Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán của doanh nghiệp chia ra làm nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả cao. Thông tin kế toán là những thông tin về tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình : Vốn và nguồn, tăng và giảm ... Mỗi thông tin thu được là kết quả của quá trình có tính hai năm: thông tin và kiểm tra. Do đó, việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như thế nào. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết đươc hiệu quả kinh tế của đơn vị mình.
Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng còn rất thấp , chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán bị buông lỏng kéo dài.
Xuất phát từ những vần đề trên và thông qua một thời gian thực tập em xin chọn đề tài sau để đi sâu vào nghiên cứu và viết báo cáo:“Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Vật tư và dịch vụ kỹ thuật”
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Và Dịch Vụ Kỹ Thuật.
Phần III: Nhận xét, đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Và Dịch Vụ Kỹ Thuật
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6731 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Vật tư và dịch vụ kỹ thuật - TP Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công tác kế toán của doanh nghiệp chia ra làm nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả cao. Thông tin kế toán là những thông tin về tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình : Vốn và nguồn, tăng và giảm ... Mỗi thông tin thu được là kết quả của quá trình có tính hai năm: thông tin và kiểm tra. Do đó, việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như thế nào. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết đươc hiệu quả kinh tế của đơn vị mình.
Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng còn rất thấp , chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán bị buông lỏng kéo dài.
Xuất phát từ những vần đề trên và thông qua một thời gian thực tập em xin chọn đề tài sau để đi sâu vào nghiên cứu và viết báo cáo:“Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Vật tư và dịch vụ kỹ thuật”
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Và Dịch Vụ Kỹ Thuật.
Phần III: Nhận xét, đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Và Dịch Vụ Kỹ Thuật
Mặc dù rất cố gắng nhưng thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự góp ý bổ sung của thầy cô và các chu trong công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ HÀ
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1) Khái niệm:
Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của DN, tiền gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của DN, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. Vốn bằng tiền được phản ánh ở tài khoản nhóm 11 gồm:
- Tiền tại quỹ.
- Tiền gửi Ngân hàng.
- Tiền đang chuyển.
2)Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền :
- Kế toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Việt Nam để ghi chép phản ánh vào sổ sách kế toán của đơn vị.
- Những nghiệp vụ thu, chi tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến ngoại tệ, vàng bạc, đá quý ... đều phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế cho ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi sổ kế toán.
3)Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền:
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có, tình hình biến động vốn bằng tiền của DN.
- Kế toán theo dõi hạch toán quản lý vốn bằng tiền ghi chép phản ánh từng loại hình thu, chi các loại vốn bằng tiền theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số liệu tài khoản các loại vốn bằng tiền.
- Giám sát, quản lý, bảo quản đảm bảo sự toàn các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
+ Trường hợp doanh nghiệp có mua ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
+ Khi mua ngoại tệ về nhập kho tiền mặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh ( như một lọa hàng hóa đặc biệt).
+Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại” (TK ngoài Bảng Cân Đối Kế Toán)
Đối vời vàng, bạc. kim khí quý, đá quý phản ảnh ở TK tiền mặt chi áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng kí kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Ở các doanh nghiệp có vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán chi trả được hạch toán như ngoại tệ.
II. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1)Kế toán tiền mặt
1.1- Các quy định về hạch toán tiền mặt Việt nam, ngoại tệ:
Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp gồm: Tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý do thủ quỹ bảo quản. Trong các doanh nghiệp bao giờ cũng phải có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ nhu cầu chi tiêu hàng ngày cho hoạt động của doanh nghiệp.
Việc quản lý quỹ tiền mặt giao cho thủ quỹ và phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp phải được bảo quản trong két, hòm sắt đủ điều kiện an toàn, chống mất cắp, mất trộm, chống mối xông.
- Các khoản tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá quý do các đơn vị khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các tài sản bằng tiền của doanh nghiệp. Riêng đối với vàng bạc, đá quý trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đếm số lượng, trọng lượng và giám định chất lượng, sau đó tiến hành niêm phong có xác nhận của người gửi và thủ kho, thủ quỹ của đơn vị.
- Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu chi, gìn giữ, bảo quản tiền mặt do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định và chịu trách nhiệm giữ quỹ, thủ quỹ không nhờ người làm thay mình. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và chứng từ gốc hợp lệ, thủ quỹ tiến hành thu hoặc chi tiền mặt. Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra quỹ, đảm bảo tiền mặt tồn quỹ phải phù hợp với số dư trên sổ quỹ.
- Mở sổ theo dõi ghi chép đầy đủ số tiền, nội dung, trình tự các khoản thu, chi tiền mặt kịp thời, cập nhật hàng ngày các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, rút tồn quỹ hàng ngày.
- Phải tôn trọng các quy định về quản lý thu chi tiền mặt của Nhà nước quy định. Mở số chi tiết và hướng dẫn thủ quỹ ghi chép thường xuyên liên tục mọi khoản thu, chi tiền mặt hàng ngày, cuối mỗi ngày thủ quỹ phải lập báo cáo, rút số tiền quỹ hàng ngày, đối chiếu với sổ kế toán theo dõi hạch toán quỹ tiền mặt, quá trình đối chiếu, nếu sổ của kế toán và sổ của thũ quỹ có chêch lệch thì phải có kiến nghị với lãnh đạo đơn vị, có biện pháp xử lý.
- Hàng tháng kế toán và lãnh đạo Công ty phải tổ chức kiểm kê quỹ lập biên bản, phát hiện thừa thiếu quỹ tiền mặt. Kiểm tra phát hiện việc sử dụng quỹ tiền mặt không đúng mục đích, ngăn ngừa lợi dụng quỹ tiền mặt của Công ty không đúng mục đích.
1.2- Chứng từ, sổ kế toán sử dụng:
Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt
- Phiếu thu Mẫu 01 – TT (BB)
- Phiếu chi Mẫu 02 – TT (BB)
- Bảng kê vàng bạc, đá quý Mẫu số 07 – TT (HD)
- Bảng kiểm kê quỹ Mẫu số 08a – TT, 08b – TT (HD)
Các chứng từ sau khi kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm:
- Sổ quỹ tiền mặt
- Các sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết tiền mặt
- Sổ cái kế toán
1.3- Trình tự hạch toán kế toán tiền mặt:
1.3.1- Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
a) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 111 “Tiền mặt” gồm 3 tài khoản cấp 2
Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam
Tài khoản 1112 – Ngoại tệ
Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
b) Nội dung:
Dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại DN bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, Vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
c) Kết cấu:
TK 111
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ.
- Số tiền mặt thừa ở quỹ khi kiểm kê
Chênh lệch tỷ giá tăng
do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
- SDCK: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện có cuối kỳ.
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ.
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ khi kiểm kê.
- Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
1.3.2- Phương pháp hạch toán tiền Việt Nam:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN QUỸ TIỀN MẶT (VNĐ)
Giải thích sơ đồ:
(1) Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt
(2) Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược, đầu tư ngắn hạn, dài hạn
(3) K/c lãi đầu tư tài chính
(4) K/c lỗ đầu tư
(5) Thu hồi các khoản nợ
(6) Vay ngắn hạn, dài hạn
(7) Nhận vốn góp KD bằng tiền mặt
(8) Doanh thu và thu nhập khác
(9) Thuế GTGT đầu ra
(10) Tiền mặt thừa phát hiện qua kiểm kê
(11) Gửi tiền mặt vào ngân hàng
(12) Mua nguyên liệu – vật liệu, hàng hóa, CCDC
(13) Thuế GTGT đầu vào
(14) Chi phí phát sinh bằng tiền mặt
(15) Mua TSCĐ bằng tiền mặt
(16) Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền mặt
(17) Tiền mặt phát hiện thiếu chưa xác định được nguyên nhân
1.4- Phương pháp kế toán thu chi ngoại tệ:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN MẶT - NGOẠI TỆ
Giải thích sơ đồ:
(1) Mua ngoại tệ bằng tiền mặt (tỷ giá thực tế hoặc BQLNH)
(2) Doanh thu, thu nhập tài chính, thu nhập khác bằng ngoại tệ (tỷ giá thực tế hoặc BQLNH)
(3) Thu nợ bằng ngoại tệ
(4) Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm
(5) Bán ngoại tệ
(6) Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ… bằng ngoại tệ
(7) Thanh toán nợ bằng ngoại tệ
(8) Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm
(9) K/c lãi ngoại tệ
(10) K/c lỗ ngoại tệ
(11) Tỷ giá ghi sổ ngoại tệ
(12) Tỷ giá thực tế hoặc BQLNH
2) Kế toán tiền gửi ngân hàng:
2.1- Các quy định về hạch toán tiền gửi ngân hàng:
TGNH là số tiền mà DN gửi tại các ngân hàng, Kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý…
Hạch toán TGNH cần chú ý các vấn đề sau:
- Tiền gửi vào ngân hàng hoặc rút bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
- Khi mua ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả.
- Căn cứ để hạch toán là giấy báo Nợ, giấy báo Có hay bảng kê sao ngân hàng kềm theo các chứng từ gốc ( ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, …)
- Khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có số liệu chênh lệch trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu trên những chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì đơn vị phải thông báo với ngân hàng để cùng đối chiếu xác minh và xử lý kịp thời.
- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi theo từng Ngân hàng để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
2.2- Chứng từ, sổ kế toán sử dụng:
Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản TGNH là giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kềm theo các chừng từ gốc như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…
2.3- Phương pháp kế toán TGNH:
2.3.1- Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
a) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” gồm 3 tài khoản cấp 2
Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam
Tài khoản 1122 – Ngoại tệ
Tài khoản 1123 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
b) Nội dung:
Dùng để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của TGNH (Kho bạc Nhà nước hay công ty tài chính).
c) Kết cấu:
TK 112
- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng
- Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
- Chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân (do số liệu trên giấy báo hoặc bảng sao kê ngân hàng) số liệu trên sổ sách kế toán
- Chênh lệch thiếu chưa lrõ nguyên nhân (do số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng nhỏ hơn số liệu trên sổ kế toán)
SDCK : Số tiền gửi tại ngân hàng kho bạc, Công ty tài chính.
2.3.2- Phương pháp hạch toán TGNH:
SƠ ĐỒ KẾ TOÂN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Giải thích sơ đồ:
(1) Gửi tiền mặt vào ngân hàng
(2) Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược, đầu tư ngắn hạn, dài hạn
(3) K/c lãi đầu tư
(4) K/c lỗ đầu tư
(5) Thu hồi các khoản nợ
(6) Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn
(7) Nhận vốn góp KD bằng TGNH
(8) Doanh thu và thu nhập khác
(9) Thuế GTGT đầu ra
(10) Rút TGNH về nhập quỹ
(11) Đầu tư tài chính, góp vốn liên doanh, ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn bằng TGNH
(12) Mua nguyên liệu – vật liệu, hàng hóa, CCDC
(13) Thuế GTGT đầu vào
(14) Mua TSCĐ bằng TGNH
(15) Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng TGNH
(16) Chi phí phát sinh bằng TGNH
3) Kế toán tiền đang chuyển
3.1- Các quy định về hạch toán tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của các doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng, kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển liên qua bưu điện nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng.
Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán tiền đang chuyển gồm : phiếu chi, giấy nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền.
3.2- Phương pháp kế toán:
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
Giải thích sơ đồ:
(1) Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng hoặc chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng.
(2) Thu nợ nộp thẳng vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
(3) Thu tiền nộp thẳng vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
(4) Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm.
(5) Nhận dược giấy báo Có của ngân hàng về số tiền đã gửi.
(6) Nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng về số tiền đã trả nợ.
(7) Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm.
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT.
A-ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ DICH VỤ KỸ THUẬT
I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ tiền thân là công ty điện máy cấp I Đà Nẵng được hình thành theo quyết định số 75/NT của Bộ nội thương ngày 17/09/1975 có nhiệm vụ nhận và phân phối sản phẩm công nghiệp. Công ty có rất nhiều chi nhánh và xưởng sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng là một trong những chi nhánh đó.
Ngày 06/06/1994 theo quyết định số 16 DMXNNM-TC nâng cấp xưởng sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng thành trung tâm vật tư hàng hóa và tiêu dùng tổng hợp, gọi tắt là Trung tâm kinh doanh vật tư tổng hợp.
Ngày 01/01/2006 theo quyết định số 3145/QĐ – BTM ngày 23/12/2005 của Bộ thương mại, chuyển đổi Trung tâm kinh doanh vật tư tổng hợp thành Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật.
Tên công ty : Công ty Cổ Phần vật tư và dịch vụ kỹ thuật
Tên giao dịch : Material and Technical Service Joint Stock Company
Tên viết tắt : MTC
Địa chỉ trụ sở chính : số 04 Trần Kế Xương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3823.879 – 3865.438 – 3822.756
Fax : 0511.3823.879
Mã số thuế : 0400542857
Số tài khoản : 67068339 – Ngân hàng Thương mại Á Châu Đà Nẵng.
102010000450034 – Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng.
Hình thức sở hữu vốn: Công ty Cổ phần
Vốn điều lệ : 2.500.000.000 VNĐ
Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm 2009, 2010
Các chỉ tiêu
Năm 2009 (Đồng)
Năm 2010
(Đồng)
Năm 2010 so với 2009
số tiền
tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
59.650.000.000
65.650.000.000
6.000.000.000
110,06
Tổng chi phí
59.251.750.000
65.190.450.000
5.938.700.000
110,03
Tổng lợi nhuận
398.250.000
459.550.000
61.300.000
128,70
Thu nhập bình quân
4.500.000
5.000.000
500.000
103,78
Thuế TNDN
99.562.500
114.887.500
15.325.000
122,94
II-CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật đóng trên địa bàn miền Trung thực hiện chức năng tư vấn và cung cấp vật tư, thiết bị cho các nhà máy thuộc khu vực miền Trung.
Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng điện máy, kim khí tiêu dùng các mặt hàng kinh doanh theo Điều lệ Công ty. Đây là đơn vị tổ chức trực tiếp kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, mức tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định.
Công ty có nhiệm vụ tổ vụ tổ chức thu mua và tiêu thụ các loại vật tư kim khí, vật tư xây dựng, các mặt hàng kim khí đa dụng. Để thực hiện mục đích và nội dung kinh doanh của mình, đơn vị đã tổ chức lực lượng hàng hóa phong phú, cơ cấu chủng loại có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước.
Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đúng quy định của Nhà nước đạt hiệu quả, đảm bảo tự chủ nền tài chính, chấp hành tôt chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước, các quy định của Bộ thương mại có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Khả năng cung cấp hàng hóa nhanh, giá cả theo chất lượng hàng hóa và dich vụ tốt nhất khi bán hàng, thanh toán linh hoạt.
III- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
1- Sơ đồ tổ chức của công ty:
Chú thích:
: Điều hành trực tiếp
: Điều hành gián tiếp
2-Chức năng và nhiệm vụ
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan tới phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn của Công ty, nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác.
Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, xem xét các báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ Công ty.
Ban Giám đốc:
- Giám đốc: Giám đốc điều hành là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc Giám đốc là các Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
- Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý điều hành một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực được Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Giám đốc và trước Pháp luật về lĩnh vực mình được phân công phụ trách.
Các phòng chuyên môn của Công ty: gồm 3 phòng:
- Phòng Thị trường
- Phòng Kinh Doanh
- Phòng Kế