PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH
CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU YÊN BÁI
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Công ty Cổ phần kinh doanh Chế biến Lâm sản xuất khẩu Yên bái tiền thân là Công ty mộc xẻ Tỉnh Yên Bái. Là Công ty cổ phần trực thuộc UBND tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 18/QĐ-UB ngày 16/01/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Công ty có trụ sở chính tại số 101 - phố Phúc Xuân - phường Nguyễn Phúc - thành Phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái. Công ty là một đơn vị kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của Nhà nước Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có tài khoản mở tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Yên Bái.
Công ty có một quá trình hình thành, phát triển qua nhiều năm trong nhiều giai đoạn khác nhau và đã từng bước khẳng định mình trong ngành chế biến lâm sản. Cho đến nay, Công ty có một bộ máy hoạt động tuân thủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh được ghi trong điều lệ. Sản xuất, kinh doanh của Công ty dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng lên. Đó là những tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty có thể tồn tại và hoà nhập trong cơ chế mới.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.
Công ty được thành lập để huy động vốn từ mọi thành phần trong và ngoài doanh nghiệp; sử dụng vốn có hiệu quả nhằm phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa; tạo việc làm ổn định cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty.
Công ty thu mua, khai thác chế biến gỗ và lâm sản khác. Chế biến các loại hàng mộc xây dựng cơ bản, mộc dân dụng, các sản phẩm từ gỗ để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm chính của Công ty: Đũa gỗ, thanh ghép thanh, giấy đế, bàn trà.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty (Sơ đồ 1, phần phụ lục (PPL), trang1 (T1).
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng (Sơ đồ 2, PPL, T2 ). Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty như sau:
Hội đồng quản trị: là tổ chức đứng đầu trong Công ty có thẩm quyền cao nhất. Chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước về mọi mặt hoạt động của Công ty.
Giám đốc: là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành Công ty.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: có nhiệm vụ giúp Giám đốc theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất trong Công ty.
Phó Giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp Giám đốc xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu của thị trường.
Phòng Tổ chức- Hành chính: làm công tác tổ chức, quản lý nhân sự, quản lý toàn bộ tài sản nhà đất, công tác hành chính, lưu trữ hồ sơ, lưu trữ văn bản, thực hiện thi đua khen thưởng trong toàn Công ty.
Phòng Kế toán: chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tài chính, kế toán của Công ty, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và thực hiện việc quản lý tài chính trong Công ty. Có chức năng tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ về mọi mặt sản xuất kinh doanh, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất một cách kịp thời, đầy đủ. Thu thập số liệu, phân loại, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ kế toán. Lập báo cáo quyết toán thường kỳ cho Công ty và cho cơ quan chủ quản.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: có chức năng quản lý kỹ thuật tổ chức thực hiện làm định mức khi có sản phẩm mới, quản lý chất lượng kỹ thuật, tiến độ sản xuất, xây dựng phương án, kế hoạch, soạn thảo các hợp đồng kinh tế cho cấp trên.
Phòng Kinh doanh: nghiên cứu, thâm nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ và xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
19 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần kinh doanh Chế biến Lâm sản xuất khẩu Yên bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH
CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU YÊN BÁI
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Công ty Cổ phần kinh doanh Chế biến Lâm sản xuất khẩu Yên bái tiền thân là Công ty mộc xẻ Tỉnh Yên Bái. Là Công ty cổ phần trực thuộc UBND tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 18/QĐ-UB ngày 16/01/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Công ty có trụ sở chính tại số 101 - phố Phúc Xuân - phường Nguyễn Phúc - thành Phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái. Công ty là một đơn vị kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của Nhà nước Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có tài khoản mở tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Yên Bái.
Công ty có một quá trình hình thành, phát triển qua nhiều năm trong nhiều giai đoạn khác nhau và đã từng bước khẳng định mình trong ngành chế biến lâm sản. Cho đến nay, Công ty có một bộ máy hoạt động tuân thủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh được ghi trong điều lệ. Sản xuất, kinh doanh của Công ty dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng lên. Đó là những tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty có thể tồn tại và hoà nhập trong cơ chế mới.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.
Công ty được thành lập để huy động vốn từ mọi thành phần trong và ngoài doanh nghiệp; sử dụng vốn có hiệu quả nhằm phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa; tạo việc làm ổn định cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty.
Công ty thu mua, khai thác chế biến gỗ và lâm sản khác. Chế biến các loại hàng mộc xây dựng cơ bản, mộc dân dụng, các sản phẩm từ gỗ để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm chính của Công ty: Đũa gỗ, thanh ghép thanh, giấy đế, bàn trà.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty (Sơ đồ 1, phần phụ lục (PPL), trang1 (T1).
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng (Sơ đồ 2, PPL, T2 ). Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty như sau:
Hội đồng quản trị: là tổ chức đứng đầu trong Công ty có thẩm quyền cao nhất. Chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước về mọi mặt hoạt động của Công ty.
Giám đốc: là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành Công ty.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: có nhiệm vụ giúp Giám đốc theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất trong Công ty.
Phó Giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp Giám đốc xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu của thị trường.
Phòng Tổ chức- Hành chính: làm công tác tổ chức, quản lý nhân sự, quản lý toàn bộ tài sản nhà đất, công tác hành chính, lưu trữ hồ sơ, lưu trữ văn bản, thực hiện thi đua khen thưởng trong toàn Công ty.
Phòng Kế toán: chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tài chính, kế toán của Công ty, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và thực hiện việc quản lý tài chính trong Công ty. Có chức năng tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ về mọi mặt sản xuất kinh doanh, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất một cách kịp thời, đầy đủ. Thu thập số liệu, phân loại, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ kế toán. Lập báo cáo quyết toán thường kỳ cho Công ty và cho cơ quan chủ quản.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: có chức năng quản lý kỹ thuật tổ chức thực hiện làm định mức khi có sản phẩm mới, quản lý chất lượng kỹ thuật, tiến độ sản xuất, xây dựng phương án, kế hoạch, soạn thảo các hợp đồng kinh tế cho cấp trên.
Phòng Kinh doanh: nghiên cứu, thâm nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ và xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC TRONG 2 NĂM VỪA QUA.
Đơn vị : 1000đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
1
Doanh thu
17.523.537
23.285.371
5.761.834
2
Lợi nhuận
742.724
1.101.895
359.171
3
Tổng tài sản
15.635.665
15.415.328
- 220.337
4
Nộp ngân sách
1.424.576
980.987
- 443.589
* Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy:
- Tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản:
Năm 2006: 742.724/ 15.635.665 = 4,63 %
Năm 2007: 1.101.895 / 15.415.328 = 7,14 %
- Tỷ suất doanh thu so với tài sản:
Năm 2006: 17.523.537 / 15.635.665 = 112,07 %
Năm 2007: 23.285.371 / 15.415.328 = 151,05 %
Như vậy ta thấy:
- Tỷ suất lợi nhuận so với tài sản của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 7,14 - 4,63 = 2,51% => chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty được nâng lên, điều đó thể hiện trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của Công ty là tốt hơn.
- Tỷ suất doanh thu so với tài sản của Công ty năm 2007 cao hơn so với năm 2006 là: 151,05 - 112,07 = 38,98% => chứng tỏ sự vận động của các tài sản đã nhanh dần; tốc độ tăng của chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản thấp hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu tỷ suất doanh thu so với tài sản => tốc độ tăng của chi phí năm 2007 cao hơn so với năm 2006.
- Tổng tài sản năm 2007 giảm so với năm 2006 là 220.337 triệu đồng vì năm 2007 Công ty đã tiến hành đánh giá lại tài sản đồng thời thanh lý một số tài sản có hiệu quả kinh doanh thấp.
1.5.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
1.5.1.Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty.
Công ty áp dụng mô hình quản lý vừa tập trung vừa phân tán (Sơ đồ 3, PPL, T3 ). Đây là hình thức quản lý được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán Công ty với kế toán của các đơn vị thành viên vì vậy nó đảm bảo thông tin một cách chính xác, kịp thời, phục vụ đắc lực cho việc ra quyết định của lãnh đạo. Nội dung quan trọng đầu tiên của công tác tổ chức kế toán là tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp với tính chất, qui mô, đặc điểm của Công ty cũng như phù hợp với trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán.
- Kế toán trưởng (Kiêm trưởng phòng Kế toán): Phụ trách Phòng Tài chính - Kế toán. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ tình hình tài chính của Công ty. Tổng hợp số liệu kê khai thuế của đơn vị. Tập hợp các chứng từ, bảng kê của các kế toán đơn vị phụ thuộc đồng thời tập hợp chi phí phát sinh và tính giá thành cho các sản phẩm. Xác định kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm ghi chép và phản ánh tình hình biến động về tài sản cố định của Công ty. Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các bộ phận sử dụng.
- Kế toán quỹ tiền mặt: Chịu trách nhiệm quản lý về nhập, xuất quỹ tiền mặt tại quỹ. Hàng ngày kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ.
- Kế toán thanh toán, vật tư và ngân hàng: làm nhiệm vụ theo dõi, thực hiện các khoản thanh toán với khách hàng với nội bộ Công ty. Giao dịch với ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kế toán với ngân hàng. Tập hợp tính toán số liệu vật liệu phụ, phụ tùng thay thế với các phân xưởng theo định mức của Công ty. Theo dõi tình hình nhập - xuất vật tư.
- Kế toán kho nguyên liệu chế biến sản phẩm và bán hàng: có nhiệm vụ nhập - xuất nguyên liệu. Theo dõi từng loại nguyên liệu đưa vào chế biến. Quyết toán với các phân xưởng theo định mức của Công ty. Nhập sản phẩm để thanh toán lương và bán hàng.
- Kế toán tiền lương và thống kê: hàng tháng kế toán lương có nhiệm vụ căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm của kế toán kho sản phẩm để tính toán tiền lương sản phẩm cho các phân xưởng theo đơn giá tiền lương của Công ty. Thanh toán tiền lương theo thời gian và tiền lương khoán theo khối lượng công việc hoàn thành, đồng thời làm báo cáo thống kê tình hình sản xuất để nộp lên cơ quan chủ quản.
- Kế toán các phân xưởng: Có chức năng thu thập ghi chép số liệu khối lượng sản phẩm từng loại. Căn cứ vào định mức để hoàn chứng từ chi phí vật liệu và tiến hành công tác hạch toán tại Phòng Tài vụ của Công ty. Thanh toán lương và chi trả lương cho công nhân (Hạch toán theo hình thức báo sổ).
1.5.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty.
Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N.
Kỳ lập báo cáo: theo từng quý, năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng (VNĐ).
Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán.
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá thành thực tế hàng nhập.
+ Phương pháp hạch toán tổng hợp vật tư theo phương pháp: kê khai thường xuyên
+ Phương pháp tính giá xuất theo phương pháp: bình quân gia quyền
Hình thức ghi sổ kế toán: chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 4, PPL,T4) bao gồm các sổ sau:
+Sổ chứng từ ghi sổ: ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian.
+Sổ cái: mở cho tất cả các tài khoản đang sử dụng.
+Sổ chi tiết: mỗi tài khoản chi tiết được mở một sổ.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Hệ thống tài khoản: Công ty sử dụng tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính. Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết.
PHẦN 2:
THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU YÊN BÁI.
2.1.KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ.
* Khái niệm nguyên vật liệu(NVL) và công cụ dụng cụ (CCDC)
- NVL là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh: - Tư liệu lao động
- Đối tượng lao động
- Sức lao động
* Nhiệm vụ của kế toán NVL, CCDC:
Xuất phát từ yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp và vai trò chức năng của kế toán NVL, CCDC có 2 nhiệm vụ sau:
- Tổ chức chứng từ sổ sách kế toán phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho của Công ty.
- Kế toán phản ánh phân bổ CCDC vào trong quá trình sản xuất từ đó cung cấp số liệu cho việc tính chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Từ đó cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh tế.
* Phân loại NVL: Công ty phân loại NVL theo nội dung kinh tế:
- NVL chính: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
- NVL phụ: tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất
- Nhiên liệu
- Phụ tùng thay thế
- Phế liệu: vật liệu dư thừa trong quá trình sản xuất
- Vật liệu khác
* Phân loại CCDC: Công ty phân loại theo yêu cầu tổ chức hạch toán kế toán: - CCDC
- Bao bì luân chuyển
- Đồ dùng cho thuê
Trị giá NVL xuất kho được tính trên cơ sở hạch toán mua vào và chi phí mua hàng.
Trị giá thực tế
=
Giá hạch toán
+
Chi phí mua
NVL xuất kho
VL mua vào
Hàng
* Hạch toán chi tiết:
Hạch toán chi tiết NVL, CCDC là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại nhóm NVL, CCDC về cả số lượng và chất lượng. Hiện nay, Công ty hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ
* Hạch toán NVL, CCDC
_ Hạch toán nhập NVL, CCDC Kế toán phản ánh:
Nợ TK: 152, 153
Nợ TK: 133
Có TK: 331, 111
_ Hạch toán xuất NVL, CCDC. Công ty sử dụng giá xuất kho là giá đích danh. Ké toán phản ánh:
Nợ TK: 152, 153 Kho phân xưởng
Có TK: 152, 153 Kho xí nghiệp
2.2. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ( TSCĐ )
* Khái niệm: TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu và những tư liệu lao động khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Hiện nay, ở nước ta quy định những tư liệu lao động là TSCĐ có giá trị lớn từ 10 triệu và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
TSCĐ hiện nay của Công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển, ngân sách cấp và từ nguồn vốn kinh doanh do cấp trên duyệt
Hiện nay, Công ty cổ phần kinh doanh chế biến Lâm sản Yên Bái có những tài sản chủ yếu sau: Nhà văn phòng, máy vi tính, máy photo, máy điều hoà, xe ô tô, máy in, dây chuyền sản xuất.
* Nguyên tắc đánh giá TSCĐ của Công ty:
- TSCĐ do mua sắm mới
Nguyên giá
=
Giá hoá đơn
+
Chi phí lắp đặt
_
Giảm giá
(Chưa thuế )
chạy thử
(Nếu có)
- TSCĐ do được cấp
Nguyên giá
=
Giá trị ghi trong biên bản gốc
+
Chi phí tiếp nhận
( Biên bản giao nhận TSCĐ)
(Nếu có)
- TSCĐ do điều chỉnh trong nội bộ
Nguyên giá TSCĐ điều
=
Nguyên giá của giá trị ghi trong sổ
chỉnh trong nội bộ
của đơn vị điều chuyển tiền
- Đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại
=
Nguyên giá TSCĐ
_
Hao mòn luỹ kế
của TSCĐ
* Phương pháp tính khấu hao TSCĐ của Công ty:
Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị hao mòn này được tính vào chi phí. Vì vậy, Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao TSCĐ như sau:
Mức khấu hao TSCĐ
=
Nguyên gía TSCĐ
Thời gian sử dụng
=
Nguyên giá
x
Tỷ lệ khấu
bình quân năm
TSCĐ
hao năm
*Hệ thống tài khoản sử dụng:TK 211 “ TSCĐ hữu hình”
TK 212 “ TSCĐ thuê tài chính”
TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”
TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”
2.3.KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
* Tại Công ty chủ yếu là sản xuất đũa, ván công nghiệp, thanh ghép thanh. Vì vậy, trong Công ty có 2 loại lao động:
_Lao động trực tiếp sản xuất: là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
_Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất.
Vì vậy hình thức trả lương của Công ty vừa dựa vào thời gian và sản phẩm của người lao động.
* Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
Tài khoản sử dụng: TK 334 “ phải trả công nhân viên”
TK 338 “ phải trả, phải nộp khác”
(338(2): KPCĐ; 338(3): BHXH; 338(4): BHYT)
Hàng quý tiền lương và các khoản có tính chất lương trả cho công nhân viên:
Nợ TK: 622, 627, 642
Có TK: 334
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ:
Nợ TK: 622, 627, 642
Có TK: 338(2,3,4)
Thanh toán lương và các khoản cho người lao động sau khi đã trừ đi các khoản tạm ứng, bồi dưỡng:
Nợ TK: 334
Có TK: 111
Cuối kì kết chuyển tiền lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK: 334
Có TK: 338.8( phải trả, phải nộp khác)
2.4. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ.
Phương thức bán hàng của Công ty: Bán trực tiếp, đây là hình thức bán hàng chính của Công ty vì khách hàng của Công ty là Công ty TNHH, Công ty tư nhân, DNNN... Các Công ty này thường xuyên mua hàng với số lượng lớn.Theo phương thức bán buôn, Công ty chủ động lập kế hoạch mua nguyên liệu, hàng hoá để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bán hàng nói riêng và kế hoạch sản xuất nói chung. Mặt hàng bán trực tiếp chủ yếu của Công ty hiện nay là giấy đế, ván công nghiệp các loại và đũa gỗ.
Phương pháp tính giá vốn hàng bán của Công ty: Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với sản phẩm sản xuất nhập kho, giá vốn hàng bán chính là giá thành công xưởng. Đối với hàng xuất kho, kế toán trị giá hàng xuất được coi là tiêu thụ theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ .
Ví dụ: Tình hình tồn kho, nhập - xuất giấy đế trong quý I/2007 tại Công ty:
* Tồn đầu kỳ : 24 tấn = 61.713.000 đồng
* Nhập kho trong quý I/2007 : 628 tấn = 1.669.159.200 đồng
* Xuất trong quí I/2007 : 615 tấn
Theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ ta có:
Đơn giá bình quân hàng xuất trong quý I/2007 là:
61.713.000 + 1.669.159.200
= 2.654.712 đồng/ tấn
24 + 628
Giá vốn của lô hàng xuất là: 2.654.712 đồng x 615 tấn = 1.632.648.000 đồng
* Tồn cuối kỳ: 37 tấn = 98.224.200 đồng
Kế toán doanh thu bán hàng: Khi có nghiệp vụ bán hàng, căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký kết giữa khách hàng và Công ty (Phụ lục 2.1,PPL,T27), Phòng Kế toán lập hoá đơn GTGT (Biểu số 2.1, PPL,T5). Hoá đơn GTGT này vừa là hoá đơn bán hàng vừa là phiếu xuất kho và là căn cứ để hạch toán doanh thu ở Phòng Kế toán. Hoá đơn này dùng giấy than để viết 1 lần làm 3 liên :
+ Liên 1 (Màu tím): Lưu tại quyển hoá đơn gốc do Phòng Tài vụ giữ.
+ Liên 2 (Màu đỏ in bằng mực đặc biệt có chất phản quang): Giao cho khách hàng làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán ở đơn vị mua.
+ Liên 3 (Màu xanh): Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ và làm thủ tục thanh toán.
Sau khi lập hoá đơn GTGT, nhân viên Phòng Tài vụ chuyển hoá đơn này xuống kho làm thủ tục xuất hàng. Sau khi nhận được hoá đơn GTGT của thủ kho, kế toán bán hàng kiểm tra tính pháp lý rồi coi đây là chứng từ gốc về tiêu thụ và ghi sổ chi tiết doanh thu (Biểu số 2.2, PPL,T6) để theo dõi hàng hoá và giá trị.
Kế toán giá vốn hàng bán: Căn cứ vào thẻ tính giá thành thành phẩm đối với hàng hoá sản xuất, kế toán ghi sổ chi tiết thành phẩm (Biểu số 2.3, PPL,T7) hoặc sổ chi tiết hàng hoá theo đơn giá tính trong thẻ hoặc theo giá mua. Cuối quý, dựa vào số chi tiết hàng hoá,kế toán lập bảng tổng hợp giá vốn thành phẩm (Biểu số 2.4, PPL,T8) và biểu tổng hợp doanh thu (Biểu số 2.5, PPL,T9).
Bên cạnh việc phản ánh vào các sổ chi tiết như trên, kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp các nghiệp vụ xảy ra trong quý. Các sổ tổng hợp được kế toán Công ty sử dụng trong nghiệp vụ tiêu thụ gồm:
+ Chứng từ ghi sổ số 4 (Biểu số 2.6, PPL,T10), số 5 (Biểu số 2.7, PPL,T11).
+ Sổ cái TK 511(Biểu số 2.8, PPL,T12).
+ Sổ cái TK 632 (Biểu số 2.9, PPL,T13).
Trong đó chứng từ ghi sổ được kế toán Công ty ghi một lần vào cuối quý. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán thu thập và ghi vào sổ cái các TK liên quan.
Kế toán thuế phải nộp Nhà nước: Khi có nghiệp vụ bán hàng, kế toán phải thanh toán các khoản thuế đầu ra với Nhà nước. Hàng hoá của Công ty thường chịu các loại thuế sau:
+ Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá dịch vụ.
+ Thuế xuất khẩu (Những năm gần đây, Công ty không phát sinh loại thuế này vì Nhà nước khuyến khích xuất khẩu gỗ rừng trồng).
- Kế toán thuế GTGT đầu ra:
Kế toán sử dụng tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ và TK 333.1 -Thuế GTGT phải nộp để hạch toán.
Hàng ngày, khi các nghiệp vụ bán hàng xảy ra, căn cứ vào hoá đơn GTGT xuất cho khách hàng, kế toán ghi sổ chi tiết phần thuế phải nộp cho Nhà nước. Cuối tháng, kế toán lập Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra (Biểu số 2.10, PPL,T14), sổ cái TK 333.1 (Biểu số 2.11, PPL,T15) tính ra số thuế phải nộp Nhà nước trong tháng theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp trong tháng
=
Thuế GTGT đầu ra PS trong tháng
-
Thuế GTGT đầu vào PS trong tháng được khấu trừ
Căn cứ vào các bảng kê, kế toán lập 02 tờ khai thuế GTGT (Phụ lục 2.2, PPL,T28). 01 bản gửi cho Cục Thuế tỉnh Yên Bái để kiểm tra, 01 bản lưu Công ty. Sau khi kiểm tra và xác nhận số thuế phải nộp, Cục thuế sẽ gửi cho Công ty thông báo nộp thuế. Căn cứ vào thông báo này Công ty thực hiện nộp thuế cho Nhà nước.
Kế toán các khoản phải thu của khách hàng: Kế toán sử dụng TK131 “Phải thu của khách hàng” để hạch toán thanh toán với người mua. TK131 được mở chi tiết cho từng khách hàng thường xuyên của Công ty. Khi xảy ra nghiệp vụ thanh toán, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán mở sổ theo dõi chi tiết công nợ đối với khách hàng thường xuyên (Biểu số 2.12, PPL,T16). Đến cuối kỳ quyết toán, căn cứ vào sổ chi tiết, kế toán vào sổ cái TK131 (Biểu số 2.13, PPL,T17). Sổ cái chỉ phản ánh số tổng cộng. Giữa sổ chi tiết công nợ và sổ cái TK131 có quan hệ đối chiếu.
Kế toán chi phí bán hàng: Kế toán sử dụng TK641 “Chi phí bán hàng”. Chi phí này được Công ty tập hợp riêng cho từng loại hàng hoá, sản phẩm trên sổ chi tiết TK641 (Biểu số 2.14, PPL,T18). Cuối kỳ, TK641 được phản ánh vào chứng từ ghi sổ 8 (Biểu số 2.1