Thanh toán tiền mặt hiện có xu hướng ngày càng giảm, cụ thể tỷ lệ tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán cụ thể qua các năm như sau: Năm 2004: 20,3%; 2005: 19%; 2006: 18%.
Triển khai chương trình xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán, tạo dựng khuôn khổ pháp lý giới hạn thanh toán bằng tiền mặt:
Với mục tiêu tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, góp phần hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước, triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng như Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
Sau khi Nghị định 161 được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày 07/3/2007 hướng dẫn Điều 4 và Điều 7 của Nghị định 161 về mức phí giao dịch tiền mặt mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền thu đối với các tổ chức, cá nhân và hạn mức thanh toán bằng tiền mặt đối với các tổ chức sử dụng vốn nhà nước. Trong năm 2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 33/2006/TT-BTC về quản lý thu chi tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước. Trên cơ sở Nghị định 161 và các thông tư nói trên, các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, các tổ chức sử dụng vốn nhà nước phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng có tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc kho bạc nhà nước. Các khoản chi bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước chỉ được thanh toán cho cá nhân (tiền lương, tiền công ), chi xây dựng cơ bản, chi trả nợ dân (như thanh toán trái phiếu, công trái bán lẻ ) .v.v. Các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước được phép thanh toán bằng tiền mặt với các khoản chi trả dưới 5 triệu đồng, còn các tổ chức sử dụng vốn nhà nước khi chi trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước chỉ được chi trả bằng tiền mặt với mức tiền từ 30 triệu đồng trở xuống.
4 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hạn chế dùng tiền mặt bằng cách phát triển các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẠN CHẾ DÙNG TIỀN MẶT BẰNG CÁCH PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
I. Tình hình thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế:
Thanh toán tiền mặt hiện có xu hướng ngày càng giảm, cụ thể tỷ lệ tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán cụ thể qua các năm như sau: Năm 2004: 20,3%; 2005: 19%; 2006: 18%.
Triển khai chương trình xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán, tạo dựng khuôn khổ pháp lý giới hạn thanh toán bằng tiền mặt:
Với mục tiêu tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế, góp phần hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước, triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng như Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
Sau khi Nghị định 161 được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày 07/3/2007 hướng dẫn Điều 4 và Điều 7 của Nghị định 161 về mức phí giao dịch tiền mặt mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền thu đối với các tổ chức, cá nhân và hạn mức thanh toán bằng tiền mặt đối với các tổ chức sử dụng vốn nhà nước. Trong năm 2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 33/2006/TT-BTC về quản lý thu chi tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước. Trên cơ sở Nghị định 161 và các thông tư nói trên, các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, các tổ chức sử dụng vốn nhà nước phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng có tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc kho bạc nhà nước. Các khoản chi bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước chỉ được thanh toán cho cá nhân (tiền lương, tiền công…), chi xây dựng cơ bản, chi trả nợ dân (như thanh toán trái phiếu, công trái bán lẻ…) .v.v. Các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước được phép thanh toán bằng tiền mặt với các khoản chi trả dưới 5 triệu đồng, còn các tổ chức sử dụng vốn nhà nước khi chi trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước chỉ được chi trả bằng tiền mặt với mức tiền từ 30 triệu đồng trở xuống.
Sự phát triển của các dịch vụ và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế:
- Dịch vụ thanh toán thông qua các thiết bị điện tử phát triển mạnh, thay thế dần cho các dịch vụ thanh toán dựa trên chứng từ. Dịch vụ thanh toán phát triển mạnh nhất hiện nay là thẻ ngân hàng. Số lượng thẻ trong lưu thông tiếp tục gia tăng với tốc độ 50% trong năm 2006, đưa số lượng thẻ được phát hành hiện nay lên 4,75 triệu thẻ. Bên cạnh các loại thẻ truyền thống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, một số loại thẻ hiện đại và sử dụng thuận tiện mới được phát triển trên thị trường, điển hình là các loại thẻ trả trước, hiện đang được phát hành trên cơ sở gắn kết với các dịch vụ liên lạc viễn thông.
- Dịch vụ tài khoản cá nhân gia tăng nhanh chóng. Hiện số lượng tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng lên tới hơn 5 triệu, số dư bình quân hàng tháng của mỗi tài khoản là 6,781 triệu đồng. Số lượng tài khoản cá nhân mở tại Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện là 489 nghìn tài khoản. Dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng được phát triển mạnh mẽ, bên cạnh việc rút tiền mặt, thẻ được sử dụng đặc biệt thuận tiện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường đại học… nhằm phục vụ cho việc chuyển tiền, phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản. Một số chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại và các cơ quan trên địa bàn để đẩy nhanh việc thanh toán tiền lương, lương hưu và phúc lợi xã hội qua tài khoản. Điển hình là thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã triển khai thành công công tác này và thu được những kết quả khả quan. Thành phố Hà Nội cũng bắt đầu triển khai thí điểm trả lương hưu qua ATM tại một số quận nội thành.
II. Tình hình triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020:
Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Đề án bao gồm 15 đề án thành phần thuộc 6 nhóm Đề án lớn. Cụ thể là:
1. Đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010);
2. Nhóm đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, bao gồm các đề án thành phần:
a) Quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);
b) Trả lương qua tài khoản (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản trong năm 2007, thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);
c) Chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010).
3. Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);
4. Nhóm đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư, bao gồm các Đề án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):
a) Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập;
b) Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
5. Nhóm đề án phát triển các hệ thống thanh toán, bao gồm các đề án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):
a) Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng;
b) Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ;
c) Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất;
d) Kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
6. Đề án hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm các đề án thành phần:
a) Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);
b) Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);
c) Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);
d) Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2008).
Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, cụ thể như sau:
1. Về đề án thành phần liên quan đến kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán: do thị trường chứng khoán hiện nay phát triển với tốc độ rất nhanh và nóng, vì vậy yêu cầu cho việc thanh toán tiền chứng khoán tại Ngân hàng Nhà nước thay vì tại ngân hàng chỉ định thanh toán (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN) là rất cấp bách. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính (Ủy ban chứng khoán) đã làm việc cụ thể về đề án thành phần này và đã thống nhất thành lập Nhóm công tác liên bộ (NHNN và UBCK) để xây dựng Đề án thanh toán tiền chứng khoán.
2. Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế: hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang gấp rút hoàn thiện và làm các thủ tục cần thiết để ban hành Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ thanh toán thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 nhằm tạo khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thẻ thanh toán phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành công nghiệp thẻ và định hướng của Ngân hàng Nhà nước về thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Về việc hình thành trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất kết nối các liên minh thẻ hiện hành: Ngân hàng Nhà nước đã tích cực làm việc với 04 liên minh thẻ hiện có để có phương án kết nối các hệ thống chuyển mạch thẻ của các ngân hàng trong thời gian sớm nhất. Sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì cuộc họp với 04 liên minh thẻ hiện tại để thống nhất việc kết nối các hệ thống chuyển mạch thẻ của từng liên minh thẻ, tăng cường khả năng cùng hoạt động của các hệ thống, mang lại nhiều tiện ích và sự tiện lợi cho người sử dụng.
4. Về chi trả lương, lương hưu và phúc lợi xã hội qua thẻ ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước đã tích cực phối hợp với các NHTM và các cơ quan liên quan để đẩy nhanh việc thanh toán tiền lương, lương hưu và phúc lợi xã hội qua thẻ ngân hàng. Hiện nay, TPHCM và Hải Phòng là hai thành phố triển khai thành công công tác này. Trong quý II/2007, TP Hà Nội cũng bắt đầu triển khai thí điểm việc trả lương hưu qua thẻ ngân hàng ở một số quận nội thành.
5. Về hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước hiện nay đang triển khai mở rộng và nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) trong khuôn khổ dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Dự án IBPS giai đoạn 2 sẽ tập trung vào việc mở rộng phạm vi hoạt động và những vấn đề liên quan đến phần mềm hệ thống, tích hợp hệ thống. Cụ thể là hệ thống thanh toán liên ngân hàng sẽ có giao diện và tích hợp được với Trung tâm lưu ký chứng khoán (phục vụ đề án thành phần về thanh toán tiền chứng khoán), Trung tâm thanh toán bù trừ tự động (phục vụ các giao dịch bán lẻ) sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới .v.v.
6. Các nội dung khác của Đề án vẫn đang tiếp tục được triển khai theo lộ trình đã được phê duyệt.
* Một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Đề án:
- Ở Việt Nam, hệ thống bán lẻ mới phát triển, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới đang được hình thành;
- Thói quen, tập quán ưa thích chi tiêu bằng tiền mặt của người dân;
- Thu nhập của công chúng còn thấp;
- Sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dẫn tới khả năng hợp tác rất thấp trong việc kết nối các hệ thống chuyển mạch thẻ nhằm tạo ra một hạ tầng cơ sở mạng lưới chia sẻ chung. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần thể hiện thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước để mang lại lợi ích chung cho xã hội khi yêu cầu các tổ chức này hợp tác với nhau để các hệ thống chuyển mạch thẻ cùng hoạt động với nhau;
- Hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn nhiều hạn chế (tốc độ đường truyền, hệ thống an ninh mạng...), do đó cũng gây nhiều khó khăn trong việc mở rộng và phát triển các hệ thống thanh toán;
- Công tác bảo mật và an toàn mạng truyền thông còn chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức;
- Việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi ứng dụng công nghệ tin học rất cao, tuy nhiên số lượng lao động về lĩnh vực này còn hạn chế v.v.