Chi phí là dòng phí tổn thực tếgắn liền với hoạt động hằng ngày khi tổ
chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định, chi phí cũng có thểlà dòng phí tổn ước
tính đểthực hiện dựán, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ
hội kinh doanh.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống chi phí và quản trị chi phí theo quy mô hoạt động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
HỆ THỐNG CHI PHÍ VÀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
THEO QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Giảng viên hướng dẫn Học viên thực hiện:
TS. BÙI VĂN TRỊNH 141003 – Lý Ngọc Bích
141010 – Trần Thị Mỹ Duyên – Thư ký
141025 – Võ Thị Kim Hằng
141026 – Nguyễn Trung Hiếu
141031 – Phạm Quốc Hoàng
141038 – Ngô Nguyễn Chí Kiên – Nhóm trưởng
141039 – Nguyễn Thị Phương Linh – Nhóm phó
141040 – Phan Thị Cẩm Lụa
141047 – Lê Mỹ Nguyên
Cần Thơ – 2010
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề kế toán quản trị i
MỤC LỤC
Chương 1: KHÁI NIỆM CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ ............................ 1
1.1 KHÁI NIỆM ............................................................................................... 1
1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ ............................................................................... 1
1.2.1 Phân loại chi phí trong quá trình sản xuất ........................................ 1
1.2.2 Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động 3
1.2.3 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định ............................ 3
Chương 2: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG CHI PHÍ THEO QUY MÔ HOẠT ĐỘNG 5
2.1 PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VÀ MỨC ĐỘ HOẠT
ĐỘNG ................................................................................................................... 5
2.1.1 Chi phí khả biến ............................................................................... 5
2.1.2 Chi phí bất biến ................................................................................ 7
2.1.3 Chi phí hỗn hợp .............................................................................. 10
2.2 SỰ THAY ĐỔI CỦA CHI PHÍ KHẢ BIẾN VÀ BẤT BIẾN TRONG
PHẠM VI PHÙ HỢP ........................................................................................... 11
2.2.1 Sự thay đổi của chi phí khả biến .................................................... 12
2.2.2 Sự thay đổi của chi phí bất biến ..................................................... 13
2.2.3 Phạm vị phù hợp ............................................................................. 14
2.3 QUẢN TRỊ DỰA TRÊN MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG ................................ 16
2.3.1 Quản trị chi phí dựa trên phương pháp cực đại – cực tiểu ............. 16
2.3.2 Quản trị chi phí dựa trên phương pháp đồ thị ................................ 17
2.3.3 Quản trị chi phí dựa trên phương pháp bình phương bé nhất ........ 18
2.4 ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHI PHÍ CHO DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 23
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 1
Chương 1
KHÁI NIỆM CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
1.1 KHÁI NIỆM
Chi phí là dòng phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động hằng ngày khi tổ
chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định, chi phí cũng có thể là dòng phí tổn ước
tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ
hội kinh doanh.
1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ
1.2.1 Phân loại chi phí trong quá trình sản xuất
1.2.1.1 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
trong một thời kỳ nhất định. [5, trang 26]
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật
liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ sợi,…Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. [5, trang
26]
- Chi phí nhân công trực tiếp
Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao
động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ được hao
phí trực tiếp cho sản phẩm do họ sản xuất ra.[5, trang 26]
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương chính, lương phụ, các khoản
trích theo lương và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất
- Chi phi sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí liên quan đến việc quản lý
sản xuất và phục vụ sản xuất tại phân xưởng.[5, trang 27]
Trong ba loại chi phí kể trên thì sự kết hợp giữa:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi
là chi phí ban đầu.
- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí
chuyển đổi.
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 2
Sơ đồ 1: Sơ đồ chi phí sản xuất
1.2.1.2 Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất là những loại chi phí phát sinh ngoài quá trình sản
xuất liên quan đến việc quản lý chung toàn doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, chi phí ngoài sản xuất được chia thành hai loại như sau:[5, trang 28]
- Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh cần thiết để bảo đảm cho
việc thực hiện các đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách hàng, bao gồm các
khoản chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí bao bì, chi phí
lương nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố
định và những chi phí liên quan đến khâu dự trữ thành phẩm. Loại chi phí này
xuất hiện ở tất cả các loại hình doanh nghiệp như sản xuất, thương mại, dịch
vụ.[5, trang 28]
- Chi phí quản lý doanh ngiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho
việc tổ chức và quản lý chung trong toàn bộ doanh nghiệp. Đó là những chi phi
như chi phí nguyên vật liệu, công cụ đồ dùng quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố
định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện,
nước,...[5, trang 28]
Chi phí sản xuất
(Chi phí sản phẩm)
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực
tiếp
Chi phi sản xuất
chung
Chi phí ban đầu Chi phí chuyển đổi
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 3
Sơ đồ 2: Sơ đồ chi phí ngoài sản xuất
1.2.2 Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động
1.2.2.1 Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là toàn bộ những chi phí liên quan đến việc sản xuất
hoặc mua các sản phẩm. [5, trang 28]
1.2.2.2 Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính
hết thành phí tổn trong thời kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn
vị. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí thời kỳ. [5,
trang 39]
1.2.3 Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
1.2.3.1 Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí khi phát sinh được tính trực tiếp vào
các đối tượng sử dụng như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, nó được tính thẳng vào đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm….[5, trang 30]
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí khi phát sinh không thể tính trực tiếp
vào các đối tượng sử dụng, mà phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù
hợp.[5, trang 30]
1.2.3.2 Chi phí chênh lệch
Chi phí chênh lệch là chi phí có trong phương án này nhưng lại không có
hoặc chỉ có một phần trong phương án khác. Chi phí chênh lệch là căn cứ giúp
cho nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh.[5, trang 30]
Chi phí ngoài sản xuất
(Chi phí thời kỳ)
Chi phí bán hàng Chi phí quản lý
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 4
1.2.3.3 Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được đối với một cấp quản lý là những chi phí mà nhà
quản trị cấp đó được quyền ra quyết định. Những chi phí mà nhà quản trị cấp đó
không được quyền ra quyết định thì gọi là chi phí không kiểm soát được.[5, trang
31]
1.2.3.4 Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án
này thay vì chọn phương án khác.[5, trang 31]
1.2.3.5 Chi phí chìm (lặn)
Chi phí chìm là những chi phí đã chi ra trong quá khứ và nó không thể
tránh được dù lựa chọn bất kỳ phương án nào, ví dụ như những khoản chi phí đã
được đầu tư để mua sắm tài sản cố định.[5, trang 31]
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 5
Chương 2
QUẢN TRỊ HỆ THỐNG CHI PHÍ THEO QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
2.1 PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI MỨC ĐỘ HOẠT
ĐỘNG
Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia
thành:
- Chi phí khả biến
- Chi phí bất biến
- Chi phí hỗn hợp.
2.1.1 Chi phí khả biến
Chi phí khả biến (biến phí) là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự
thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động có thể là số lượng
sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy hoạt động, doanh thu
bán hàng thực hiện…Nhưng khi xét trên một đơn vị mức độ hoạt động, biến phí
là một hằng số.[6, trang 52]
Trong một doanh nghiệp, biến phí tồn tại khá phổ biến như: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp – trả lương khoán theo sản
phẩm, chi phí dầu nhớt cho máy sản xuất, chi phí nhân công gián tiếp – trả lương
khoán theo sản phẩm gián tiếp, chi phí nhân viên bán hàng – trả lương khoán
theo doanh thu.
Tổng biến phí
Y=aX
Biến phí đơn vị
Y=a
Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động
Hình 1: Biến phí
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 6
Biến phí tồn tại theo từng mức độ hoạt động và thể hiện dưới những hình
thức cơ bản sau:
- Biến phí thực thụ (hay biến phí tỷ lệ):
Là loại biến phí mà tổng chi phí quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ
hoạt động, còn chi phí của một đơn vị hoạt động thì không thay đổi. [6, trang 52]
Ví dụ: Chi phí là biến phí thực thụ như:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp – trả lương khoán theo sản phẩm.
+ Chi phí dầu nhớt cho máy sản xuất.
+ Chi phí nhân công gián tiếp – trả lương khoán theo sản phẩm gián
tiếp.
+ Chi phí nhân viên bán hàng – trả lương khoán theo doanh thu.
+ Chi phí hoa hồng – chi theo một tỷ lệ trên doanh thu.
+ Chi phí vận chuyển hàng bán – trả theo trọng lượng…
Có thể hình dung biến phí thực thụ qua đồ thị sau:
SP (mức hoạt động)
Y = ax
0 x
ax
Số tiền
(chi phí)
Hình 2: Biến phí thực thụ
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 7
Biến phí thực thụ trên thực tế có thể là biến phí theo dạng tuyến tính hoặc
theo dạng phi tuyến tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
- Biến phí cấp bậc (biến phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp)
Ngoài biến phí thực thụ, có một số chi phí được coi là biến phí nhưng
không thay đổi tuyến tính so với số lượng hoạt động. Những chi phí này không
đổi khi số lượng hoạt động thay đổi ít. Nó chỉ thay đổi khi số lượng hoạt động
thay đổi ở một mức đáng kể nào đó. Những chi phí này được gọi là biến phí cấp
bậc. Biến phí cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều.
Ví dụ: Chi phí nhân viên bán hàng trả theo từng mức doanh thu (doanh thu
dưới 400.000.000 đ, tiền lương 1.000.000 đ; doanh thu từ 400.000.000 đ đến
dưới 800.000.000 đ, tiền lương 1.500.000 đ)
2.1.2 Chi phí bất biến (định phí)
Định phí là chi phí không thay đổi hoặc ít thay đổi về tổng số khi mức độ
hoạt động thay đổi trong một phạm vi (hoặc thay đổi nhưng không tỷ lệ với mức
độ hoạt động thay đổi). [7, trang 14]
Nhưng nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động thì chúng
biến đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy dù doanh nghiệp hoạt động
SP (mức hoạt động) 0 x
Số tiền
(chi phí)
x’
Hình 3: Biến phí cấp bậc
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 8
hay không hoạt động vẫn tồn tại định phí , khi doanh nghiệp gia tăng cường độ
hoạt động thì định phí trên một đơn vị cường độ hoạt động sẽ giảm dần.
Không nên quan niệm là định phí sẽ luôn cố định, mà nó có thể tăng giảm
trong tương lai, tuy không ảnh hưởng bởi tăng giảm mức độ hoạt động.
Ví dụ: chi phí khấu hao máy móc trong kỳ của một doanh nghiệp sản xuất
giày da:
Bảng 1: CHI PHÍ KHẤU HAO MÁY MÓC
Tháng Sản lượng
(đôi)
Chi phí khấu hao
(1.000 đ)
Chi phí khấu hao đơn vị
(1.000 đ/đôi)
1 5.000 12.000 2,4
2 7.000 12.000 1,7
3 10.000 12.000 1,2
Chi phí khấu hao là chi phí bất biến nên không thay đổi khi tính cho sản
lượng sản xuất trong phạm vi năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Từ ví
dụ trên ta có thể thấy dù sản lượng sản xuất trong kỳ thay đổi, chi phí khấu hao
trong kỳ vẫn giữ nguyên và sẽ không thay đổi dù có sản xuất hay không sản xuất.
Tuy nhiên khi phân bổ chi phí khấu hao cho từng đơn vị sản phẩm được sản xuất
trong kỳ thì chi phí khấu hao cho từng đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ dần khi số lượng
sản phẩm sản xuất trong kỳ tăng lên.
Tổng định phí
Y=b
Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động
Định phí đơn vị
Y=a/X
Hình 4: Định phí
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 9
Có 4 loại định phí:
- Định phí tuyệt đối:
Là những chi phí mà xét tổng số thì không thay đổi khi có sự thay đổi của
khối lượng hoạt động, khi đó chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động thay
đổi tỉ lệ nghịch trực tiếp với khối lượng hoạt động [6, trang 55]
- Định phí cấp bậc:
Là những chi phí chỉ có tính chất cố định tương đối, nó chỉ cố định trong
một giới hạn mức độ hoạt động nhất định, sau đó nếu khối lượng hoạt động tăng
lên thì khoản chi phí này sẽ tăng lên một mức mới nào đó. [6, trang 55]
- Định phí bắt buộc:
Là những chi phí liên quan đến khấu hao tài sản dài hạn, chi phí sử dụng
tài sản dài hạn và chi phí liên quan đến lương của các nhà quản lý cấp cao,…Đặc
điểm của định phí bắt buộc là:
+ Tồn tại lâu dài trong hoạt động của doanh nghiệp.
+ Không thể cắt giảm toàn bộ định phí bắt buộc trong thời gian ngắn hạn.
Từ những đặc điểm trên, yêu cầu nhà quản lý phải thận trọng khi quyết
định đầu tư đồng thời tăng cường sử dụng những phương tiện hiện có để khai
thác tối đa công suất của tài sản dài hạn để tiết kiệm chi phí đồng thơi tăng nhanh
khả năng thu hồi vốn, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
- Định phí không bắt buộc:
(b)
Định phí bình quân đơn vị
1.7
0 5.000 7.000 10.000 Sản lượng
2.4
1.2
Hình 5: Các đường định phí
0 5.000 7.000 10.000 Sản lượng
Tổng định phí
(a)
12.000
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 10
Là các chi phí liên quan đến nhu cầu từng kế hoạch. Hay định phí không
bắt buộc là các chi phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các
nhà quản trị doanh nghiệp.
Định phí không bắt buộc thường liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh
hưởng đến chi phí của doanh nghiệp hàng năm, có thể cắt giảm khi cần thiết. Tuy
nhiên, định phí không bắt buộc thường gắn liền với kế hoạch dài hạn và chịu sự
ràng buộc nhiều năm.
Ví dụ: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, chi phí thuê tư vấn…
2.1.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả hai yếu tố định phí
và biến phí. [6, trang 56]
Ta có phương trình biểu diễn chi phí hỗn hợp:
Y = a + bX
Trong đó:
Y: chi phí hỗn hợp
X: mức độ hoạt động
b: phần chi phí khả biến trong chi phí hỗn hợp
a: phần chi phí bất biến trong chi phí hỗn hợp.
Chi phí hỗn hợp tồn tại rất nhiều trong doanh nghiệp như: chi phí điện
trong xưởng sản xuất, chi phí điện thoại (phí thuê bao là định phí, phí trả theo
thời gian sử dụng là biến phí).
SP (mức hoạt động) 0
Y = ax + b
Yếu tố khả biến và bất biến
Số tiền
(Tổng chi phí)
Y=b
Yếu tố bất biến
Hình 6: Đồ thị của chi phí hỗn hợp
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 11
2.2 SỰ THAY ĐỔI CỦA CHI PHÍ KHẢ BIẾN VÀ BẤT BIẾN TRONG
PHẠM VI PHÙ HỢP
Các nhà quản lý trong bất kỳ tổ chức nào cũng muốn biết được rằng chi
phí sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động của tổ chức thay đổi. Mối quan
hệ giữa chi phí và mức hoạt động (level of activity) hay còn gọi là “ ứng xử chi
phí” (cost behavior) đóng vai trò quan trọng đối với nhà quản lý trong việc lập kế
hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Kiến thức về cách ứng xử của chi phí sẽ giúp
nhà quản lý ước lượng được chi phí. Ước lượng chi phí là việc dự báo chi phí tại
một mức hoạt động cụ thể. Bằng việc nghiên cứu dữ liệu chi phí và mức hoạt
động trong quá khứ, nhân viên kế toán quản trị có thể xác định được cách ứng xử
của từng loại chi phí. Thông tin này sẽ được sử dụng để dự báo chi phí trong
tương lai.
2.2.1 Sự thay đổi của chi phí khả biến
Chi phí khả biến thực thụ là những chi phí khả biến có sự biến động cùng
tỷ lệ với mức độ hoạt động.[1, trang 69]
Ví dụ: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí hoa hồng.
- Chi phí bao bì đóng gói.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa.
Về mặt toán học, chi phí khả biến thực thụ thể hiện theo phương trình sau:
Y = bX.
Trong đó:
Y: là tổng biến phí
b: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động.
X: là mức độ hoạt động.
Phân tích chi phí Cách ứng xử của
chi phí
Dự báo chi phí
Quá trình xác định
cách ứng xử của
chi phí
Mối quan hệ giữa
chi phí và mức
hoạt động
Ước lượng độ lớn
của chi phí tại một
mức hoạt động
nhất định
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 12
Nếu minh họa bằng đồ thị thì hệ số góc của đường biểu diễn của chi phí
khả biến thực thụ sẽ không đổi, đường biểu diễn của loại chi phí khả biến thực
thụ thuộc dạng tuyến tính hay đường thẳng.
Với cách ứng xử này, để thực sự kiểm soát chi phí khả biến thực thụ, nhà
quản trị không chỉ kiểm soát tổng số mà còn kiểm soát tốt chi phí khả biến trên
một mức độ hoạt động ở mức độ khác nhau. Hoạch định, xây dựng và hoàn thiện
định mức chi phí khả biến thực thụ sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm soát chi phí khả
biến và giá thành sản phẩm một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trong thực tế do
ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài mà chúng ta ít gặp chi phí ứng xử thực
thụ có đường biểu diễn như trên mà sự ứng xử thực thụ bị uốn cong hay hệ số
góc luôn thay đổi và kết quả là đường biểu diễn không còn dạng tuyến tính nữa.
Nói cách khác chi phí khả biến theo một đơn vị căn cứ ứng xử luôn thay đổi, do
đó sự ứng xử của nó không hoàn toàn khả biến. Ta có đường biểu diễn chi phí
khả biến không thực thụ như sau:
Hình 8: Chi phí khả biến không thực thụ
Số tiền
Căn cứ ứng xử
Hình 7: Chi phí khả biến thực thụ
SP (mức hoạt động)
Y = bX
0
b
Số tiền
(chi phí)
Chuyên đề 3: Hệ thống chi phí và quản trị hệ thống chi phí theo quy mô hoạt động
Báo cáo chuyên đề Kế toán quản trị 13
2.2.2 Sự thay đổi của chi phí bất biến
Chi phí bất biến thực thụ là những chi phí bất biến có tính chất cơ cấu, liên
quan đến cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp mà rất khó thay đổi, nếu muốn
thay đổi loại chi phí bất biến này phải cần một khoảng thời gian tương đối dài.[1,
trang 71]
Ví dụ: - Khấu hao nhà xưởng.
- Chi phí khấu hao phương tiện vận tải.
- Chi phí về lương.
- Bảo hiểm của các nhà quản trị chủ chốt trong doanh nghiệp.
Về phương diện toán học, chi phí bất biến thực thụ thể hiện theo phương
trình:
Y = a với a là hằng số.
Tương tự, đường biểu diễn của chi phí khả biến thực thụ thì đường biểu
diễn của loại chi phí bất