Giáo trình thanh tra giáo dục
Công tác thanh tra, kiểm tra là một lĩnh vực, một khâu trong hoạt động quản lý, trong quá trình quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục nói riêng. Ở bất kỳ một nhà nước nào khi hình thành đều thực hiện chức năng thiết yếu trong cơ quan quản lý nhà nước, đó là hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hoạt động này nhằm thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát một cách hữu hiệu việc thực thi quyền lực nhà nước. Có nghĩa là, nhà nước xuất hiện thì tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra; công tác thanh tra, kiểm tra cũng hình thành, gắn liền với nó như một tất yếu lịch sử. Ở nước ta, sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập “Ban thanh tra đặc biệt” với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt. Trải qua các giai đoạn lịch sử và do yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý nhà nước, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước nên tổ chức thanh tra cũng có những thay đổi về cơ cấu, tên gọi khác nhau để phù hợp với xu thế đổi mới chung của đất nước trong từng thời kỳ. Phải đến năm 1956, Nhà nước ta mới có nghị định thành lập cơ quan thanh tra ở địa phương và các bộ, ngành. Kể từ đó đến nay, nhất là từ khi có Pháp lệnh thanh tra 01/ 04/1990 cùng với các quyết định, nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác thanh tra trong một số ngành, lĩnh vực (các văn bản quy định thanh tra trong một số ngành, lĩnh vực), hoạt động thanh tra của các bộ, ngành (hay gọi là thanh tra chuyên ngành) được hình thành, phát triển và phát huy tác dụng trong việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội trong đó có thanh tra giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THANHT~12.doc
- MUCLUC~1.DOC