Thuế ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của bộ máy Nhà Nước, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, Nhà nước chỉ có thể và cần phải dùng quyền lực để bắt buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng góp một phần sản phẩm, một phần thu nhập cho Nhà nước, hình thức đóng góp đó chính là thuế. Thuế là phạm trù lịch sử, là một tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu quản lý và thực hiện chức năng của Nhà nước, thuế được sử dụng như một công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn lực cho Nhà nước, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập xã hội. Thuế có nhiều loại, trong đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế phổ biến và có vai trò ngày càng quan trọng đối với nguồn thu của Nhà nước và nền kinh tế-xã hội.
Mặt khác trong quá trình học tập, thực tập và nghiên cứu em ngày càng nhận thấy vai trò của thuế nói chung, của thuế GTGT nói riêng đối với sự phát triển của đất nước. Làm thế nào để việc thu thuế đạt hiệu quả cao, giúp thuế thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội… . Vì vậy em quyết định chọn chuyên đề: “ Hiệu quả thu thuế giá trị gia tăng tại Chi Cục thuế Bỉm Sơn- Tỉnh Thanh Hoá”.
Chuyên đề nhằm so sánh về mặt lý thuyết của thuế GTGT với khi áp dụng vào thực tế, giúp hiểu sâu hơn về thuế GTGT, mặt khác so sánh được thực trạng thu thuế GTGT của Chi Cục thuế Bỉm Sơn.
Kết cấu chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính:
Chương I. Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng(GTGT).
Chương II. Thực trạng thu thuế GTGT tại Chi Cục thuế Bỉm Sơn.
Chương III. Định hướng, giải pháp và một số kiến nghị để nâng
cao hiệu quả thu thuế GTGT tại Chi Cục thuế Bỉm Sơn.
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả thu thuế giá trị gia tăng tại Chi Cục thuế Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, sự giúp đỡ tận tình của TH.S Phan Hữu Nghị- Giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, chú tại Chi cục thuế Thị Xã Bỉm Sơn- Tỉnh Thanh Hoá đã giúp em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này.
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của bộ máy Nhà Nước, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, Nhà nước chỉ có thể và cần phải dùng quyền lực để bắt buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng góp một phần sản phẩm, một phần thu nhập cho Nhà nước, hình thức đóng góp đó chính là thuế. Thuế là phạm trù lịch sử, là một tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu quản lý và thực hiện chức năng của Nhà nước, thuế được sử dụng như một công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn lực cho Nhà nước, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập xã hội. Thuế có nhiều loại, trong đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế phổ biến và có vai trò ngày càng quan trọng đối với nguồn thu của Nhà nước và nền kinh tế-xã hội.
Mặt khác trong quá trình học tập, thực tập và nghiên cứu em ngày càng nhận thấy vai trò của thuế nói chung, của thuế GTGT nói riêng đối với sự phát triển của đất nước. Làm thế nào để việc thu thuế đạt hiệu quả cao, giúp thuế thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội… . Vì vậy em quyết định chọn chuyên đề: “ Hiệu quả thu thuế giá trị gia tăng tại Chi Cục thuế Bỉm Sơn- Tỉnh Thanh Hoá”.
Chuyên đề nhằm so sánh về mặt lý thuyết của thuế GTGT với khi áp dụng vào thực tế, giúp hiểu sâu hơn về thuế GTGT, mặt khác so sánh được thực trạng thu thuế GTGT của Chi Cục thuế Bỉm Sơn.
Kết cấu chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính:
Chương I. Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng(GTGT).
Chương II. Thực trạng thu thuế GTGT tại Chi Cục thuế Bỉm Sơn.
Chương III. Định hướng, giải pháp và một số kiến nghị để nâng
cao hiệu quả thu thuế GTGT tại Chi Cục thuế Bỉm Sơn.
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
(GTGT).
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế
1.1.1. Khái niệm về thuế
Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì thuế cũng xuất hiện, thuế là “sản phẩm” tất yếu từ sự xuất hiện của hệ thống bộ máy Nhà nước. Ngược lại thuế là công cụ đảm bảo cung cấp phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Từ đó đến nay thuế đã trải qua quá trình hoàn thiện và phát triển lâu dài, đồng thời cũng có nhiều khái niệm về thuế trên các góc độ khác nhau:
Các nhà kinh điển cho rằng “thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành nên phần thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”.
Hiện nay trong một số tài liệu, các tác giả viết: Thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào cho ngân sách Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm của thuế
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về thuế, nhưng các khái niệm này chưa thể hiện hết bản chất kinh tế của thuế. Để tìm hiểu rõ hơn về thuế cần phải tìm hiểu về những đặc điểm của thuế:
Thứ nhất, tính cưỡng chế và tính pháp lý cao.
Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Trong các quốc gia việc đống thuế cho nhà nước được xem là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và của mỗi công dân cho Nhà nước. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật quy định phù hợp với thu nhập, mức sống của người dân. Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Khác với các hoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức, cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào ngân sách Nhà nước. Số tiền thuế thu được, Nhà nước sẽ sử dụng vào các chi tiêu công cộng, đầu tư… phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và của người dân. Mọi người đều bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ công cộng.
1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của thuế GTGT
Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo quan niệm của C.Mác, giá trị của hàng hoá, dịch vụ là: c+v+m, trong đó c là lao động quá khứ được chuyển vào sản phẩm, còn v+m là phần giá trị mới sáng tạo ra, đó chính là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Mỗi sản phẩm hàng hoá nếu không đi vào tiêu dùng sẽ đi vào quá trình sản xuất tiếp theo và lại làm tăng thêm giá trị.
Thuế ra đời và phát triển cùng với Nhà nước nên khi nền sản xuất hàng hoá phát triển, năng suất lao động tăng, việc chi tiêu của Nhà nước ngày càng nhiều, Nhà nước không ngừng cải tiến và bổ xung các loại thuế để tăng thêm nguồn thu cho mình. Vào đầu những năm 1950 một người Đức tên là CARL FRIEDRICH VON SIMENS đã nghĩ ra một chính sách thuế có thể thay thế cho thuế Doanh thu. Đó là thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ khi qua mỗi công đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tuy nhiên vào lúc này SIMENS chưa có những lý luận thuyết phục nên chưa được
chính phủ Đức áp dụng.
Trên thực tế thuế GTGT được áp dụng đầu tiên tại Cộng hoà Pháp ngày 1/7/1954. Vì nước Pháp có nền công nghiệp phát triển, chính phủ Pháp lại quan tâm đến việc đổi mới về tài chính, đặc biệt là thuế gián thu. Đầu tiên chỉ áp dụng ở một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt, vào năm 1968 thuế GTGT được áp dụng rộng rãi cho mọi nghành nghề, mọi lĩnh vực.
Nhờ có những ưu điểm hơn thuế Doanh thu hay thuế bán hàng nên thuế GTGT được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Với điều kiện kinh tế- xã hội của từng nước khác nhau nên việc áp dụng thuế GTGT ở từng quốc gia cũng khác nhau như đối tượng chịu thuế, mức thuế suất….
Ở Việt Nam việc áp dụng thuế GTGT vào năm 1999 ngoài mục đích như nâng cao doanh thu cho ngân sách Nhà nước, từng bước hội nhập với chính sách thuế của quốc tế, còn vươn tới việc cải cách hệ thống thuế khoá thích hợp cho việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.3. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT
1.3.1. Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Do thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ nên đối tượng nộp thuế phải là các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có giá trị tăng thêm, nhưng thực chất phần thuế mà họ nộp là do người mua hàng hoá, dịch vụ phải thanh toán. Vì vậy thuế GTGT là thuế gián thu.
1.3.2. Đặc điểm của thuế GTGT.
1.4. Vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tế thị trường
1.4.1. Thuế GTGT là nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước
1.4.2. Thuế GTGT tham gia vào điều tiết kinh tế vĩ mô
1.4.3. Thuế GTGT là công cụ để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh
1.5. Điều kiện áp dụng thuế GTGT và áp dụng ở nước ta
1.5.1. Điều kiện áp dụng thuế GTGT.
1.5.2. Áp dụng thuế GTGT vào Việt Nam
Thuế GTGT được đưa vào áp dụng ở Việt Nam 1999 đó là rất cần thiết, là đúng đắn.Thuế GTGT là loại thuế tiến bộ, đã được thực tế ở nhiều nước chứng minh.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì nhu cầu chi tiêu của nhà nước cũng không ngừng tăng lên, Nhà nước ta cũng vậy cũng cần những khoản tiền lớn, lâu dài để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy làm thế nào để tăng thu cho ngân sách Nhà nước nhưng ngược lại vẫn phải thúc đẩy kinh tế phát triển, để hội nhập với nền kinh tế của thế giới. Việc đưa thuế GTGT vào áp dụng ở nước ta là một trong những giải pháp quan trọng , đúng đắn của Nhà nước.
Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao và ổn định nên việc áp dụng thuế GTGT là hoàn toàn có thể thực hiện được. Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện hơn, có nhiều chính sách tiến bộ theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế. Hệ thống sổ sách, văn bản, chứng từ ngày càng thống nhất và hoàn thiện hơn làm cho việc quản lý thuế dễ dàng hơn, có hiệu quả. Bên cạnh đó các quan hệ thanh toán ngày càng hiện đại, việc quản lý, thu nộp thuế dễ dàng hơn; Các cán bộ được đào tạo bài bản, đầy đủ năng lực trình độ, đạo đức…
Vì vậy Việc áp dụng thuế GTGT vào Việt Nam ngoài mục đích từng bước hoà nhập với chính sách thuế của các nước trong khu vực và thế giới, còn vươn tới việc cải cách hệ thông thuế phù hợp điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường.
1.6. Ưu và nhược điểm của thuế GTGT so với thuế doanh thu
1.6.1. Ưu điểm của thuế GTGT so với thuế doanh thu
1.6.2. Nhược điểm của thuế GTGT
1.7. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nam
1.7.1. Đối tượng chịu thuế GTGT
1.7.2. Đối tượng nộp thuế
1.7.3. Căn cứ tính thu
1.7.4. Phương pháp tính thuế
1.8. Quản lý thu thuế GTGT ở Việt Nam
1.8.1. Đăng kí thuế
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ BỈM SƠN.
2.2. Đánh giá công tác thu thuế năm 2005
Năm 2005 là một năm thành công trong việc thu ngân sách đối với Chi cục thuế Bỉm Sơn.
2.2.1. Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2005
Thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2005, bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn phát sinh nhiều khó khăn như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch cúm gia cầm… ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng trực tiếp đến thu ngân sách Nhà nước.
Vượt lên trên những khó khăn, được sự lãnh đạo của Cục Thuế, Thị uỷ, HĐND, UBND Thị, sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các nghành các cấp, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, hộ các thể, cá nhân…. Chi cục thuế Bỉm Sơn đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2005.
Thực hiện quyết định số 1814 CT/TH-DT ngày 28/12/2004 của Cục thuế Thanh Hoá giao dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2005 là 13.807 triệu đồng, quyết định số 97 CT/TH-DT ngày 27/01/2005 của Cục thuế Thanh Hoá giao dự toán phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2005 là 15.510 triệu đồng và quyết định số 37/2005/QĐ-UB ngày 26/01/2005 của UBND Thị xã Bỉm Sơn giao dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2005 là 21.207 triệu đồng.
Năm 2005 tổng thu ngân sách 16.911 triệu đồng, đạt 122,4% dự toán pháp lệnh, đạt 109% dự toán phấn đấu, đạt 79,7% dự toán Thị xã giao và bằng 107% so với năm 2004. Cụ thể:
2.2.1.1. Về kết quả thu ngân sách các lĩnh vực kinh tế và các sắc thuế chủ yếu
Có 6/8 lĩnh vực thu vượt chỉ tiêu được giao là, thuế công thương nghiệp (Ngoài quốc doanh) thu được 7.883 triệu đồng đạt 103% dự toán pháp lệnh, đạt 98% dự toán phấn đấu; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu được 58 triệu đồng đạt 145% dự toán pháp lệnh, đạt 96% dự toán phấn đấu; Thu tiền cấp quyền sử dụng đất là 5.835 triệu đồng đạt 207% dự toán pháp lệnh, đạt 173% dự toán phấn đấu; Tiền thuê đất thu 238 triệu đồng đạt 238% dự toán pháp lệnh, đạt 198% dự toán phấn đấu; Thuế nhà đất thu 515 triệu đồng đạt 103% dự toán pháp lệnh, đạt 103% dự toán phấn đấu; Phí, lệ phí thu 793 triệu đồng đạt 139% dự toán pháp lệnh, đạt 99% dự toán phấn đấu.
Có 2/8 lĩnh vực thu không hoàn thành dự toán là thuế chuyển quyền sử dụng đất thu 416 triệu đồng đạt 92% dự toán pháp lệnh, đạt 74% dự toán phấn đấu; Lệ phí trước bạ nhà đất, ô tô, xe máy thu 1.575 triệu đồng đạt 84% dự toán pháp lệnh, đạt 69% dự toán phấn đấu.
Nguyên nhân của việc không hoàn thành dự toán trong lĩnh vực thuế chuyển quyền sử dụng đất là do giá đất trên địa bàn trong năm qua có nhiều biến động, các đối tượng nộp thuế tìm cách giảm thuế, trốn thuế nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Việc thu từ lệ phí trước bạ nhà đất, ô tô, xe máy cũng không đạt so với chỉ tiêu đề ra là do việc quản lý còn nhiều lỏng lẻo, các đối tượng nộp thuế tìm cách trốn thuế....
2.2.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu của các đơn vị thuộc Chi Cục
Chi cục có 5/5 Đội thuế thu hoàn thành dự toán pháp lệnh là, Đội Quản lý doanh nghiệp và thu khác; Đội thuế phường Ngọc Trạo; Đội thuế phường Ba Đình; Đội thuế phường Lam Sơn; Đội thuế chợ Bỉm Sơn.
2.2.2. Đánh giá
2.2.2.1. Về công tác triển khai giao dự toán thu ngân sách Nhà nước
Các khoản thu từ đất.
Các khoản thu phí, lệ phí và thu khác.
2.2.2.3. Công tác chống thất thu ngân sách
Thực hiện công văn số 479UB-KTTC ngày 14/2/2005 của UBND Tỉnh và các văn bản hướng dẫn thi hành của nghành. Chi cục tham mưu cho UBND Thị tổ chức triển khai, phối hợp với các nghành công an, Quản lý thị trường và các xã Phường tổ chức điều tra, khảo sát các hộ kinh doanh. Thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, sau một thời gian thì đã thực hiện việc quản lý đưa vào thêm 130 ô tô vận tải tư nhân, thu thuế môn bài là 50.000.000 đồng, thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp quản lý thu thường xuyên 1 tháng là 26.381.000 đồng, phạt hành chính là 2.800.000 đồng.
Thực hiện chỉ thị số 15/2005/CT-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính Phủ, Chi cục đã rà soát, phân loại đối tượng nợ đọng, bên cạnh đó áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ như đôn đốc, thông báo… đã thu nộp vào ngân sách 245 triệu đồng tiền sử dụng đất.
2.2.2.4. Công tác hoàn thuế GTGT
Thực hiện hoàn thuế đúng theo quy định, trong năm Chi cục đã đề gnhị cục thuế ch một đơn vị số thuế hoàn là 98 triệu đồng, sau khi Chi cục đã thực hiện việc kiểm tra đầy đủ.
2.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn khiếu nại
Công tác kiểm tra đơn bỏ kinh doanh: 181 lượt hộ.
Kết quả sử lý: Đơn nghỉ kinh doanh đưa vào ghi thu là 49 lượt hộ; Đơn bỏ kinh doanh đưa vào quản lý là 23 lượt hộ.
Thực hiện tốt chế độ về tiếp dân và giải quyết khiếu tố khiếu nại, tố cáo, trong năm đã tiếp nhận 8 đơn khiếu nại để xin giảm thuế, đã giải quyết 8 đơn còn tồn đọng. Qua đó Chi cục thuế đã chỉ đạo điều chỉnh lại thuế cho đúng thực tế kinh doanh, đảm bảo công bằng xã hội.
2.2.2.6. Công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế
Phối hợp với phòng vă hoá thông tin, đài phát thanh truyền hình xây dựng chuyên mục tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế. Trong năm đã thực hiện được 15 cuộc phát sóng truyền hình, 55 lần phát trên đài truyền hình Thị xã, phường.
Hướng dẫn chính sách và thủ tục hành chính thuế cho các tổ chức các nhân thông qua các hình thức trả lời trực tiếp, qua điện thoại, gưi công văn, tổ chức tập huấn thời gian là 3 ngày cho 56 doanh nghiệp.
Trong năm đã tổ chức 3 cuộc đối thoại với các doanh nghiệp, có 142 lượt doanh nghiệp tham gia, nhìn chung các hội nghị đã đạt kết quả tốt, được các tổ chức, cá nhân tham gia nhiệt tình, đầy đủ. Qua đối thoại nắm bắt được một số vướng mắc của các doanh nghiệp, cá nhân từ đó có những kiến nghị, giải pháp tháo gỡ dần các vướng mắc, để tạo nên mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa người nộp thuế với cơ quan thuế trong phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện chính sách thuế của nhà nước.
Hàng năm, vào cuối năm Chi cục tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế, tuyên dương đối tượng nộp thuế trên địa bàn đã có thành tích xuất sắc
trong việc chấp hành chính sách thuế.
2.2.2.7. Công tác quản lý ấn chỉ thuế và công tác tin học
Đảm bảo cấp phát hoá đơn, ấn chỉ thuế đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn, thủ tục mua hoá đơn, ấn chỉ được cải tiến cho nhanh chóng, gọn nhẹ cho người nộp thuế.
Bên cạnh đó cũng tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý sử dụng hoá đơn.
Thực hiện đề án và chương trình ứng dụng của Tổng cục thuế nhằm phục vụ cải cách hành chính thuế và phục vụ công tác quản lý thu thuế, nâng cấp ứng dụng quản lý thuế cấp Chi cục; Tổ chức cho cán bộ đi tập huấn tin học, phục vụ công tác quản lý thuế, đến nay có 29 cán bộ được đào tạo tin học cơ bản.
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì năm 2005 công tác quản lý thuế tại Chi cục vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định:
Vẫn còn tình trạng nợ đọng thuế, thất thu thuế. Thu tiền cấp quyền sử dụng đất cho các hộ hợp pháp hoá diện tích đất ở còn tồn đọng nhiều. Những hộ khoán thuế trong lĩnh vực kinh doanh vận tải còn nợ đọng kéo dài, chủ yếu ở quý IV năm 2005. Việc phân loại các loại nợ đọng còn chưa được chú ý thường xuyên, đúng mức nên chưa đạt hiệu quả cao.
Công tác triển khai thu thuế xây dựng nhà ở tư nhân chưa có hiệu quả, công tác quản lý thu thuế, khai thác tài ngyên trên địa bàn còn thấp so với thực tế.
Công tác kiểm tra tờ khai thuế để đánh giá chất lượng kế khai chỉ đạo chưa tốt, nên một số doanh nghiệp tìm cách giảm thuế phải nộp hay thuế liên tục âm; Công tác quyết toán còn bỏ lọt, bỏ sót nguồn thu do các doanh nghiệp chưa nộp đủ các giấy từ cần thiết.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế tuy đã được quan tâm nhiều mặt nhưng vẫn còn một số mặt còn yếu, hình thức tuyên truyền còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tượng nộp thuế.
Ngoài ra chuyên môn của cán bộ thuế vẫn còn hạn chế, cần được đào tạo thêm.
2.3. Thu thuế GTGT tại chi cục thuế Bỉm Sơn
Thu thuế GTGT trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn chủ yếu là thu thuế của các doanh nghiệp (các doanh nghiệp ngoài quốc doanh), các hộ kinh doanh cá thể, các hợp tác xã.
Để việc quản lý thuế được thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ, dễ dàng cho cả đối tượng nộp thuế lẫn cơ quan quản lý thuế, tránh tình trạng phân tán, nhiều thủ tục chồng chéo nhau thì quy trình thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế có vai trò rất quan trọng.
2.3.1. Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế Bỉm Sơn
2.3.1.1. Mục đích
Nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các luật thuế, pháp lệnh thuế, đảm bảo việc nộp thuế được đầy đủ, kịp thời. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, bỏ bớt những thủ tục phiền hà, gây trở ngại cho người nôp thuế. Cải tiến thủ tục quản lý thuế, gắn trách nhiệm trực tiếp cho từng người, nâng cao hiệu quả hoạt động của từng cá nhân cũng như cả tập thể.
2.3.1.2. Yêu cầu
Cần phải đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý có hiệu quả, phải phân rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức. Cán bộ thuế phải nắm rõ được các chính sách, luật thuế, các bước trong quy trình để khi thực hiện đạt hiệu quả.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá, phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ để có biện pháp xử lý; Cần sử dụng các trang thiết bị, máy móc thiết bị hiện đại vào công tác quản lý, chỉ đạo thu thuế.
2.3.1.3. Nội dung quy trình
Quy trình quản lý thuế tại chi cục thuế Bỉm Sơn thực hiện đối với doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
* Đăng kí thuế.
2.3.2. Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
2.3.3. Thực trạng thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế Bỉm Sơn
Chi cục thuế Bỉm Sơn được quản lý nguồn thu thuế GTGT theo quy định, trong điều kiện ở một Thị Xã đang từng ngày phát triển mạnh mẽ nên thị trường luôn biến động nhanh chóng. Song với trách nhiệm quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn, cán bộ công chức trong Chi cục đã luôn luôn phấn đấu, cố gắng hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao qua các năm.
2.3.3.1. Để hiểu rõ hơn về tình hình thu thuế GTGT tại địa bàn, ta có bảng kết quả tình hình thu thuế GTGT tại Chi cục thuế Bỉm Sơn.
Bảng2: kết quả thu thuế GTGT tại Chi cục thuế Bỉm Sơn từ năm 2002-2005
(Thuế GTGT được tổng hợp theo cả 2 phương pháp)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Đ.T nộp thuế
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng thu do Chi cục quản lý
6.330
12.123
15.761
16.911
Số thuế GTGT
Công ty TNHH
376,5
748,4
986,4
1.667,8
Doanh nghiệp tư nhân
100,6
223,5
305,8
354,9
Hợp tác xã, Tổ hợp
16
30,3
44,6
40,2
Hộ kinh doanh cá thể
553,5
1.667,2
2.146,9
2.276,2
Tổng cộng
1046,6
2669,4
3483,7
4339,1
(Tổng hợp từ báo cáo cuối năm của Chi cục thuế Bỉm Sơn)
Qua bảng kết quả thu thuế GTGT tại Chi cục thuế Bỉm Sơn ta thấy số thuế GTGT của Chi cục không ngừng tăng lên và ổn định qua các năm, đặc biệt từ năm 2002-2005 thì tốc độ tăng thu thuế GTGT năm 2002- 2003 đạt lớn nhất với số tuyệt đối