Giới thiệu và đánh giá một công trình hoặc một kiến trúc trong lịch sử kiến trúc Việt Nam

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km. Hệ thống giao thông khá thuận tiện. Vị trí của làng khá đặc biệt, gần như nằm giữa một cánh đồng. Tách biệt với các làng khác xung quanh bằng những cánh đồng nhỏ. Có thể đến Cầu Ngói từ 3 hướng: Từ quốc lộ 1A: (đoạn Đồng Thanh Lam- qua Lợi Nông - đến Cầu Ngói), Từ đường 49: qua Dạ Lê – qua Vân Thê – đến Cầu Ngói, Từ Đường Bà Triệu - qua đường Trường Chinh - qua cầu Kiểm Huệ - đường Hoàng Quốc Việt- Lang Xá - đến Cầu Ngói.

doc12 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu và đánh giá một công trình hoặc một kiến trúc trong lịch sử kiến trúc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu 1.1 Địa điểm Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km. Hệ thống giao thông khá thuận tiện. Vị trí của làng khá đặc biệt, gần như nằm giữa một cánh đồng. Tách biệt với các làng khác xung quanh bằng những cánh đồng nhỏ. Có thể đến Cầu Ngói từ 3 hướng: Từ quốc lộ 1A: (đoạn Đồng Thanh Lam- qua Lợi Nông - đến Cầu Ngói), Từ đường 49: qua Dạ Lê – qua Vân Thê – đến Cầu Ngói, Từ Đường Bà Triệu - qua đường Trường Chinh - qua cầu Kiểm Huệ - đường Hoàng Quốc Việt- Lang Xá - đến Cầu Ngói. 1.2 Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển Vào thế kỷ 16, trong số những di dân từ Thanh Hoá theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây tạo nên 12 họ khai canh của làng Thanh Toàn. Cầu ngói Thanh Toàn được xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước. Bà Trần Thị Ðạo là vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. Bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Trong tờ sắc, có đoạn viết rằng: "Bà Trần Thị Ðạo sinh quán tại làng Thanh Toàn...là người có đức hạnh. Cuộc sống của bà làm cho người người ngưỡng mộ mọi mặt. Bà là người đáng khen ngợi hơn ai hết. Bà đã làm cho làng được ban những ân huệ mà người ta sẽ ghi nhớ mãi..." Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà. 1.3 Mục đích xây dựng và chức năng sử dụng Cầu được xây dựng để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước. Cầu còn là nơi thờ phụng người chủ xây dựng nên cây cầu. 1.4 Đặc điểm kiến trúc 1.4.1 Cách thức tổ chức mặt bằng, mặt đứng Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Cầu dài chừng 20 m. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Cầu đã được trùng tu, sửa chữa vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971. Qua các lần tu sửa, chất liệu gốc của cầu ngói đã có thay đổi như trụ cầu bằng gỗ lim được thay bằng gạch và xi măng, kích thước thu hẹp chiều dài còn 16,85m và rộng là 4,63m . 1.4.2 hệ kết cấu và Cách thức sử dụng vật liệu Cầu nằm trên một hệ thống trụ đỡ có sáu hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá, tất cả đều có chung một khối mộng để chống lún. Hai đầu là hai mố cầu, có bảy hệ thống thoát nước. Nối liền các đầu mố cầu là hệ thống trụ đỡ có các thanh bê tông chạy dọc từ hai đầu vào giữa, dốc dần lên đến gần gian giữa thì nằm ngang tạo sự gãy khúc cả mặt cầu lẫn mái cầu, đồng thời nâng cổng giữa lên cao để tạo cho độ cong khỏe, đẹp và cho ghe thuyền qua lại dễ dàng. Trên cầu, các hệ thống trụ cầu có dầm gỗ bắc ngang để trên đó dựng cột làm khung nhà. Mỗi vi có bốn hàng cột ở giữa hai cột cái là lòng cầu để làm lối đi lại, và từ hai bên cột cái trở ra cột hiên thì được nâng cao làm chỗ hóng mát, bên ngoài có lan can chấn song kiểu con tiện, bình hoa để ngồi khỏi ngã. Chỉ có phần sườn cầu làm bàn thờ thì bịt kín, còn đều để cho thông thoáng. Các hệ thống xà thượng, xà hạ đều là hệ thống xà kép, xà trên nằm trên đầu cột, xà dưới thì đi xuyên qua mộng cột. 1.4.3 Trang trí, màu sắc Các bộ phận kiến trúc bằng gỗ không chạm khắc, trang trí mà chỉ gồm hai loại tiết diện tròn và vuông để tạo vẻ đẹp. Trên mái, trước đây lợp ngói ống, nay đã được thay thế bằng ngói liệt. Về trang trí mái, trước đó chỉ có con giao, sau này thay bằng con rồng ở hai đầu và đôi phượng chầu mặt trời ở giữa. “thợ kép” đã phải dụng công tô đắp lẫn khảm sành sứ các họa tiết như hoa lá, con dơi, hoặc hoành phi cùng đối liễn chữ Hán…nhại mấy motif trang trí truyền thống. Sàn lát ván, phía trên lợp ngói ống tráng men xanh lục. Hai bên cầu có hai dãy bục gỗ dành cho khách bộ hành tạm nghỉ chân hoặc dân sở tại ra ngồi hóng mát. Phần lớn cấu kiện của công trình đều dùng các loại danh mộc, với nhiều chi tiết được chạm trổ tinh xảo và sơn son. Trên cầu còn lưu lại bao thơ phú, câu đối chữ Hán do các bậc tao nhân mặc khách “vang bóng một thời” cảm tác. “Tế xuyên mâu bửu phiệt Thanh thủy thắng hồng lâu” 1.5 Ý nghĩa văn hóa 1.5.1 Những truyền thuyết về sự ra đời của cầu ngói Thanh Toàn Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa có mang theo 12 người xứ Thanh vào đây lập nghiệp và lập nên làng Thanh Toàn. Đến thế kỷ 18, khi quân Chúa Trịnh chiếm lấy Phú Xuân, một viên quan có người vợ là Trần Thi Đạo bỏ tiền bạc ra xây cầu để làm phúc, nối liền đôi bờ rạch. Về sau, cứ đến rằm tháng tám hàng năm thì làm đám giỗ bà. Lễ được rước từ đình ra cầu rồi trở lại đình. Đến đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), có sắc tuyên dương bà và miễn tập vụ cho cả dân làng để tập trung công sức tu sửa cầu. Ngày nay, ở gian giữa cầu có lập bàn thờ thờ bà, quanh năm hương khói. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho tu sửa lại sau khi gió bão đã làm hỏng một phần cầu. Năm 1956 và năm 1971 cũng có tu sửa khá qui mô, và mỗi lần tu sửa có thay đổi chút ít về kích thước. Năm 1970, khi xây dựng chiếc cầu bằng bê tông ở bên cạnh thì cầu ngói Thanh Toàn càng thưa thớt khách bộ hành qua lại. Tuy nhiên, cảnh quan cây cầu cổ xưa đó dẫu sao cũng đáng để lớp hậu sanh đến chiêm ngưỡng, tham quan. Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui. Bên cạnh tương truyền về sự ra đời của cầu ngói Thanh Toàn, thì nơi đây còn có Truyền thuyết về di hài Quang Trung và Miếu đôi. Gắn liền với khuôn cảnh làng quê nơi mà cầu ngói tồn tại đến ngày nay. Đã bao đời nay, dân trong làng thường truyền tụng nhau câu chuyện gắn liền với lịch sử của dân tộc: Lúc Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, để trả thù anh em nhà Tây Sơn bằng cách khai quật mộ Quang Trung, lấy thi hài của Quang Trung nghiền nát trộn vào thuốc súng để bắn đại bác, riêng cái đầu lâu thì đem về để làm vật trang trí cho cái bô đựng nước tiểu. Có hai người trong số những người hầu hạ vua Gia Long thấy thương tâm nên bàn nhau tìm cơ hội đánh cắp “cái bô” đó đem ra khỏi cung thành để an táng. (Một người họ Mạc, một người quê ở làng Vân Thê thuộc xà Thủy Thanh). Hai người tốt bụng đó đã làm thành công và âm thầm giữ bí mật câu chuyện “tầy đình” này, trước lúc lâm chung một người đã trăng trối lại với con cháu vị trí nơi chôn chiếc đầu. Người này mô tả như sau: Vào một đêm tối, đi ra khỏi thành đi về phía Đông, đến một ngôi làng gần đó có một cây cầu lợp Ngói, đặc biệt bên cạnh cầu có một cái miếu đôi, cây cối mọc rất um tùm, rậm rạp. Vì không thể đi xa hơn nên người này quyết định chôn dấu chiếc đầu lâu của Quang Trung bên trong miếu đôi nói trên. Cũng theo các bậc cao niên, ngày xưa thực sự có tồn tại cái miếu đôi (xây gạch, cửa tò vò) và có cây cối mọc um tùm đó. Xét theo lời kể thì vị trí đó không thể có ở những vùng xung quanh khác. Ví trí đó ngày nay chính là vị trí của ngôi trường tiểu học nằm cạnh Cầu Ngói. Qua thực tế xây dựng, người ta khẳng định bên dưới ngôi trường vẫn còn tồn tại một nền bằng gạch cổ xưa. Ngành khảo cổ đang có dự định khai quật khu nền cổ của ngôi miếu này khi ngôi trường này được giải tỏa trong tương lại. Mới gần đây cũng đã có một hội thảo bàn về vị trí mộ quang Trung. Đây chỉ là một truyền thuyết nhưng đã có khá nhiều người quan tâm tìm hiểu nhưng chưa tìm được chứng liệu tin cậy. Hy vọng trong tương lai, ngành khảo cổ sẽ làm sáng tỏ nhiều điều. Dù sao dưới góc độ phát triển du lịch, đây cũng là một chi tiết khá thú vị làm cho tour du lịch thêm phần ly kỳ hấp dẫn. Điều này chắc chưa có hướng dẫn viên du lịch nào quan tâm đúng mức. 1.5.2 Ý nghĩa của các hình thức trang trí hoa văn trên cầu. Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Cầu ngói Thanh Toàn là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở Thừa Thiên Huế, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Cầu gỗ Thanh Toàn vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. 1.5.3 Ý nghĩa của công trình đối với cộng đồng. Cầu uốn mình cong cong, nối liền đôi bờ con hói chảy ngang làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nguyên xưa, làng mang tên Thanh Toàn, thuộc địa bàn huyện Phú Vang (tên cũ là Tự Vang), đến niên hiệu Minh Mệnh XXV (1834) mới chia tách qua huyện Hương Thủy. Làng được khai cảnh bởi 12 vị tộc trưởng gốc Thanh Hóa vào Thuận Hóa theo chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) hồi thế kỷ XVI. Một trong 12 tộc ấy có người cháu gái đời thứ 6 là Trần Thị Đạo kết hôn với Cần Chánh điện Đại học sĩ, bậc quan đầu triều dưới thời vua Lê Hiển Tông (trị vì từ năm 1740 đến năm 1786, lấy niên hiệu Cảnh Hưng). Thời đấy, việc giao thông trong làng bị cách trở vì con hói. Mỗi khi cần qua lại, dân chúng phải “lụy” đò ngang, khá phiền phức. Thấy vậy, bà Trần Thị Đào bèn tự bỏ tiền riêng thuê thợ lành nghề về tạo dựng cây cầu này để dâng tặng quê hương. Việc thi công diễn ra vào năm Bính Thân 1776 niên hiệu Cảnh Hưng. Cuối năm đó, biết được nghĩa cử cao đẹp kia, nhà vua ban sắc khen. Làng Thanh Thủy trân trọng giữ gìn văn bản này, và năm 1917, công sứ Pháp Richard Orban đã giới thiệu nội dung sắc chỉ của hoàng đế Cảnh Hưng trên Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH: Tập san Đô Thành Hiếu Cổ). Có thể nói rằng cầu ngói Thanh Toàn là món quà đầy ý nghĩa của một nữ lưu đã cống hiến quốc dân đồng bào từ hơn 2 thế kỷ trước. 2. Công trình tưng tự ở trong nước Không được phổ biển như cầu gỗ, cầu sắt, hay cầu đá, cầu ngói là một dạng kiến trúc độc đáo và hiếm thấy nhất ở Việt Nam. Hiện nay trên toàn quốc chỉ có khoảng chục cây cầu lớn nhỏ nhưng nổi tiếng nhất thì chỉ có ba chiếc cầu lợp ngói: Một ở Phát Diệm (Ninh Bình) thứ hai là Chùa Cầu ở Hội An và thứ ba là Cầu Ngói Thanh Toàn. Chùa Cầu ở Hội An mang phong cách Nhật Bản, nhìn “nặng nề” hơn với phần xây gạch ở hai đầu. Cầu Ngói Phát Diệm có phần “đơn giản” hơn. Riêng cầu Ngói Thanh Toàn được xây chủ yếu bằng gỗ, dáng cong nhẹ nhàng thanh thoát nhưng không kém phần cổ kính và mang đậm phong cách kiến trúc Việt Nam.  Cầu ngói Phát Diệm là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng công giáo Kim Sơn. Cầu ngói là chiếc cầu vồng bằng gỗ 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Tổng chiều dài cầu 36 m, chiều rộng 3 m, hai bên thân cầu có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lim. Trên cầu có mái che cầu phong li tô, lợp ngói đỏ cổ truyền. Cầu này là loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Nếu như chùa Cầu ở Hội An mang phong cách Nhật Bản gợi cho ta cảm giác khá nặng nề trước những khối xây gạch bịt ở hai đầu, cầu Ngói Thanh Toàn cũng được xây chủ yếu bằng gỗ toát nên được dáng vẻ nhàng thanh thoát đồng thời lại thêm phần cổ kính và dấu ấn kiến trúc Việt Nam và riêng đối với cầu ngói Kim Sơn là công trình kiến trúc cổ, rất có giá trị về mặt lịch sử văn hóa, nghệ thuật và thể hiện tài năng sáng tạo đặc biệt của người dân công giáo. Cầu ngói Kim Sơn vừa là một cây cầu với chức năng giao thông vừa là một mái đình làng cổ kính thuộc sở hữu cộng đồng. 3. Giá trị của công trình của công trình cầu ngói Thanh Toàn Giá trị về mặt kiến trúc Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 575QÐ/VH ngày 14 tháng 7 năm 1990. Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ, rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa và còn là một thắng cảnh. Chiếc cầu được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ. Cầu ngói Thanh Toàn từng là nơi nghỉ ngơi của tôn thất hoàng gia khi hè về. Trải qua bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá, tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân xã đều chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ nó. Qua binh đao, tu bổ nhiều lần, cầu vẫn còn giữ được vẻ đẹp xa xưa. Với tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và tôn trọng di sản văn hóa, nhiều thế hệ dân làng Thanh Thủy đã gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo của Huế. Tháng 9-1991, cầu được trùng tu lớn theo qui mô cũ và chính thức được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích quốc gia, trở thành danh thắng quý hiếm của cả nước. Giá trị về mặt sử dụng và giá trị thẩm mĩ của cầu ngói Thanh Toàn Cầu ngói Thanh Toàn là một công trình kiến trúc độc đáo của Huế, có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa, đồng thời là một thắng cảnh nổi tiếng, từ lâu nó đã ăn sâu vào đời sống tinh thần và văn hóa của nhân dân địa phương như là một biểu tượng truyền thống cao quý. Cầu xây dựng giúp cho dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước. Toàn bộ cây cầu được đỡ bằng 18 cột lim to tròn vững trãi. Mái lợp thành hai lớp. Lớp dưới là ngói âm dương, lớp trên lợp ngói lưu ly. Chính vì vậy, dù trời nóng nực nhưng trên cầu lúc nào cũng mát rượi cộng với những cơn gió thoang thoảng ngoài cánh đồng xa xăm thổi vào mang theo một mùi thơm đồng nội. Gian giữa của cây cầu là bàn thờ của bà Trần Thủy Đạo. Trên nóc cầu được trang trí những hoa văn, hình những con rồng độc đáo mang đậm nét của cung đình triều Nguyễn. Từ khi cầu ngói Thanh Toàn được Nhà nước xếp hạng Di tích văn hóa cấp quốc gia (năm 1990) thì mỗi ngày có tới hàng trăm lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan để được ngồi và chiêm ngưỡng trên cây lược ngà khổng lồ. Không những thế, cây cầu này còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà quay phim, nhiếp ảnh. Có dịp một lần ngồi trên cầu ngói Thanh Toàn, chúng ta có thể thả tâm hồn mình về với cuộc sống làng quê, chiêm ngững cảnh người nông dân tay cuốc, tay cày… + có giá trị về mặt văn hóa: lưu giữ những truyền thuyết, kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội... Sách “Cố đô Huế đẹp và thơ” của nhiều soạn giả (NXB Thuận Hóa, Huế, 1995) Đề tài: Giới thiệu và đánh giá một công trình hoặc một kiến trúc ở (làng, bản, thành phố, đô thị…) trong lịch sử kiến trúc việt nam. 1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu 1 1.1 Địa điểm 1 1.2 Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển 1 1.3 Mục đích xây dựng và chức năng sử dụng 2 1.4 Đặc điểm kiến trúc 3 1.5 Ý nghĩa văn hóa 6 1.5.1 Những truyền thuyết về sự ra đời của cầu ngói Thanh Toàn 6 1.5.2 Ý nghĩa của các hình thức trang trí hoa văn trên cầu. 7 1.5.3 Ý nghĩa của công trình đối với cộng đồng. 8 2. Công trình tưng tự ở trong nước 8 3. Giá trị của công trình của công trình cầu ngói Thanh Toàn 10