Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc

Kiểm toán là thuật ngữ nghề nghiệp và là hoạt động nghiệp vụ đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và được chấp nhận ở Việt Nam từ những năm đầu đổi mới (1990). Ở Việt Nam hiện nay, kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai. Vì thế thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng với nhiều loại hình khác nhau trong đó nổi bật là Kiểm toán độc lập. Rất nhiều các công ty kiểm toán độc lập được thành lập và đi vào hoạt động đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển đất nước. Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhất trong đó kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập một cách đầy đủ và chu đáo có vai trò quan trọng, là cơ sở để KTV và công ty kiểm toán bao quát được hết các khía cạnh trọng yếu kiểm toán, phát hiện rủi ro và gian lận đồng thời thu thập bằng chứng có giá trị góp phần đưa ra nhận xét chính xác về hoạt động của đơn vị được kiểm toán, tiết kiệm thời gian, chi phí cuộc kiểm toán. Nội dung đồ án tốt nghiệp của em gồm 4 phần: Phần 1: Cơ sở lý thuyết về lập kế hoạch kiểm toán Phần 2: Công ty với vấn đề hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán. Phần 3: Phân tích tình hình công tác lập kế hoạch kiểm toán ở Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc Phần 4: Một số biện pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc

doc77 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu 3 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC 5 1.1 Khái quát về Kiểm toán BCTC 5 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC 5 1.1.2 Đặc điểm của kiểm toán BCTC 6 1.1.3 Quy trình kiểm toán BCTC 7 1.2 Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC 8 1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược 9 1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 10 1.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 25 PHẦN 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC VỚI VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 28 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc 28 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 29 2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 31 PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY 33 3.1. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 35 3.1.1. Gửi thư mời kiểm toán 35 3.1.2. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 36 3.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 36 3.1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán 37 3.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 39 3.2.1. Thu thập các thông tin về khách hàng 40 3.2.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng 42 3.2.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 48 3.2.4. Xác định mức trọng yếu 51 3.2.5. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 53 3.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 55 3.3.1 Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng 56 3.3.2. Xác định phương pháp kiểm toán 57 3.3.3. Xác định các thử nghiệm kiểm soát 58 3.3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết 59 3.3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 62 3.4 Nhận xét, dánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 63 3.4.1. Các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 63 3.4.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 64 3.4.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 64 3.5 Điều kiện và khả năng hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán 65 PHẦN 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC 67 4.1. Biện pháp 1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm 67 4.2. Biện pháp 2. Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 69 4.3. Biện pháp 3. Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính 71 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 76 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 77 Lời mở đầu Kiểm toán là thuật ngữ nghề nghiệp và là hoạt động nghiệp vụ đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và được chấp nhận ở Việt Nam từ những năm đầu đổi mới (1990). Ở Việt Nam hiện nay, kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai. Vì thế thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng với nhiều loại hình khác nhau trong đó nổi bật là Kiểm toán độc lập. Rất nhiều các công ty kiểm toán độc lập được thành lập và đi vào hoạt động đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển đất nước. Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhất trong đó kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập một cách đầy đủ và chu đáo có vai trò quan trọng, là cơ sở để KTV và công ty kiểm toán bao quát được hết các khía cạnh trọng yếu kiểm toán, phát hiện rủi ro và gian lận đồng thời thu thập bằng chứng có giá trị góp phần đưa ra nhận xét chính xác về hoạt động của đơn vị được kiểm toán, tiết kiệm thời gian, chi phí cuộc kiểm toán. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc, được sự giúp đỡ của Công ty và thầy giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc”. Nội dung đồ án tốt nghiệp của em gồm 4 phần: Phần 1: Cơ sở lý thuyết về lập kế hoạch kiểm toán Phần 2: Công ty với vấn đề hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán. Phần 3: Phân tích tình hình công tác lập kế hoạch kiểm toán ở Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc Phần 4: Một số biện pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên Đồ án của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô, các anh chị KTV ở Công ty Kiểm toán Âu Lạc và các bạn để em có thể hoàn thiện Đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Văn An, người đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC 1.1 Khái quát về Kiểm toán BCTC 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC Kiểm toán tài chính (Kiểm toán BCTC) là cách phân chia kiểm toán theo đối tượng cụ thể của kiểm toán. “Kiểm toán tài chính là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC cũng như xem xét BCTC có phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của chuẩn mực hay ko”. Với kiểm toán tài chính có hai cách cơ bản để phân chia đối tượng kiểm toán: - Phân theo khoản mục: là cách chia máy móc từng nhóm khoản mục hoặc nhóm các khoản mục trong các bảng khai vào một phần hành. Cách chia này đơn giản song có thể bị hạn chế do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau song có liên hệ chặt chẽ với nhau. - Phân theo chu trình: là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Bản thân mỗi chu trình này chứa đựng nhiều mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên cũng có những khoản mục có tính độc lập tương đối và bản thân nó đã chứa đựng những nhiệm vụ đa dạng và phong phú như tiền mặt, hàng tồn kho...nên mỗi loại nghiệp vụ này cần được kiểm toán theo một phần hành độc lập. Mục tiêu của kiểm toán tài chính là nhằm xác định độ tin cậy của BCTC, làm căn cứ để doanh nghiệp quyết toán thuế đối với Nhà nước và để các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Vì thế, kiểm toán BCTC hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán. Để có được những bằng chứng này, KTV cần vận dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đặt ra. Các phương pháp kiểm toán được chia ra làm hai phân hệ, đó là phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm). Trong kiểm toán BCTC, các phương pháp kiểm toán cơ bản này được triển khai theo hướng chi tiết hoặc tổng hợp, tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán. Mặt khác, đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các Bảng khai tài chính, trong đó vừa phản ánh các mối quan hệ kinh tế tổng quát, vừa phản ánh cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn. Vì vậy, kiểm toán tài chính phải sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơ bản để đưa ra ý kiến nhận xét chính xác về các tài liệu này. 1.1.2 Đặc điểm của kiểm toán BCTC Một cách chung nhất, mối quan hệ giữa kiểm toán tài chính với toàn bộ hệ thống kiểm toán là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung: cái riêng nằm trong cái chung nhưng cái chung không bao trùm toàn bộ cái riêng. Kiểm toán tài chính có những đặc điểm riêng ngay trong cái chung và từ cái chung về chức năng, đối tượng, phương pháp đến tổ chức kiểm toán. Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến có thể thấy: kiểm toán tài chính hướng tới công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau và từ đó thu thập bằng chứng đầy đủ và tin cậy được quán triệt trong suốt quá trình thực hiện chức năng chung của kiểm toán. Về đối tượng kiểm toán, kiểm toán tài chính có đối tượng trực tiếp là các bảng khai tài chính với những thông tin tổng hợp phản ánh nhiều mối quan hệ kinh tế, pháp lý cụ thể. Tất nhiên các thông tin tài chính này có liên quan đến các hoat động, đến tình hình thực hiện hệ thống pháp lý thuộc phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên bản thân các hoạt động cũng như tình hình thực hiện các văn bản pháp lý không phải là đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính. Do vậy, việc xem xét các mặt, các yếu tố này trong thực trạng tài chính chỉ trên góc độ liên quan đến các thông tin trên bảng khai tài chính và được chọn lọc qua điều tra, đối chiếu, phân tích thực tế tại khách thể kiểm toán Về phương pháp kiểm toán, do đặc điểm của đối tượng và của quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán, kiểm toán tài chính thường sử dụng tổng hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản để hình thành các trắc nghiệm kiểm toán nhằm tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động cùng hiệu lực của hệ thống KSNB. Trên cơ sở đó, phải cụ thể hoá các phương pháp cơ bản này trong việc hình thành các bằng chứng kiểm toán. Về quan hệ chủ thể với khách thể, kiểm toán tài chính thường được thực hiện bởi kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nhà nước và trong trường hợp đặc biệt có thể cả kiểm toán nội bộ của các đơn vị có quy mô lớn với nhiều bộ phận thành viên là đơn vị cơ sở. Trong mọi trường hợp, quan hệ chủ thể với khách thể đều mang đặc tính của quan hệ ngoại kiểm với nội kiểm. Do đó, việc xem xét và đánh giá hệ thống KSNB luôn là một trong những khâu cơ bản trong quá trình kiểm toán. Về trình tự kiểm toán, bảng khai tài chính mang tình tổng hợp, tính công khai, tính thời điểm và do quan hệ nội kiểm – ngoại kiểm, nên trình tự cụ thể trong mỗi bước kiểm toán cơ bản đều được triển khai phù hợp với những đặc điểm của đối tượng, của quan hệ chủ thể - khách thể kế hợp tổng quát với chi tiết hoá các phương pháp kiểm toán. 1.1.3 Quy trình kiểm toán BCTC Quy trình kiểm toán tài chính được thực hiện theo các bước cơ bản sau: Sơ đồ 1.1 Trình tự kiểm toán tài chính Bước I. Chuẩn bị kiểm toán: Từ thư mời (hoặc lệnh) kiểm toán, KTV tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc kế hoạch chung cho cuộc kiểm toán. Tiếp đó, KTV cần thu thập các thông tin về khách hàng, tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách thể kiểm toán để xây dựng kế hoạch cụ thể và chương trình kiểm toán cho từng phần hành, đồng thời chuẩn bị các phương tiện cùng lực lượng giúp việc (nếu cần) cho việc triển khai kế hoạch và chương trình kiểm toán đã xây dựng. Bước II. Thực hiện công việc kiểm toán: Đây là quá trình sử dụng các trắc nghiệm, chủ yếu là trắc nghiệm cơ bản vào việc xác minh các thông tin phản ánh trên Bảng khai tài chính. Trình tự kết hợp giữa các trắc nghiệm này trước hết tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá hệ thống KSNB ở Bước I. Nếu hệ thống KSNB được đánh giá là không có hiệu quả thì các trắc nghiệm độ tin cậy sẽ được thực hiện ngay với số lượng lớn. Ngược lại, nếu hệ thống KSNB được đánh giá có hiệu lực thì trước hết trắc nghiệm mức đạt yêu cầu được sử dụng để xác định khả năng sai phạm và tiếp đó các trắc nghiệm độ tin cậy sẽ được ứng dụng với số lượng ít để xác minh những sai sót có thể có. Nếu trắc nghiệm mức đạt yêu cầu lại cho kết quả là hệ thống KSNB không có hiệu lực thì trắc nghiệm độ tin cậy sẽ lại thực hiện với số lượng lớn. Quy mô cụ thể của các trắc nghiệm cũng như trình tự và cách thức kết hợp giữa chúng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của KTV với mục đích có được bằng chứng đầy đủ và tin cậy với chi phí kiểm toán thấp nhất. Bước III. Hoàn tất công việc kiểm toán: Kết quả các trắc nghiệm trên phải được xem xét trong quan hệ hợp lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với các sự việc bất thường, những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập Bảng khai tài chính. Chỉ trên cơ sở đó mới đưa được kết luận cuối cùng và lập Báo cáo kiểm toán. 1.2 Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tình hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, công việc lập kế hoạch kiểm toán cho các cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình sau: Sơ đồ 1.2 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán 1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược Theo CMKT số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán - “Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán”. Theo đó, kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC của nhiều năm. Tuy nhiên, theo yêu cầu quản lý của mình, công ty kiểm toán có thể lập kế hoạch chiến lược cho các cuộc kiểm toán không có những đặc điểm nêu trên. Kế hoạch chiến lược phải do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc hoặc người đứng đầu công ty kiểm toán phê duyệt. Kế hoạch chiến lược là cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét chất lượng, kết quả của cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược phải được lập thành một văn bản riêng hoặc lập thành một phần riêng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể. Tại phụ lục số 01, Mẫu kế hoạch chiến lược, CMKT số 300, nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược bao gồm: - Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng (Tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng… - Xác định những vấn đề liên quan đến BCTC như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập BCTC và quyền hạn của công ty; - Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới BCTC (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát); - Đánh giá hệ thống KSNB; - Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán; - Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán nội bộ, KTV khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp… - Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện; - Giám đốc phê duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. 1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Theo CMKT số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán – “Kế hoạch kiểm toán tổng quát là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến”. Kế hoạch kiểm toán tổng quát phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo qui mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do KTV sử dụng. Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập theo các bước sau: Sơ đồ 1.3 Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát a. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán. Một quy trình kiểm toán bắt đầu khi KTV thu nhận một khách hàng. Thu nhận khách hàng là quá trình gồm 2 bước: thứ nhất phải có sự liên hệ với khách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán và khi có yêu cầu kiểm toán, KTV phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó không. Còn đối với những khách hàng hiện tại, KTV phải quyết định liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong tương lai, KTV được phân công phụ trách khách hàng này sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán và đạt được một hợp đồng kiểm toán. Sơ đồ 1.4 Các bước chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. KTV phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín của Công ty kiểm toán hay không? Để làm điều đó KTV phải tiến hành các công việc như sau: - Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng: Theo Chuẩn mực kiểm toán số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán - Công ty kiểm toán nên thiết lập các chính sách và thủ tục để quyết định có hay không việc chấp nhận hoặc tiếp tục quan hệ với khách hàng và để quyết định liệu có lập một hợp đồng cụ thể cho khách hàng đó hay không. Và các chính sách và thủ tục đó phải đảm bảo thích đáng rằng khả năng chấp nhận một khách hàng có Ban quản lý thiếu liêm chính là nhỏ nhất. Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng thì KTV phải xem xét tính độc lập, khả năng phục vụ tốt khách hàng và tính liêm chính của ban quản trị khách hàng. - Tính liêm chính của Ban quản trị. Theo Chuẩn mực kiểm toán số 400 – Đánh giá rủi ro và KSNB - Tính liêm chính của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của môi trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống KSNB. Vì vậy, tính liêm chính của Ban quản trị rất quan trọng đối với quy trình kiểm toán bởi lẽ Ban quản trị có thể phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc dấu diếm các thông tin dẫn tới các sai sót trọng yếu trên BCTC. Nếu Ban quản trị thiếu liêm chính, KTV không thể dựa vào bất kỳ bản giải trình nào của Ban quản trị cũng như không thể dựa vào các sổ kế toán. Thêm vào đó Ban quản trị đứng hàng đầu trong việc tạo ra một môi trường kiểm soát vững mạnh. Những nghi ngại về tính liêm chính của Ban quản trị có thể nghiêm trọng đến nỗi KTV kết luận rằng cuộc kiểm toán không thể thực hiện được. - Liên lạc với KTV tiền nhiệm. Đối với những khách hàng tiềm năng, nếu khách hàng này trước đây đã được kiểm toán bởi 1 công ty kiểm toán khác thì KTV mới (KTV kế tục) phải chủ động liên lạc với KTV cũ (KTV tiền nhiệm) vì đây là nguồn thông tin đầu tiên để đánh giá khách hàng. KTV kế tục phải liên lạc với KTV tiền nhiệm về những vấn đề liên quan đến việc KTV kế tục quyết định có chập nhận hợp đồng kiểm toán hay không, bao gồm: những thông tin về tính liêm chính của Ban quản trị; những bất đồng giữa Ban quản trị với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác,.. và lý do khách hàng thay đổi KTV. Ngoài ra KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Đối với các khách hàng cũ, hàng năm KTV cập nhật các thông tin về khách hàng và đánh giá xem liệu có rủi ro nào khiến KTV phải ngừng cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho họ hay không. KTV có thể ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng trong trường hợp hai bên có những mâu thuẫn về các vấn đề như phạm vi thích hợp của cuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểm toán phải công bố, tiền thù lao hoặc giữa hai bên có những vụ kiện tụng hoặc trong trường hợp KTV cho rằng khách hàng thiếu liêm chính... từ những thông tin thu thập được. - Ngoài ra KTV phải xem xét thoả thuận phí kiểm toán với khách hàng, phần lớn các công ty kiểm toán đều muốn lập hoá đơn dựa theo tỷ lệ chuẩn ngày hoặc giờ làm việc của các cấp bậc của KTV khác nhau trong sự kiểm toán và mức phí này sẽ thay đổi theo tiến trình của cuộc kiểm toán. Những khách hàng thường đòi hỏi đi kiểm toán được ấn định trước khi hợp đồn
Luận văn liên quan