Nói đến Nghệ thuật chạm khắc trang trí Đình làng là những tác phẩm của nghệ
nhân nông dân Bắc Bộ. Nghệ thuật của họ xuất phát từ đời sống và cái nhìn có tính bản
năng thuần phác của người nông dân. “Nó được sản sinh trong khoảng khắc lịch sử mà
tinh thần dân tộc vùng dậy tưng bừng nhất, mà nền văn nghệ dân gian thắng thế nhất”.
Người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệ sĩ với sự tự do trong
tưởng tượng, phản ánh, bộc lộ cái cảm tự thân về hiện thực, bằng bất kỳ thủ pháp nào
mà họ cho là phù hợp. Nhiều thủ pháp tạo hình được sử dụng để sáng tạo ra các bức
chạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống như cái nhìn
của trẻ thơ .
Qua những bức chạm của đình làng Việt thế kỷ XVII rất nhiều mặt của đời sống
xã hội được thể hiện qua những tác phẩm như: “đấu vật”, “đánh cờ”.và qua đó nói lên
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
14 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đình làng Việt Nam thế kỉ 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
1
Lê Trường Bảo
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG
CHẠM KHẮC NỔI ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM THẾ KỈ 17
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Dự kiến những đóng góp của đề tài ................................................................. 3
6. Bố cục của đề tài. ............................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT ĐÌNH LÀNG
I. Đình làng trong Văn hóa cuả người Việt Nam ................................................ 4
1. Vai trò của đình làng .............................................................................. 4
2. Kết cấu đình làng .................................................................................. 4
Chương 2: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG CHẠM NỔI ĐÌNH LÀNG VIỆT
NAM THẾ KỈ XVII
I. Hình tượng con người mang yếu tố thần thoại
1.Hình tượng vũ nữ thiên thần ..5
2.Hình tượng tiên nữ cưỡi rồng phượng...6
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
2
Lê Trường Bảo
II. Hình tượng con người phản ánh xã hội đương thời
1. Cảnh đấu vật ...7
2. Chuốc rượu.7
3. Đánh cờ7
4. Chèo thuyền....8
5. Nam nữ tình tự........8
Chương 3: SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC NỔI ĐÌNH LÀNG
1. Tính khái quát cao.8
2. Giàu tính nhân bản........9
3. Giá trị nghệ thuật của chạm khắc nổi đình làng thế kỉ XVI.9
KẾT LUẬN ........10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........11
PHỤ LỤC................................................................................................12
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
3
Lê Trường Bảo
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nói đến Nghệ thuật chạm khắc trang trí Đình làng là những tác phẩm của nghệ
nhân nông dân Bắc Bộ. Nghệ thuật của họ xuất phát từ đời sống và cái nhìn có tính bản
năng thuần phác của người nông dân. “Nó được sản sinh trong khoảng khắc lịch sử mà
tinh thần dân tộc vùng dậy tưng bừng nhất, mà nền văn nghệ dân gian thắng thế nhất”.
Người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệ sĩ với sự tự do trong
tưởng tượng, phản ánh, bộc lộ cái cảm tự thân về hiện thực, bằng bất kỳ thủ pháp nào
mà họ cho là phù hợp. Nhiều thủ pháp tạo hình được sử dụng để sáng tạo ra các bức
chạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống như cái nhìn
của trẻ thơ .
Qua những bức chạm của đình làng Việt thế kỷ XVII rất nhiều mặt của đời sống
xã hội được thể hiện qua những tác phẩm như: “đấu vật”, “đánh cờ”..và qua đó nói lên
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đây là đề tài đã được nhiều nhà Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học đã và đang
nghiên cứu và có khá nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau nhưng điểm chung nhất của
đề tài này là việc tìm hiểu và giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc, văn hóa dân tộc
Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích em muốn tìm hiểu thêm về Giá trị nghệ thuật trong Nghệ thuật chạm
khắc nổi Đình làng Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp đọc tài liệu, phương pháp quan sát,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng kết kinh
nghiệm.
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
4
Lê Trường Bảo
5. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Mong có sự đóng góp thêm ý kiến để em có thể hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn
hóa qua những giá trị nghệ thuật độc đáo của nghệ thuật chạm khắc trang trí nói chung
và nghệ thuật chạm khắc nổi Đình làng thế kỉ XVII
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì còn có chương 1 và chương 2,
chương 3
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT ĐÌNH LÀNG
I. Đình làng trong Văn hóa cuả người Việt Nam
1. Vai trò của Đình làng
Mỗi làng Việt Nam đều có một ngôi đình. Đình là nơi thờ thần Thành hoàng của
làng. Thần Thành hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giữ nước;
hoặc một thần sông, thần núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu
quái, đem lại cuộc sống yên lành cho mọi người, mọi nhà.
Đình vừa là nhà, vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp của dân làng, là ngôi nhà
công cộng của mỗi cộng đồng cư dân nông nghiệp làng xã. Mọi tập tục, văn hoá, nếp
sống của làng thường được định ra ở đây, có tên gọi là Hương ước, một thứ luật lệ dưới
luật, nhưng không kém phần nghiêm ngặt với các thành viên của làng.
2. Kết cấu đình làng:
2.1. Kiến trúc đình làng theo kiểu “Vì kèo” có sàn gỗ, hoặc nền đất lát gạch với
những hàng cột lim to khoẻ, vững chãi.
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
5
Lê Trường Bảo
2.2. Phân bố các gian của đình thường là 3 gian, hoặc 5 gian, tuỳ theo khả năng làng
to nhỏ, giàu nghèo.
- Mái đình lợp ngói có độ dốc vừa phải. Bốn góc mái thường có đầu đao uốn cong
mềm mại vút lên như cánh chim bay. Hoặc theo kiểu “mái dốc – hai đầu đốc” có hoặc
không có cánh gà nhô lên.
- Bờ nóc của đình thường được trang trí một dải dài hoa văn chạm nổi hoặc chạm
thủng chạy suốt là hoa chanh, hay hoa thị. Bờ nóc thường đắp đôi rồng chầu nguyệt
(hoặc chầu mặt trời).
- Tường bao xây bằng gạch trần nung già “da vải” mạch bắt vữa, hoặc trát vữa
(còn gọi là hồ áo), quét vôi trắng.
- Trước ngôi đình thường có giếng nước hoặc hồ nước - ao làng - theo thuyết
phong thủy âm dương hoà hợp.
- Hồ thường thả sen, hay súng, tới mùa hương hoa toả thơm mát dịu.
- Nằm trong khuôn viên kiến trúc còn có tam quan - cổng đình, có mái lợp ngói
hoặc là bốn trụ có trang trí kiến trúc đứng lộ thiên.
Chương 2: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG CHẠM NỔI ĐÌNH LÀNG
KHOẢNG CUỐI THẾ KỈ XVII
I. Hình tượng con người mang yếu tố thần thoại:
Cuối thế kỷ XVII là giai đoạn phát triển đỉnh cao của Nghệ thuật Điêu khắc, kiến
trúc đình làng Việt và nhiều ngôi đình nổi tiếng xuất hiện trong giai đoạn này như: đình
So, đình Chu Quyến (Hà Tây), đình Kiến Bá (Hải Phòng), đình Diềm (Bắc Ninh )
Đi liền với những công trình kiến trúc công cộng làng xã là sự phát triển đến đỉnh
cao của nghệ thuật điêu khắc dân gian, góp phần tạo nên giá trị độc đáo của kiến trúc
đình làng thế kỷ XVII. Trong điêu khắc trang trí trên kiến trúc đình làng giai đoạn này,
hình tượng con người nổi lên như một hình ảnh trung tâm, một điểm nhấn độc đáo.
1. Hình tượng vũ nữ thiên thần:
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
6
Lê Trường Bảo
Tượng vũ nữ ở vị trí ván gió cánh gà thường chạm chính diện với khuôn mặt trái
xoan, mũi thấp, môi mỏng, cổ cao thanh tú, đôi khi thể hiện rõ cả 3 ngấn (Đình Diềm –
Bắc Ninh). Có khi tượng vũ nữ lại có những đặc điểm chung là ngực nở bụng thon, cánh
tay dài với những ngón tay búp măng mềm mại.
Đề tài này có mặt rộng rãi trong các kiến trúc, bao gồm hai loại khác nhau: có cánh và
không có cánh. Thông thường với dạng có cánh đều được thể hiện nhìn chính diện, được
chạm thủng hoặc bong kênh, tóc cuộn ngược lên đỉnh thành hai múi tròn có buộc đôi
khi cũng có mũ, mặt đầy đặn có tính chất tượng trưng, tai đeo hoa dài để tỏ sự sang quý.
Tùy từng nơi mà vũ nữ được đeo yếm khác nhau, như hình lá sòi (chùa Đậu – Thường
Tín – Hà Tây) hình cánh sen (đình Đông Lỗ - Ứng Hòa – Hà Tây) hay để trơn (đình
Ngọc Than – Quốc Oai – Hà tây). Tay đặt trong tư thế đang múa, cách của vũ nữ không
ổn định thường giống phượng được mọc ra từ phía sau, lúc thì ngắn (Đông Lỗ) và nhỏ,
chỉ mới ra tới ngón cái; lúc thì vừa phải (đình Kiến Bá – Hải Phòng) lúc lại quá lớn dài
gấp ba lần cánh tay (Chùa Đậu) vũ nữ có ngực nở bụng thon, thắt lưng bằng dải lụa kết
nút trước bụng, váy ngắn và thường được cưỡi rồng.
Vũ nữ thiên thần không có cánh cũng theo cách thể hiện như loại có cánh, song
thân hình có phần uyển chuyển, thon thả hơn, như những vũ cưỡi rồng ở Diệp thượng
(đình Thổ Hà) với váy lượn nhẹ ra sau, tạo thế rướn về phía trước. Cũng như nhiều con
người khác, một số vũ nữ thiên thần không được điểm nhãn. Nhìn chung tượng vũ nữ
thiên thần như đem lại niềm vui cho chính mảng chạm, bới bóng dáng của người nữ đó
cũng là bóng dáng của người thôn nữ.
2. Hình ảnh tiên nữ cưỡi rồng – phượng:
Về biểu tượng tiên cưỡi rồng - phượng, có lẽ không phải đợi đến có lý thuyết về
Nho giáo, mới tràn ngập đình làng. Ban đầu nó đã hiện hữu khá đa dạng trong các kiến
trúc chùa Việt, như các chạm khắc ở chùa Thái Lạc là một điển hình. Các cô tiên nữ
dâng hoa, thổi sáo, đánh đàn để ca ngợi các giáo lý của Phật giáo đã trở thành một hình
ảnh quen thuộc. Đến sự phát triển nở rộ của đình làng sau thế kỷ XVI, bằng tất cả những
lý do kể trên cộng thêm ý nghĩa về sự ca ngợi công đức của vị thánh tổ của làng xã
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
7
Lê Trường Bảo
Thành Hoàng làng, mà các cô tiên nữ này cưỡi rồng, phượng thổi tiêu, sáo đã khiến cho
khung cảnh ở đây trở nên linh thiêng.
II. Hình tượng con người phản ánh xã hội đương thời:
Hình ảnh con người đa phần đều mang những nét cơ bản của người bản địa, thuộc
chủng tộc Nam á, với những đặc điểm: người thấp, đậm, mặt tròn, mũi to, sống mũi
thấp, môi cao, và đặc biệt dựa vào trang phục (áo dài, chân đi ủng, đầu đội mũ phớt rộng
vành), có thể đó là những người phương Tây đến nước ta buôn bán trong giai đoạn
này
Nhìn chung, hình tượng con người trong điêu khắc kiến trúc đình làng thế kỷ XVII
thường có tỷ lệ giữa đầu và thân mang tính ước lệ, chỉ bằng 1/3.
Thông qua tính hiện thực của đề tài, điêu khắc trang trí đình làng Việt thế kỷ XVII
còn thể hiện tính đấu tranh sâu sắc. Dưới chế độ phụ quyền Nho giáo, người phụ nữ bị
khinh miệt, coi rẻ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “phụ nhân nan hoá”)... Vì vậy,
người phụ nữ không được tới đình làng. Vậy nhưng điêu khắc đình làng lại dày đặc hình
ảnh người phụ nữ. Họ tự do thể hiện tình yêu với chồng, với con, với bạn bè; tự do vui
đùa, ca hát Có thể nói, không ở một công trình kiến trúc dân gian nào khát vọng yêu
đương lại được bộc lộ mạnh mẽ như ở đình làng Việt.
1. Cảnh đấu võ:
Cảnh đấu võ, bao gồm đấu vật, đấu khiên, cũng có cảnh cưỡi ngựa đấu giáo
các hình này rất động và vui, tất cả đều đang trong những động tác cụ thể.
Trong đấu vật, từ cảnh bắt tay vào sới, tới cảnh bóp tay trong thế tấn (đình Liên Hiệp –
Hà Tây), cảnh ôm chân giật giằng (đình Kim Hoàng – Hoài Đức – Hà Tây), cảnh túm
khố, cảnh vật đè ép nhau (đình Phùng – Hà Tây, đình Hoàng Xá - Ứng Hòa – Hà Tây).
Võ sĩ chỉ mặc một chiếc khố, mặt đều quay ra tươi tỉnh, ngộ nghĩnh. Toàn thân của võ
sĩ chỉ dài hơn ba phần đầu một chút, béo tốt, ngực nở, cánh tay không nổi bắp, to vừa
phải. chân thường rất lớn, đôi khi một bắp đùi to ngang thân (đình Kim Hoàng), cơ thể
của các võ sĩ rõ rang không cân xứng, song ở đây động tác có vẻ tự do khoáng đạt đã
tạo cho đề tài trở nên thuận mắt.
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
8
Lê Trường Bảo
2. Chuốc rượu:
Cũng là hai nhân vật uống rượu song bằng cách diễn tả sự say sưa hiện rõ trên hai
nét mặt, hai thân hình nghiêng ngả. Ở người mời rượu, đầu và tay tạo thành một đường
thẳng với nét chạm sắc sảo, dứt khoát. Bàn tay được các nghệ nhân cách điệu cong gập
về phía sauHai người, người mời, người chối trong tình trang đã say. Tác phẩm đã
được tạo nên từ cảm xúc chân thực, trần đầy của người nhệ sĩ.
3. Đánh cờ:
Hình ảnh con người còn được thể hiện trong tác phẩm “đánh cờ” đình Ngọc Canh
(Vĩnh Phúc). Ở tác phẩm này ta thấy lối tạo hình rất đặc biệt, với lối bố cục cân đối song
tác phẩm không thuận theo qui luật thuận của mắt nhìn. Hai nhân vật phía trước nhỏ,
hai nhân vật phía sau lớn để không tât scar các nhân vât đều không bị che khuất. điều
này cho ta liên tưởng đến sự bình đẳng trong xã hội đương thời.
4. Chèo thuyền:
Là một đề tài quen thuộc trong nhiều di tích ở cuối thế kỉ XVII, như ở đình Hoàng
Xá (Ứng Hòa – Hà Tây), Đình Ngọc Canh (Vĩnh Phú) thường có hai loại khác nhau:
thuyền rồng và thuyền buôn.
Hình chạm thuyền rồng, thường là một hoạt cảnh vui, mỗi thuyền có một hình
thức ít nhiều khác nhau nhưng đều là những tác phẩm đẹp, dù cho tác phẩm đó cố ý chỉ
biểu hiện như những nét phác. Con người được thể hiện như thế lao động vớ một cường
độ cao. Hình thức này khiến ta liên tưởng đến cảnh đua thuyền rồng vốn vẫn có trong
nhiều làng xã ven song và cũng là hình ảnh sinh hoạt ngày hội của nhiều cư dân trong
vùng. Hình chạm thuyền buôn như ở đình Ngọc Canh.
Ngoài ra còn xuất hiện hình ảnh người phương tây được phản ánh rất rõ nét ở đình
Lỗ Hiệp: đội mũ phớt, mặc âu phục đi ủng, khuôn mặt người tây âu có mũi lõ khoằm,
có ria,
4. Cảnh nam nữ giao hoan:
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
9
Lê Trường Bảo
Mặc cho xã hội Nho giáo là “nam nữ thụ thụ bất thân”, các mảng chạm khắc như:
“trai gái vui đùa”, “tình tự” “tắm sen” cũng không khác bao xa với các cảnh có tính chất
tháo khoán ở trên. Nó cho thấy một mảng khác của đời sống tinh thần. Tính chất vui
tươi dí dỏm được thể hiện ra trong các trò chơi và sinh hoạt dân gian. Lúc này những
cảnh khoả thân có lẽ đã trở nên thường thấy trong các chạm khắc đình làng cuối thế kỷ
XVII, nên việc có mặt của các hoạt cảnh này dường như không cần đến sự hợp thức hóa
của các giá trị phồn thực mới có thể xuất hiện.
Có thể thấy qua những bức chạm của đình làng Việt thế kỷ XVII rất nhiều mặt của
đời sống xã hội: trong lao động – cảnh đi săn thú, trong sinh hoạt – vợ chồng gãi chân
cho nhau, đá cầu, đấu khiên, hát chèo, nam nữ tự tình, uống rượu nghệ thuật chạm
khắc nổi đình làng đã bộc lộ tất cả những gì người nông dân yêu thích, mơ ước, monng
chờ. Tính hiện thực thể hiện ngay trong từng chi tiết: Khẩu súng kíp, đao, kiếm, cung
của thế kỷ XVII; Y phục của con người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội đương
thời: (váy, mũ miện, hạt cườm của phụ nữ; áo dài, ủng, mũ phớt của đàn ông); Những
nhạc cụ cổ xưa (kèn, sáo, trống, thanh la) hay các trò chơi dân gian (đấu vật, chọi gà,
đá cầu) vv Đó là những tư liệu phong phú, sống động cho các ngành khoa học như:
Dân tộc học, Văn hoá dân gian, Lịch sử quân sự
Chương 3: SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC NỔI ĐÌNH LÀNG
1. Tính khái quát cao:
Khái quát cao trong thủ pháp tạo hình:
Sự độc đáo của nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng thể hiện ở tính khái quát
cao trong thủ pháp xây dựng tác phẩm như nhấn mạnh trọng tâm, biết chọn những vấn
đề quan trọng nhất để diễn tả, phản ánh, hướng người xem vào nội dung, giản lược về
hình thức, để không ảnh hưởng đến quá trình tri giác. Các chạm khắc đình làng đã bỏ
qua định luật xa gần, những nguyên tắc về giải phẫu, bố cục, tính hợp lý của hiện thực,
để tạo ra một sự hợp lý của nghệ thuật do người nghệ sỹ dân gian sáng tạo ra.
Để đạt được mục đích này người nghệ nhân dân gian đã sử dụng nhiều thủ pháp tạo hình
như: thủ pháp đồng hiện, để mở rộng không gian, thời gian; thủ pháp cường điệu, gây
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
10
Lê Trường Bảo
ấn tượng bằng cách nhân cách hóa nhân vật; thủ pháp nhiều điểm nhìn để tạo ra cái nhìn
lập thể đặc sắc; thủ pháp biểu tượng hóa để thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan. Người
nghệ nhân xưa quan niệm cái đẹp, cái hợp lý tựu trung là phải “thuận mắt”. Gợi, tạo liên
tưởng, quan trọng hơn tả.
2. Giàu tính nhân bản:
Phù điêu trang trí đình làng đồng bằng Bắc Bộ là bài ca về cuộc sống và con
người. Tính trữ tình và biểu cảm tràn ngập trong các bức chạm khắc. Người nông dân
Bắc Bộ sống hoà hợp với thiên nhiên, muông thú. Các môtíp cây-hoa-lá rất nhiều và
luôn quấn quýt xung quanh nhân vật. Những cảnh sinh hoạt được phản ánh rất bình dị
như: mẹ cho con bú, gánh con, chăn lợn, cày ruộng, dắt ngựa, uống rượu, chọi gà, đánh
vật, làm xiếc, hội làng...
Nguyễn Đỗ Cung đã nhận định: “Cảnh vật tự nhiên mộc mạc, cuộc sống và những cuộc
đấu tranh hàng ngày liền được biểu hiện với những hình thức giản dị, trực tiếp, vật và
người trong đời sống bình thường được thể hiện trong nghệ thuật, lấn át những con vật
thần thoại và những nhân vật có tính ước lệ cao”.
3. Giá trị nghệ thuật của chạm khắc nổi đình làng thế kỉ XVII:
Nhìn một cách khái quát, nghệ thuật điêu khắc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ phát
triển từ những bước đầu tiên ở thế kỷ XVI, đạt dấu ấn rực rỡ đỉnh cao ở thế kỷ XVII,
chững lại, chín muồi ở thế kỷ XVIII và thoái trào ở thế kỷ XIX. Có thể nói, giá trị nhiều
mặt mà điêu khắc đình làng để lại tập trung ở di sản điêu khắc đình làng thế kỷ XVI -
XVII. Điêu khắc đình làng của 2 thế kỷ này đại diện điển hình nhất cho toàn bộ nghệ
thuật điêu khắc ở đồng bằng Bắc Bộ.
KẾT LUẬN
Chạm khắc nổi đình làng không những là những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu mà
qua những tác phẩm đó còn thấm đượm tính dân tộc, tính nhân văn sâu sắc. các tác phẩm
được những nghệ sĩ vô danh diễn tả mang theo tình cảm, thị hiếu dân gian chân chất,
mộc mạc mà sống động biểu cảm thông qua ngôn ngữ tạo hình dân gian đơn giản, ước
lệ mà sống động vô cùng.
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
11
Lê Trường Bảo
Ngày nay, những đề tài mang tính dân gian ngày càng ít dần nhưng sức sống cảu
nghệ thuật dân gian vẫn phát triển mạnh mẽ. cho đến ngày nay nghệ thuật chạm khắc
nổi đình làng vẫn được bảo tồn và giữ nguyên vẹn vẻ đẹp tươi tắn sống động của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hình tượng con người trong Nghệ thuật tạo hình Truyền thống Việt – Trần Lâm Biền
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
12
Lê Trường Bảo
2. Chu Quang Trứ (2001) Tượng cổ Việt Nam và truyền thống điêu khắc dân tộc NXB
Mỹ thuật.
3. Lịch sử mĩ thuật Việt Nam – Phạm Thị Chỉnh
4. Tổng hợp các thông tin về văn hóa và du lịch Việt Nam tại www.amazingvietnam.vn
5. Nguồn: www.danangpt.vnn.vn
6. Điêu khắc đình làng ở Việt Nam-Trần Văn Cẩn - Tạp chí VH-NT
PHỤ LỤC
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
13
Lê Trường Bảo
1. Hình tượng mang tính thần thoại:
Người cưỡi hổ
(Chùa Đậu – Phú Xuyên – Hà Nội)
Tiên nữ cưỡi rồng
(Đình Giẽ Hạ-Phú Xuyên-Hn)
2. Hình ảnh con người trong đời sống sinh hoạt
Chuốc rượu
(Đình Hoàng Xá – Hà Tây)
Đánh cờ
(đình Ngọc Canh – Vĩnh Phúc)
Chèo thuyền đình Hoàng Xá (Ứng
Hòa – Hà Tây), Đình Ngọc Canh
(Vĩnh Phú)
Hình tượng con người trong chạm khắc nổi đinh làng Việt Nam cuối thế kỉ XVII
14
Lê Trường Bảo
Cảnh giao hoan trong lễ hội, chạm
khắc trên cốn đình Ngọc Canh (Vinh
Phúc)
Chạm khắc đình Hương Canh