Xã hội loài người ngay từ khi mới ra đời đã xuất hiện những nhu cầu đòi hỏi con người phải tiến hành sản xuất, bắt đầu từ những hình thức sơ đẳng nhất. Để tiến hành sản xuất, cần phải có yếu tố đầu vào: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đây là 3 yếu tố có quan hệ mật thiết, không thể tách rời và không thể thiếu trong một quá trình sản xuất, trong đó sức lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Trong các chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, yếu tố con người bao giờ cũng được đặt ở vị trí hàng đầu. Thông qua lao động, con người sử dụng sức lao động của mình tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp đồng, thời họ nhận được về phía mình là tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương, bao gồm : BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp, cũng như của toàn xã hội đến người lao động.
Như vậy có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề quan trọng được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Chế độ tiền lương phải hợp lí, hiệu quả, đảm bảo lợi ích cá nhân cho người lao động, đồng thời đảm bảo mục tiêu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Vì vậy, việc hạch toán và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cần được quan tâm, quản lí chặt chẽ, đảm bảo giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa các lợi ích trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với thời gian, tình hình kinh tế ngày càng đa dạng , phức tạp, chế độ kế toán cũ đã bộc lộ một số bất cập, cần có sự hoàn thiện cho phù hợp và hiệu quả hơn. Đây là một trong những vấn đề nằm trong sự quan tâm nghiên cứu của các nhà kế toán
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Phú Thái.
Chương3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Phú Thái.
87 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Du Lịch Việt Nam-Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội loài người ngay từ khi mới ra đời đã xuất hiện những nhu cầu đòi hỏi con người phải tiến hành sản xuất, bắt đầu từ những hình thức sơ đẳng nhất. Để tiến hành sản xuất, cần phải có yếu tố đầu vào: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đây là 3 yếu tố có quan hệ mật thiết, không thể tách rời và không thể thiếu trong một quá trình sản xuất, trong đó sức lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Trong các chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, yếu tố con người bao giờ cũng được đặt ở vị trí hàng đầu. Thông qua lao động, con người sử dụng sức lao động của mình tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp đồng, thời họ nhận được về phía mình là tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương, bao gồm : BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp, cũng như của toàn xã hội đến người lao động.
Như vậy có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề quan trọng được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Chế độ tiền lương phải hợp lí, hiệu quả, đảm bảo lợi ích cá nhân cho người lao động, đồng thời đảm bảo mục tiêu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Vì vậy, việc hạch toán và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cần được quan tâm, quản lí chặt chẽ, đảm bảo giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa các lợi ích trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với thời gian, tình hình kinh tế ngày càng đa dạng , phức tạp, chế độ kế toán cũ đã bộc lộ một số bất cập, cần có sự hoàn thiện cho phù hợp và hiệu quả hơn. Đây là một trong những vấn đề nằm trong sự quan tâm nghiên cứu của các nhà kế toán
Là một nhà kế toán trong tương lai, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, qua thời gian thực tập tại Công ty Du Lịch Việt Nam-Hà Nội , em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Du Lịch Việt Nam-Hà Nội”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Phú Thái.
Chương3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Phú Thái.
Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn :Ths.Trương Thanh Hằng, cùng toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ của Công ty Du Lịch Việt Nam-Hà Nội
` Với chuyên đề này, do trình độ nhận thức còn hạn chế , thời gian tìm hiểu kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nên khó tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong được sự góp ý , chỉ bảo của các thầy cô và công ty để chuyên đề của em đạt kết quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 10năm 2006
Sinh viên
Chử Tuyết Nhung
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
1.1.1. Lao động và hạch toán lao động trong doanh nghiệp.
1.1.1.1. Lao động và phân loại lao động trong doanh nghiệp,
Ngày nay không ai có thể phủ nhận vai trò của lao động đối với lịch sử tiến hoá của loài người, chính lao động đã đưa loài người đến sự sáng tạo,văn minh và phát triển, con người ngày càng vượt qua chính mình nhờ có lao động. Do lao động trong doanh nghiệp sản xuất tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và để thuận tiện cho việc quản lí và hach toán,cần phải tiến hành phân loại lao động.Về mặt quản lí và hạch toán, lao động thường được phân loại theo các phương thức sau:
- Phân loại theo thời gian lao động : theo thời gian lao động, toàn bộ lao động đươc chia thành: lao động thường xuyên, lao động trong danh sách (gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn) và lao động tạm thời, mang tính thời vụ.Nhờ vậy, doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình.Từ đó doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hợp lí, hiệu quả, đồng thời xác định được các khoản nghĩa vụ của người lao động với Nhà nước được chính xác.
- Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất: theo đó lao động được chia làm hai loại: lao động trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất. Cách phân loại lao động này giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao dộng.Từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc,tinh giản bộ máy gián tiếp
- Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: theo đó toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia thành ba loại: lao động thực hiện chức năng sản xuất chế biến, lao động thực hiện chức năng bán hàng và lao động thực hiện chức năng quản lý.
Cách phân loại trên đây giúp cho việc tập hợp chi phí lao độngđược kịp thời,chính xác,phân định được chi phí thời kì và chi phí sản phẩm…
1.1. 1.2. Hạch toán lao động trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp sản xuất, hạch toán lao động là hạch toán về mặt số lượng, thời gian và kết quả lao động.
* Hạch toán số lượng lao động.
Số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên sổ sách dựa vào số lao động hiện có của doanh nghiệp bao gồm :số lao động theo nghề nghiệp,công việc trình độ tay nghề, cấp bậc kỹ thuật, bao gồm cả lao động dài hạn và số lao động tạm thời, cả lực lượng lao dộng gián tiếp và trực tiếp và lao động khu vực ngoài sản xuất.
Hạch toán số lượng lao động là việc theo dõi kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao động, trên sơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả là các chế độ khác cho người lao dộng.
Việc hạch toán số lượng lao động được hạch toán trên cơ sở: ”Danh sách lao động” của doanh nghiệp và sổ “Danh sách lao động” ở từng bộ phận. Sổ này được lập theo mẫu quy định và được lập thành hai bản:một bản do phòng tổ chức lao động, một do phòng kế toán quản lí.
Căn cứ để ghi sổ sách này là các hợp đồng lao động và các quy định của các cấp có thẩm quyền duyệt theo quy định của doanh nghiệp ( khi chuyển công tác và thôi việc)
Khi nhận được các chứng từ trên phòng lao động, phòng kế toán phải ghi chép kịp thời, đầy đủ vào sổ “ Danh sách lao động” của doanh nghiệp đến từng phòng ban, tổ sản xuất, đơn vị. Việc ghi chép này là cơ sở đầu tiên để lập báo cáo lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong doanh nghiệp vào cuối tháng, cuối quý,tuỳ theo yêu cầu quản lí của cấp trên.
* Hạch toán thời gian lao động.
Đây là việc theo dõi kịp thời, chính xác thời gian lao động của từng người lao động, trên cơ sở đó tính lương phải trả cho người lao động được chính xác . Hạch toán thời gian lao động phản ánh số ngày công, số giờ làm việc thực tế, số giờ ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp .
Chứng từ hạch toán thời gian lao động gồm: Bảng chấm công, Phiếu làm thêm giờ, Phiếu nghỉ hưởng BHXH.
Bảng chấm công được lập hàng tháng, theo dõi hàng ngày của từng cá nhân, từng bộ phận sản xuất,từng bộ phận, tổ trưởng tổ sản xuất, tổ công tác hoặc những người được uỷ quyền theo lao động. Cuối tháng căn cứ theo thời gian lao động thực tế (số ngay công), số ngày nghỉ để tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động của từng người, trong từng bộ phận. Bảng chấm công phải được treo công khai để mọi người kiểm tra và giám sát
Phiếu làm thêm giờ: Hạch toán chi tiết cho từng người .
Phiếu nghỉ hưởng BHXH: Dùng cho trường hợp thai sản, ốm đau, con ốm, tai nạn lao động.Chứng từ này do y tế cơ quan( nếu được phép) hoặc do bệnh viện và được ghi vào Bảng chấm công
* Hạch toán kết quả lao động.
Đây là việc theo dõi kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng sản phẩm của từng công nhân hoặc từng tập thể để từ đó tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế, kiểm tra sự phù hợp của việc thực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau. Các chứng từ có thể sư dụng là : “Phiếu khoán”, “Bản kê khối lượng công việc hoàn thành”, “Bảng giao nhận sản phẩm ’’, “Giấy giao ca”, “Hợp đồng giao khoán”, “Bảng kê sản lượng từng người”.
Chứng từ kết quả lao động phải do người lập( tổ trưởng) kí,cán bộ kế toán kiẻm tra xác nhận,lãnh đạo kí duyệt(quản đốc phân xưởng và trưởng bộ phận).Sau đó chứng từ được chuyển cho nhân viên hạch toán để tổng hợp kết quả của người lao động toàn đơn vị, rồi lại được chuyển lên phòng lao động tiền lương xác nhận.Cuối cùng được chuyển về phòng kế toán của doanh nghiệp làm căn cứ để tính lương, tính thưởng.
Để tổng hợp kết quả của người lao động tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất và trong toàn đơn vị, nhân viên hạch toán phân xưởng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động. Trên cơ sở các chứng từ hạch toán kết quả lao động do các tổ gửi đến hàng ngày hoặc định kỳ, nhân viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho bộ phận quản lí có liên quan.
Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động chung của toàn doanh nghiệp. Như vậy để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho CBCNV, hàng tháng kế toán lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho từng đối tượng từng tổ sản xuất dựa trên kết quả tính lương đã có .
1.1.2. Tiền lương và các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1.2.1.Tiền lương.
Dưới bất kì hình thức nào,lao động luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu,đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra một cách bình thường,liên tục.Thông qua lao động,người lao động sử dụng sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Sức lao động mà họ bỏ ra phảiđược bù hoàn xứng đáng dưới hình thức thù lao lao động
Như vậy tiền lương hay tiền công chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao độngcăn cứ vào thời gian,khối lượng và chất lương công việc của họ.
Nghị định 26/CP ngày 26/05/1993 cũng đã nêu rõ:” Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người sử dụng lao dộng(Nhà nước,chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động,tuân theo nguyên tắc cung cầu,giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước”.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay,sức lao động đã trở thành hàng hoá đặc biệt,người lao động có quyền làm chủ sức lao động của mình,có quyền được trả công xứng đáng với sức lao động mình bỏ ra.tiền lương có thể coi là giá cả sức lao động,được hình thành thông qua thoả thuận giữa người mua và bán sức lao động.
Trong xã hội phát triển, tiền lương trở thành một bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động,bởi vậy nó đảm bảo cho cuộc sống vật chất và tinh thần cho bản thân họ cũng như gia đình họ hiện tại và tương lai, nó liên quan đến vấn đề lợi ích cá nhân.
Trên thực tế,tiền lương chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó thoả mãn nhu cầu của người lao động.Có như vậy mới giải quyết hài hoà được các vấn đề lơi ích và khi đó tiền lương đã trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động quan tâm đến hiệu quả công việc.
1.1.2.2.Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất .
Do tiền lương được trả căn cứ vào thời gian,khối lượng và chất lượng công việc của người lao động nên việc tính và trả lương cho người lao động được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,tuỳ đặc điểm, điều kiện sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lí của doanh nghiệp.
Mục đích của chế độ tiền lương là luôn phải quán triệt nguyên tắc:Phân phối theo lao động .Trên thực tế nước ta thường áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm và trả lương khoán.
* Hình thức trả lương theo thời gian.
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định.Tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lí thời gian lao động của doanh nghiệp,việc tính trả lương theo thời gian lao động có thể tiến hành trả lương theo thời gian giản đơn và thời gian có thưởng.
- Trả lương theo thời gian giản đơn
Công thức tính: LCN = LMIN . KCN . T
Trong đó:
LCN :Lương người lao động
LMIN :Lương tối thiểu
KCN : Hệ số lương cấp bậc công nhân
T :Thời gian làm việc thực tế (thường tính theo ngày)
Có 4 loại tiền lương theo thời gian giản đơn: lương giờ, lương ngày, lương tuần và lương tháng.
Nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian giản đơn là mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lí thời gian làm việc,tiết kiệm nguyên liệu,tập trung công suất của máy m óc thiết bị để tăng năng suất lao động.
- Trả lương theo thời gian có thưởng: Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt được chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng với công nhân phụ làm việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh hết bị… Ngoài ra còn áp dụng với công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng . Chế độ trả lương này tính lương cho công nhân gồm: tiền lương theo thời gian giản đơn cộng với thưởng. Nó không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn với thành tích công tác .Do đó cùng với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chế độ trả lương này ngày càng áp dụng rộng rãi hơn.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm .
Hiện nay có rất nhiều đơn vị kinh tế cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau áp dụng rộng rãi các hình thức trả lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh hoạt.
Hình thức trả lương cho người lao động theo sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương theo thời gian và có những tác dụng sau:
- Quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động(theo số lượng và chất lượng sản phẩm),gắn liền với thu nhập về tiền lương với kết quả sản xuất của mỗi người, kích thích tăng năng xuất lao động.
- Khuyến khích mỗi người lao động ra sức học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động.
Chế độ trả lương theo sản phẩm căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, công việc và lao vụ đó.
Tuỳ theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động, tuỳ theo yêu cầu quản lí về nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng nhanh sản lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể thực hiện theo các hình thức tiền lương sản phẩm như sau:
-Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
-Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
-Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp
-Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến
Ưu điểm của hình thức trả lương này là vừa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vùă gắn chặt số lượng với chất lượng lao động, động viên người lao động sáng tạo, hăng say lao động
* Hình thức trả lương khoán.
Hình thức trả lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành .Hình thức trả lương này áp dụng cho những công việc mà nếu giao cho từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi, phải giao toàn bộ công việc cho cả nhóm hoàn thành trong thời gian nhất định .
Với các hình thức trả lương chủ yếu trên đây thì bên cạnh chế độ tiền lương các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Tiền thưởng gồm:thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng )và thưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh, sáng kiến ….)
1.1. 3. Các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp .
Bên cạnh việc trả lương để bù hoàn sức lao động mà người lao động bỏ ra, trả thưởng để khuýen khích người lao động thì doanh nghiệp còn xây dựng các quỹ trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội gồm :BHXH, BHYT. Ngoài ra doanh nghiệp còn có nguồn KPCĐ dùng cho hoạt động công đoàn hàng tháng.Việc hình thành các quỹ này thể hiện sự quan tâm của toàn thể xã hội, cũng như của doanh nghiệp đối với người lao động.
1.1.3.1. Quỹ BHXH.
BHXH là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng của nhà nước.Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà còn phản ánh chế độ xã hội. BHXH là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh tế cho người lao động và gia đình họ.BHXH chỉ thực hiện chức năng đảm bảo cho người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… BHXH là một hiện tượng xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn về đời sống kinh tế cho người lao động và gia đình họ. Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện các chế độ bảo hiểm sau: trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp mất sức lao động, tàn tật, hưu trí.
Theo điều 149-Bộ luật lao động, quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau:
-Người sử dụng lao động đóng góp 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị.Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi trả cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
-Người lao động đóng góp 5% để chi trả cho các chế độ hưu trí, tử tuất.
-Nhà nước đóng góp và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động.
Ngoài ra còn có các nguồn khác …
1.1.3.2. Quỹ BHYT.
BHYT thực chất là bảo trợ cho người tham gia BHYT về các khoản như : khám chữa bệnh, tiền viện phí, thuốc thang… Người tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ một phầm kinh phí.
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức phát sinh trong tháng.Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3%,trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% tính vào thu nhập người lao động.Quỹ này do cơ quan BHXH quản lí và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế .Vì vậy các cơ quan doanh nghiệp phải nộp hết 3% cho cơ quan BHXH, để phục vụ chăm sóc cho CBCNV.
1.1.3.3.Quỹ KPCĐ.
Để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo tỷ lệ quy định với tổng quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại…)thực tế phải trả cho người lao động, kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành KPCĐ.
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo chế độ hiện hành,KPCĐ được tinh theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương. Kinh phí này do doanh nghiệp xác lập và chi tiêu theo chế độ quy định:1% nộp cho cấp trên, 1% sử dụng chi tiêu cho công đoàn đơn vị.
1.2. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
1.2.1. Chứng từ và thủ tục kế toán.
- Căn cứ vào các Bảng chấm công của các bộ phận để tính và trả lương theo thời gian.
- Căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc Hợp đồng giao khoán công việc để tính và trả lương theo sản phẩm hoặc theo lương khoán.
- Căn cứ vào Phiếu xác nhận làm đêm, làm thêm giờ để tính và chi trả bồi dưỡng làm đêm, tiền lương ngoài giờ cho người lao động.
- Căn cứ vào các quy định đề bạt, tăng lương hoặc thuyên chuyển công tác giữa các bộ phận để tính và chi trả phụ cấp hoặc điều chỉnh lương.
- Căn cứ vào các quyết định khen thưởng hoặc quyết định phân phối quỹ phúc lợi để tính và chi trả tiền thưởng, tiền phúc lợi cho cán bộ CNV.
..........................
Từ các chứng từ trên, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho người lao động trong từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
Tiền lương và các khoản phải trả được thanh toán cho người lao động ít nhất một tháng 2 kỳ :
+ Kỳ 1 : tiến hành vào đầu tháng, gọi là tạm ứng lương,
+ Kỳ 2 : Căn cứ vào tổng số tiền lương và các khoản phải trả sau khi trừ đi các khoản tạm ứng, các khoản khấu trừ theo quy định, thanh toán nốt số còn lại cho người lao động được tiến hành vào cuối tháng gọi là kỳ thanh toán lương.
1.2.2.Kế toán tiền lương.
Tại các DNSX, hạch toán chi phí lương là một bộ phận công việc p