Cây điều bắt đầu được biết đến như một loại cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta mới chỉ trong vòng 20 năm nay. Ðặc biệt, trong sáu năm qua kể từ khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển điều đến năm 2010, ngành sản xuất điều đã phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng điều thô, nhân điều và kim ngạch xuất khẩu.
Cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng việc khai thác tiềm năng kinh tế của cây điều ở Việt Nam thực sự khởi đầu từ thập niên 80, người dân được khuyến khích trồng điều lấy hạt xuất khẩu. Năm 1975 Việt Nam mới có 500 ha điều (nghiên cứu ứng dụng cho ngành lâm nghiệp), năm 1995 có 190.300 ha và năm 2005 đã đạt 433.000 ha (tăng hơn 800 lần so với năm 1975); năng suất đạt 1,06 tấn/ha (tăng hai lần so với giai đoạn 1995-2000); sản lượng hạt điều đạt 350.000 tấn. Năm 1988, Việt Nam xuất ra thị trường thế giới 33 tấn nhân điều. Ðến năm 2005 nước ta đã có hơn 200 nhà máy chế biến với tổng công suất khoảng 600.000 tấn hạt điều nguyên liệu/năm, xuất khẩu được 110.000 tấn nhân điều thô, giá trị kim ngạch là 500 triệu USD, đứng hàng thứ hai trên thế giới về nhân điều thô xuất khẩu.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hồ sơ ngành hàng hạt Điều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ SƠ NGÀNH HÀNG HẠT ĐIỀU
Nhóm chuyên gia ngành hàng
1. Tình hình sản xuất ngành hàng trong nước và trên thế giới:
1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng
Cây điều bắt đầu được biết đến như một loại cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta mới chỉ trong vòng 20 năm nay. Ðặc biệt, trong sáu năm qua kể từ khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển điều đến năm 2010, ngành sản xuất điều đã phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng điều thô, nhân điều và kim ngạch xuất khẩu.
Cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng việc khai thác tiềm năng kinh tế của cây điều ở Việt Nam thực sự khởi đầu từ thập niên 80, người dân được khuyến khích trồng điều lấy hạt xuất khẩu. Năm 1975 Việt Nam mới có 500 ha điều (nghiên cứu ứng dụng cho ngành lâm nghiệp), năm 1995 có 190.300 ha và năm 2005 đã đạt 433.000 ha (tăng hơn 800 lần so với năm 1975); năng suất đạt 1,06 tấn/ha (tăng hai lần so với giai đoạn 1995-2000); sản lượng hạt điều đạt 350.000 tấn. Năm 1988, Việt Nam xuất ra thị trường thế giới 33 tấn nhân điều. Ðến năm 2005 nước ta đã có hơn 200 nhà máy chế biến với tổng công suất khoảng 600.000 tấn hạt điều nguyên liệu/năm, xuất khẩu được 110.000 tấn nhân điều thô, giá trị kim ngạch là 500 triệu USD, đứng hàng thứ hai trên thế giới về nhân điều thô xuất khẩu.
1.2. Đặc điểm sinh thái, sinh sản của cây điều
Cây điều dễ trồng, vốn đầu tư thấp, tính chịu hạn cao vừa có giá trị thực phẩm, vừa sản xuất được dầu điều, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển diện tích điều ở những vùng có điều kiện, kết hợp cải tạo, thâm canh vườn điều hiện có với trồng mới, giải quyết việc làm. Ðó là những hướng rất phù hợp điều kiện phát triển của nước ta.
Cây điều trồng được ở bốn vùng sinh thái nông nghiệp: Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; trong đó riêng diện tích điều ở Ðông Nam Bộ chiếm 70% diện tích điều toàn quốc. Cây điều trồng được trên ba nhóm đất chính là: đất đỏ vàng (76%), đất xám (20%) và đất cát biển (4%). Từ sau năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép trồng khu vực hóa mười giống điều như PN1, LG1, MH4/5, MH5/4 v.v. được nhân giống bằng phương pháp ghép, cho năng suất 2-3 tấn/ha ở nhiều tỉnh của Ðông Nam Bộ. Hàng chục giống điều mới khác có năng suất, chất lượng cao hơn so với giống điều nêu trên được tuyển chọn mới từ trong nước hoặc nhập nội được chuẩn bị đưa ra sản xuất. Với chiều hướng phát triển như vậy, năng suất vườn điều Việt Nam có điều kiện vươn lên đứng hàng đầu thế giới.
Cùng với việc giới thiệu các giống điều mới, các nhà khoa học đã đưa ra ba quy trình: Nhân giống điều, thâm canh điều và cải tạo các vườn điều cũ. Các biện pháp kỹ thuật bón phân hữu cơ và vô cơ, phòng trừ sâu bệnh hại điều, tỉa cành tạo tán, làm cỏ v.v. đã được nhiều nông dân áp dụng có kết quả, góp phần quyết định tăng năng suất, chất lượng vườn điều ở nước ta, nhất là ở các tỉnh: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ðồng Nai.
1.3. Các sản phẩm chính của ngành hàng hoặc là nguyên liệu thô cho những sản phẩm nào
Sản phẩm chính của ngành hàng là nhân điều, tức là nhân hạt, được tách từ hạt điều thô (quả). Nhân hạt điều qua chế biến đã được rang chín, có mùi vị thơm ngon rất đặc trưng, dùng để ăn như là một dạng hạt (tương tự như hạt dẻ, các loại hạt khác ở các nước phương Tây) hoặc làm các loại bánh kẹo.
Sản phẩm thứ hai của ngành hàng là dầu hạt điều. Đây là dầu trích ra từ vỏ hạt điều (sau khi tách nhân), có giá trị sử dụng công nghiệp rất cao như dùng chế biến sơn công nghiệp. Hiện nay, nước ta đã có mười cơ sở chế biến dầu điều từ vỏ hạt điều với sản lượng dao động từ 12.000 - 15.000 tấn/năm. Giá xuất khẩu đạt 425 – 450 USD/tấn. Sản lượng dầu ước tính nếu chế biến toàn bộ hơn 310 ngàn tấn vỏ hạt là 46,4 ngàn tấn. Như vậy, lượng vỏ hạt điều đưa vào chế biến dầu chỉ khoảng 100 ngàn tấn, 29% lượng vỏ hạt có được. Lượng còn lại chủ yếu các cơ sở chế biến dùng làm chất đốt, vừa gây ô nhiễm vừa lãng phí nguồn nguyên liệu quý giá này.
1.4. Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng của ngành hàng trong nước theo chuỗi thời gian hàng năm (có thể từ 1996 đến 2005)
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng điều ở Việt Nam tăng từ 70 ngàn ha vào năm 1990 lên đến 327,8 ngàn ha năm 2005, tức là tăng 4,68 lần trong vòng 15 năm (bảng 1). Nhưng theo báo cáo rà soát quy hoạch ngành điều của Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp, diện tích thực sự năm 2005 lên đến 433.546 ha. Tuy nhiên, hiện nay chưa thống kê được diện tích đang cho thu hoạch.
Bảng 1. Diện tích, sản lượng và xuất khẩu điều Việt Nam
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Xuất khẩu (tấn)
loại sản phẩm
Trị giá (triệu USD)
Ghi chú
1975
500
1990
70.000
28.000
27.000
hạt
14,00
Xuất khẩu nhân điều: 286 tấn
1991
75.000
31.000
30.000
hạt
23,00
Xuất khẩu nhân điều: 360 tấn
1992
78.973
32.004
51.700
hạt
46,53
Xuất khẩu nhân điều: 1.400 tấn
1993
122.530
69.089
47.700
hạt
49,00
Xuất khẩu nhân điều: 6.000 tấn
1994
172.740
87.957
49.500
hạt
75,00
Xuất khẩu nhân điều: 9.526 tấn
1995
187.553
92.512
18.257
nhân
90,00
1996
194.900
59.200
23.791
nhân
110,00
1997
202.500
70.100
33.300
nhân
133,33
1998
191.800
54.000
25.200
nhân
116,95
nhập khẩu: 10.000 tấn hạt
1999
189.102
55.028
18.390
nhân
109,75
nhập khẩu: 20.000 tấn hạt
2000
195.576
67.599
34.200
nhân
167,32
nhập khẩu: 35.000 tấn hạt
2001
198.914
70.006
43.709
nhân
151,75
nhập khẩu: 50.000 tấn hạt
2002
240.300
128.800
62.207
nhân
209,00
nhập khẩu: 50.000 tấn hạt
2003
257.900
159.300
83.399
nhân
284,50
nhập khẩu: 60.000 tấn hạt
2004
282.113
206.407
105.051
nhân
435,89
nhập khẩu: 75.000 tấn hạt
2005
327.800
232.000
108.790
nhân
501,51
nhập khẩu: 110.000 tấn hạt
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1.5. Tình hình diện tích, năng xuất và sản lượng ngành hàng tại một số quốc gia chính sản xuất ngành hàng trên thế giới theo chuỗi thời gian
Sản lượng hạt điều thế giới mấy năm qua liên tục tăng, phản ánh xu hướng sản lượng của châu Phi và Việt Nam, mà nguyên nhân chính là tăng diện tích trồng điều. Theo số liệu của FAO, diện tích điều cho thu hoạch năm 2004 của 20 nước có diện tích điều lớn nhất vào khoảng 3,1 triệu ha so với 2,1 triệu ha trong năm 1993 (bảng 2 và hình 1). Trong đó, năm nước có diện tích điều đang thu hoạch lớn nhất là Ấn Độ (730 ngàn ha, 23,8%); Brazil (691 ngàn ha, 22,5%); Nigeria (324 ngàn ha, 10,6%; Việt Nam (282 ngàn ha, 9,2%) và Indonesia (260 ngàn ha, 8,5%).
Trong vòng 10 năm qua, sản lượng điều thế giới tăng gấp hơn 2 lần, đạt gần 2 triệu tấn. Trong đó, hai nước có sản lượng lớn nhất là Ấn Độ và Việt Nam.
Theo số liệu của FAO, năng suất điều trên thế giới khá thấp. Hầu hết các nước trồng điều đạt dưới 1 tấn/ha. Điều này cũng phản ảnh thực tế là cây điều vốn chưa được coi là cây trồng có tiềm năng kinh tế cao và được thâm canh. Nhiều nước vẫn trồng điều phân tán với mục đích phủ xanh đất trống đồi trọc, có nghĩa là đóng vai trò như cây lâm nghiệp là chính.
Ở Việt Nam ta trước đây, quan niệm này cũng rất phổ biến. Nông dân trồng điều hoàn toàn không chăm sóc, bón phân, tưới nước. Chỉ từ các năm 90 trở lại đây, khi sản phẩm hạt điều xuất khẩu được và trở nên có giá trị cao thì cây điều mới được coi là cây trồng nông nghiệp, có vai trò, vị trí tương tự như cây cà phê, cao su.
Mặc dù vậy, năng suất điều ở một số nước lại khá cao. Thống kê của FAO năm 2004 (bảng 3) cho thấy có 6/20 nước được thống kê có năng suất điều từ 1 tấn/ha trở lên. Đặc biệt, năng suất điều của Kenya rất cao, đạt 5 tấn/ha. Ở những năm trước nữa, năng suất điều của Kenya đạt đến hơn 6 tấn/ha (?).
Riêng Việt Nam, FAO thống kê năng suất bình quân ở mức 2,92 tấn/ha năm 2004. Tuy nhiên, số liệu của Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp là 1,06 tấn/ha. Mặc dù chưa có những căn cứ xác đáng để tính năng suất chính xác, nhất là diện tích điều đang cho thu hoạch, nhưng ở một số vùng trồng điều của Việt Nam, đã có hộ nông dân đạt năng suất trên dưới 4 tấn hạt/ha.
Bảng 2. Diện tích điều đang thu hoạch ở các nước trồng điều chủ yếu trên thế giới
Đơn vị: nghìn ha
Stt
Nước
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
1
Benin
130
165
165
180
185
185
185
185
185
2
Brazil
547,72
582,21
621,42
612,74
651,17
638,56
665,01
682,5
691,06
3
Burkina Faso
6,5
7
9
9
9
9
9
9
9
4
Côte d'Ivoire
70
70
95
95
120
120
110
128
125
5
El Salvador
5,32
3,5
3,5
3,5
3,5
3,6
3,6
3,6
3,6
6
Ghana
3
13
13
13
13
13
13
13
13
7
Guinea-Bissau
105
150
160
190
210
210
212
212
212
8
India
635
659
675
706
686
720
740
730
730
9
Indonesia
229,79
234,15
236,87
250
260
260
260
260
260
10
Kenya
1,6
1,4
2,3
2
2
2
2
2
2
11
Madagascar
16
16,5
16
16,5
16
16
16
16
16
12
Malaysia
7
7
7
7
7
7
7
7
7
13
Mozambique
75
60
65
66
50
50
50
50
50
14
Nigeria
175
243
243,2
278
291
291
321
321
324
15
Philippines
7
18
15
17
17
17
17
17
17
16
Senegal
9,5
9,5
25
55
25
15
16
16
16
17
Sri Lanka
20,81
21,14
20,64
21,2
23,06
23,58
23,75
22,39
22,64
18
Tanzania
65
60
80
85,43
90
90
80
80
80
19
Thailand
20
20
21
22
22
22
23
23
24
20
Viet Nam
194,9
202,5
191,8
143,7
195,6
199,2
240,2
261,5
282,3
Nguồn: FAO Stat, 1990-2004
Bảng 3. Năng suất điều (hạt thô) ở các nước trồng điều chính trên thế giới
Đơn vị: tấn/ha
Nước
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Benin
0,15
0,15
0,15
0,17
0,22
0,22
0,22
0,22
0,22
Brazil
0,31
0,22
0,09
0,24
0,21
0,19
0,25
0,27
0,26
Burkina Faso
0,38
0,36
0,28
0,39
0,39
0,39
0,39
0,39
0,39
Côte d'Ivoire
0,45
0,52
0,41
0,43
0,65
0,67
0,63
0,66
0,72
El Salvador
0,72
0,75
0,75
0,72
0,72
0,72
0,72
0,72
0,72
Ghana
0,5
0,58
0,58
0,58
0,58
0,58
0,58
0,58
0,58
Guinea-Bissau
0,37
0,39
0,4
0,39
0,35
0,4
0,38
0,38
0,38
India
0,66
0,65
0,53
0,65
0,76
0,63
0,62
0,64
0,63
Indonesia
0,29
0,31
0,37
0,36
0,32
0,35
0,45
0,46
0,46
Kenya
6,25
6,25
6,32
6,13
6,25
6,25
5,02
5
5
Madagascar
0,41
0,42
0,41
0,42
0,41
0,41
0,41
0,41
0,41
Malaysia
1,86
1,86
1,86
1,86
1,86
1,86
1,86
1,86
1,86
Mozambique
0,89
0,72
0,8
0,89
1,16
1,16
1,16
1,16
1,16
Nigeria
0,63
0,51
0,63
0,63
0,63
0,64
0,58
0,65
0,66
Philippines
0,43
0,44
0,4
0,41
0,41
0,41
0,41
0,41
0,41
Senegal
0,26
0,26
0,28
0,27
0,28
0,27
0,28
0,28
0,28
Sri Lanka
0,26
0,23
0,34
0,25
0,2
0,23
0,22
0,25
0,27
Tanzania
1,26
1,09
1,17
1,25
1,35
1,35
1,25
1,25
1,25
Thailand
1
1
1
1
1
1
1
1
1
Viet Nam
1,21
1,32
1,13
1,15
1,38
1,47
2,14
2,51
2,92
Nguồn: FAO Stat, 1990-200
1.6. Chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm (trong nước và một số nước khác trên thế giới) thay đổi theo chuỗi thời gian hằng năm, có thể từ 1996 đến 2005
Theo số liệu nghiên cứu của Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp (2006) và kế thừa số liệu của đề tài KC.06.04.NN (2005) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thực hiện, chi phí sản xuất qua từng các công đoạn của ngành hàng điều như sau:
Bảng 4. Phân tích chi phí - lợi nhuận của các công đoạn sản xuất – thu mua – chế biến và xuất khẩu điều (tính bình quân 1 tấn hạt điều)
Đơn vị: nghìn VNĐ
Hạng mục
Năm 2004
Năm 2005
Công đoạn sản xuất ở nông hộ
Tổng chi phí sản xuất bình quân
4.122,50
3.578,50
Giá trị sản lượng bình quân
7.880,00
10.000,00
Lãi bình quân
3.757,50
6.421,50
Công đoạn thu mua (thương lái, đại lý)
Thương lái mua gom
Tổng chi phí, trong đó:
8.316,20
10.498,00
- Mua của nông hộ
7.880,00
10.000,00
- Chi phí khác
436,20
498,00
Giá trị bán ra (cho đại lý)
8.660,00
11.049,00
Lãi bình quân
343,80
551,00
Đại lý thu mua hạt điều
Tổng chi phí, trong đó:
9.191,18
11.631,00
- Mua của thương lái
8.660,00
11.049,00
- Chi phí khác
531,18
582,00
Giá trị bán ra (cho cơ sở chế biến)
10.060,00
12.600,00
Lãi bình quân
865,80
969,00
Cơ sở chế biến xuất khẩu
Tổng chi phí, trong đó:
14.474,41
18.496,50
- Hạt điều
10.060,00
13.696,00
- Lao động
2.447,36
2.691,70
- Chi phí khác + VAT
1.967,05
2.163,80
Tổng giá trị xuất khẩu
15.856,53
16.942,54
Lãi lỗ
1.382,13
-1.551,96
Nguồn: Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp (2006)
Theo kết quả nghiên cứu mang tính sơ bộ này, chi phí sản xuất, chế biến xuất khẩu điều và phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia ngành hàng điều tương đối hợp lý trong năm 2004, bảo đảm tất cả các bên đều có lợi nhuận.
Số liệu năm 2005 lại cho thấy sự bất hợp lý khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh thu mua nguyên liệu với giá rất cao, phải chịu lỗ trong công đoạn chế biến - xuất khẩu thì nông dân lại có lợi cao (do giá thu mua cao bất hợp lý). Các thương lái mua gom từ nông dân và đại lý thu mua hạt điều lại có lợi nhuận cao và ổn định.
Diễn biến phân phối lợi nhuận nội bộ ngành hàng có lẽ vẫn tiếp diễn theo xu hướng này trong năm 2006 và 2007, khi tình trạng cạnh tranh thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu không giảm (do năng lực chế biến quá chênh lệch với cung nguyên liệu) và giá xuất khẩu chưa được cải thiện.
2. Tình hình thị trường trong nước
2.1. Các kênh marketing của sản phẩm
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2005), hiện có 5 kênh tiêu thụ sản phẩm hạt điều thô (hình 2).
Hình 2. Sơ đồ kênh tiêu thụ điều
Kênh tiêu thụ điều hiện nay có 5 kênh chính :
Kênh (1): Người trồng điều – Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Kênh (2): Người trồng điều - Hộ thu gom - Đại lý kinh doanh nông sản – Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Kênh (3): Người trồng điều - Đại lý kinh doanh nông sản – Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Kênh (4) Người trồng điều – Hộ thu gom - Công ty thương mại các huyện, tỉnh – Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Kênh (5): Người trồng điều - Hộ thu gom – Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Trong đó kênh (2) là phổ biến nhất: sản phẩm điều hạt đi từ các tác nhân là người trồng điều, qua hộ thu gom, Đại lý kinh doanh nông sản và Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều.
2.2. Qui mô và nhu cầu của thị trường nội địa đối với ngành hàng
Cũng theo đánh giá của Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp (2006), thị trường tiêu thụ nhân điều đã qua chế biến trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ, từ 1,81% đến 2,2% sản lượng nhân chế chế biến. Số liệu cho biết lượng tiêu thụ cụ thể như sau:
Bảng 5: Lượng tiêu thụ điều nội địa (1995-2005)
Năm
Sản lượng tiêu thụ nội địa (tấn)
Tỷ lệ so Tổng sản lượng (%)
1995
600
2,2
2000
700
2,01
2001
800
1,81
2002
1.300
2,05
2004
2.100
1,96
2005
2.075
1,87
Dạng sản phẩm tiêu thụ nội địa chủ yếu là các loại thực phẩm có chứa nhân hạt điều, mà chủ yếu là bánh kẹo (điều rang muối, chao dầu, kẹo, bánh).
Ngoài nhân hạt điều, ngành hàng điều còn cung cấp gỗ cây điều, chủ yếu là nhiên liệu (củi đốt) cho các cơ sở sản xuất gạch và gốm sứ. Các địa phương sử dụng nhiều là Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai. Giá gỗ nhiên liệu vào khoảng 50-70 ngàn đồng/m3.
2.3. Số lượng cơ sở sản xuất chính của ngành hàng
Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng các nông hộ, doanh nghiệp tham gia trong chuỗi ngành hàng điều ở Việt Nam.
Trên thực tế, hầu hết nông hộ trồng điều có diện tích canh tác từ 1-3 ha. Mặc dù vậy, nông dân thường xen canh hoặc trồng đa canh nhiều loại cây trồng ngắn và dài ngày khác nhau trên đất sản xuất của họ. Nếu ước tính mỗi hộ trồng điều có bình quân 1 ha cho cây điều, số hộ nông dân liên quan sẽ là 433 ngàn hộ, tương ứng với diện tích canh tác là 433 ngàn ha.
Số liệu của Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp cho biết có 219 cơ sở, nhà máy chế biến hạt điều (năm 2005); với tổng công suất chế biến là 674 ngàn tấn/năm; số người tham gia mua, bán điều nguyên liệu vào khoảng 3.000. Số lao động trong ngành chế biến xuất khẩu vào khoảng 210 ngàn.
Cũng theo nguồn thông tin này, ngành điều Việt Nam tạo ra 450 ngàn công ăn việc làm, trong đó nông nghiệp có 135 ngàn; chế biến và xuất khẩu 300 ngàn lao động và dịch vụ cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm có 15 ngàn lao động.
3. Tình hình thị trường quốc tế
3.1. Qui mô thị trường nước ngoài của ngành hàng (sức mua của một số thị trường chính trong vài năm gần đây và/hoặc lượng nhập khẩu của các thị trường này)
Hiện nay, Việt Nam đang tiến sát Ấn Độ về sản xuất điều. Sản lượng điều thô Ấn Độ tài khoá 2005/06 đạt 573.000 tấn, so với 544.000 tấn tài khoá 2004/05 và 535.000 tấn tài khoá trước đó. Xuất khẩu nhân điều Ấn Độ năm 2005/06 đạt 114.143 tấn, so với 126.667 tấn năm 2004/05. Trong khi đó, Việt Nam bắt đầu vượt qua mức 100.000 tấn nhân điều xuất khẩu từ năm 2004 và đạt khoảng 109.000 tấn nhân điều xuất khẩu năm 2005. Khác biệt cơ bản là Việt Nam xuất khẩu hầu hết nhân hạt điều sản xuất được trong khi Ấn Độ tự tiêu thụ gần một nửa sản lượng.
Chính vì sự gia tăng liên tục của diện tích trồng và sản lượng nhân điều, cạnh tranh gia tăng làm cho giá điều hạt và nhân hạt điều có xu hướng giảm. Đồng thời, diễn biến giá điều trên thị trường thế giới còn phụ thuộc vào sản lượng hàng năm và cạnh tranh từ những loại hạt khác.
Đặc trưng của thị trường điều xuất khẩu điều thế giới năm 2006 là gia tăng cạnh tranh trên thị trường đẩy giá mặt hàng này liên tục giảm từ đầu năm. Trong khi nguồn cung nhân hạt điều từ các nước sản xuất đều tăng lên thì nhu cầu liên tục giảm từ đầu năm tới nay, đặc biệt là Mỹ - thị trường tiêu thụ điều lớn nhất thế giới. Giá quả hạnh trên thị trường thế giới giảm, và tiêu thụ những loại hạt khác tăng lên trên những thị trường tiêu thụ lớn cạnh tranh trực tiếp với hạt điều.
3.2. Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng của các nước xuất khẩu chính theo chuỗi thời gian hàng năm (có thể từ 1996 đến 2005)
Theo ước tính của Bộ Thương mại, năm 2006 ngành điều sẽ xuất khẩu được khoảng 130 ngàn tấn nhân điều các loại và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 520 triệu USD. Như vậy so với năm 2005 thì xuất khẩu nhân điều tăng trên 20% về lượng nhưng chỉ tăng trên 3% về trị giá. So với kế hoạch xuất khẩu năm 2006 chỉ đạt 87% chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu. Về giá bình quân xuất khẩu năm nay dự kiến sẽ giảm hơn giá bình quân xuất khẩu năm 2005 khoảng 13 – 14%.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại đến 10/12/2006, toàn