hóa ở n−ớc ta hiện nay
Phan Văn Bình (a)
Tóm tắt. Trong bài viết, chúng tôi đ−a ra và phân tích các nội dung chủ yếu của
giáo dục gia đình nh−: giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật,
giáo dục thể chất, giới tính,… Đồng thời đề xuất một số yêu cầu cơ bản về nhận thức
và thực tiễn để không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục gia đình ở n−ớc
ta hiện nay.
ia đình là tế bào xã hội. Gia
đình tốt, mới có xã hội tốt. Do
vậy, Đảng, Nhà n−ớc ta rất quan tâm
đến xây dựng gia đình; trong đó, xây
dựng gia đình văn hoá đ−ợc xem là một
sáng tạo, có ý nghĩa quyết định.
Để phong trào xây dựng gia đình
văn hoá có hiệu quả, chúng ta đã đề ra
nhiều giải pháp, trong đó, giáo dục gia
đình là giải pháp quan trọng nhất, cơ
bản nhất...
1. Gia đình văn hóa
Trong ý thức cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, gia đình đ−ợc coi là tổ ấm, là
môi tr−ờng đầu tiên phát sinh, nuôi
d−ỡng những phẩm chất tốt đẹp, tạo
nên nhân cách con ng−ời Việt Nam.
Hiện nay, vấn đề gia đình đang
đ−ợc Đảng, Nhà n−ớc, các tổ chức, đoàn
thể, các ngành khoa học, các nhà
nghiên cứu hết sức quan tâm. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn
mạnh mục tiêu: “Xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc,
làm cho gia đình thực sự là tế bào lành
mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi
ng−ời [1, 112]. Đại hội IX tiếp tục
khẳng định: “Nêu cao trách nhiệm của
gia đình trong việc bồi d−ỡng các thành
viên của mình có lối sống văn hoá, làm
cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi
ng−ời và là tế bào lành mạnh của xã
hội” [2, 116]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Rất quan tâm đến gia
đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại
mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội
mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng
XHCN, phải chú ý hạt nhân cho tốt” [3,
523].
Nhận thức đ−ợc tầm quan trọng về
vị trí to lớn của gia đình, thực hiện chủ
tr−ơng của Đảng và Nhà n−ớc, trong
những năm qua, các địa ph−ơng, gia
đình đã rất chú trọng đến việc xây dựng
tổ ấm của mình. Chất l−ợng gia đình
ngày càng đ−ợc nâng lên, các mối quan
hệ trong gia đình ngày càng đ−ợc củng
cố. Vợ chồng th−ơng yêu, tôn trọng giúp
đỡ nhau. Con cái sống chân thành,
th−ơng yêu, kính trọng bố mẹ, và có
trách nhiệm với xã hội...
Song, hiện nay vẫn còn nhiều gia
đình gặp cuộc sống khó khăn về kinh tế;
còn có sự sai lệch về định h−ớng giá trị
.
Nhận bài ngày 01/10/2007. Sửa chữa xong 26/11/2007.
G
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 3b-2007
6
cuộc sống; hiện t−ợng khôi phục các hủ
tục và tiếp thu lối sống tiêu cực từ bên
ngoài có xu h−ớng tăng nhanh. Chỉ thị
27 của Ban Chấp hành Trung −ơng
Đảng khoá VIII đã l−u ý rằng: “Nhiều
gia đình, trong đó có cả những cán bộ có
chức có quyền, vì động cơ hiếu danh, vụ
lợi, tổ chức đám c−ới, đám tang linh
đình, phô tr−ơng, có những tr−ờng hợp
thực chất là “bán cổ lấy tiền”. Mê tín dị
đoan cùng nhiều hủ tục, và cả một số
hủ tục mới hình thành do thói đua đòi
và do cách học theo n−ớc ngoài thiếu sự
phê phán, chọn lọc, đang có khuynh
h−ớng phục hồi và phát triển khá phổ
biến ở nhiều nơi” [4]. Hơn nữa, trong
nhiều gia đình, một số thành viên còn
có lối sống thiếu lành mạnh, ý thức đạo
đức kém, chây l−ời, tham gia nhiều vào
các tệ nạn xã hội...Điều đó không chỉ
gây nên bất hạnh cho gia đình; mà còn
nh− một tế bào bệnh hoạn, ảnh h−ởng
trực tiếp đến sự phát triển của cộng
đồng và xã hội.
Để khắc phục những hạn chế và
các nh−ợc điểm của gia đình, đồng thời,
không ngừng nâng cao vai trò, vị trí của
gia đình với cá nhân và xã hội, việc xây
dựng gia đình, đặc biệt, xây dựng gia
đình văn hoá là hết sức quan trọng.
Gia đình văn hoá là một sáng tạo
mới của Đảng, Nhà n−ớc ta. Đây là
hình thức gia đình phát triển cao nhất
hiện nay. Yêu cầu của gia đình văn hoá
có nội dung toàn diện. Theo Quyết định
số 62/2006/ QĐ- BVHTT ngày 23/6/2006
và Quy chế công nhận danh hiệu “Gia
đình văn hoá” của Bộ tr−ởng Bộ Văn
hóa-Thông tin, Gia đình văn hóa là gia
đình phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, “G−ơng mẫu chấp hành
chủ tr−ơng, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà n−ớc; tích cực tham gia
các phong trào của địa ph−ơng.”
Nội dung này yêu cầu các gia đình
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân,
không vi phạm pháp luật của Nhà n−ớc,
quy −ớc, h−ơng −ớc của cộng đồng. Giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội; giữ vệ sinh môi tr−ờng; nếp sống
văn hóa nơi công cộng. Không sử dụng
văn hóa phẩm thuộc loại cấm l−u hành;
không mắc các tệ nạn xã hội; không vi
phạm các quy định về thực hiện nếp
sống văn minh trong việc c−ới, tang và
lễ hội. Tham gia đầy đủ các phong trào
thi đua, các sinh hoạt hội họp ở cộng
đồng...
Thứ hai, “Gia đình văn hóa là gia
đình phải hòa thuận, hạnh phúc, tiến
bộ; phải t−ơng trợ giúp đỡ mọi ng−ời
trong cộng đồng.”
Nội dung này yêu cầu các thành
viên gia đình, nhất là vợ chồng phải
đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng, th−ơng
yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Có trách nhiệm
chăm lo, bảo vệ hạnh phúc gia đình,
nuôi dạy con cái. Con cái phải hiếu thảo
với ông bà, bố mẹ.
Gia đình văn hoá yêu cầu còn phải
thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình,
phải giữ gìn vệ sinh, môi tr−ờng sống.
Phải có nếp sống văn minh, lành mạnh,
th−ờng xuyên luyện tập thể dục, thể
thao. Đoàn kết xóm giềng, tham gia các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tích cực
giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn
nạn, trong lao động sản xuất, giúp đỡ
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 3b-2007
7
nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm
nghèo...
Thứ ba, “gia đình văn hóa phải tổ
chức lao động, sản xuất, kinh doanh,
công tác, học tập đạt năng suất, chất
l−ợng và hiệu quả”.
Đây là nội dung hết sức quan
trọng, vừa thể hiện chức năng cơ bản
của gia đình, vừa là một trong những
yêu cầu cơ bản của gia đình văn hoá.
Chúng ta đang trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, kinh tế còn khó khăn, đời
sống vật chất còn nhiều thiếu thốn. Do
vậy, mỗi gia đình cần phải tổ chức lao
động sản xuất nhằm ổn định về kinh tế,
không ngừng nâng cao mức sống. Gia
đình còn là đơn vị tiêu dùng, nên chú
trọng chi tiêu cho hợp lý, tiết kiệm,
tránh lãng phí. Phải có kế hoạch phát
triển kinh tế gia đình, nâng cao đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho
các thành viên. Các thành viên gia đình
còn phải tích cực học tập, công tác,
tham gia các hoạt động đoàn thể, xã
hội...
Trên đây là những tiêu chuẩn cơ
bản của gia đình văn hoá. Để thực hiện
tốt, cần sự nổ lực to lớn của mọi cá
nhân, gia đình, tổ chức xã hội.
Quá trình tổ chức, xây dựng gia
đình văn hoá cho đến nay đã đạt đ−ợc
những kết quả nhất định. Nhiều địa
ph−ơng đã thu hút đ−ợc đông đảo nhân
dân tham gia. Số l−ợng đăng ký xây
dựng gia đình văn hoá và tỷ lệ đ−ợc
công nhận gia đình văn hoá khá cao, đã
có nhiều gia đình đạt danh hiệu gia
đình văn hoá tiêu biểu các cấp. Song, so
với yêu cầu xã hội, tỷ lệ gia đình đạt
chuẩn “Gia đình văn hoá”còn ch−a đạt
mục tiêu đề ra.
Để quá trình xây dựng gia đình
văn hóa đạt hiệu quả, chất l−ợng và bền
vững, chúng ta cần thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp, trong đó, giáo dục gia
đình đ−ợc xem nh− là một trong những
giải pháp quan trọng, quyết định nhất.
2. Vị trí và nội dung của
giáo dục gia đình
- Vị trí của giáo dục gia đình rất
quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc gia. Giáo dục là một trong những
chức năng cơ bản của gia đình, là một
trong ba bộ phận cấu thành của nền
giáo dục hiện đại. Đó là sự kết hợp biện
chứng, gắn bó hữu cơ giữa giáo dục gia
đình, giáo dục nhà tr−ờng và giáo dục
xã hội. Giáo dục gia đình vừa là một
khoa học, vừa là một nghệ thuật. Giáo
dục gia đình là sự tác động th−ờng
xuyên, tự giác, có hệ thống và có mục
đích đến sự phát triển toàn diện của con
ng−ời. Các thành viên gia đình gồm
những ng−ời chung sống trong cùng
một không gian sinh tồn, trên cơ sở
quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống, cùng gắn bó bằng tình cảm, bằng
trách nhiệm, cùng có quan hệ chung về
kinh tế... Nên đặc tr−ng của giáo dục
gia đình mang nặng tính tình cảm, xúc
cảm, cá biệt, tự giác và tự giáo dục.
Ngoài ra, giáo dục gia đình còn dựa trên
cơ sở của tình yêu th−ơng và trách
nhiệm ruột thịt. Giáo dục gia đình
nhằm bổ sung, hoàn thiện thêm cho
giáo dục nhà tr−ờng và xã hội. Dù giáo
dục nhà tr−ờng, giáo dục xã hội đóng
vai trò rất quan trọng. Nh−ng giáo dục
gia đình có những nội dung và ph−ơng
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 3b-2007
8
pháp đặc thù mang lại hiệu quả lớn
không thể thay thế đ−ợc.
Trong xã hội hiện đại, giáo dục gia
đình là một bộ phận quan trọng hợp
thành hệ thống giáo dục xã hội nhằm
xây dựng và phát triển con ng−ời một
cách toàn diện.
Cùng với giáo dục nhà tr−ờng và
giáo dục xã hội, giáo dục gia đình góp
phần tạo ra những con ng−ời đủ phẩm
chất, đạo đức, đủ năng lực chuyên môn,
đủ thể chất và ý thức công dân. Họ sẽ
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Do vậy, vấn đề giáo
dục gia đình ngày càng đ−ợc quan tâm,
chú trọng ở n−ớc ta.
- Nội dung của giáo dục gia đình
rất đa dạng, phong phú.
Giáo dục gia đình là một quá trình
th−ờng xuyên, liên tục, đ−ợc quy định
bởi chế độ kinh tế- xã hội, mà cơ bản là
hệ t− t−ởng, chuẩn mực đạo đức, hệ
thống giá trị và trình độ văn hoá của xã
hội. Do vậy, nội dung của giáo dục gia
đình hiện nay ở n−ớc ta cơ bản thống
nhất với nội dung giáo dục chung của
nhà tr−ờng và xã hội (có thể khác nhau
về mức độ), cụ thể cần chú trọng các nội
dung sau:
Thứ nhất: giáo dục cho các thế hệ
trong gia đình cần phải kế thừa, giữ gìn
và phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp
của gia đình truyền thống Việt Nam.
Đạo đức, nhân cách là những đặc tr−ng
cơ bản của phẩm chất cá nhân. Mỗi thời
đại, mỗi giai đoạn lịch sử đều có những
quan niệm đạo đức khác nhau, quan
niệm về lối sống, nhân cách khác nhau.
Song, những đặc tr−ng cơ bản, giá trị,
tiến bộ thì mỗi cá nhân, gia đình phải
kế thừa. Đặc biệt, trong xu thế hội
nhập, khu vực hóa, quốc tế hóa, cần
giáo dục ý thức đạo đức truyền thống
tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc.
Những nội dung nh−: kính già, yêu trẻ,
tình t−ơng thân, t−ơng ái, lòng trung
thực, tôn trọng sự thật, khiêm tốn,
dũng cảm... cần đ−ợc chú trọng. Phải
giáo dục những nội dung này để có bản
lĩnh, biết tôn trọng, bảo vệ cái đúng, cái
tốt, cái đẹp, đồng thời biết lên án cái ác,
cái xấu.
Ngoài ra, còn chú trọng giáo dục
tính cần cù, chịu khó, tính năng động,
sáng tạo; giáo dục đức tính hiếu học,
sống lạc quan, có tình, có nghĩa, giàu
lòng nhân ái, vị tha và bao dung. Song
song với giáo dục truyền thống, còn
phải tiếp thu những tinh hoa văn hoá
của thời đại. Từ đó, nhằm thực hiện
thành công nội dung xây dựng gia đình
văn hoá, xây dựng gia đình no ấm, hoà
thuận, tiến bộ và hạnh phúc bền vững.
Thứ hai: giáo dục ý thức tôn trọng
và chấp hành đúng chủ tr−ơng của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
n−ớc. Đây đang là vấn đề bức xúc của
xã hội. Hệ thống pháp luật của chúng
ta đã không ngừng đ−ợc củng cố và
hoàn thiện. Song, ý thức chấp hành của
một bộ phận lớn trong dân c− ch−a tốt.
Nhiều thành viên gia đình ch−a hiểu
biết nhiều về luật, hoặc “mù luật”, nên
hiện t−ợng vi phạm pháp luật còn phổ
biến. Việc bố trí học tập, tìm hiểu và thi
hành pháp luật trong nhà tr−ờng và các
tổ chức xã hội ch−a nhiều. Do vậy, các
gia đình và thành viên phải tự giác tìm
hiểu, tuyên truyền, vận động, giúp đỡ
nhau học tập và thực hiện. Trong đó,
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 3b-2007
9
cần chú trọng xây dựng gia đình Việt
Nam hiện nay phải trên cơ sở chế độ
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Phải giúp
mọi ng−ời trong gia đình hiểu rõ hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ là b−ớc phát
triển tự nhiên của tình yêu chân chính.
Tránh hôn nhân c−ỡng ép, vụ lợi. Từ đó,
mọi thành viên gia đình đ−ợc quyền tự
do lựa chọn ng−ời bạn đời t−ơng lai theo
ý muốn, tạo cơ sở cho hạnh phúc bền
vững. Song, hôn nhân tự nguyện không
bác bỏ sự quan tâm, h−ớng dẫn, chia sẻ
tâm t−, tình cảm của các bậc cha mẹ
nh−ng không đ−ợc ép buộc. Quyết định
cuối cùng là do mỗi cá nhân mà các
thành viên phải tôn trọng. Điều quan
trọng là mọi ng−ời hiểu đ−ợc yêu, lấy ai
là quyền tự do lựa chọn của mỗi cá
nhân, nh−ng phải chú ý đến kinh
nghiệm của các thế hệ tr−ớc, phải đảm
bảo hôn nhân về mặt pháp lý; phải thực
hiện chế độ hôn nhân một vợ, một
chồng… Hiểu đ−ợc những vấn đề này,
các thành viên gia đình, đặc biệt là thế
hệ trẻ sẽ chủ động trong tình yêu, hôn
nhân, trong giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc
gia đình, tích cực, hăng say xây dựng
gia đình văn hoá.
Thứ ba: giáo dục văn hoá, tri thức
khoa học. Đây là nội dung quan trọng
của giáo dục gia đình. Tr−ớc đây, các
gia đình th−ờng quan niệm giáo dục
văn hoá, tri thức khoa học là chức năng
của nhà tr−ờng. Điều đó đúng, nh−ng
ch−a đủ. Để mọi ng−ời không ngừng
nâng cao trình độ văn hoá, tri thức
khoa học, gia đình phải tích cực tham
gia.
Tri thức văn hoá, khoa học của
nhân loại vô cùng đồ sộ, và ngày càng
tăng nhanh. Trong khi đó, giáo dục nhà
tr−ờng, xã hội mới chỉ đáp ứng đ−ợc
những nội dung cơ bản. Giáo dục văn
hoá và tri thức khoa học nhằm không
ngừng nâng cao trình độ lực l−ợng sản
xuất ngay trong chính từng gia đình.
Chỉ khi đ−ợc trang bị đầy đủ tri thức
văn hoá và khoa học thì mới có sự hiểu
sâu, biết rộng, mới có t− duy khoa học,
mới có sự định h−ớng giá trị đúng đắn.
Hơn nữa, có trình độ văn hoá, mới có
điều kiện, khả năng tiếp thu các nội
dung tri thức khoa học khác…
Trong phạm vi gia đình, ng−ời lớn
phải có trách nhiệm chuẩn bị năng lực
cho thế hệ trẻ, nâng cao trình độ cho các
thành viên gia đình. Do vậy, các gia
đình phải chủ động, tích cực học hỏi,
h−ớng dẫn nhau để không ngừng nâng
cao trình độ văn hoá, tri thức khoa
học…Với tinh thần đó, nội dung giáo
dục văn hoá, tri thức khoa học đang
từng b−ớc trở thành nội dung quan
trọng của giáo dục gia đình.
Thứ t−, giáo dục về các quan hệ bình
đẳng, th−ơng yêu, có trách nhiệm, cùng
chia sẻ, cùng gánh vác công việc để thực
hiện các chức năng cơ bản của gia đình
và nghĩa vụ với xã hội.
Trong quan hệ giữa các thành viên
gia đình, cần đề cập hai mối quan hệ cơ
bản nhất, đó là quan hệ hôn nhân và
quan hệ huyết thống.
Hôn nhân là một hình thức quan
hệ tính giao giữa nam và nữ, nhằm
thoả mãn các nhu cầu về tâm, sinh lý,
tình cảm và đảm bảo tái sản xuất ra
con ng−ời. Đây là chức năng đặc tr−ng
của gia đình, do vợ chồng quyết định.
Nên sự thông cảm, chia sẻ, cùng gánh
vác là rất cần thiết. Trong gia đình cần
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 3b-2007
10
đảm bảo tốt quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng, giữa nam và nữ. Phải nhìn
nhận, đánh giá đúng vai trò, vị trí của
ng−ời phụ nữ, ng−ời vợ trong gia đình
và trong xã hội. Ng−ời phụ nữ, ng−ời
mẹ là ng−ời gần gũi nhất đối với con
cái, ng−ời quán xuyến nhiều công việc
trong gia đình. Thực tế xã hội cũng đã
khẳng định rằng: đằng sau mỗi ng−ời
đàn ông thành đạt luôn có bàn tay của
một ng−ời phụ nữ. Hơn nữa, sự tác
động, chi phối của ng−ời phụ nữ đến các
thành viên gia đình là không nhỏ. Do
vậy, việc thực hiện bình đẳng, tôn trọng
phụ nữ, tạo điều kiện để nâng cao trình
độ cho ng−ời phụ nữ là điều hết sức cần
thiết. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần
thứ IX của Đảng đã nêu: “Thực hiện
quyền bình đẳng của phụ nữ trong giáo
dục, đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi
cho phụ nữ đ−ợc nâng cao trình độ về
mọi mặt” [5, 292-293].
Thứ năm, giáo dục tinh thần, ý
thức lao động, năng lực phát triển kinh
tế gia đình.
Lao động sản xuất, phát triển kinh
tế vừa là chức năng của gia đình, vừa là
yêu cầu của việc xây dựng gia đình văn
hoá. Giáo dục gia đình là làm cho mọi
ng−ời hiểu rõ việc xây dựng gia đình
cần phải gắn bó và trở thành một bộ
phận của chiến l−ợc phát triển kinh tế-
xã hội.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay,
hầu hết các gia đình còn có thu nhập
thấp, kinh tế ch−a ổn định, các gia đình
cần giáo dục để mỗi thành viên nhận
thức đựợc khả năng kinh tế gia đình, từ
đó, tìm cách tổ chức sản xuất, kinh doanh
có hiệu quả tạo điều kiện, tiền đề về vật
chất để thực hiện các yêu cầu khác. Muốn
vậy, gia đình cần giáo dục để các thành
viên có thái độ lao động đúng, lao động có
kỷ luật, có kỹ thuật, năng suất, chất
l−ợng và hiệu quả cao; phải giáo dục để
mỗi ng−ời có ý thức tiết kiệm, cần cù,
chịu khó, chăm chỉ lao động sản xuất;
biết trân trọng thành quả lao động. Kiên
quyết đấu tranh chống các hiện t−ợng
chây l−ời, ỷ lại, xa hoa, lãng phí, t− t−ởng
làm dối, làm ẩu. Chống dối trá, gian lận
th−ơng mại…
Thứ sáu, giáo dục để các gia đình
và thành viên gia đình thấm nhuần việc
xây dựng gia đình văn hoá vừa là trách
nhiệm, nghĩa vụ; vừa là quyền lợi; vừa
là mục tiêu, động lực, là cơ sở của gia
đình hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng
gia đình văn hoá phải gắn bó với việc
xây dựng khối, xóm văn hoá, làng văn
hoá, đơn vị văn hoá; gắn với việc hình
thành, xác lập và củng cố từng b−ớc các
quan hệ gắn bó với cộng đồng, với các tổ
chức ngoài gia đình; gắn với việc thực
hiện h−ơng −ớc, quy −ớc, các phong tục,
tập quán tiến bộ.
Gia đình cũng phải giáo dục để các
thành viên hiểu và thực hiện có hiệu
quả quy chế dân chủ cơ sở trong mỗi
làng, xã, trong mỗi gia đình. Đặc biệt,
gia đình công chức nhà n−ớc, phải động
viên, giúp đỡ nhau nhận thức và thực
hiện tốt quyết định số 129/ 2007/
QĐTTG ngày 02/ 8/ 2007 của Thủ t−ớng
Chính phủ về Quy chế văn hoá công sở
tại các cơ quan hành chính nhà n−ớc.
Đây là một văn bản mới ra đời, rất có ý
nghĩa đối với việc tu d−ỡng, rèn luyện
nề nếp, hành vi ứng xử của cán bộ công
chức. Đồng thời, thực hiện tốt Quy chế
này, sẽ có tác dụng to lớn đối với quá
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 3b-2007
11
trình xây dựng gia đình văn hoá ở n−ớc
ta hiện nay.
Thứ bảy, giáo dục kinh nghiệm
sống, tính tự lập, giáo dục giới tính,
thẩm mỹ, ý thức cộng đồng …cho các
thành viên gia đình.
Kinh nghiệm sống là sự đúc rút,
học hỏi qua nhiều thế hệ để con ng−ời
có thể ứng xử một cách tốt hơn cho hiện
tại. ở khía cạnh này, những ng−ời già
cả, bố, mẹ có −u thế; do vậy, cần phổ
biến, tuyên truyền, giáo dục để mọi
ng−ời; đặc biệt là thế hệ trẻ có thể tiếp
thu, học hỏi, biến thành khả năng hiện
tại của mình.
Giáo dục gia đình phải h−ớng vào
việc tạo lập cho trẻ tinh thần tự lập, tự
chủ, ý thức tự rèn luyện, tính năng
động, nhạy bén; tính chủ động, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, từ đó chuẩn bị
cho thế hệ trẻ sự tự tin để b−ớc vào cuộc
sống hiện đại đang diễn ra hết sức phức
tạp.
Giáo dục giới tính là vấn đề còn
mới ở n−ớc ta. Các đoàn thể, các tổ chức
xã hội và nhà tr−ờng ch−a thực hiện đ−-
ợc nhiều. ở Việt Nam, đại đa số nhân
dân còn ngại nói đến giới tính, xem đây
là vấn đề tế nhị nên ít đ−a ra trao đổi,
bàn bạc ở công sở, tr−ờng học cũng nh−
ở các tổ chức ngoài xã hội. Song, đây là
vấn đề quan trọng, mang tính cấp bách.
Nếu không đ−ợc định h−ớng, giáo dục
kịp thời, hậu quả sẽ rất lớn đối với thế
hệ trẻ trong gia đình và cho cả xã hội.
Xét về đặc tr−ng, giáo dục gia đình rất
có lợi thế trong lĩnh vực này. Các thành
viên gia đình nh− bố, mẹ, anh, chị…đều
có thể là những nhà giáo dục về giới.
Trên cơ sở quan hệ tình cảm ruột thịt,
gần gũi nhau, họ có thể trao đổi, tâm
sự, truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm về giới tính hết sức bổ ích cho
thế hệ tr