Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, bảo vệ đất và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của phường Hưng Bình nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường: huy động nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm nang và lợi thế của phường, phấn đấu xây dựng Hưng Bình trở thành một phường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; phát triển kinh tế, xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo ổn định chính trị, an toàn xã hội và an ninh - quốc phòng.
Các nhu cầu sử dụng đất luôn luôn biến động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình được lập ra nhằm xây dựng và lựa chọn các phương án quy hoạch phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường. Nội dung của quy hoạch nhằm xác định các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng đất đai cho từng mục đích sử dụng trên địa bàn phường; xác định nhu cầu cân đối quỹ đất cho từng mục đích cụ thể; xác định cụ thể vị trí phân bố, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng, từng khoanh đất cho các mục đích nông, lâm, ngư nghiệp, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình chuyên dùng khác.
Tuy nhiên thực trạng công tác quy hoạch hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả cao nhất trong sử dụng đất đai như: các thuộc tính tự nhiên của đất đai vẫn chưa được xác định phù hợp với mục đích đang sử dụng; chưa có sự hợp lý về cơ cấu sử dụng đất so với vùng và quy luật biến đổi của nó; sự thống nhất của ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường; …Với quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình, nội dung của quy hoạch sử dụng đất mới chỉ xác định chỉ tiêu sử dụng hay biến động của các loại đất theo thời kỳ, theo từng loại đất mà chưa quan tâm tới sự phù hợp đất đai giữa các vùng, khu vực phát triển cụ thể trong phạm vi của phường. Vì thế cần có sự hoàn thiện hơn nữa công tác quy hoạch chi tiết cho địa phương này. Mặt khác, tổ chức thực hiện quy hoạch cần có sự phối hợp giữa lãnh đạo, các cơ quan ban ngành với cơ quan chuyên môn; cần có sự khống chế chặt chẽ về thời gian thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch cụ thể, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất việc chỉnh sửa phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chính vì sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết này để việc sử dụng đất đai mang lại hiệu quả cao nhất, cùng với sự quan tâm đặc biệt tới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tôi lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “ Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của phường Hưng Bình, thành phố Vinh.”
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của phường Hưng Bình, thành phố Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, bảo vệ đất và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của phường Hưng Bình nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường: huy động nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm nang và lợi thế của phường, phấn đấu xây dựng Hưng Bình trở thành một phường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; phát triển kinh tế, xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo ổn định chính trị, an toàn xã hội và an ninh - quốc phòng.
Các nhu cầu sử dụng đất luôn luôn biến động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình được lập ra nhằm xây dựng và lựa chọn các phương án quy hoạch phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường. Nội dung của quy hoạch nhằm xác định các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng đất đai cho từng mục đích sử dụng trên địa bàn phường; xác định nhu cầu cân đối quỹ đất cho từng mục đích cụ thể; xác định cụ thể vị trí phân bố, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng, từng khoanh đất cho các mục đích nông, lâm, ngư nghiệp, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình chuyên dùng khác.
Tuy nhiên thực trạng công tác quy hoạch hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả cao nhất trong sử dụng đất đai như: các thuộc tính tự nhiên của đất đai vẫn chưa được xác định phù hợp với mục đích đang sử dụng; chưa có sự hợp lý về cơ cấu sử dụng đất so với vùng và quy luật biến đổi của nó; sự thống nhất của ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường; …Với quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình, nội dung của quy hoạch sử dụng đất mới chỉ xác định chỉ tiêu sử dụng hay biến động của các loại đất theo thời kỳ, theo từng loại đất mà chưa quan tâm tới sự phù hợp đất đai giữa các vùng, khu vực phát triển cụ thể trong phạm vi của phường. Vì thế cần có sự hoàn thiện hơn nữa công tác quy hoạch chi tiết cho địa phương này. Mặt khác, tổ chức thực hiện quy hoạch cần có sự phối hợp giữa lãnh đạo, các cơ quan ban ngành với cơ quan chuyên môn; cần có sự khống chế chặt chẽ về thời gian thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch cụ thể, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất việc chỉnh sửa phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chính vì sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết này để việc sử dụng đất đai mang lại hiệu quả cao nhất, cùng với sự quan tâm đặc biệt tới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tôi lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “ Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của phường Hưng Bình, thành phố Vinh.”
Mục đích nghiên cứu:
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình có các mục tiêu và kế hoạch sử dụng đất cụ thể đến năm 2010. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết là căn cứ để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài.Tuy nhiên công tác thực hiện quy hoạch còn chưa mang lại hiệu quả cao nhất tương ứng với điều kiện cụ thể của phường. Vì vậy nội dung đề tài nhằm hệ thống hoá cơ sở khoa học về công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết, đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của phường Hưng Bình và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại phường Hưng Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nội dung đề tài tập trung phân tích và đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của phường Hưng Bình, thành phố Vinh. Nghiên cứu những vấn đề cụ thể đang diễn ra trên địa bàn phường có ảnh hưởng đến công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết như thế nào.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng: Phân tích định tính là việc phán đoán mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng đất trên cơ sở các tư liệu được điều tra và xử lý. Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lượng hóa mối quan hệ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế, xã hội.
- Kết hợp phân tích vi mô và vĩ mô: Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược của quy hoạch đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể của các đối tượng sử dụng đất, cụ thể hóa, hoàn thiện và tối ưu hóa quy hoạch, vừa điều tiết khống chế vĩ mô vừa giải quyết các vấn đề vi mô, tạo điều kiện xử lý tốt mối quan hệ giữa vi mô và vĩ mô.
- Phương pháp toán kinh tế: nghiên cứu thiết lập chương trình cho các bài toán cụ thể: xác định vị trí của những điểm, ranh giới, diện tích; xác định cơ cấu loại đất và cây trồng và tìm giải pháp thực hiện những quyết định đã thông qua. Lập mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính để tìm ra phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tối ưu.
- Phương pháp dự báo: Xác định rõ sự tác động của các yếu tố đến tiến trình vận động và phát triển KT-XH trong điều kiện cụ thể, từ đó đưa ra các ý tưởng khác nhau về sự vận động và phát triển đó. Sử dụng phương pháp này để dự báo sử dụng đất, trình tự thực hiện như sau: đánh giá biến động sử dụng đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dự báo phát triển kinh tế - xã hội và tiềm năng đất đai.
- Phương pháp chuyên gia: Sau khi hoàn thiện phương án quy hoạch, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về quy hoạch, lãnh đạo địa phương,… thông qua các hội thảo để kiểm chứng kết quả thực hiện có phù hợp với thực tiễn hay không.
- Phương pháp công nghệ GIS : Sử dụng các công cụ trong các phần mềm GIS như Mapinfo, MicroStation…để chuẩn hóa nguồn dữ liệu đầu vào; chồng lớp thông tin xây dựng các bản đồ chuyên đề trong quy hoạch; tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu giúp triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất…
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp chuyên gia.
Kết cấu của đề tài:
Chương I : Cơ sở khoa học về công tác quy hoạch sử dụng đất.
Chương II : Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020.
Chương III : Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình trong giai đoạn tới.
Nội dung
Chương I.
Cơ sở khoa học về công tác quy hoạch sử dụng đất đai.
I.Vai trò của đất đai và sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất:
- Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người. Đất đai vừa là đối tượng lao động (tạo môi trường để tác động như làm nhà xưởng, bố trí máy móc,…), vừa là phương tiện lao động (dùng để gieo trồng, chăn nuôi gia súc,…). Là tư liệu sản xuất đặc biệt do đất đai có những tính chất đặc biệt về đặc điểm tạo thành; tính hạn chế về số lượng; không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng; tính không thể thay thế; tính cố định về vị trí và khả năng tăng tính chất sản xuất.
- Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất. Các yếu tố điều kiện tự nhiê, kinh tế, xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến đất đai. Tài nguyên đất đai có hạn, lại giới hạn về không gian. Đây là yếu tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất.
“ Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường .”
Về thực chất, quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững đẻ mang lại lợi ích cao nhất. Từ đó cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong trước mắt mà cả lâu dài. Mặt kấhc. Quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện. Ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tranh chấp. lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường.
II.Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đai.
1. Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” (Chương II, Điều 18 ).
Điều 19 Luật Đất đai 1993 khẳng định “Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt ”.
Như vậy để sử dụng và quản lý đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nhất thiết phải làm quy hoạch.
2. Thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Mục 2, Điều 26 Luật Đất đai 2003 quy định về thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước được trình đồng thời với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.
- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
3. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất.
Mục 2, Điều 21 Luật Đất đai 2003 quy định về nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất:
Luật Đất đai quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên.
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ quỹ đất gắn với mục đích sử dụng theo mặt bằng trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc sắp đặt tiến độ triển khai quy hoạch sử dụng đất theo thời gian trong kỳ quy hoạch.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được thực hiện đồng bộ cả về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo dân chủ và công khai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
4. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất.
Điều 22 Luật Đất đai 2003 quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất cần phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương; kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường; hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất; định mức sử dụng đất, các tiến bộ khoa học, công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
Chương II
Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết
tại phường Hưng Bình đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020.
I. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020.
1. Mục đích của việc lập quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình để phát triển nông nghiệp và phát triển khu dô thị của phường. Đối với quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất chi tiết thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dựa vào nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biên pháp cho các ngành trong nông nghiệp đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá… Quy hoạch sử dụng đất chi tiết của phường cũng được xây dựng nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô, cơ cấu sử dụng đất cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn phát triển của các ngành sản xuất, sự chuyển dịch cơ cấu và cơ hội hội nhập với các nền kinh tế tiến tiến hơn hiện nay. Mặt khác. với vị trí trung tâm của thành phố Vinh- thành phố trọng điển phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ, trong thời gian tới quy hoạch sử dụng đất là tất yếu nhằm xây dựng phường Hưng Bình trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Vinh.
2. Căn cứ lập quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình.
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường Hưng Bình được lập dựa vào những căn cứ pháp lý và cơ sở sau:
- Luật Đất đai 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được ban hành kèm theo quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm 2020.
- Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ.
- Kế hoạch số 317/KH-UBND ngày 12/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Triển khai thực hiện quyết định số 239/2005/QĐ- TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng chính phủ.
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2006-2010 của tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 501/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2006-2010 của tỉnh Nghệ An.
- Định mức sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất các ngành, các cấp trên địa bàn thành phố.
- Tài liệu, số liệu, bản đồ về thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2000, 2005, 2006.
- Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của phường đã được nêu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ phường Hưng Bình nhiệm kỳ 2005-2010.
- Báo cáo của Uỷ ban nhân dân phường Hưng Bình về tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2005, 2006.
- Quy hoạch và định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực đến năm 2010.
- Các chương trình, dự án lớn trên địa bàn đã được các cấp chính quyền phê duyệt.
3. Nội dung quy hoạch.
3.1.Điều kiện tự nhiên.
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.
Hưng Bình là một trong những phường nằm ở trung tâm Thành phố Vinh. Phường có tổng diện tích tự nhiên là 161,67 ha. Ranh giới hành chính của phường được xác định như sau:
Phía Bắc giáp phường Hà Huy Tập.
Phía Nam giáp phường Lê Mao và phường Trường Thi.
Phía Đông giáp phường Hưng Phúc
Phía Tây giáp phường Đông Vĩnh và phường Lê Lợi
Với vị trí là phường trung tâm, trên địa bàn phường có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua, kết hợp với các trục đường giao thông nội thị, các đường liên khu phố trong các khu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, trao đổi hàng hóa với các xã,phường lân cận và các đơn vị khác. Vị trí thuận lợi kết hợp với địa hình bằng phẳng vừa có nhiều thuận lợi cho sử dụng đất đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực đất đai không nhiều dành cho giao thông của phường trong thời gian tới.
Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của phường nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng.
3.1.2.Khí hậu.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,150C,nhiệt độ thấp tuyệt đối(tháng 12, tháng 1) là 40C, nhiệt độ cao tuyệt đối (tháng 6, tháng 7) là 42,10C, số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ. Như vậy với nền nhiệt độ cao, nắng nóng nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển tốt. Do đó hướng sử dụng đất sẽ tập trung nhiều vào các loại cây trồng nhiệt đới cho vùng đất này.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Gió Tây Nam khô nóng, tốc độ lớn (20m/s) gây hạn, làm cây cối khô héo, giảm năng suất, bốc mặn phèn, tích lũy sắt nhôm gây thoái hóa đất.
Nhìn chung phường có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.
3.1.3.Các nguồn tài nguyên.
* Tài nguyên đất.
Đất phù sa có diện tích khoảng 31 ha, chiếm 19,17% diện tích đất tự nhiên. Các loại đất trong nhóm phù sa được hình thành trên các trầm tích sông suối, do sự bồi đắp hàng năm bởi các cấp hạt khác nhau và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng,có phản ứng ít chua. Hiện quỹ đất này đang được sử dụng để phát triển các cây lương thực, thực phẩm, các cây công nghiệp ngắn ngày.
* Tài nguyên nước.
Nguồn nước mặt: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.665mm nhưng phân bố không đều và theo 2 mùa rõ rệt.
Nguồn nước ngầm: Việc cấp nước cho các khu vực dân cư trong phường nhìn chung là rất thuận lợi, cố hộ dân được dùng nước sạch đạt trên 95%. Các trục đường giao thông nội đô đều có đường ống dẫn nước đảm bảo cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.
* Cảnh quan môi trường.
Hiện nay cảnh quan môi trường đang bị ảnh hưởng do chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang xây dựng cơ sở hạ tầng, cacsc điểm dân cư kết hợp với hoạt động của các phương tiện giao thông và việc sử dụng các loại hóa chất ngày càng tăng đã phá vỡ hệ sinh thái và gây ô nhiễm môi trường.
Một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường:
- Trong canh tác nông nghiệp dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có yếu tố độc hại ngày càng tăng, không được kiểm soát chặt chẽ.
- Quá trình sản xuất tạo ra nguồn rác thải khá lớn chưa được xử lý, làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn phường.
3.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5% trong thời kỳ 2001-2005 và đạt 13,4% năm 2005-2006. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng- thương mại- dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Các ngành kinh tế quan trọng có mức tăng trưởng khá, trong đó:
+ Ngành công nghiệp- xây dựng giai đoạn 2001-2005 là 18,8%.
+ Ngành dịch vụ giai đoạn 2001-2005 là 11,4%
+ Ngành nông-ngư nghiệp giai đoạn 2001-2005 là 4,9%.
Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của phường:
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm 1990
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2006
Tổng số
100