Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư - Xây Lắp - Thương Mại Hà Nội
Mục lục Lời nói đầu1 Chương I. Cơ sở lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp3 I. ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí kd và tính giá thành sản phẩm 3 1. ý nghĩa3 1.1. Các khái niệm cơ bản3 1.2. ý nghĩa4 2. Tầm quan trọng5 2.1. Tạo cơ sở cần thiết ra quyết định kinh doanh 5 2.2. Cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng và đánh giá chính sách giá cả6 2.3. Kiểm tra tính hiệu quả 7 II. Tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp 7 1. Tính chi phí kinh doanh theo loại7 1.1. Phân loại chi phí kinh doanh 8 1.2. Phương pháp tập hợp từng loại chi phí kinh doanh 9 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp 15 1.4. Các biện pháp giải quyết16 2. Tính giá thành sản phẩm 18 2.1. Các loại giá thành sản phẩm 18 2.2. Những vấn đề cần chú ý khi xác định giá thành sản phẩm 19 2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 19 Chương I Cơ sở lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. I.ý NGHĩA Và TầM QUAN TRONG CủA VIệC TậP HợP CHI PHí KINH DOANH Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM. 1.ý nghĩa. 1.1.Các khái niệm cơ bản. 1.1.1.Khái niệm chi phí. Trong từ điển kinh tế, người ta đ• định nghĩa:”mọi sự tiêu phí tính bằng tiền của một xí nghiệp được gọi là chi phí”. Hay còn có thể khái khái niệm rõ ràng hơn, chẳng hạn như:”chi phí là một khái niệm của kế toán. Có chi phí giới hạn trong xí nghiệp, gắn với các mục tiêu của xí nghiệp và chi phí ngoài xí nghiệp, có cơ sở ở các hoạt động khác hoặc các nguyên nhân khác. 1.1.2.Khái niệm chi tiêu. Kosiol, Schuls, Schweitzer, Weber cho rằng chi tiêu là lượng tiền một doanh nghiệp đ• trả cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức nào đó. Với ý nghĩa đó chi tiêu là sự giảm tiền thanh toán, giảm tiền séc ở ngân hàng, bưu điện, tăng nợ ở các hình thức nợ, vay ngắn hạn, thay đổi nợ, giảm tiền khách nợ. 1.1.3.Khái niệm về chi phí tài chính. Chi phí tài chính là sự giảm tài sản ròng, là hao phí của một thời kỳ tính toán được tập hợp ở kế toán tài chính. Như vậy chi phí tài chính là một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở bộ phận kế toán tài chính. 1.1.4.Khái niệm chi phí kinh doanh. Hummel định nghĩa:Chi phí kinh doanh là sự hao phí vật phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc tạo ra kết quả và đánh gía được. Theo Woehe thì: Chi phí kinh doanh là sự hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm và dịch vụ để sản xuất để tiêu thụ sản phẩm cũng như để duy trì năng lực sản xuất cần thiết để duy trì năng lực và tiêu thụ sản phẩm đó.Dù quan niệm như thế nào thì chi chí kinh doanh cũng mang ba đặc trưng bắt buộc: ?Phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ. ?Sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải gắn liền vói kết quả. ?Những vật phẩm và dịch vụ hao phí phải được đánh giá. Chi phí kinh doanh là một phạm trù gắn liền vói chi phí tài chính và chỉ xuátt hiện ở tính chi phí kinh doanh. 1.1.5.Quan hệ giữa chi phí tài chính và chi phí kinh doanh Tổng chi phí tài chính của một thời kỳ Chi phí tài chính của thời kỳ ở các lĩnh vực hoạt động phụChi phí tài chính xí nghiệp của thời kỳChi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính Chi phí tài chính xí nghiệp có tính chất dặc biệtChi phí tài chính khác ( ví dụ : khấu hao có tính chất tài chính)Chi phí tài chính của thời kỳ bằng chi phí quản trị của kỳChi phí kinh doanh khác ( ví dụ: Khấu hao có tính chất quản trị)Chi phí kinh doanh bổ sung (ví dụ: Tiền công của chủ doanh nghiệp) Không bình thườngNgoài kỳ tính toán Chi phí tài chính trung tính của kỳToàn bộ chi phí kinh doanh của kỳ Bảng: Quan hệ giữa chi phí tài chính và chi phí kinh doanh. 1.2. ý nghĩa. 1.2.1.Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế : Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ( các cơ quan chủ quản, thuế quan, tài chính, thanh tra,.), các cơ quan ngiên cứu, thông tấn báo chí, các chủ cở hữu, các chủ nợ, công nhân viên chức doanh nghiệp,. được gọi là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Các đối tượng này đều đứng ngoài quá trình kinh doanh, cần có các thông tin nhằm mục đích kiểm tra, kiểm soát và dánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Để đảm bảo tính kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh nghiệp thì cả nội dung và phương pháp tính đều phải thống nhất theo quy định của Nhà nước. 1.2.2.Bản thân bộ máy quản trị doanh nghiệp : Bộ máy quản trị doanh nghiệp cần có các thống tin bên trong cần thiết như là một trong những cơ sở quan trọng để ra quyết định sản xuất kinh doanh từ dài hạn, đến trung hạn và ngắn hạn. Muốn vậy thông tin cấp cho bộ máy quản trị phải cụ thể và liên tục. Đối tượng này được quan niệm là dối tượng bên trong của doanh nghiệp.Hai đối tượng khác nhau, đứng ở hai góc độ khác nhau, nhằm vào các mục đích khác nhau này tất phải có nhu cầu về thông tin không giống nhau từ phạm vi phản ánh, nội dung, thời gian cung cấp, chất lượng của thông tin,. Đây chính là điều kiện cần – tức là yêu cầu khách quan phải hình thành hai hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho hai đối tượng khác nhau là đói tượng bên ngoài và đối tượng bên trong doanh nghiệp. Điều kiện đủ là là sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanh. Khi khoa học quản trị chưa phát triển thì các doanh nghiệp dù hoạt động trong cơ chế kinh tế nào cũng chỉ tồn tại một hệ thống kế toán truyền thống duy nhất, thống nhất là kế toán tài chính. .............