Đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai
đoạn 2006 – 2020 đã được xây dựng cách đây hơn 2 năm. Đây là 1
đề án lớn, có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát
triển hệthống giáo dục đại học nước ta. Tuy nhiên sau khi được
Thủtướng Chính phủphê duyệt đến nay đềán vẫn chỉnằm trên
giấy và chưa đạt được các hiệu quảmong muốn như:
- Giúp sinh viên có thểsửdụng tối đa lợi thếcủa từng trường
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học
- Tăng cường cơsởvật chất kỹthuật trang bịcho các trường
- Bảo đảm sự thích ứng giữa các cơ sở đào tạo với yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương và của cảnước
- Thể hiện được những yêu cầu phát triển bên trong của bản
thân hệthống giáo dục đại học
- Nâng cao quyền tự chủ và tăng cường tính tự chịu trách
nhiệm trước xã hội của mỗi trường
- Đáp ứng yêu cầu vềphân cấp trong lĩnh vực quản lý đại học
Những bất cập chính của đềán còn thểhiện ởcác mặt:
3
- Đềán chưa cho chúng ta 1 cái nhìn đầy đủvềhệthống giáo
dục đại học cả về những mặt được, chưa được và nguyên
nhân tạo nên hiện trạng đó
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Hoàn thiện đề án Quy hoạch
mạng lưới các trường đại học, cao đẳng
trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020.”
2
Chương I: Sự cần thiết phải hoàn thiện đề án Quy
hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn
2006 – 2020
I. Lý do phải hoàn thiện đề án
Đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai
đoạn 2006 – 2020 đã được xây dựng cách đây hơn 2 năm. Đây là 1
đề án lớn, có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát
triển hệ thống giáo dục đại học nước ta. Tuy nhiên sau khi được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến nay đề án vẫn chỉ nằm trên
giấy và chưa đạt được các hiệu quả mong muốn như:
- Giúp sinh viên có thể sử dụng tối đa lợi thế của từng trường
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho các trường
- Bảo đảm sự thích ứng giữa các cơ sở đào tạo với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và của cả nước
- Thể hiện được những yêu cầu phát triển bên trong của bản
thân hệ thống giáo dục đại học
- Nâng cao quyền tự chủ và tăng cường tính tự chịu trách
nhiệm trước xã hội của mỗi trường
- Đáp ứng yêu cầu về phân cấp trong lĩnh vực quản lý đại học
Những bất cập chính của đề án còn thể hiện ở các mặt:
3
- Đề án chưa cho chúng ta 1 cái nhìn đầy đủ về hệ thống giáo
dục đại học cả về những mặt được, chưa được và nguyên
nhân tạo nên hiện trạng đó
- Nội dung quy hoạch của đề án đã đưa ra cái nhìn cụ thể
nhưng 1 vài tiêu chí không hợp lý, chỉ tiêu không khả thi,
nặng về mặt số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng đầu
ra
- Các giải pháp thực hiện còn chung chung, chưa hỗ trợ hiệu
quả cho các cấp thực thi giảm tính ứng dụng của đề án
Từ vai trò quan trọng của đề án này cũng như những hạn chế mà
đề án mắc phải đòi hỏi cần có sự hoàn thiện lại đề án này. Vì thế
tôi xây dựng đề tài nhằm mục đích đưa ra những đánh giá và kiến
nghị 1 số giải pháp để “Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới
các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 –
2020”
II. Tổng quan về đề án Quy hoạch mạng lưới các
trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020
Ngoài lời mở đầu và các phụ lục và bản đồ quy hoạch, đề án được kết cấu
gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Thực trạng mạng lưới và quy hoạch mạng lưới các
trường đại học, cao đẳng
Phần thứ hai: Qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai
đoạn 2006 – 2020
4
Phần thứ ba: Điều kiện, giải pháp và bước đi thực hiện qui hoạch
mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020
Trong đó lời mở đầu bao gồm:
• Lý do lập qui hoạch:
Ngày 4-4-2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 47/2001/QĐ-TTg
phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn
2001 – 2010”
Sau 5 năm triển khai quy hoạch, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ ký
các quyết định số 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg thành lập 3 vùng kinh tế
trọng điểm và tình hình kinh tế xã hội trong nước và trên thế giới có nhiều
biến động đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong bản quy hoạch trước đây
Theo nghị định số 92/2006/NĐ-CP, quyết định số 47/2001/QĐ-TTg và
kết quả triển khai quy hoạch 5 năm (2001 – 2005), nghị quyết số
14/2005/NQ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành lập đề án Quy hoạch
mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020
• Căn cứ lập quy hoạch
Căn cứ về luật
- Luật giáo dục năm 2005
Các văn bản dưới luật
- Nghị quyết số 10, 21, 37, 39, 53, 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về
“Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh thời kỳ
2001-2010”
- Các văn kiện, nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ
IV, VI, IX và X
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ về
Chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ cung ứng
ngoài công lập
5
- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2-11-2005 của Chính phủ về
đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020
- Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 4-5-2001 quy định về lập và
hoạt động của các cơ sở văn hóa giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
- Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6-3-2000 về việc hợp tác đầu
tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục – đào
tạo và nghiên cứu khoa học
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2-8-2006 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật
giáo dục
- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25-5-2006 của Chính phủ về
Chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ cung ứng
ngoài công lập
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25-4-2006 của Chính phủ về
Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7-9-2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội
- Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4-4-2001 của Thủ tướng
Chính phủ về “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng
giai đoạn 2001-2010”
- Quyết định số 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg ngày 13-8-2004 của
Thủ tướng Chính phủ về “Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”
6
- Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20-1-2006 của Thủ tướng
Chính phủ về “phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2010”
- Công văn số 1269/CP-KG ngày 6-9-2004 của Chính phủ về việc
tiếp tục hoàn thiện mạng lưới các trường đại học, cao đẳng
Các văn bản khác
- Thông báo số 141/TB-VPCP ngày 11-8-2005 của Văn phòng
Chính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia
Khiêm tại cuộc họp về “Cơ chế đầu tư hoàn thiện mạng lưới đại
học, cao đẳng giai đoạn 2006-2010”
- Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn phát triển giáo dục đại học và các nhiệm
vụ của đào tạo đại học và cao đẳng đến năm 2010
- Công văn số 2612/LĐTBXH-TCDN ngày 1-8-2006 Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội về dự thảo “Điều chỉnh quy hoạch mạng
lưới các trường dạy nghề giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch thành
lập các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề giai đoạn 2006-
2010”
- 1 số quy hoạch phát triển các bộ, ngành và địa phương có liên quan
đến đào tạo nguồn nhân lực
- Tài liệu hướng dẫn về nội dung, phương pháp nghiên cứu lập quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2005-2020 của
Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Công văn đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương và đê xuất của
các nhà đầu tư có các đề án thành lập trường đại học, cao đẳng
7
- Thông báo của các cơ quan chức năng về kết quả của các chuyến
thăm và làm việc với các địa phương của các đồng chí Tổng bí thư,
Chủ tịch nước, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ
- Số liệu thống kê trong Niêm giám thống kê xuất bản hàng năm
- 1 vài tài liệu tham khảo trong và ngoài nước
Phần phụ lục đã nêu ra thêm các thông tin về quy mô, cơ cấu… của hệ
thống giáo dục đại học ở nước ta cũng như 1 số thông tin có tính chất tham
khảo về hệ thống giáo dục đại học ở 1 số quốc gia có nền giáo dục phát triển
Thực trạng mạng lưới và quy hoạch mạng lưới các trường đại
học, cao đẳng
• Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng hiện nay
Thực trạng: thực trạng đưa ra ở đây đã đề cập đến quy mô hệ thống
giáo dục đại học, hình thức sở hữu, cơ quan quản lý. cơ cấu khối
ngành… cùng các số liệu cơ bản. Tuy nhiên, thực trạng ở đây mới chỉ
dừng ở mức liệt kê bảng biểu chứ chưa có những nhận xét, đánh giá
cẩn thiết
Cơ cấu khối ngành các trường đại học, cao đẳng
12 79
83
16229
135
28
42 69
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội và nhân văn
Sư phạm
Kỹ thuật - Công nghệ
Nông - Lâm - Ngư
Kinh tế và Luật
Y - Dược
Văn hóa - Nghệ thuật và TDTT
Ngoại ngữ
8
Tính đến tháng 9 năm 2006 cả nước có 311 cơ sơ giáo dục đại học (bao gồm
các đại học, trường đại học, học viện và trường cao đẳng) trong đó có 123
trường đại học và 163 trường cao đẳng.
Các cơ quan quản lý các trường đại học, cao đẳng
3%
12%
9%
31%
15%
30%
Hai đại học quốc gia
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Các Bộ, ngành công nghiệp và kinh tế
Các Bộ, ngành văn hóa – xã hội
Các Bộ, ngành còn lại
Các địa phương
• Đánh giá chung:
Những kết quả đạt được:
- Năm 2005 quy mô sinh viên đại học và cao đẳng là 1.387.100
sinh viên( 1087800 sv ĐH, 299300 sv CĐ) tăng 1,41 lần đạt 165,5 sv/ 1
vạn dân
- Trong 5 năm đã thành lập mới 36 trường đại học, 53 trường cao
đẳng
- Có 33 trường ngoài công lập
- Tổng số giảng viên đại học& cao đẳng là 39711 người( tăng
8,2%) trong đó học hàm giáo sư và phó giáo sư là 1710 người, 5361 tiến
sĩ, 11682 thạc sĩ
- Mạng lưới đã có bước điều chỉnh về cơ cấu vùng miền tạo điều
kiện cho con em vùng khó khăn có điều kiện học hành
- Các trường đại học được tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp hơn
9
- Cơ cấu trình độ đào tạo giữa đại học& cao đẳng được điều
chỉnh một bước. Tỷ trọng so sánh quy mô đào tạo ĐH/CĐ/TCCN/DN
hiện nay là 1/0,4/0,9/3,8
- Các trường đã có tập trung phát triển nhiều ngành nghề mới.
Các trường mới được nâng cấp trình độ đào tạo các ngành nghề đang có
- Quy mô sv giữa các ngành, nghề và lĩnh vực đào tạo đã có sự
điều chỉnh
- Số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tăng lên
- Quy trình đào tạo ở bậc đại học đã được linh hoạt& đa dạng hoá
1 số trường chuyển từ đơn ngành sang đa ngành
- Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý được tăng cường về số
lượng và chất lượng
- Cơ sở vật chất được cải thiện
- Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và lao
động được đẩy mạnh
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học được mở rộng
Những tồn tại và yếu kém
Cơ cấu hệ thống
- Mối quan hệ giữa quy mô dạy nghề/TCCN/CĐ/ĐH chưa phù
hợp với trình độ phát triển, tốc độ đổi mới công nghệ sản xuất
- Hệ thống nhà trường đang bị phân tán, không đảm bảo sự thống
nhất trong chỉ đạo và điều hành, BGD&ĐT chỉ quản lý chưa đến 1/3 số
trường
- Chương trình đào tạo liên thông chỉ mới dạy thí điểm, nhiều
trường đào tạo đơn ngành, các trường CĐ sư phạm địa phương hoạt động
khó khăn
- Mạng lưới trường ĐH& viện nghiên cứu còn bị tách biệt
10
Phát triển theo vùng, miền và địa điểm đặt trường
- 1 số vùng đông dân nhưng tỷ lệ nhập học đại học thấp còn thiếu
cơ sở đào tạo tại chỗ của các vùng này
Quy mô đào tạo
- Quy mô đào tạo của cả hệ thống còn nhỏ bé
- Quy mô giữa các trường không đồng đều, 1 số trường có quy
mô vượt quá năng lực để đảm bảo chất lượng đào tạo
- Cơ cấu giữa sv vừa học vừa làm& sv chính quy chưa phù
hợp(sv vừa học vừa làm chiếm 43% tổng quy mô sv), hoạt động đào tạo
của các lớp mở ngoài trường chưa được quản lý chặt chẽ
Xã hội hóa giáo dục đại học
- Số trường ĐH,CĐ ngoài công lập còn ít, quy mô sv đào tạo
chưa cao
Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
- Trình độ giảng viên còn hạn chế, lớp kế cận chưa đủ; ngoại
ngữ, tin học còn yếu; thường xuyên quá tải
- Tỷ lệ sv/ giảng viên đang ở mức cao 28,55 sv/ giảng viên
- Hơn 1 nửa số giảng viên các trường nâng cấp cần phải được
đưa đi đào tạo cả về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
- Cơ sở vật chất nghèo nàn, hệ thống thư viện trường nhỏ bé
- Mức chi đào tạo của NSNN/sv đại học hệ chính quy chỉ khoảng
4,5 triệu/ năm
- Cơ chế quản lý tài chính còn nhiều bất cập
- Phân cấp quản lý ĐH, CĐ thiếu thống nhất, chức năng nhiệm
vụ quản lý chưa rõ ràng
- Mô hình trường ĐH,CĐ dân lập chưa có tính thuyết phục
Chất lượng và hiệu quả đào tạo
11
- Quy trình đào tạo đại học còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, khép
kín
- Đa phần các trường là nâng cấp nên sức ép tăng quy mô còn lớn
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao còn yếu kém,
hiệu quả chưa cao, kinh phí hoạt động còn hạn chế
- Vai trò sáng nghiệp của các trường đại học và cao đẳng còn rất
hạn chế
- Khả năng thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào giáo dục
còn hạn chế
- Mối quan hệ giữa trung ương và địa phương chưa được xác
định; chỉ đạo của bộ đối với địa phương trong việc quản lý trường chưa
chặt chẽ và thiếu phối hợp
- Không có khả năng đánh giá chất lượng giáo dục đại học và
không làm được việc xếp hạng các trường
- Quản lý vĩ mô đối với hệ thống còn nặng về hành chính, bao
cấp
- Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển nhà trường chưa được coi trọng
- Hội nhập quốc tế của các trường chậm trễ; chưa có trường đại
học nào đủ khả năng thu hút sinh viên nước ngoài
- Quan điểm, thái độ đối với việc mở cửa hội nhập với các nước
trong lĩnh vực đại học chưa rõ ràng; chính sách chưa cụ thể và thiếu nhất
quán
• Đánh giá tình hình thực hiện và công tác quy hoạch mạng
lưới các trường đại học và cao đẳng 5 năm (2001-2005)
Kế hoạch thực hiện quy hoạch
12
- Mở rộng hợp lý ngành nghề đào tạo ở các trường đại học hiện
có
- Chỉ thành lập mới 1 số trường đại học thực sự cần thiết phù hợp
với quy hoạch và đáp ứng được về cơ bản các điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo
- Nâng cấp 29 trường cao đẳng lên đại học, 64 trường TCCN lên
cao đẳng và thành lập mới 24 trường đại học và cao đẳng
- Đối với các trường đã có, tập trung tăng cường và củng cố về
quản lý, tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên và tăng cường cơ
sở vật chất kỹ thuật tạo bước chuyển biến quan trọng về chất lượng đào
tạo
- Công tác quan lý đại học được tăng cường; việc xây dựng chính
sách, cơ chế đã được tập trung chỉ đạo
- Phát hiện và khắc phục những bất hợp lý trong hệ thống đại
học, cao đẳng; thực thi phân cấp quản lý cho các trường
- Hình thành hệ thống trường đại học trọng điểm
- Dự báo nhu cầu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp tục
xây dựng các trường đại học, cao đẳng mới
- Bước đầu định hướng xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc
tế (phụ đề)
Những yếu kém của công tác quy hoạch
- Quy trình lập quy hoạch, số liệu lập quy hoạch chưa đồng bộ,
chưa khoa học
- Thông tin thị trường lao động chưa đầy đủ và thiếu độ tin cậy
- Triển khai quy hoạch chưa sát với nhu cầu địa phương
- 1 số quy hoạch đã được phê duyệt nhưng thiếu vốn và thiếu các
điều kiện để thực hiện
13
- Công tác lập và phê duyệt quy hoạch chưa trở thành hoạt động
bắt buộc và thường xuyên
- Quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ
- Việc thành lập mới các cơ sở đào tạo chưa dựa trên cái nhìn
tổng quan, nhất quán được tính toán 1 cách khoa học trên cơ sở các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật liên quan đến điều kiện và trình độ phát triển kinh
tế - xã hội chung của đất nước, của từng vùng và mỗi địa phương mà còn
mang tính phong trào cục bộ địa phương
- Chưa có tiêu chí chuẩn mực làm căn cứ để nâng cấp, thành lập
trường mới các trường đại học, cao đẳng và triển khai chương trình đào
tạo liên thông giữa các trình độ
Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn
2006 – 2020
• Bối cảnh kinh tế xã hội
- Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2001-2010 của nước ta
- Đến năm 2020 đất nước ta đạt tiêu chí của 1 nước công nghiệp
hóa
- Chỉ tiêu định hướng về tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm 2006-
2010 đạt 7,5-8% và dự báo tiếp tục đạt trên 7%/ năm giai đoạn 2011-
2020
- Cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
trong tổng GDP hướng tới mục tiêu 9-10%, xấp xỉ 45% và trên 45% vào
năm 2020
- Phát triển thêm các khu vực tập trung công nghiệp ở các địa
phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tây Bắc và miền
14
núi phía Bắc, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với
thị trường trong nước và xuất khẩu
- Phát triển các ngành dịch vụ 1 cách toàn diện
• Quan điểm chỉ đạo
- Phát triển giáo dục – đào tạo là con đường duy nhất để phát
triển quốc gia, giáo dục đại học phải phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và góp phần đảm bảo sự tiên tiến của quốc gia về tri thức và công
nghệ, thực hiện đồng thời 3 chức năng: nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực và đào tạo nhân tài. Tiếp tục thành lập mới các cơ sở đào tạo đại
học ở 1 số địa phương có vị trí thuận lợi và giữ vai trò trung tâm ở mỗi
vùng
- Hình thành và phát triển 1 số trung tâm đào tạo nguồn nhân lực
tập trung của cả nước và mỗi vùng; 1 số trung tâm đào tạo nguồn nhân
lực trình độ cao gắn với các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế
động lực
- Huy động tổng nguồn lực xã hội ngày càng nhiều hơn cho giáo
dục đại học. Tăng số lượng trường đại học và cao đẳng ở các vùng Tây
Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Trong nội
thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tập trung và ưu tiên cao cho
việc giải quyết đất đai, mở rộng diện tích; có chính sách khuyến khích
các trường di chuyển ra ngoại ô hoặc các tỉnh lân cận; việc thành lập mới
chỉ với các trường đào tạo các ngành/ nghề thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật hoặc các ngành nghề mới, mũi nhọn, trình độ cao và có ảnh hưởng
đặc biệt quan trọng đối với quốc kế, dân sinh
- Khuyến khích thành lập các trường đào tạo những ngành nghề
thuộc lĩnh vực công nghiệp; bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ giữa
ĐH/CĐ/TCCN/DN; cơ cấu ngành nghề giữa khoa học cơ bản, khoa học
15
kỹ thuật công nghệ và các ngành nghề khác; đảm bảo hợp lý cơ cấu vùng
miền của nguồn nhân lực; từng bước hiện đại hóa, chuẩn hóa và quốc tế
hóa giáo dục đại học
- Thực hiện đầu tư tập trung cho các trường trọng điểm
• Nguyên tắc lập quy hoạch
- Lựa chọn địa điểm phải xuất phát từ nhu cầu về nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân; bảo đảm
đủ điều kiện về dân số, dân trí, cơ sở hạ tầng xã hội và hài hòa lợi ích của
nhà nước, của vùng và địa phương
- Phải xuất phát từ sự khả thi về đất đai, đội ngũ giảng viên, cán
bộ quản lý và nguồn vốn đầu tư
- Thường xuyên cập nhập số liệu để có sự bổ xung điều chỉnh
• Mục tiêu quy hoạch
- Phấn đấu 200 sinh viên/1 vạn dân năm 2010, 300 sinh viên/1
vạn dân 2015 và 450 sinh viên/1 vạn dân năm 2020
- Phấn đấu năm 2020 khoảng 70-80% sinh viên theo học các
chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và 20-30% sinh viên theo học các
chương trình nghiên cứu
- Phấn đầu năm 2020 có 30-40% sinh viên học tại trường tư
• Nội dung quy hoạch
Tổng số sinh viên đại học và cao đẳng
- Năm học 2005-2006 nước ta có xấp xỉ 1.387.100 sinh viên
chiếm khoảng 13,3% tổng số người trong độ tuổi học đại học. Dự báo
2010 có 10,3 triệu người, 2015 có 8,42 triệu người, 2020 có 9,06 triệu
người trong độ tuổi học đại học. Chúng ta phấn đấu tỉ lệ sinh viên đại học
phải đạt ít nhất 15% dân số trong độ tuổi học đại học (theo tiêu chí của 1
nước công nghiệp – phụ đề)
16
- Phấn đấu phát triển thị trường công nghệ đạt giá trị giao dịch
mua bán tăng trưởng bình quân 10%, bảo đảm tốc độ đổi mới công nghệ
công nghệ ngành công nghiệp bình quân 12-15%/năm, số nhà khoa học
công nghệ/1 vạn dân từ 2-2,5. Phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động
hóa. Để nâng cao chỉ số HDI của nước ta cần tăng nguồn nhân lực khoa
học công nghệ lên ít nhất gấp 6 lần số hiện có
- Đáp ứng nhu cầu lao động cho số việc làm mới và yêu cầu lao
động của 500.000 doanh nghiệp mới sẽ được thành lập, quy mô đào tạo
đại học phải tăng lên khoảng 4 lần so với năm 2005
- Mở rộng hội nhập và tham gia sâu vào quá trình phân công lao
động quốc tế. Quốc tế hóa các chương trình đào tạo đại học, phát triển
nhanh những ngành công nghiệp hiện đại sử dụng công nghệ tiên tiến để
đi tắt, đón đầu, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa
- Dự báo từ năm 2015 đến năm 2020 hàng năm bình quân có
khoảng 2 triệu người có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông và các
trình độ tương đương có nhu cầu tiếp tục học tập ở bậc đại học. Số lượng
giáo viên phổ thông các cấp cần được đào tạo mới và đào tạo nâng cao
trình độ
- Quy mô giáo dục đại học cần tiếp tục được mở rộng 1 cách hợp
lý. Tổng quy mô đào tạo đại học và cao đẳng nước ta phải đạt ít nhất 1,8
triệu sinh viên vào