Hoàn thiện chiến lược sản xuất kinh doanh tại công ty CP thực phẩm hữu nghị

Những năm gần đây nền kinh tếthếgiới và Việt Nam gặp khủng hoảng. Thiểu phát, lạm phát rất nhiều công ty phá sản, nhiều công ty điêu đứng trên bờvực phá sản một phần cũng vì thiếu sựhoạch định chiến lược hoặc sai lầm trong hoạch định chiến lược - Ngành thực phẩm là một trong những ngành có chỉsốtăng trưởng trên hai con sốtại Đông Nam Á trong 10 năm tới. - Trình độdân trí ngày một cao, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến sức khỏe, quan tâm đến an toàn thực phẩm, thực phẩm sạch, thực phẩm dinh dưỡng. - Tôi làm việc tại công ty cổphần thực phẩm Hữu Nghị, có hiểu biết vềngành thực phẩm và có điều kiện tiếp cận nghiên cứu sốliệu thực tế. Mặt khác, tôi cũng muốn đồán của mình có tính khảthi và thực tiễn.

pdf43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5019 | Lượt tải: 10download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện chiến lược sản xuất kinh doanh tại công ty CP thực phẩm hữu nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Lan Anh EV4-M14 1 MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) December Intake, 2009 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học: 12/2009 Subject code Mã môn học : MGT510 Subject name Tên môn học :QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Student Name Họ tên học viên : Lê Thị Lan Anh Assignment No. Tiểu luận : ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Lê Thị Lan Anh EV4-M14 2 Họ tên học viên : Lê Thị Lan Anh Khóa học: tháng 12 năm 2019 Đồ án tốt nghiệp: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP THỰC PHẨM HỮU NGHỊ Mã môn học : MGT510 Họ tên giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Bùi Đức Tuân Hạn nộp : 23/07/2011 Số từ : …….từ CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra Ngày nộp bài: .............................................................................. Chữ ký ....................................................................................... HELP MBA √ Lê Thị Lan Anh EV4-M14 3 LỜI CẢM ƠN Đến với khóa học MBA của đại học Help-Khoa quốc tế đại học quốc gia và hoàn thiện đề án môn học này một cách hiệu quả tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên, quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo, chân thành cảm ơn sự chia sẻ và hợp tác của các bạn đồng khóa, các bạn đồng nghiệp và đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn tới ban tổng giám đốc công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị đã tạo điều kiện về mặt thời gian và hỗ trợ rất nhiều trong việc tiếp cận số liệu, phỏng vấn hoạch định chiến lược. Cảm ơn bố mẹ và gia đình đã chăm sóc con cái, tạo điều kiện cho tôi được học tập và làm việc. Trân trọng cảm ơn, Lê Thị Lan Anh EV4-M14 4 CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: - Những năm gần đây nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp khủng hoảng. Thiểu phát, lạm phát…rất nhiều công ty phá sản, nhiều công ty điêu đứng trên bờ vực phá sản một phần cũng vì thiếu sự hoạch định chiến lược hoặc sai lầm trong hoạch định chiến lược - Ngành thực phẩm là một trong những ngành có chỉ số tăng trưởng trên hai con số tại Đông Nam Á trong 10 năm tới. - Trình độ dân trí ngày một cao, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến sức khỏe, quan tâm đến an toàn thực phẩm, thực phẩm sạch, thực phẩm dinh dưỡng. - Tôi làm việc tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, có hiểu biết về ngành thực phẩm và có điều kiện tiếp cận nghiên cứu số liệu thực tế. Mặt khác, tôi cũng muốn đồ án của mình có tính khả thi và thực tiễn. 1.2 Đối tượng nghiên cứu: - Phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị và đề xuất hoàn thiện chiến lược đến 2015” 1.3 Mục đích nghiên cứu: - Hoàn thiện chiến lược công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. 1.4 Nhiệm vụ: - Nghiên cứu tổng quát mô hình Delta (Delta Project Management DPM) và sơ đồ chiến lược (Strategy Map-SM) và các công cụ phổ biến để phân tích chiến lược như công cụ phân tích PEST, phân tích mô hình SWOT, phân tích 5 áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp…. - Nghiên cứu áp dụng lý thuyết để đánh giá chiến lược hiện tại của Hữu Nghị, phân tích sự phù hợp của việc triển khai, thực thi chiến lược với chiến lược đặt ra . 1.5 Kết quả mong đợi: Có được cái nhìn tổng thể về việc phân tích chiến lược của Hữu Nghị thông qua việc áp dụng các lý thuyết và kiến thức đã học. Xác định được vị trí hiện tại của Hữu Nghị, đưa ra những điểm mạnh và những tồn tại để đề xuất phương hướng phát triển phù hợp với chiến lược đã lựa chọn. Từ đó đưa ra những kiến nghị, góp ý để chiến lược đó phù hợp hơn. 1.6 Câu hỏi nghiên cứu: Lê Thị Lan Anh EV4-M14 5 Sử dụng bảng các câu hỏi: - Chiến lược mà Hữu Nghị đề ra nằm ở vị trí nào trong tam giác Delta? Chiến lược đó phù hợp với điều kiện thực tế của Hữu Nghị hay chưa? - Theo lý thuyết của mô hình Delta và Sơ đồ chiến lược thì chiến lược của Hữu Nghị có những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào? Lý thuyết dùng để phân tích chiến lược đã chính xác chưa? - Thị trường hoạt động của Hữu Nghị đang có những biến động gì? Các biến động này có liên quan, ảnh hưởng gì đến định hướng tương lai của Hữu Nghị hay không? - Những nhu cầu mới hoặc đặc biệt nào của khách hàng mà ta nên cố gắng thỏa mãn? - Các nhóm khách hàng mới hoặc đặc biệt nào mà ta nên tập trung vào? - Trong 05 năm tới bộ mặt của công ty sẽ như thế nào? - Chúng ta nên nỗ lực thế nào để trở thành công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo thực phẩm số 1 trong thị trường Việt Nam. 1.7 Bố cục của đồ án. Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích chiến lược tổ chức hiện thời của Hữu Nghị Chương 5: Đánh giá chiến lược tổ chức hiện thời Chương 6: Đề xuất chiến lược phát triển Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đến năm 2015 Chương 7: Kết luận Phụ lục Danh mục tài liệu tham khảo Lê Thị Lan Anh EV4-M14 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1. Các vấn đề lý thuyết liên quan đến chiến lược tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị - Khái niệm chiến lược: Chiến lược là kế hoạch hướng tới tương lai trong phạm vi rộng. Được sử dụng để tương tác trong môi trường cạnh tranh để đạt được các mục tiêu của công ty, tạo khung cho các quyết định quản trị (Basic Marketing chapter 6- Tài liệu học tập môn Quản trị chiến lược đại học Help) - Quản trị chiến lược: Là tập hợp các quyết định và các hành động làm cơ sở cho việc thiết lập và triển khai các kế hoạch được thiết kế để đạt được các mục tiêu của công ty. (Basic Marketing chapter 6- Tài liệu học tập môn Quản trị chiến lược đại học Help). Các thành tố cấu thành mô hình quản trị chiến lược bao gồm - Các thành tố cấu thành của mô hình quản trị chiến lược bao gồm: Thiết lập sứ mệnh của công ty; Thực hiện phân tích nội bộ; Đánh giá môi trường bên ngoài – cạnh tranh và môi trường chung; Phân tích các lựa chọn của công ty theo hướng khớp các nguồn lực bên trong và các cơ hội bên ngoài; Xác định các lựa chọn phù hợp với sứ mệnh của công ty; Lựa chọn nhóm các mục tiêu dài hạn và các chiến lược tổng quát cho phép đạt được các mục tiêu quan trọng nhất; Xây dựng các mục tiêu trong vòng một năm và các chiến lược ngắn hạn phù hợp với các mục tiêu dài hạn và chiến lược tổng quát; Triển khai các lựa chọn chiến lược; Đánh giá thành công của tiến trình chiến lược phục vụ cho việc ra quyết định trong tương lai. (Basic Marketing chapter 6- Tài liệu học tập môn Quản trị chiến lược đại học Help) - Sứ mệnh của công ty: Công ty cần phải có được một sứ mệnh rõ ràng, để có được sứ mệnh đó, chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi như: Tại sao công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh? Mục tiêu kinh tế là gì? Phương châm hành động của công ty về chất lượng, hình ảnh…? Những năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh? Sự nhận thức về trách nhiệm của công ty với các cổ đông, cộng đồng, môi trường, các vấn đề xã hội, và đối thủ cạnh tranh? (Basic Marketing chapter 6- Tài liệu học tập môn Quản trị chiến lược đại học Help) - Các yếu tố quyết định hình thức chiến lược: Mỗi một chiến lược đều có những yếu tố tác động và quy định. Với chiến lược phát triển công ty các yếu tố quyết định Lê Thị Lan Anh EV4-M14 7 nên hình thức chiến lược bao gồm: Quy mô tổ chức; Phương thức quản trị chi phối; Tính phức tạp của môi trường; Tiến trình sản xuất; Các vấn đề trong doanh nghiệp; Mục tiêu của hệ thống hoạch định; Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp... - Phân tích môi trường bên ngoài: Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường tác nghiệp. Do đó để phân tích môi trường bên ngoài ta tiến hành phân tích ba môi trường trên: + Phân tích môi trường vĩ mô: để nhìn nhận các tác động về kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ…đến doanh nghiệp như thế nào. Nhìn nhận và đoán định xu thế.. + Phân tích môi trường ngành: Nhìn nhận sự tác động về các sản phẩm thay thế, các sản phẩm cạnh tranh, quyền lực nhà cung ứng, quyền lực khách hàng…đến doanh nghiệp như thế nào( chiến lược đại dương xanh, hay đại dương đỏ?), ngăn ngừa và phòng ngừa những tác động xấu và thúc đẩy những yếu tố tích cực. + Phân tích môi trường tác nghiệp: Phân tích đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp tài chính, các nhà cung ứng, khách hàng và đặc biệt coi trọng đến nhân lực. - Phân tích môi trường bên trong: Để thấy rõ ưu nhược điểm của doanh nghiệp, thấy rõ các nguồn lực của công ty. Việc phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung như: Mục tiêu dài hạn, Mục tiêu ngắn hạn; Chính sách phân quyền - Phân tích chiến lược và lựa chọn - Chiến lược chung và cốt lõi - Các chiến lược chức năng - Kiểm soát chiến lược và cải thiện liên tục - Xem xét quy trình thực thi chiến lược - Tái cấu trúc, tái thiết kế và tái tập trung 2. Các mô hình, công cụ sử dụng để phân tích chiến lược. 2.1. Mô hình Delta (Delta Project Management) Điểm mới trong mô hình Delta là tam giác phản ánh ba định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp khách hàng - Chi phí thấp - Khác biệt hóa. Mục tiêu: mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác định sản phẩm tốt.(Chi phí thấp hay Khác biệt hóa) không phải con đường duy nhất đến thành công. Hoặc cách tiếp cận chiến lược theo chiến lược Delta là xác lập xây dựng chiến lược với triển khai chiến lược thông qua cái gọi là quy trình thích ứng. Lê Thị Lan Anh EV4-M14 8 Quy trình này có ba nội dung cơ bản: Hiệu quả hoạt động - Đổi mới - Định hướng khách hàng. 2.2. Bản đồ chiến lược: ( mô hình trong Phụ lục) Bản đồ chiến lược được phát triển trên cở sở Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – công cụ chuẩn hóa giữa chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp): mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả rõ ràng. Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính , mà còn cả thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển. Khi áp dụng bản đồ chiến lược SM các nguyên tắc sau cần được lưu ý: (1) Chiến lược cân bằng các nguồn mâu thuẫ n; (2) Chiến lược khách hàng với các giá trị khác nhau; (3) Các giá trị được tạo ra nhờ nội lực của Doanh nghiệp; (4) Chiến lược bao gồm các đề tài bổ sung nhau và đồng thời; (5) Sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản vô hình. 2.3. Các công cụ hỗ trợ khác - Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này đồ án đánh giá toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiến lược của ngân hàng. Với phương pháp này, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài ngân hàng. - Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm đặt nền tảng cho việc xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng. - Phương pháp định tính: Được dùng để lựa chọn và ra quyết định chiến lược phát triển. - Phương pháp phân tích ma trận SWOT, mô hình PEST, mô hình 5 chiến lược PORTER… sẽ là những công cụ hỗ trợ để thực hiện mục đích của đề tài này. - Áp dụng tiêu chí GREAT để đánh giá chiến lược 2.3. Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter: Nhà kinh tế học Michael Porter của Đại học Harvad đã đặt ra những vấn đề cốt lõi nhất để sử dụng cho việc phân tích môi trường ngành. Đó là mô hình 5 lực lượng: - Đối thủ trong ngành: Phân tích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong thị trường Lê Thị Lan Anh EV4-M14 9 - Khách hàng: Áp lực đổi mới từ khách hàng, nhà phân phối - Nhà cung cấp: Áp lực từ nhà cung ứng nguyên vật liệu, dữ liệu… - Sản phẩm thay thế: Sự đe dọa từ các sản pghẩm có thể thay thế cho lĩnh vực sản phẩm mà công ty đang hoạt động. - Đối thủ tiềm ẩn: Sự đe dọa từ các đối thủ chưa xuất hiện. Hình 3: Mô hình 5 áp lực của Micheal Porter 2.4. Mô hình SWOT: - S: Strengths - Điểm mạnh của doanh nghiệp - W: Weaknesses - Điểm yếu của doanh nghiệp - O: Opportunities - Cơ hội dành cho doanh nghiệp - T: Threats - Thách thức của doanh nghiệp Phân tích SWOT cho chúng ta góc nhìn toàn diện về nội lực của doanh nghiệp. Từ đó chúng ta có thể hạn chế khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh 2.5. Mô hình PEST: - Do Michael Porter đưa ra nhằm mục đích phân tích môi trường vĩ mô, bao gồm - P: Political- thể chế, luật pháp - E: Economics- kinh tế - S: Sociocultural: văn hóa, xã hội T: Technological: yếu tố công nghệ NGÀNH Cạnh tranh giữa các công ty hiện tại Công ty sắp thành lập Hàng hóa thay thế Nhà cung cấp Người mua Quyền năng của nhà cung cấp Quyền năng của khách hàng Mối đe dọa của các sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế Mối đe dọa từ các công ty mới thành Lê Thị Lan Anh EV4-M14 10 Phân tích PEST cho chúng ta nhìn nhận được môi trường vĩ mô và định hướng được hướng đi đúng cho doanh nghiệp Lê Thị Lan Anh EV4-M14 11 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Trình tự nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu của đồ án, tôi sẽ phân tích và đánh giá theo các bước sau: - Nhận định chiến lược hiện tại của doanh nghiệp - Phân tích môi trường kinh doanh và định vị chiến lược - Phân tích quá trình triển khai chiến lược của Hữu Nghị - Đánh giá việc triển khai có phù hợp với mục tiêu của chiến lược hay không, để từ đó đề xuất phương pháp cải tiến. 2. Phương pháp thu thập thông tin - Để thu thập thông tin tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo Hữu Nghị, bộ phận phận kinh doanh... - Ngoài ra, là một thành viên của doanh nghiệp, được làm việc tại bộ phận kế hoạch nên tôi được tiếp cận đến toàn bộ số liệu và hệ thống thông tin của Hữu Nghị:Báo cáo tài chính, Báo cáo kế hoạch, Báo cáo bán hàng, marketing, Trực tiếp và tham mưu xây dựng chiến lược cùng ban tổng giám đốc và công ty tư vấn. 3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin - Phương pháp tổng hợp các thông tin trong báo cáo (từ số liệu và tài liệu có sẵn) - Phương pháp mô tả việc triển khai hoạt động thực thi công việc 4. Hạn chế của việc phân tích chiến lược Hữu Nghị - Do thời gian nghiên cứu không nhiều, chưa mở rộng nghiên cứu các công ty đối thủ cạnh tranh, cùng với kiến thức và khả năng phân tích chiến lược còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi được những thiếu sót. Lê Thị Lan Anh EV4-M14 12 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTP HỮU NGHỊ 1. Giới thiệu về công ty Cp thực phẩm Hữu Nghị - Được thành lập từ năm 1997, là công ty cổ phần 51% vốn nhà nước, trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị hiện là một trong những công ty uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại bánh, mứt kẹo, nông sản thực phẩm. Không ngừng mở rộng sản xuất và phát triển một cách bền vững, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu uy tín trong nước. Công ty đang hướng tới tìm kiếm đối tác, đặt văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới. - Vốn điều lệ: 65,7 tỷ. hiện công ty có 4 nhà máy tại miền bắc, miền trung, và miền nam, có mạng lưới phân phối nội địa vững mạnh và hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 đại lý bán lẻ trên cả nước. Có khoảng 4000 cán bộ công nhân viên. * Tầm nhìn: Đến năm 2020 trở thành tập đoàn công nghiệp thực phẩm * Sứ mệnh: Cung cấp bánh kẹo, thực phẩm sạch, tiện ích, sức khỏe và ngọt ngào hương vị truyền thống * Lĩnh vực hoạt động của Hữu Nghị: - Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, và kinh doanh trên thị trường nội địa cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu. + Sản xuất: - Sản xuất là một trong những hoạt động quan trọng nhất của HUUNGHIFOOD, các nhà máy sản xuất bánh kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị . Các sản phẩm tiêu biểu của Công ty: bánh qui, bánh cracker, bánh kem xốp, mứt, kẹo, bánh trung thu, thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…), đồ uống có cồn (rượu vang, champagne, vodka). - Sản phẩm của Hữu Nghị được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với quy trình sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được các cơ quan kiểm định kiểm chứng. Hệ thống quản lý chất lượng của Hữu Nghị được kiểm soát nghiêm ngặt theo chiêu chuẩn ISO: 9001-2008 và HACCP + Xuất khẩu – nhập khẩu: Lê Thị Lan Anh EV4-M14 13 - Công ty cp thực phẩm Hữu Nghị đã thiết lập quan hệ kinh doanh với nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Đông Timor, Campuchia v.v . - Công ty có thế mạnh trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm như: cà phê, hạt tiêu, gạo, ngô, cao su, sắn lát, đậu phộng v.v…, thực phẩm chế biến như: cháo, mì ăn liền. - Công ty Hữu Nghị cũng là công ty có uy tín trong nhập khẩu và phân phối các loại sản phẩm như: đường, bánh kẹo, thuốc lá, nguyên liệu, hương liệu phục vụ chế biến bánh, mứt, kẹo. - Với mạng lưới phân phối mạnh và độ phủ rộng, Công ty Hữu Nghị có tham vọng trở thành một trong những nhà xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối tên tuổi tại Việt Nam. * Giá trị cốt lõi: - Áp dụng bí quyết công nghệ truyền thống và hiện đại trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến nhất. - Chuỗi lợi ích đồng hành • Sản phẩm và dịch vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu và mong muốn của khách hàng về sức khỏe, sự tiện lợi, hài lòng cho cuộc sống năng động và trọn vẹn. • Tạo dựng được sự tin cậy ở khách hàng và mang đến quyền lợi, giá trị kinh tế, thương mại, niềm tự hào cho nhân viên, đối tác và các cổ đông để cùng gắn bó với chúng tôi trong một chuỗi lợi ích đồng hành. 2. Xác định, phân tích chiến lược hiện tại của công ty Hữu Nghị theo mô hình Delta và Sơ đồ chiến lược: 2.1. Phân tích ngành: 2.1.1.Phân tích môi trường bên ngoài - Mô hình PEST • P - Các thể chế, chính trị luật pháp: Việt Nam có thể chế chính trị ổn định. Tuy nhiên luật pháp và các chính sách dưới luật, biện pháp kiểm soát thực thi còn nhiều vấn đề phải bàn. Ví dụ luật bảo vệ nhãn hiệu, thương quyền và các hiện tượng làm giả, làm nhái... • E - Chính sách kinh tế: các chính sách của nhà nước khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm Lê Thị Lan Anh EV4-M14 14 • S - Yếu tố dân số và xã hội: Việt Nam là nước có kết cấu dân số trẻ, sức tiêu dùng và sự thích nghi với thực phẩm, bánh tươi ăn nhanh phù hợp với nhịp sống công nghiệp. Với dân số hơn 86 triệu, thu nhập được cải thiện, trình độ dân trí nâng cao người tiêu dùng bắt đầu coi trọng sức khỏe và quan tâm đến yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. • T - Yếu tố công nghệ: công nghệ thay đổi nhanh chóng, máy móc thiết bị lạc hậu nhanh. Vòng đời sản phẩm ngắn 2.1.2 Phân tích môi trường ngành: - Mô hình 5 áp lực cạnh tranh • Sức ép từ khách hàng: Khách hàng có nhiều sự lựa chọn từ các sản phẩm đồng dạng của đối thủ như Kinh Đô, Tràng An, sản phẩm nhập khẩu. Đặc biệt, khi thu nhập được cải thiện, nhịp sống công nghiệp đã hòa nhịp với phong cách tiêu dùng của người tiêu dùng thì sự đòi hỏi thay đổi, thích nghi của sản phẩm càng lớn -> vòng đời của sản phẩm ngắn. • Năng lực nhà cung cấp: Các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào. Hầu hết các nguyên liệu bao bì đầu vào đều xuất phát từ nước ngoài, phải nhập khẩu như: bột mỳ, dầu bơ, sữa...Một số nhà cung cấp lớn như Vimar, Willma có sức mạnh ấn định giá trên thị trường - Nguy cơ từ sản phẩm thay thế: Hiện nay, rất nhiều khách hàng ở phân khúc cao của thị trường bắt đầu “ngại” các sản phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, chất bảo quản...có xu hướng chuyển sang hoa quả sấy tự nhiên ( vinamit). Vào các thời điểm tháng 6,7,8 khi mùa vải, nhãn, mận, đào, lê rất đa dạng và phong phú, giá lại quá rẻ. Năm 2011 có thời điểm 1kg vải chỉ 3000đồng thì mua một gói bánh 200 gr với khúc thị phần bình dân là 6000đồng là quá khó. • Nguy cơ từ đối thủ tiềm ẩn: Các tập đoàn thực phẩm lớn của Hàn quốc như Lotte, Orion hay các tập đoàn thực phẩm Baker của Hà Lan và một số nước
Luận văn liên quan