Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của châu Âu

Từkhi Luật Cạnh tranh có hiệu lực ngày 01/7/2005 đến nay, ởViệt Nam mới chỉ có một sốvụ điều tra và xửlý hạn chếcạnh tranh. Sốliệu này chưa chứng tỏrằng môi trường cạnh tranh tại Việt Nam là hiệu quảvà lành mạnh. Một điều rất rõ ràng là dù Luật Cạnh tranh đã có hiệu lực được 4 năm nhưng nhận thức và hiểu biết vềLuật Cạnh tranh vẫn chỉgiới hạn trong một sốít người mà chưa lan tỏa đến từng doanh nghiệp trong điều kiện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không chỉphải mởrộng hoạt động kinh doanh trên thịtrường nội địa mà còn cảtrên thịtrường quốc tế. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng trởnên phẳng, pháp luật cạnh tranh đã trởthành một công cụquan trọng bổsung cho pháp luật thương mại trong việc điều tiết các hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách khác, các lợi ích mà hệthống thương mại đa phương, các thỏa thuận thương mại tựdo đem lại sẽdễdàng bịtriệt tiêu nếu các hành vi hạn chếcạnh tranh được phép tồn tại. Điều này lý giải một thực tếlà cho dù Tổchức Thương mại Thếgiới (WTO) chưa có một hiệp định vềcạnh tranh đa phương nhưng hầu hết các quốc gia thành viên của WTO đều có Luật Cạnh tranh.

pdf63 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH MỘT SỐ VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH CỦA CHÂU ÂU 1 LỜI GIỚI THIỆU Từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực ngày 01/7/2005 đến nay, ở Việt Nam mới chỉ có một số vụ điều tra và xử lý hạn chế cạnh tranh. Số liệu này chưa chứng tỏ rằng môi trường cạnh tranh tại Việt Nam là hiệu quả và lành mạnh. Một điều rất rõ ràng là dù Luật Cạnh tranh đã có hiệu lực được 4 năm nhưng nhận thức và hiểu biết về Luật Cạnh tranh vẫn chỉ giới hạn trong một số ít người mà chưa lan tỏa đến từng doanh nghiệp trong điều kiện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa mà còn cả trên thị trường quốc tế. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phẳng, pháp luật cạnh tranh đã trở thành một công cụ quan trọng bổ sung cho pháp luật thương mại trong việc điều tiết các hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách khác, các lợi ích mà hệ thống thương mại đa phương, các thỏa thuận thương mại tự do đem lại sẽ dễ dàng bị triệt tiêu nếu các hành vi hạn chế cạnh tranh được phép tồn tại. Điều này lý giải một thực tế là cho dù Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chưa có một hiệp định về cạnh tranh đa phương nhưng hầu hết các quốc gia thành viên của WTO đều có Luật Cạnh tranh. Để góp phần cảnh báo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi luôn khuyến khích các nỗ lực phổ biến pháp luật cạnh tranh từ các khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Cuốn sổ tay này cũng là một nỗ lực như vậy. Nội dung của cuốn sổ tay sẽ cung cấp một cách giải thích về pháp luật cạnh tranh ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn sinh động và dễ hiểu thông qua các ví dụ minh họa là các vụ việc cạnh tranh cụ thể. Mặc dù đối tượng chủ yếu được hưởng lợi sẽ là cộng đồng doanh nghiệp nhưng với những nội dung hiện tại, đây cũng có thể được coi là cuốn sổ tay cho những luật sư đã và đang nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh hay những học giả, cán bộ giảng dạy có quan tâm. Hà Nội, tháng 10 năm 2009 PGS.TS. Lê Danh Vĩnh Thứ trưởng Bộ Công Thương Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh 2 LỜI MỞ ĐẦU Việc xuất bản cuốn sổ tay "Hành vi hạn chế cạnh tranh: Một số vụ việc điển hình của châu Âu" nằm trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (EU - Việt Nam MUTRAP III). Mục đích của Dự án là tăng cường năng lực của Bộ Công Thương (BCT) trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế và thương mại của Việt Nam, trong đó có hợp phần 5 mang tên "Tăng cường năng lực của các bên liên quan đến chính sách cạnh tranh nhằm bảo đảm một sân chơi bình đẳng và công bằng cho mọi doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc thực thi Luật Cạnh tranh". Mục tiêu của cuốn sổ tay này là phân tích các vụ việc cụ thể để chỉ ra tác hại của hành vi hạn chế cạnh tranh cũng như lợi ích của việc thực hiện thành công chính sách cạnh tranh phù hợp. Sau khi trao đổi với một số tổ chức, cá nhân liên quan như Hội đồng Cạnh tranh (VCC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS), một số thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao, đại diện của Bộ Tư pháp… các chuyên gia thống nhất sử dụng án lệ của Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên EU làm ví dụ minh họa. Tham chiếu đến nguồn án lệ của EU tập trung vào các hành vi hạn chế cạnh tranh cơ bản, không đề cập đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.1 Án lệ EU rất phù hợp để làm ví dụ minh họa cho Việt Nam vì nền kinh tế của các nước thành viên EU – đặc biệt là các nước Đông Âu – có tình trạng phổ biến là sự hiện diện mạnh mẽ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Cuốn sổ tay này được chia thành ba chương. Chương I giới thiệu về pháp luật cạnh tranh, nêu ngắn gọn học thuyết kinh tế cơ sở của pháp luật cạnh tranh, xác định và nghiên cứu các nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thông thường, mô tả, về nguyên tắc, các lợi ích trong việc thực hiện đúng các nguyên tắc cạnh tranh, được công nhận bởi các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Ngoài ra, các chuyên gia đưa ra nhận định tổng quát về pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, gồm cả pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Chương II xem xét các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Những thỏa thuận này thông thường được xác định là các thỏa thuận giữa các chủ thể cạnh tranh trực tiếp (các thỏa thuận ngang) tác động tiêu cực đến cạnh tranh như là các cartel và các hành vi gian lận thầu (bid- rigging). Ngoài ra, các chuyên gia cũng dẫn chiếu ngắn đến các thỏa thuận dọc, tác động tiêu cực đến cạnh tranh.2 Cuối cùng, Chương III xem xét các hành vi tập trung kinh tế 1 Khác với pháp luật cạnh tranh của EU, pháp luật cạnh tranh Việt Nam cấm (i) các hành vi hạn chế cạnh tranh và (ii) các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các qui định pháp luật điều chỉnh hai loại hành vi này có những đặc điểm rất khác nhau. Các quy định pháp luật cấm hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích bảo vệ cạnh tranh bằng cách loại bỏ các sai phạm trên thị trường. Trong khi đó, các quy định cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu điều chỉnh các quan hệ giữa một số ít các tổ chức kinh doanh. Các hành vi này chỉ gây hại đến một số tổ chức kinh doanh có liên quan mà không ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Cuốn sổ tay này sẽ chỉ xem xét các vấn đề liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. 2 Thuật ngữ “các thỏa thuận dọc” đề cập đến các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế (các doanh nghiệp này không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau), ví dụ như nhà cung cấp và bên mua sản phẩm. Trong một số trường hợp những thỏa thuận như 3 hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.3 Chương này đề cập ngắn gọn đến phương pháp thường được áp dụng bởi các cơ quan quản lý cạnh tranh để xác định vị trí thống lĩnh thị trường và các trường hợp có sử dụng hoặc có khả năng sử dụng vị trí thống lĩnh bất hợp pháp. Chương này cũng đưa ra một số vụ việc về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoặc được nhà nước trao cho một số quyền đặc biệt. Trước khi trao đổi về các chủ đề này cần lưu ý ba điểm quan trọng. Trước hết, pháp luật cạnh tranh là pháp luật kinh tế và do đó kiến thức về kinh tế là yêu cầu bắt buộc để nắm bắt được chủ đề này. Chương I giải thích học thuyết cơ sở của cạnh tranh hoàn hảo, nhưng còn rất nhiều điểm cần tìm hiểu trong nội dung này.4 Thứ hai, pháp luật cạnh tranh sử dụng rất nhiều thuật ngữ cụ thể có cùng nghĩa với các khái niệm pháp lý và kinh tế đã được xây dựng, ví dụ, “cartel”, “quyền lực thị trường”, “các rào cản gia nhập thị trường”, v.v. Các chuyên gia đã giải thích ngắn gọn một số khái niệm chính trong cuốn sổ tay này, những khái niệm đó đã được gạch chân để bạn đọc lưu ý. Tuy nhiên, để có thêm thông tin chi tiết, đề nghị tham khảo thêm Bảng chú giải các thuật ngữ được sử dụng trong chính sách cạnh tranh của EU.5 Lưu ý cuối cùng là để một quyết định có giá trị như tiền lệ pháp lý phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đưa ra các bằng chứng tương tự. Do đó, pháp luật về cạnh tranh nên được thực thi theo hướng, đặc biệt với luật sư và thẩm phán, tiếp cận tùy theo từng vụ việc cụ thể và việc tham chiếu đến các tiền lệ không phải là vấn đề nguyên tắc mà cần phải xem xét các tình tiết của các vụ việc có tương tự hay không. Cuốn sổ tay này hướng tới đối tượng là những người liên quan trực tiếp đến hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam cũng như các cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp khác. Những đối tượng này bao gồm cán bộ của các cơ quan cạnh tranh, các cơ quan hành pháp khác của Việt Nam (trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, vận tải, bưu chính, bảo hiểm và ngân hàng…), thẩm phán, luật sư, nhà nghiên cứu và các tổ chức, cá nhân kinh doanh… vậy tác động tiêu cực đến cạnh tranh, ví dụ khi nhà cung cấp ấn định giá bán lại của bên mua nhằm hạn chế khả năng bên mua giảm giá bán cho khách hàng của bên mua (ấn định giá bán lại). 3 Thuật ngữ “tập trung kinh tế” đề cập đến các thoả thuận tài chính theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập quyết định kết hợp sức mạnh kinh tế của họ lại vào cùng một tổ chức duy nhất thông qua phương thức mua lại, sáp nhập hoặc liên doanh. Thuật ngữ “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” để chỉ hành vi của một doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường (thống lĩnh đơn nhất) và quyết định “lạm dụng” khả năng khống chế thị trường đối với khách hàng của mình hoặc các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành vi lạm dụng được thực hiện bởi một vài doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh thị trường nếu đứng riêng rẽ, nhưng thông qua các hoạt động hợp tác, các doanh nghiệp này có được vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng khả năng khống chế thị trường của mình làm ảnh hưởng đến chi phí của khách hàng và đối thủ cạnh tranh (thống lĩnh nhóm – collective dominance). 4 Để có thêm thông tin chi tiết, đề nghị xem Chính sách Chống Độc quyền và Tổ chức Công nghiệp của Asch (Wiley bản sửa đổi, 1983), Chương 1: Hoạt động Kinh tế và Cấu trúc Thị trường Công nghiệp của Scherer và Ross (Houghton Mifflin, bản sửa đổi lần thứ 3, 1990), Chương 1 và 2: Các Nguyên tắc của Nền Kinh tế của Lipsey và Chrystal (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, bản sửa đổi lần thứ 9, 1999), Chương 9: Nền Kinh tế Cạnh tranh của Peeperkorn và Metha, Chương 1 trong Luật EC về Cạnh tranh của Faull và Nikpay (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, 1999). 5 Xem ec.europa.eu/competition/publications/glossary. 4 Cuối cùng, dự án hy vọng rằng cuốn sổ tay này sẽ mang lại những nội dung bổ ích, đóng góp vào việc nâng cao nhận thức tại Việt Nam về pháp luật cạnh tranh và các hành vi hạn chế cạnh tranh. Thay mặt Ban Đặc trách Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III, Giám đốc Tư vấn trưởng EU Nguyễn Thị Hoàng Thúy Claudio Dordi 5 Biên soạn: 1. Ông Hubert Alphonse Claude Marie Grandval, Chuyên gia giải quyết vụ việc, Hội đồng Cạnh tranh Pháp, Chuyên gia tư vấn Dự án EU – Việt Nam MUTRAP III 2. Ông Andrea Filippo Gagliardi, Luật sự điều hành, Công ty Luật Antitrust International Srl, Chuyên gia tư vấn Dự án EU – Việt Nam MUTRAP III 3. Ông Hoàng Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương, Thành viên Hội đồng Cạnh tranh, Chuyên gia tư vấn Dự án EU – Việt Nam MUTRAP III 4. Bà Diệp Hoài Nam, Luật sư, Công ty Luật YKVN, Chuyên gia tư vấn Dự án EU – Việt Nam MUTRAP III Hiệu đính: 1. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Chuyên gia tư vấn Dự án EU – Việt Nam MUTRAP III 2. Ông Trần Hữu Huỳnh, Luật sư, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 3. Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương 4. Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Giám đốc Dự án EU – Việt Nam MUTRAP III 6 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Pháp luật cạnh tranh có thể được định nghĩa là khung pháp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường, được cạnh tranh một cách tự do, công bằng và mạnh mẽ. Cơ sở của pháp luật cạnh tranh dựa trên mô hình kinh tế thuần túy được biết đến như là học thuyết về cạnh tranh hoàn hảo. Nội dung của học thuyết này là nếu các doanh nghiệp được phép cạnh tranh lẫn nhau để giành khách hàng và thị trường mới, mà không vi phạm bất kỳ qui định pháp lý nào, việc cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn với giá thành thấp hơn.6 Kết quả là,chỉ có những doanh nghiệp hiệu quả nhất có thể tồn tại trong khi các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ bị phá sản. Lợi ích lớn nhất của cạnh tranh là người tiêu dùng phải trả ít tiền hơn cho các sản phẩm tốt hơn (lợi ích của khách hàng). Đối lập với cạnh tranh hoàn hảo là khi thị trường bị tập trung và nằm trong tầm kiểm soát của một doanh nghiệp, có thể là một nhà cung cấp sản phẩm (độc quyền bán) hoặc một người mua sản phẩm (độc quyền mua). Do khách hàng của doanh nghiệp độc quyền không có lựa chọn khác nên doanh nghiệp không cần phải đưa ra các mức giá ưu đãi hoặc cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt hơn. Vấn đề tương tự phát sinh, tuy ở mức độ thấp hơn, khi thị trường nằm trong tay của một số ít các doanh nghiệp (độc quyền nhóm bán), do các doanh nghiệp này thấy rằng họ có thể đạt được lợi nhuận cao hơn nếu áp dụng các chiến lược thương mại chung với các đối thủ của mình (hành vi định giá tương đồng), thiết lập cùng mức giá các sản phẩm thay vì tham gia vào cuộc chiến về giá.7 Như đã trình bày, chúng ta phải công nhận rằng các trao đổi nêu trên liên quan đến một mô hình kinh tế đơn giản.8 Trong thực tế, pháp luật cạnh tranh có thể được áp dụng cho các thị trường với cấu trúc nằm ở vị trí trung gian giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền.9 Hơn nữa, hoàn toàn tự nhiên nếu một thị trường có cấu trúc độc quyền (độc quyền thực tế)10 và có một số trường hợp khi độc quyền bán/độc quyền mua hình thành 6 Trong cuốn sổ tay này, thuật ngữ “sản phẩm” được sử dụng bao gồm cả “dịch vụ”. 7 Ví dụ, đây là hành vi thường thấy của các doanh nghiệp cung cấp xăng và gas. 8 Học thuyết về cạnh tranh hoàn hảo giả định rằng không thể buộc bất kỳ chủ thể nào tốt hơn lên mà không làm cho một số chủ thể khác yếu kém đi. Học thuyết này chỉ ra rằng chi phí sản xuất luôn ở mức thấp nhất có thể (hiệu quả sản xuất) và giá sẽ không bao giờ vượt quá chi phí biên (nghĩa là, chi phí tạo thêm một đơn vị sản phẩm; hiệu quả phân bổ). Ngoài ra, học thuyết này cũng chỉ ra rằng các sản phẩm luôn luôn tương đồng, và người tiêu dùng luôn được thông báo về giá của các sản phẩm và bất kỳ doanh nghiệp nào đều có thể tự do gia nhập và rời khỏi thị trường mà không phải gánh chịu bất kỳ chi phí phát sinh nào. Cuối cùng, học thuyết về cạnh tranh hoàn hảo không xét đến các chi phí phát sinh từ “các yếu tố ngoại hưởng” như ảnh hưởng của sản phẩm đối với môi trường hoặc sức khỏe của cộng đồng. 9 Trong thực tế, các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ cố gắng tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của mình nhiều nhất có thể để ngăn khách hàng chuyển sang các đối thủ cạnh tranh. Do đó, các sản phẩm khá phân biệt. Bên cạnh việc cạnh tranh về giá cả và chi phí, các doanh nghiệp sẽ cố gắng thiết lập các rào cản gia nhập thị trường thông qua việc đầu tư vào công nghệ (sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại) hoặc quảng cáo. Cuối cùng, các doanh nghiệp muốn rời khỏi thị trường thường phải chịu những chi phí “ngầm” (đó là các chi phí không thể thu hồi, ví dụ, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đặc thù). 10 Ví dụ, đối với thị trường cung cấp hạ tầng viễn thông và mạng lưới truyền tải điện hoặc dịch vụ vận tải cảng hoặc đường sắt, thông thường là những tài sản của duy nhất một doanh nghiệp. 7 qua quá trình cạnh tranh “dựa trên năng lực”11 hoặc để đáp ứng các lợi ích công cộng được trao cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc do pháp luật quy định (độc quyền theo pháp luật).12 Mặc dù vậy, một trong các mục tiêu quan trọng nhất của pháp luật cạnh tranh là bảo đảm khách hàng có đủ khả năng để lựa chọn trên thị trường mà không bị lệ thuộc vào sự lạm dụng quyền lực thị trường (khả năng khống chế thị trường) của một hoặc một số ít doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu của mình, pháp luật cạnh tranh xem xét ba nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, được thảo luận chi tiết tại Chương II (Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh) và Chương III (Tập trung kinh tế và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường): - Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: là các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cạnh tranh nhằm ấn định giá hoặc sản lượng hoặc phân chia thị phần, khách hàng – thường được biết đến dưới tên gọi cartel – hoặc các thỏa thuận theo đó các bên tham gia đấu thầu ấn định giá bỏ thầu hoặc thỏa thuận trước doanh nghiệp sẽ thắng thầu – thường được biết đến dưới dạng đấu thầu thông đồng. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng bao gồm cả các thỏa thuận dọc có tác động tiêu cực đến cạnh tranh như thỏa thuận ấn định giá bán lại một sản phẩm nhằm ngăn cản nhà phân phối cung cấp các ưu đãi cho các khách hàng. - Tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh: là các thoả thuận tài chính theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập quyết định kết hợp sức mạnh kinh tế của họ với nhau thành một tổ chức duy nhất thông qua phương thức mua lại, sáp nhập hoặc liên doanh làm ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc của thị trường, hay để tạo lập, củng cố vị trí thống lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.13 - Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: là các hành vi thương mại được thực hiện bởi các doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường có thể tác động tiêu cực đến cạnh tranh như phân biệt đối xử giá với khách hàng14 cũng như loại bỏ doanh nghiệp đối thủ ra khỏi thị trường bằng các giao dịch độc quyền15 với khách hàng của mình, ưu đãi đối 11 Thuật ngữ “cạnh tranh dựa trên năng lực” đề cập đến những trường hợp khi mà các doanh nghiệp đạt được những kết quả tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh là do họ có hoạt động quản lý, công nghệ, kỹ thuật, mô hình điều hành kinh doanh tốt hơn. Pháp luật cạnh tranh khuyến khích cạnh tranh dựa trên năng lực ngay cả khi nó dẫn đến sự độc quyền trên thị trường. Ví dụ, trường hợp hệ điều hành Microsoft Windows, được bảo vệ bởi bản quyền, hoặc nước giải khát Coca-Cola, được bảo đảm bởi bí mật thương mại thành công nhất thế giới (công thức mang lại cho Coca-Cola mùi vị đặc biệt). 12 Ví dụ, trong trường hợp việc tồn tại duy nhất một doanh nghiệp cung cấp/mua sản phẩm liên quan là cần thiết để bảo vệ lợi ích công cộng như trong trường hợp độc quyền bán theo pháp luật trong việc cung cấp dịch vụ bưu chính hoặc trường hợp cơ quan có thẩm quyền về y tế của một nước được trao toàn quyền mua dược phẩm. 13 Như giải thích chi tiết tại Chương III, những trường hợp này có thể liên quan đến tập trung kinh tế hình thành doanh nghiệp độc quyền bán hoặc nhóm hai doanh nghiệp độc quyền bán. 14 Phân biệt đối xử giá diễn ra khi một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh xác định giá cho các khách hàng với các mức khác nhau trong các giao dịch tương tự, làm cho khách hàng rơi vào tình thế phải cạnh tranh bất lợi với các đối thủ của mình. 15 Các thỏa thuận độc quyền là các thỏa thuận khi một nhà cung cấp hoặc một bên mua không được phép mua bán các sản phẩm cạnh tranh. Trong các trường hợp này, thỏa thuận sẽ loại trừ cạnh tranh từ các nhà cung cấp hoặc bên mua khác mong muốn tham gia mua bán các sản phẩm là đối tượng của thỏa thuận độc quyền. 8 tượng16, bán kèm17, bán giá cướp đoạt18 hoặc từ chối cho tiếp cận các sản phẩm thiết yếu. Những hành vi này cũng bao gồm các hành vi lạm dụng được thực hiện bởi các doanh nghiệp độc quyền nhà nước hoặc các doanh nghiệp được nhà nước trao cho một số quyền đặc biệt. Pháp luật cạnh tranh bổ sung cho nền kinh tế thị trường tự do hóa. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải được tự do cạnh tranh dựa trên năng lực, loại bỏ các tổ chức độc quyền (khi chúng không cần thiết) và các cartel. Hơn nữa, pháp luật canh tranh bổ sung cho pháp luật thương mại trong bối cảnh lợi ích từ các quy định tự do thương mại – loại trừ các rào cản thương mại như phân biệt đối xử về thuế, thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và xuất khẩu v.v. – có thể bị triệt tiêu một cách dễ dàng nếu các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân được phép thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh tương tự với các hành vi hạn chế cạnh tranh nêu trên. Điều này giải thích tại sao pháp luật cạnh tranh hiện diện tại tất cả các nước chấp nhận các cam kết tự do thương mại, ví dụ như các nước thành viên WTO. Những nước này bao gồm cả Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, cũng như các đối tác quan trọng trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, Lào cũng đã ban hành Luật Cạnh tranh vào năm 2004, nhưng đế
Luận văn liên quan