Hiện trạng và hướng phát triển diện tích, tăng năng suất cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên 6.871,543 km2. Tỷ trọng của Ngành nông lâm nghiệp đóng góp cao trong cơ cấu GDP của tỉnh với tiềm năng đất đai, điều kiện khí hậu rất thích hợp cho các loại cây trồng, nhất là các cây công nghiệp dài ngày như: Cao su, Điều, Hồ tiêu. cà phê . . . trong đó cây Điều chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.

docx33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng và hướng phát triển diện tích, tăng năng suất cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Chủ đề tiểu luận: Hiện trạng và hướng phát triển diện tích, tăng năng suất cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước. GVHD: Bùi Văn Hải SVTH: Lê Thị Lụa-10124107-DH10QL Ngày 27 tháng 6 năm 2013 MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên 6.871,543 km2. Tỷ trọng của Ngành nông lâm nghiệp đóng góp cao trong cơ cấu GDP của  tỉnh với tiềm năng đất đai, điều kiện khí hậu rất thích hợp cho các loại cây trồng, nhất là các cây công nghiệp dài ngày như: Cao su, Điều, Hồ tiêu. cà phê . . . trong đó cây Điều chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. I. Nguồn Gốc Và Đặc Điểm Chung của cây điều - Cây điều còn có tên là cây đào lộn hột, có nguồn gốc từ Braxin, vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ và dần dần cây điều được phân tán đến châu Phi, Châu Á, Châu Úc, ngày nay cây điều được trãi rộng trong ranh giới vĩ tuyến 300 Bắc và vĩ tuyến 310 Nam. - Cây điều có tên khoa học là Anacardium OccidenTablel, thuộc họ xoài, tên thương mại tiếng Anh là cashew tree. - Cây điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt, không kén đất, phù hợp với địa hình đồi dốc . Là cây ưa nhiệt độ cao nhạy cảm với giá lạnh, khí hậu nhiệt đới với một mùa khô rõ rệt là điều kiện thích hợp để cây điều phát triển tốt. -Cây điều thuộc loại cây gỗ thường xanh, cao 8 – 12 m, đất xấu cây cao không quá 6m, khi chin quả có màu đỏ hoặc vàng. + Thân: mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh, đầy đủ ánh sáng cành sẽ phát triển đều đặn và tạo thành một tán hình ô. + Rễ: rễ cọc vừa có hệ rễ ngang, rễ cọc có thể đâm sâu xuống đất để hút nước ngay cả khi mùa khô kéo dài 5-6 tháng.   + Lá: lá thường tập trung ở đầu cành, lá đơn, nguyên, mọc so le, gân lá hình mạng, khi non lá màu xanh nhạt hoặc đỏ, già có màu xanh đậm.  + Hoa: Thường kết thúc mùa mưa bước sang mùa khô là lúc cây điều bắt đầu trổ hoa, cùng lúc ra cả hoa đực và hoa lưỡng tính, có từ 200- 1600 hoa. Thời gian trổ hoa thường kéo dài khoảng 85 ngày qua 3 pha rõ rệt: - Pha đực thứ nhất kéo dài 2,4 ngày (19-100% là hoa đực)  - Pha hỗn hợp kéo dài 69,4 ngày (0 – 60% là hoa đực,0 – 20% là lưỡng tính).  - Pha đực thứ hai kéo dài 13 ngày (0-67% là hoa đực).  Nhìn chung trong một chùm hoa, hoa đực chiếm tới 96%, hoa lưỡng tính thay đổi từ 0,45- 24,9%.  Tỉ lệ hoa lưỡng tính và hoa đực là 1:6, hoa lưỡng tính đậu quả đến chín là 10,2%.  Mỗi loại hoa chỉ có một nhị lớn là có thể thụ phấn, còn tất cả còn lại là bất thụ (nhị giả). Vòi nhụy có chiều dài khoảng 1cm thường cao hơn nhị lớn. Thụ phấn và đậu quả: hoa đực nở trước hoa lưỡng tính, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thời gian từ 9 – 11h xem như là cao điểm của nở hoa và thu phấn. Trời nóng nhất trong ngày, hoa nở nhanh và có cơ may tự thụ cao, mưa rào xem như thất bại. Noãn sẽ tạo thành nhân hạt, bầu nhụy tạo thành vỏ bao nhân, cuống, đế hoa tạo thành quả giả. Thời gian phát triển trung bình đối với hạt và trái điều   Trái điều  Thời gian  Hạt điều Lũy tiến (ngày) Khoảng (ngày) - Sự thụ phấn 0 0 - Sự thụ phấn - Hình thành và phát triển 5 5 - Thấy được bằng mắt thường // 20 15 - Hồng ngà xanh lá cây (độ đặc mềm) // 35 15 - Hạt phát triển hoàn toàn bên trong đế hoa // 40 5 - Phát triển cực đại (độ đặc mềm) - các kích thước hầu hết giống hạt 45 - Phát triển cực đại 60 20 - Phát triển cực đại (độ đặc cứng) - Chín hoàn toàn 65 5 Quá trình từ thụ phấn đến chín hoàn toàn của điều thường khoảng 65 ngày. Trong điều kiện tự nhiên mỗi chùm hoa có khoảng 7,97 -26,59% số hoa lưỡng tính tạo thành quả. Quả đã đậu thì số bị rụng non ở giai đoạn đầu chiếm rất lớn 34,05 – 84,5%. Hạt điều: vỏ có ba lớp -lớp 1:nhẵn bóng xám -lớp 2:dày nhất, xốp, chứatinh dầu, chống côn trùng -lớp 3: cứng như đá            Nhân: lipid chiếm hơn 4o% trọng lượng và prôtêin khoảng 20%             + nhân:20-25%             + vỏ lụa:2-5%             + dầu vỏ 18-23%             + vỏ:45-50%             Một tấn hạt điều thường sản xuất được trung bình 220kg nhân hạt điều và từ 80-200kg dầu vỏ tùy dung môi để ly trích. Theo FAO trên thế giới hiện nay có 32 nuớc sản xuất điều thương mại thế nhưng cây điều chỉ phát triển tốt ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới 10 nước trồng điều nhiều nhất trên thế giới hiện nay là: Ấn Độ, Việt Nam, Braxin, Nigenia, Tanzania, Indonesia, Guinea Bissau, Cotolvore, Monzambique và Benin. Điều trở thành cây trồng chính thức đặc biệt được quan tâm phát triển, giữ một vị trí quan trọng trên thị trường nông sản của một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. II. Lợi ích của cây điều - Đã từ lâu điều cung cấp hạt cho con người như là một loại thực phẩm, nhiều nước coi nhân điều là sản phẩm quen thuộc, điều trở thành cây công nghiệp quan trọng xếp thứ hai trong các cây có dầu ăn được trên thị trường thế giới. Nhân điều chứa hàm lượng đạm cao với đầy đủ các loại axit amin cần thiết không thay thế có thể so sánh với thịt, trứng, sữa. Nhân điều là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao là thành phần chính của cây điều trong trao đổi kinh doanh trên thị trường mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, giữ một vai trò quan trọng trong thị trường nông sản. Hàng năm đem về cho các nước xuất khẩu một lượng ngoại tệ đáng kể. - Với đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết, điều là thực phẩm ăn chay lí tưởng và là một dược phẩm có giá trị đối với một số bệnh. Là thực phẩm giàu chất béo 0% cholesterol thích hợp cho người ăn kiêng, hiện nay các nước phát triển đang khuyến khích sử dụng nhân điều ngày càng tăng. Các nuớc nhập khẩu và tiêu thụ nhân điều nhiều nhất trên thế giới là Mỹ chiếm gần 2/3 sản luợng nhân điều thế giới, khối các nước thuộc Liên Xô cũ liên minh Châu Âu.(EU) và Nhật Bản. - Tỉnh Bình Phước được mệnh danh là “thủ phủ” của cây điều dù loại cây này chỉ đứng hàng thứ hai trong bảng vàng danh sách các loại cây trong có giá trị kinh tế cao. Cây điều không chỉ làm đổi đời cho nhiều hộ gia đình, mà còn là một động lực góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn Bình Phước.Ở Bình Phước, cây điều chỉ đứng thứ  hai sau cây cao su về diện tích. Nếu cây cao su thuộc vào loại cây “quý tộc”, bởi ngoài giá trị kinh tế, nó còn đòi hỏi phải nhiều vốn khi trồng và kỹ thuật canh tác cao thì ngược lại, cây điều vừa dễ trồng, vừa không kén đất, phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc, ít màu mỡ, chịu đựng khô hạn tốt, vốn đầu tư cũng như công chăm sóc không nhiều. Cây điều một thời được gọi là “cây xóa đói giảm nghèo”. Nay, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên đất Bình Phước. Ngoài ra, hạt điều đang là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn hiện nay.  Cùng với giá trị kinh tế lớn, cây điều còn đóng vai trò quan trọng về mặt xã hội. Đi kèm theo cây điều là hàng loạt dịch vụ khác như sản xuất giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ tách bóc hạt và vỏ lụa điều, giải quyết việc làm lúc nông nhàn... Cây điều, hạt điều đã “là bạn” với nhiều gia đình, cũng là cơ hội làm giàu đối với những người hiểu, tha thiết và “có duyên” với nó.  Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I.Những căn cứ khoa học Kết quả điều tra về hiện trạng diện tích và năng suất điều trên địa bàn tỉnh của Tổng cục thống kê tỉnh Bình Phước Những nghiên cứu khoa học của bộ nông nghiệp và phát triền nông thôn tỉnh Bình Phước về giống điều cho năng suất cao: ĐL- 105 , BĐ-01, ES-04, ngoài ra còn sử dụng các giống tốt đã được nhập nội từ Thái Lan và được đánh giá từ Viện KHKTNN Miền Nam như TL2/ 1 1 , TL 1 1 /2 , TL6/3 , SK2 5 . Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều II.Những căn cứ thực tiễn Ngày hội quả điều vàng Giải pháp bảo đảm sản xuất cây điều hiệu quả và phát triển bền vững Thành lập hội khuyến nông Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng và bàn giải pháp thúc đẩy phát triển cây điều Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH BÌNH PHƯỚC I.Điều kiện tự nhiên 1.Vị trí địa lý Bình Phước nằm ở vĩ độ 11022’ đến 12016’ Bắc và kinh độ 1020 8’ đến 1070 28’ Đông, là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và Campuchia. Bình Phước không chỉ là địa phương có nhiều cảnh quan tự nhiên còn đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, hồ Sóc Xiêm, núi Bà Rá... mà còn là một trong những địa phương có nhiều địa danh gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ... Bình Phước có gồm 03 thị xã và 07 huyện: 1)     Thị xã Đồng Xoài (Tỉnh lỵ) 2)     Thị xã Bình Long 3)     Thị xã Phước Long 4)     Huyện Bù Đăng 5)     Huyện Bù Đốp 6)     Huyện Bù Gia Mập 7)     Huyện Chơn Thành 8)     Huyện Đồng Phú 9)     Huyện Hớn Quản 10) Huyện Lộc Ninh 2.Đặc điểm địa hình Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. 3.Khí hậu Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80C - 26,20C. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 – 2.500 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 – 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 – 155 tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hàng năm cao, trên 80%. II. Tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên đất Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.871,543 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên (Đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất tự nhiên. Là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong đó: + Đất ở: 5.740,43 ha + Đất sản xuất nông nghiệp: 292.789,19 ha + Đất lâm nghiệp: 336.770,24 ha + Đất phi nông nghiệp: 54.870,50 ha + Đất chưa sử dụng: 1.221,17 ha (Nguồn : Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước năm 2011) 2. Nguồn nước - Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 - 0,8km/km2, bao gồm sông Sài gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thuỷ điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3 ), đập thuỷ điện Cần Đơn, đập thuỷ điện Sork phú miêng.v.v.. - Nguồn nước ngầm: các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.  - Tầng chứa nước Bazal (QI-II) phân bố trên quy mô hơn 4000km2 , lưu lượng nước tương đối khá 0,5 - 16 l/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác thành công không cao. Tầng chứa nước Pleitocen (QI-III), đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, phân bố vùng Bình Long và nam Đồng Phú. Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15 l/s, chất lượng nước tốt. Ngoài ra còn có tầng chứa nước Mezozol (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (từ 100-250m). 3. Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông. 4.Tài nguyên khoáng sản Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh. III.Điều kiện kinh tế-xã hội 1.Dân số - Theo kết qủa Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009 dân số tỉnh Bình Phước có 218.590 hộ,873.598 người, trong đó nam 442.471 người (chiếm 50,6%), nữ 431.127 người (chiếm 49,4%) tổng dân số. Như vậy, sau 10 năm, kể từ đợt Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân số tỉnh Bình Phước tăng 219.672 người, bình quân mỗi năm tăng gần 22 ngàn người. Bình Phước là một tỉnh có tốc độ tăng dân số bình quân cao, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Kon Tum), tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kỳ 1999-2009 của tỉnh là 2,9%. - Mật độ dân số của tỉnh đạt 127 người/km2. - Cơ cấu dân số chia theo thành phần dân tộc thì toàn tỉnh có 41 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước (kể cả người nước ngoài), trong đó: có 10 thành phần dân tộc có số dân trên 1000 người (Kinh 701.359 người, S'tiêng 81.708 người,Tày 23.228 người, Nùng 23.198 người, Khơ me 15.578 người, Hoa 9.770 người, Mnông 8.599 người, Dao 3.254 người, Mường 2.482 người và Thái 1.196 người); có 3 dân tộc có số dân từ 500 đến dưới 1000 (Sán Chay 767 người, Hmông 586 người & Chăm 568 người); có 3 dân tộc có số dân từ 100 đến dưới 500 (Mạ 432 người, Sán Dìu 365 người & Chơ Ro 130 người); Còn lại 25 thành phần dân tộc có số dân dưới 100 người, cá biệt có những dân tộc chỉ có dưới 5 người như dân tộc Co, Hà Nhì, Chu Ru, Kháng, Phù Lá, La ha, Phà Thẻn...  - Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong lĩnh vực Nông Lâm Thuỷ sản chiếm 68,9%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 10,1% & trong các ngành Dịch vụ chiếm 21%. 2.Giao thông Trên địa bàn tỉnh giao thông được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa. Với các tuyến đường chính như Quốc lộ 13 từ cầu Tham Rớt đi theo hướng Nam – Bắc qua trung tâm huyện Chơn Thành, Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư với tổng chiều dài là 79,90 km, Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112,70 km. Ngoài ra, các tuyến đường khác như tỉnh lộ 741 kết nối trung tâm tỉnh với các huyện Đồng Phú, Phước Long, các tuyến đường liên huyện đã được láng nhựa, gần 90% đường đến trung tâm các xã đã được láng nhựa, các tuyến đường nối với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Lâm Đồng đã được láng nhựa rất thuận tiện cho giao thông. Đường nối với tỉnh Đồng Nai cũng được nâng cấp mở rộng. Dự kiến đến năm 2020-2025 sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua Cửa khẩu Hoa Lư với tuyến đường sắt đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối với các nước Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực. 3.Giáo dục Năm học 2011 đến 2012 toàn tỉnh có 429 trường học và 6.558 lớp. Toàn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện, thị xã công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%. Đặc biệt năm học vừa qua tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp giảm chỉ còn 0,5% (giảm so với các năm trước từ 2-3%). Năm học 2012 đến 2013 toàn tỉnh có 447 trường và 7.823 lớp, 217.476 học sinh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại các trường trên toàn tỉnh đạt 15.304 cán bộ. Về cơ sở vật chất không xảy ra tình trạng thiếu trường, lớp, không có lớp học ca 3. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp học. Nhận xét: Với tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp là 292.789,19 ha, đất chất lượng cao trở lên (Đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên thì đây là một lợi thế cho việc phát triển cây điều( loại cây không kén đất). Cùng với những mặt tích cực về đất đai thì thời tiết- khí hậu và nguồn nước cũng có không ít những thuận lợi giúp cho cây điều có thể phát triển, đứng vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước đó là: khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm dồi dào tuy nhiên cây điều là loại cây chịu hạn rất tốt. Điều kiện kinh tế-xã hội cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển ngành điều bình phước chẳng hạn: giao thông xuyên suốt giữa các xã, huyện trong tỉnh và qua các tỉnh lân cận giúp cho việc lưu thông thu mua, chuyên chở điều thô cũng như sản lượng điều đã qua chế biến được dễ dàng. Văn hóa giáo dục phát triển tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với các nguồn thông tin về giá cả, chất lượng cũng như việc tiếp thu các kỹ thuật chăm sóc và nâng cao năng suất cây điều. Chương 2 CÂY ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC I.Hiện trạng 1.Diện tích năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng 70.524 69.887 95.554 99.539 107.939 116.029 122.344 171.136 157.526 156.054 155.746 148.020 Cho thu hoạch 48.033 50.808 68.647 76.437 86.315 93.071 103.341 121.986 131.866 143.481 144.413 140.711 (Nguồn: tổng cục thống kê tỉnh Bình Phước) Bảng 2.1: diện tích cây điều qua các năm 2000-2011( đơn vị ha) Vào thời điểm năm 2000, tổng diện tích cây điều trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 70.524 ha, trong đó có 48.033 ha điều đã cho thu hoạch với những vườn cây cằn cỗi, năng suất thấp vì giống cũ. Xác định được nguồn lợi ngày càng lớn từ cây điều, trong những năm qua, bà con nông dân trong tỉnh đã tích cực thâm canh vườn điều để tăng năng suất và sản lượng. Nhiều hộ dân đã được ngành nông nghiệp chuyển giao khoa học - kỹ thuật thông qua hoạt động khuyến nông, khuyến lâm; khuyến khích nông dân mở rộng diện tích điều cao sản với nhiều ưu điểm vượt trội để thay cho các giống điều cũ kém phẩm chất hoặc đã bị thoái hóa trước đây. Đến nay, toàn tỉnh đã có 167.590 ha điều (năm 2012)(chủ yếu được trồng từ các hộ gia đình) chiếm 34,28% diện tích trồng điều của cả nước. Trong đó, Phước Long là huyện có diện tích cây điều lớn nhất tỉnh, với 58.000 ha; kế đến là Bù Đăng có 52.790 ha; Đồng Phú có khoảng 25.480 ha... Năm 2009,  toàn tỉnh chỉ trồng mới khoảng 175 ha  điều, ít hơn nhiều so với diện tích 7.642 ha được trồng mới trong năm 2007 Mặc dù trong năm 2011 vẫn có diện tích trồng mới cây điều là 3.100 ha, nhưng vẫn thấp hơn số diện tích cây điều bị mất trong năm 2006 là 10.040 ha. Tuy nhiên tại Bình Phước, thời gian gần đây ngành điều đang gặp nhiều thách thức khi nông dân cứ âm thầm từng giờ từng ngày phá bỏ vườn điều để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như cao su, ca cao…Có thể thấy giá điều dù có tăng đáng kể nhưng so với giá trị kinh tế của 1 ha cao su thì 1ha điều vẫn thua từ 1,5 – 2 lần; do đó tình trạng chặt phá điều để trồng cây cao su là không thể tránh khỏi.  Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước, mặc dù tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước nhưng trong vài năm qua đã liên tục giảm từ 157 ngàn ha xuống khoảng 150 ngàn ha, và dự báo đến năm 2015 còn khoảng 130 ngàn ha. Hình 2.1: Vườn điều bị chặt phá Nguyên nhân là do quỹ đất nông nghiệp  ở các huyện giảm, thời gian qua giá các loại vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi đó giá thu mua hạt điều lại liên tục xuống thấp làm cho nhiều hộ nông dân trồng điều không có lãi hoặc nếu có thì không tương xứng với công lao động và chi phí bỏ ra. Bên cạnh đó, những năm gần đây, giá mủ cao su liên tục tăng, người trồng cao su thu lãi lớn, nên đã có không ít hộ nông dân không còn mặn mà với cây điều, mà sẵn sàng chặt bỏ để đầu tư trồng cao su. Bên cạnh đó, những năm trước đây, công nghiệp chế biến nhân hạt điều xuất khẩu thu lợi nhuận cao đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước thành lập mới doanh nghiệp chế biến điều hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Riêng ở Bình Phước hiện đã có tới 126 cơ sở chế biến nhân hạt điều sản xuất khẩu. Do đó l
Luận văn liên quan