"Sustainable development is development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs." (WCED).
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai."
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa. riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt) là một phát triển không bền vững.
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3
Khái niệm phát triển bền vững 3
Định nghĩa 3
Các thành phần 3
Nguyên tắc phát triển bền vững 5
Nguồn tài nguyên thiên nhiên và vai trò của
nó đối với phát triển kinh tế 5
Đặc điểm nguồn tài nguyên 5
Tài nguyên và sự phát triển kinh tế 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN V
Tổng quan hiện trạng khai thác khoáng sản 8
Khai thác Bô – xít 9
Trữ lượng và thực trạng khai thác 9
Dự án khai thác Bô – xit ở Tây Nguyên 10
Khai thác than 15
Trữ lượng và tình hình khai thác than 15
Hiện trạng môi trường ngành than 18
Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 19
từ khi thành lập Tổng Công than Việt Nam đến nay
PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 22
BỀN VỮNG NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM.
Giải pháp phát triển bền vững ngành khai khoáng 22
Các ví dụ về thực tiễn khai thác bền vững ở các nước 27
PHẦN IV: KẾT LUẬN 30
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Khái niệm
"Sustainable development is development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs....." (WCED).
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..."
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt) là một phát triển không bền vững.
2. Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản :
* Môi Trường Bền Vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực. Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Tức là sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất. Trong hoạt động công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
* Xã Hội Bền Vững: cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống.* Kinh tế Bền Vững : đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Phát triển kinh tế bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
3. Các nguyên tắc phát triển bền vững
Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất.
Quản lí tài nguyên không tái tạo.
Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất.
Thay đổi tập quán và thói quen cá nhân.
Để cho các cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình.
Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho phát triển bền vững.
Xây dựng khối liên minh toàn cầu để bảo vệ môi trường.
II. NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Đặc điểm nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực tự nhiên bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất…mà con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất. Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Để tạo ra các bể dầu và khí đốt cần có chuỗi thời gian liên tục kéo dài từ 10 triệu đến 100 triệu năm. Các qúa trình hình thành các khoáng sản khác cũng phải trải qua hàng thế kỷ. Do đó, đặc tính cơ bản của nguồn tài nguyên là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụng phải luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm, hiệu quả.
Tài nguyên năng lượng, điển hình là dầu mỏ, than đá. Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông, sản xuất điện năng, phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Có thể nói năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năng lượng là cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay. Để phản ánh quy mô của nguồn năng lượng và khả năng đóng góp của nguồn năng lượng vào hoạt động kinh tế, người ta thường dùng các chỉ tiêu như: trữ lượng tài nguyên năng lượng (than, dầu, khí…), bao gồm trữ lượng thăm dò và trữ lượng có khả năng khai thác, khả năng khai thác/năm. Khả năng khai thác/năm là chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp trực tiếp của nguồn năng lượng vào kết quả hoạt động của nền kinh tế. Dầu hỏa là nguồn năng lượng có giá trị kinh tế lớn nhất hiện nay, vì những ưu điểm như sử dụng thuận lợi, dễ vận chuyển, ít gây ô nhiễm. Than đá đang được ưa chuộng sử dụng trở lại nhờ giá rẻ, ổ định, trữ lượng dồi dào và ít gây ô nhiễm hơn nhờ những kỹ thuật sử dụng hàn toàn mới. Do những ưu thế đó, than đá có khả năng trở thành nguồn năng lượng chính của thế kỷ 21. Việt Nam có trữ lượng than đá lớn, chủ yếu nằm ở khu vực Quảng Ninh chạy từ đảo cái bầu trên Vịnh Hạ Long cho tới Phả Lại với chiều dài 150km. Trữ lượng thăm dò khoảng 3,5 tỷ tấn.
Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thac và công nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ… Việt Nam được đánh giá là có nguồn khoáng sản đa dạng như bauxite, thiếc, đồng, quặng sắt, đá vôi. Trong đó triển vọng nhất là Bauxite, phân bố chủ yếu ở vùng biên giới phía Bắc và Tây Nguyên.
Sở hữu tài nguyên thiên nhiên. Để khai thác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, một trong những biện pháp quan trọng mà hầu hết các nước đều quan tâm là xác định quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên. Sở hữu tài nguyên thiên nhiên thường chỉ áp dụng đối với các loại có liên quan đến bề mặt trái đất hoặc trong lòng đất. Ở Việt Nam, quyển sở hữu mặt đát và tài nguyên trong lòng đất thống nhất với nhau và thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện. Pháp luật cho phép các tổ chức và tư nhân có quyền khai thác và sử dụng lâu dài đất đai, được cụ thể thông qua các quyền thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp và cho thuê. Điều này cho phép sử dụng hiệu quả theo mục đích thống nhất các nguồn tài nguyên cũng như tạo điều kiện giảm bớt bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
2. Tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. nhưng với tăng trưởng và phát triển thế giới,tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần chứ chưa đủ. Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Có thể nói tài nguyên thiên nhiên là yếu tố góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. trong giai đoạn đầu phát triển, các nước phát triển thường quan tâm nhiều đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp tư nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở sản xuất các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp vật liệu.
Taì nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định
Đối với các nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi quá trình lâu dài, gian khổ, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên có nhiều quốc gia nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế, tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Nguồn tài nguyên thiên nhiên thường là nguồn cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác.
Căn bệnh Hà Lan - một bài học trong khai thác tài nguyên.
Những năm 60 thế kỉ 20, thường có quan điểm cho rằng tài nguyên thiên nhiên là yếu tố cơ bản để đạt được tăng trưởng kinh tế cao. Thực tế cho thấy nguồn thu từ tài nguyên đã làm tăng thu nhập bình quân đầu người, tạo thêm cơ hội việc làm và tăng các phương án lựa chọn chính sách. Nhưng nó cũng làm thay đổi động lực kinh tế, bóp méo là làm mất sản lượng đầu ra của các ngành khác, thường là ngành nông nghiệp.
Những hạn chế của khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
“Tăng trưởng” và “phát triển” được coi là vấn đề mấu chốt của nền kinh tế. Đi đôi với xu hướng này là sự nhấn mạnh lợi ích kinh tế mà bỏ qua lợi ích của tự nhiên. Do đó việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích con người đã dẫn đến tình trạng báo động về môi trường sống trên toàn thế giới. Thiếu sự kiểm soát môi trường dẫn đến hậu quả là hàm lượng các chất gây ô nhiễm thải ra từ các hoạt động kinh tế ngày ngày càng tăng.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Ở VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng.
Trước đây nhiều loại mỏ khoáng sản không có giá trị kinh tế vì trữ lượng ít hoặc điều kiện khai thác khó khăn, thì ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có thể làm giàu quặng đạt hàm lượng quặng khai thác, trở thành hiệu quả kinh tế trong khai thác. Ví dụ một số mỏ vàng với hàm lượng vàng quá thấp không khai thác có lại được với công nghệ trước đây, ngày nay nhờ công nghệ sinh học có thể tập trung các sinh khối chứa vàng và do đó có thể khai thác có hiệu quả.
Nhìn lại thực trạng phát triển bền vững của ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay, tuy đạt được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít vấn đề nan giải và cần phải có hướng giải quyết nhanh chóng kịp thời.
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa.
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất.
Trong quá trình khai thác bằng cơ giới hoặc thủ công đòi hỏi các thiết bị cho hầm lò, cho sàng tuyển, xăng dầu cho các đầu máy điêden, toa goòng, các loại xe vận tải, các loại máy gạt hay hoá chất,... đều có tác động đến môi trường đất
Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ.
Ở đây xin chỉ phân tích hiện trạng khai thác hai loại khoáng sản là bô-xit và than.
II.KHAI THÁC BÔ – XÍT
1. Trữ lượng và thực trạng khai thác Bô - xít
Cách đây gần 100 năm, những mỏ bôxit đầu tiên trên thế giới đã được khai thác để tinh luyện thành alumin và nhôm kim loại, phục vụ nhu cầu quốc kế dân sinh của các quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này. Có trữ lượng lớn thứ ba thế giới, nhưng bôxit của Việt Nam vẫn im lìm nằm trong lòng đất. Cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, việc khai thác bôxit, chế biến alumin và tinh luyện nhôm kim loại mới được chúng ta đề cập đến...
Hiện nay tại khu vực bôxít Tây Nguyên có 6 dự án khai thác và chế biến quặng bôxít xin cấp phép với công suất alumin hàng năm cho mỗi dự án từ 300 nghìn tấn (nhỏ nhất) đến 1,9 triệu tấn (lớn nhất). Diện tích chiếm đất của các dự án chiếm từ 900 ha (nhỏ nhất ) đến gần 2000 ha (lớn nhất).
Với trữ lượng 5,4 tỷ tấn nằm tập trung ở Tây Nguyên, các mỏ bô-xít được xem là cơ hội, sẽ mở ra một ngành công nghiệp khai thác và chế biến tinh quặng nhôm (alumina) và nhôm kim loại phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Kỳ vọng ấy là thực tế bởi nhôm là kim loại được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Nhu cầu nhôm đang ngày càng gia tăng. Hiện nay, mỗi năm, thế giới tiêu thụ trên dưới 40 triệu tấn nhôm. Nếu khai thác và chế biến với công suất dự kiến là 8 triệu tấn tinh quặng nhôm và nhôm kim loại mỗi năm, trữ lượng bô-xít ở Tây Nguyên cho phép khai thác trong vòng 300 năm và nước ta có cơ hội trở thành quốc gia sản xuất nhôm có vị trí quan trọng trên thế giới.
2. Dự án khai thác Bô – xit ở Tây Nguyên và những rủi ro
Khai thác Bô - xit ở Tây Nguyên là một dự án đang được chú ý và bàn cãi nhiều nhất hiện nay. Một mặt nó đem lợi nguồn lợi kinh tế cho đất nước, mặt khác nó tồn tại nhiều rủi ro, nguy cơ liên quan đến kinh tế, xã hội, môi sinh, ô nhiễm mô trường…
Vấn đề kinh tế:
Trước hết là rủi ro về thị trường. Nguyên liệu alumina của chúng ta chủ yếu để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thị trường trong nước nhu cầu về nhôm không lớn, cũng không đủ điện để luyện alumina thành nhôm. Thị trường nước ngoài, mặc dù nhu cầu nguyên liệu alumina để luyện nhôm rất lớn, nhưng vì chi phí vận tải cao, Việt Nam chỉ có thể bán rẻ nguyên liệu alumina cho các nhà máy luyện nhôm trong khu vực.
Thứ hai là rủi ro về tài chính. Nhu cầu vốn để phát triển rất nóng ngành bô - xít như của VN sẽ rất lớn. Phương thức huy động vốn chủ yếu là đi vay nước ngoài. Trong khi đó, chỉ tiêu hoàn vốn nội tại (IRR) của dự án Nhân Cơ chỉ có 14,98% (được tính từ trước thời kỳ khủng hoảng tài chính và trước khi giá năng lượng tăng). Khâu luyện nhôm có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế nhất thì không nằm ở Tây Nguyên. Toàn bộ lãi suất vay và chi phí môi trường đắt đỏ đều nhằm vào quặng alumina xuất khẩu.
Về kỹ thuật và công nghệ:
Công nghệ tuyển bô - xít thành alumina của VN dựa trên qui trình Bayer, bản chất của qui trình này là chuyển hoá ô xít nhôm ngậm nước trong quặng bô - xít bằng dung dịch kiềm nồng độ cao và ở nhiệt độ cao để thành aluminat natri. Thành phần khoáng vật của quặng nhôm trong trong quặng bô - xít có nhiều dạng khác nhau và có phản ứng rất khác nhau với dung dịch NaOH. Ngoài thành phần khoáng vật, các chất khác lẫn trong quặng bô - xít cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiềm hoá. Quặng bô - xít của VN, trong các báo cáo địa chất chưa được nghiên cứu kỹ về mặt khoáng vật, chưa có thử nghiệm công nghiệp các phản ứng cơ bản. Qui trình Bayer phổ biến khắp thế giới. Nhưng thiết bị kỹ thuật để thực hiện qui trình này (cũng giống như nhà máy điện nguyên tử) đối với VN cũng là con số 0. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Nhà máy alumina là nhà máy hóa chất, sử dụng NaOH nồng độ cao, ở nhiệt độ lớn. Ngoài ra còn có sự mất cân đối giữa các khâu đầu nguồn và cuối nguồn. các dự án tuyển luyện để bán quặng có công suất lên tới hơn 18 triệu tấn/năm. Nhưng các dự án chế tạo (điện phân) nhôm kim loại có công suất chỉ 0,2-0,4 triệu tấn/năm.
Khai thác bauxite cần những điều kiện nhất định về điện nước, cơ sở hạ tầng (đường sắt, cảng biển, điện) đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó Tây Nguyên lại không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Tồn tại sự mất cân đối về cung cấp điện trên địa bàn có hệ thống nguồn và lưới điện hiện còn đang kém phát triển. Các dự án luyện cán nhôm cần rất nhiều điện. Việt Nam còn đang thiếu điện, và sẽ không có nguồn thuỷ điện rẻ tiền để đảm bảo cho các dự án nhôm. Các dự án hạ tầng triển khai sau các dự án khai thác bô - xít và sản xuất alumina cũng cần được tính tới.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế của các nước có ngành công nghiệp bôxít trên thế giới, có thể thấy vấn đề tác động đến môi trường của quá trình khai thác và chế biến quặng bôxít là có và đương nhiên.
Vấn đề bùn đỏ:
Một vấn đề khiến dư luận hết sức lo ngại, đó là việc ô nhiễm môi trường của bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin.
Bùn đỏ (red mud) gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, không biến chất và tồn tại mãi mãi như: Hematit (Fe2O3), Natri silico aluminate, Canxi titanat, Monohydrate nhôm (Al2O3.H2O), Trihydrate nhôm (Al2O3.3H2O)…
Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bauxite. Trên thế giới, chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) có thể xử lý được vấn đề bùn đỏ một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội (chỉ đáp ứng được khả năng của nhà đầu tư). Australia là nước có lợi thế về địa hình (bằng phằng, có lớp đá gốc), khí hậu (rất ít mưa) và dân cư (rất thưa) thuận lợi cho việc chế biến bauxite tại chỗ và chôn cất bùn đỏ. Ở Việt Nam, nếu chế biến bauxite thành alumina trên Tây Nguyên sẽ bắt buộc phải tạo ra các hồ chứa bùn đỏ thường xuyên đe dọa tình hình an ninh trên địa bàn (các hồ “red mud” có thể bị biến thành bom bẩn “mud bomb”). Lượng bom bẩn tạo ra trên Tây Nguyên sẽ lớn gấp 3 lần lượng alumina thu được từ Tây Nguyên để xuất khẩu. Ngoài ra, còn phải thường xuyên tồn chứa một lượng lớn hoá chất độc hại (để chế biến bauxite) trong các kho trên Tây Nguyên.
Vấn đề làm mất nguồn nước không có gì thay thế : Ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước của vùng Tây Nguyên, không đủ nước để phát triển được cây công nghiệp cao su, chè và cà phê.
Cả hai khâu tuyển bauxite và tuyển alumina trên Tây Nguyên đều đòi hỏi rất nhiều nước. Dự án Nhân Cơ có tổng mức tiêu dùng nước 14,832 triệu m3/năm, trong đó để tuyển quặng cần 12 triệu m3/năm,