Hoàn thiện chính sách thuế xuất - Nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Xu thế này có tác dụng hỗ trợ và bổ xung cho nhau, trong đó các quốc gia trên thế giới đều được tích cực đan xen và phối hợp các chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi và tiến tới tự do hoá thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư; tự do hoá tài chính tiền tệ, vốn và lao động. Trên thực tế, phần lớn các quốc gia trên thế giới đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững là do có sự hoà nhập về thương mại với thế giới. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này mà quốc gia kia lại chịu thiệt thòi. Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo xu thế tự do hoá thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đã kí kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tuân thủ các cam kết bắt buộc. Nội dung các cam kết liên quan đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó có quy định về hạ thấp, thậm chí loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, thuế xuất nhập khẩu là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước; điều chỉnh, kiểm soát hoạt động ngoại thương và là một nguồn thu không nhỏ của Ngân sách Nhà nước. . . Việc tuân thủ các cam kết về giảm và loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề trên. Do đó, việc xem xét, nghiên cứu chính sách thuế xuất – nhập khẩu, đánh giá những mặt ưu điểm và mặt nhược điểm của nó, từ đó rút ra những bài học để xây dựng một chính sách phù hợp nhất, vừa thực hiện được các mục tiêu của quốc gia vừa đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai là rất cần thiết. Nhận thức được điều này, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” để nghiên cứu cho chuyên đề của mình. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá ưu -nhược điểm của chính sách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian qua từ đó tìm ra những biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách cũ và góp phần xây dựng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm đáp ừng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để nghiên cứu và tiếp cận đề tài, phương pháp luận được sử dụng gồm: -Phương pháp duy vật lịch sử. -Phương pháp duy vật biện chứng. -Các phương pháp như: + Phương pháp thống kê. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp logic. và một số phương pháp khác. Kết cấu của chuyên đề này gồm: Lời mở đầu Chương I: Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu và chinh sách thuế xuất nhập khẩu. Chương II: Thực trạng chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kết luận.

doc106 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất - Nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan