Làm thế nào để kinh doanh có lãi? Một câu hỏi luôn thường trực đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố để đưa đến đích, nhưng cái mà các doanh nghiệp muốn phấn đấu đạt được là làm sao quản lý tốt được cả một quá trình sản xuất đến kinh doanh sản phẩm. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta phải tìm ra những phương thức tốt nhất, hợp lý nhất để bù đắp chi phí, đảm bảo có lợi nhuận từ đó tăng quy mô và tốc độ tích luỹ. Ưu tiên số một là quản trị sản xuất. Quản trị toàn bộ từ khâu vào cho đến kết quả cuối cùng, làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý rất quan tâm đến chúng. Từ những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu đó, nhà quản trị sẽ đưa ra được những quyết định kịp thời.
Trong thực tiễn, Công ty TNHH Vĩnh Phúc đã nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong những năm qua, Công ty luôn quan tâm tới chất lượng công tác kế toán nói chung và chất lượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng theo hướng ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với chế độ kế toán hiện hành cũng như đặc điểm thực tế tại Công ty. Trên cơ sở đó, Công ty luôn nỗ lực tìm những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận góp phần tạo một vị thế vững chắc của Công ty trên thương trường
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty TNHH Vĩnh Phúc
Phần 2: Thực trạng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Vĩnh Phúc
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tịa Công ty TNHH Vĩnh Phúc
64 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3271 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh vĩnh phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐÂU
Làm thế nào để kinh doanh có lãi? Một câu hỏi luôn thường trực đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố để đưa đến đích, nhưng cái mà các doanh nghiệp muốn phấn đấu đạt được là làm sao quản lý tốt được cả một quá trình sản xuất đến kinh doanh sản phẩm. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta phải tìm ra những phương thức tốt nhất, hợp lý nhất để bù đắp chi phí, đảm bảo có lợi nhuận từ đó tăng quy mô và tốc độ tích luỹ. Ưu tiên số một là quản trị sản xuất. Quản trị toàn bộ từ khâu vào cho đến kết quả cuối cùng, làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý rất quan tâm đến chúng. Từ những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu đó, nhà quản trị sẽ đưa ra được những quyết định kịp thời.
Trong thực tiễn, Công ty TNHH Vĩnh Phúc đã nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong những năm qua, Công ty luôn quan tâm tới chất lượng công tác kế toán nói chung và chất lượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng theo hướng ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với chế độ kế toán hiện hành cũng như đặc điểm thực tế tại Công ty. Trên cơ sở đó, Công ty luôn nỗ lực tìm những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận góp phần tạo một vị thế vững chắc của Công ty trên thương trường.
Xuất từ ý nghĩa khoa học thực tiễn nêu trên, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Vĩnh Phúc, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái và các cán bộ phòng Tài chính kế toán của Công ty, em chọn đề tài thực tập là : “HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
(Phần 1: Khái quát chung về Công ty TNHH Vĩnh Phúc
(Phần 2: Thực trạng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Vĩnh Phúc
(Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tịa Công ty TNHH Vĩnh Phúc
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu đầu tư nghiên cứu, nhưng do trình độ hiểu biết có hạn nên trong bài viết này không tránh khỏi khiếm khuyết, sai sót vì vậy em mong nhận được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Ngọc
Phần 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC
1. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vĩnh Phúc
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Vĩnh Phúc
Tên thường gọi: Công ty TNHH Vĩnh Phúc
Vị Trí địa lý
Công ty TNHH Vĩnh Phúc là một công ty thành viên của tập đoàn Prime Group- Một tập đoàn đầu tư kinh doanh đa ngành của Vĩnh Phúc. Trụ sở chính của Công ty Vĩnh Phúc tại thị trấn Hương Canh – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. Đây là một vị trí rất thuận tiện trong việc lưu thông hàng hoá trao đổi sản phẩm hàng hoá với thị trường ngoài tỉnh, vận chuyển nguyên vật liệu mặt khác cũng là nơi thu hút các công ty xây dựng nhà máy sản xuất.
Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Vĩnh Phúc được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4422QĐ/TLDN do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 18/06/1999. Công ty TNHH Vĩnh Phúc với ngành nghề đăng ký là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại gạch men cao cấp trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Italia và Tây Ban Nha.
Tên giao dịch quốc tế của công ty là : Vĩnh Phúc Company.LTD
Trụ sở đặt tại : Thị trấn Hương Canh – Huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc
Công ty có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Vĩnh Phúc số 710A00636.
Với chức năng, ngành nghề đã đăng ký Công ty TNHH Vĩnh Phúc có nhiệm vụ là phải hoạt động có hiệu quả theo đúng ngành nghề đã đăng ký, theo định hướng của hội đồng thành viên là sản xuất kinh doanh các loại gạch ốp lát.Với tổng số vốn sản xuất và kinh doanh là 100 tỷ bao gồm từ các thành viên góp vốn, vốn vay và vốn huy động từ các nguồn khác, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 40 tỷ.
Có thể nói trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã khắc phục được một số tồn tại và đạt được một số kết quả quan trọng sau:
Bảng 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
47338
72828
121380
2. Giá vốn hàng bán
38828
59736
99560
3. Doanh thu thuần
8510
13092
21820
4. Chi phí hoạt động tài chính
620
954
1590
5. Chi phí bán hàng
1334
2052
3420
6. Chi phí quản lý DN
608
936
1560
7. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
5948
9150
15250
9. Thuế TNDN
1665
2562
4270
10. LNST
7613
11712
19520
( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Vĩnh Phúc)
Qua bảng số liệu chúng ta thấy doanh thu của công ty đều tăng qua các năm. Đây là thành tích của công ty phản ánh sự nỗ lực trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm được ưu chuộng.
Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng dần qua các năm. Đặc biệt là từ năm 2004 đến 2005 đã có mức tăng trưởng vượt bậc. Lợi nhuận đạt từ 11712 triệu đồng đến 19520 triệu đồng. Cho thấy mức tăng định qua các năm. Tuy nhiên với mức tăng đó cho biết khả năng kinh doanh cũng như phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là rất tốt.
Bên cạnh quá trình chuyên môn hoá đi sâu vào sản xuất một loại sản phẩm Công ty cũng không ngừng trú trọng đến việc gia tăng và phát triển mạng lưới đại lý phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên khắp cả nước. Cho đến nay, Công ty có khoảng trên 100 đại lý bao trùm khắp cả nước với thị trường tiêu thụ trên cả miền Bắc – Trung – Nam. Không những thế, kể từ năm 2005 Công ty đã có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước trên thế giới mà bước đầu là việc tham gia vào các hội chợ quốc tế trong và ngoài nước
Tuy nhiên, ra đời trong điều kiện còn non trẻ cả về công nghệ sản xuất và nghệ thuật kinh doanh, Công ty TNHH Vĩnh Phúc cũng không tránh khỏi những khó khăn và khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Nhìn vào số liệu tài chính của các năm gần đây cho thấy giá trị sản lượng sản xuất của Công ty giảm dần qua các năm, mặc dù Công ty vẫn kinh doanh có lãi nhưng tỷ lệ lãi giảm dần chứng tỏ rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang bị thu hẹp trong khi tốc độ xây dựng của đất nước ngày càng gia tăng. Vì vậy, Công ty TNHH Vĩnh Phúc cần phải có những gải phấp thích hợp nhằm gia tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm sản xuất như: quảng bá thương hiệu, chính sách về giá cả, về đại lý tiêu thụ và đặc biệt là chính sách chăm sóc khách hàng…
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vĩnh Phúc.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Có hiệu quả thì cần phải có một bộ máy quản lý tốt. Công ty TNHH Vĩnh Phúc với gần 900 cán bộ, công nhân viên được tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng và được minh hoạ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1:
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Vĩnh Phúc
Ban giám đốc : Bao gồm Giám đốc và hai phó giám đốc, là người chỉ đạo mọi hoạt động và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phòng ban chức năng gồm :
+ Phòng tổ chức hành chính : Chịu trách nhiệm quản lí nhân sự, tuyển chon, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên, theo dõi hàng ngày, ngày công lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, giải quyết các chính sách, chế độ khác.
+ Phòng tài chính kế toán : Theo dõi tình hình tài chính của công ty như : Nguồn vốn, tình hình luân chuyển vốn, tình hình sản xuất và tiêu thụ, tổng hợp và phân tích số liệu, cung cấp thông tin chính xác cho ban lãnh đạo về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phòng kinh doanh, tiếp thị : Giúp giám đốc về các hoạt động kinh doanh của công ty. Lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về tiêu thụ sản phẩm , tìm kiếm thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng, điều phối và bán hàng… Và các công việc kinh doanh khác nhằm sinh lời và bảo vệ lợi ich cho người tiêu dùng của công ty
+ Phòng kế hoạch, kĩ thuật : Phụ trách về mặt kĩ thuật, giám sát kĩ thuật của các phân xưởng, kiểm tra chất lượng sản phẩm …
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Vĩnh Phúc chuyên sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát nền với công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản xuất hàng loạt, chu kì sản xuất ngắn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty bao gồm 8 phân xưởng sản xuất:
Một xưởng nguyên liệu
Một xưởng ép sấy
Một xưởng men màu
Một xương phân loại
Một xưởng cơ điện
Một xưởng thí nghiệm
Một xưởng lò nung
Một xưởng nhiên liệu
Mỗi phân xưởng sản xuất tương ứng với một giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Đứng đầu mỗi phân xưởng sản xuất là một quản đốc phân xưởng. Mặc dù được chia thành các phân xưởng nhưng giữa các phân xưởng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, cùng bàn bạc, triển khai công việc, hỗ trợ lẫn nhau làm việc khi có lệnh của giám đốc nhằm thực hiện mọi công việc một cách nhanh gọn và có hiệu quả.
(Các phân xưởng:
- Phân xưởng sản xuất: Được chia thành hai phân xưởng sản xuất số1(PX1) và phân xưởng sản xuất số 2(PX2). Cả hai phân xưởng này đều có chức năng tổ chức sản xuất, đảm bảo về sản lượng cũng như chất lượng, chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả TSCĐ, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công cụ lao động sản xuất, thành phẩm chưa nhập kho, giư bí mật về công nghệ, số liệu, chủng loại sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Dưới phân xưởng sản xuất là các bộ phận: Bộ phận phối liệu nghiền men, ép tráng men, lò nung, sấy phun, phân loại… phụ trách các bộ phận này có các đốc công. Ngoài ra ở phân xưởng sản xuất còn có bộ phận thống kế phân xưởng.
- Phân xưởng cơ điện: Có chức năng quản lý kỹ thuật về máy móc, thiết bị của Công ty, tổ chức thực hiện các công việc cụ thể phục vụ cho dây chuyền sản xuất hoạt động ổn định, bền, an toàn, tổng kết đánh giá hiệu quả của thiết bị. Ngoài ra, phân xưởng cơ điện được chia thành các tổ, mỗi tổ phụ trách một loại máy, đứng đầu các tổ là các tổ trưởng. Mặc dù được chia thành các bộ phận như vậy nhưng giữa các phòng ban và các phân xưởng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, cùng bàn bạc, triển khai công việc, hỗ trợ nhau làm việc khi có lệnh của Ban Giám đốc nhằm thực hiện mọi công việc nhanh, gọn, hiệu quả.
1. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty TNHH Vĩnh Phúc.
1. 3.1. Đặc đỉêm bộ máy kế toán của Công ty TNHH Vĩnh Phúc
Sơ đồ 2:
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH Vĩnh Phúc
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán như sau :
* Kế toán trưởng : Phụ trách phòng kế toán, điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty. Tham gia đánh giá tình hình quản lí, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đánh giá việc sử dụng vốn . Tổ chức và quản lí công tác lập báo cáo tài chính, thống kê với cấp trên và nhà nước. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan nhà nước về các thông tin do phòng kế toán cung cấp.
* Kế toán tổng hợp và kế toán thanh toán : Tổng hợp số liệu do các bộ phận kế toán cung cấp, cập nhật hoá đơn, chứng từ, tài liệu, kiểm tra tính chính xác của số liệu, theo dõi tình hình thu chi. Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm từ số liệu từ kế toán vật tư chuyển sang, chuyển số liệu vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp có liên quan. Giao dịch vay vốn ngân hàng, theo dõi tài sản cố định của công ty.
* Kế toán vật tư và công nợ phải trả : Hạch toán và kiểm tra tình hình biến động vật liệu, công cụ dụng cụ, thường xuyên thu thập số liệu để đối chiếu và có quyết định đúng đắn trong việc điều chỉnh lượng dự trữ nguyên vật liệu trong kho, đồng thời theo dõi tình hình công nợ phải trả theo từng đối tượng.
* Kế toán thành phẩm và công nơ phải thu : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm và tình hình công nợ phải thu theo từng khách hàng.
* Thủ quỹ : Là nhân viên độc lập, thừa hành nghiệp vụ thu chi tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. Đồng thời, kiểm soát tính đúng đắn của các vấn đề thu, chi đó .
1.3.2. Hình thức sổ sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Vĩnh Phúc
Do đặc điểm của công ty là doanh nghiệp quy mô lớn, để cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc quản lý, công ty lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung kết hợp đồng thời với kế toán máy. Đặc biệt Công ty TNHH Vĩnh Phúc cũng như các công ty thành viên trong tập đoàn Prime group đang từng bước triển khai hệ thống phần mềm Oracle- phần mềm quốc tế.
a. Về chế độ chứng từ.
Cũng theo chế độ kế toán doanh nghiệp sử dụng hai hệ thống chứng từ kế toán là chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn bao gồm các nhóm như :
Chứng từ về lao động tiền lương : Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành...
Chứng từ về hàng tồn kho : phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm
Chứng từ về bán hàng : hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng...
Chứng từ về tiền tệ : phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ...
Chứng từ về TSCĐ : biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý
b. Về chế độ tài khoản.
Theo đăng ký các tài khoản sử dụng, doanh nghiệp sử dụng hết tất cả các tài khoản nhưng trên thực tế có một số tài khoản không sử dụng đến. Do doanh nghiệp quản lý theo từng xí nghiệp nên các tài khoản chi tiết được mở thêm cho phù hợp với đặc điểm quản lý của công ty giúp cho việc hạch toán được dễ dàng và đơn giản hơn.
c. Về chế độ sổ sách.
Doanh nghiệp mở, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ sách theo đúng quy định của chế độ kế toán
Sơ đồ 3:
Quy trình ghi sổ kế toán của Công ty TNHH Vĩnh Phúc
1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty TNHH Vĩnh Phúc sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Italia với quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục qua các công đoạn từ nghiền xương, sấy phun, ép, sấy, tráng men, in lưới, nung, mới có được sản phẩm hoàn thành. Chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, liên tục,xen kẽ nhau và đồng bộ. Chu trình đó được lý giải và chú thích như sau:
Sơ đồ 4:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất.
Nội dung quy trình công nghệ sản xuất:
Chứa nguyên vật liệu: Sau khi được phòng kế hoạch sản xuất lập xét duyệt kế hoạch sản xuất, nguyên vật liệu được xuất khỏi kho bằng các phương tiện vận chuyển cơ giới nguyên vật liệu được đưa vào ngăn chứa gồm đất sét, cao lanh, đôlômit, fenspats..
Chế tạo và dự trữ bột: Từ các bể chứa và bể chờ hồ được bơm vào máy sấy phun bằng các vòi bơm vào máy sấy phun bằng các vòi bơm. Tại đây, diễn ra quá trình bốc hơi nước và tạo bột. Bột thu được có độ ẩm theo yêu cầu sau đó được đưa vào các silo chứa và được ủ từ 2 đến 3 giờ.
Ép sản phẩm: Bột sau khi ủ được đưa qua bộ phận sàng lọc, bộ phận này sẽ sàng lọc và loại ra những hạt không đủ tiêu chuẩn về kích thước rồi chuyển đến bộ phận chế biến nguyên liệu làm xương, những hạt đủ tiêu chuẩn được chuyển đến các phễu của máy ép, máy tạo ra sản phẩm mộc, sản phẩm mộc được tạo ra và chuyển dến máy sấy.
Sấy gạch mộc: Gạch mộc được tự động dẫn vào máy sấy đứng. Máy sấy đứng cáp nhiệt tự đôngj sấy và nạp dỡ gạch mộc. Sau quá trình này độ ẩm còn lại của gạch sấy phải đạt từ 0 đến 1% và độ sai số về tiêu chuẩn kỹ thuật phải nằm trong giới hạn cho phép. Quá trình kiểm tra này được thực hiện hoàn toàn tự động bằng máy vi tính, sau đó gạch mộc được đưa vào bộ phận tráng men.
Tráng men: Dây chuyền tráng men dài từ 60 đến 90 m với 3 dây chuyền. Gạch được tráng men bởi hệ thống tráng chuông, đĩa văng và sau đó đi vào các thiết bị in hoa (còn gọi là thiết bị in lưới). Một dây chuyền tráng men được bố trí từ 3 đến 5 máy in lưới tuỳ theo mức độ yêu cầu trang trí.
Nung: Gạch sau khi tráng men được đưa lên các máy chất tải để xếp vào các xe goòng chứa dẫn tới máy dỡ tải và được làm sạch để đi vào lò nung
Lò nung được hoạt động theo chương trình đã được cài đặt tuỳ theo từng loại sản phẩm và gạch mộc được nung trong lò với thời gian thích hợp theo yêu cầu công nghệ sản xuất từng loại sản phẩm.
Phân loại sản phẩm: Gạch sau khi đi qua lò nung với thời gian thích hợp đã được nung chín, qua hệ thống làm nguội sau đó băng chuyền tự động đưa qua bộ phận lựa chọn sản phẩm, bộ phận này phân loại chọn ra những sản phẩm có cùng kích cỡ màu sắc giống nhau chuyển qua bộ phận đóng hộp và ghi rõ ngày sản xuất, ca sản xuất, quy cách chất lượng… trước khi sản phẩm được nhập kho hay xuất bán ra thị trường. Thông thường sản phẩm gạch cuối cùng phải đạt được các thông số kỹ thuật sau:
Về kích thước sản phẩm chỉ được sai số dưới 60,25mm s
Độ hút nước xấp xỉ bằng 0
Độ cứng lớn hơn 7 theo thang MOS.
Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất gạch lát gần như tự động hoá hoàn toàn, công nhân làm việc thủ công chủ yếu ở khâu nạp liệu và đóng hộp.
Phần 2:
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH PHÚC.
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Vĩnh Phúc.
2.1.1. Đặc điểm đối tượng hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm.
Để hạch toán CPSX được chính xác và kịp thời, đòi hỏi đầu tiên mà nhà máy quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán CPSX, tức là xác định giới hạn tập hợp CPSX. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh gạch men cao cấp, Công ty TNHH Vĩnh Phúc có một phân xưởng tiến hành sản xuất gạch lát nền với đủ các kích cỡ khác nhau theo một quy trình công nghệ. Bên cạnh đó còn có phân xưởng cơ điện chuyên sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị lắp đặt dây chuyền công nghệ đảm bảo cho quá trình sản xuất được vận hành liên tục, đúng thời hạn. Quy trình sản xuất gạch ceramic là một công nghệ khép kín được thực hiện hoàn toàn tự động trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại được nhập từ nước ngoài. Mỗi loại gạch men với kích cỡ khác nhau được sản xuất hàng loạt trên một dây chuyền công nghệ. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, Công ty xác định đối tượng hạch toán CPSX là toàn bộ quá trình sản xuất.
Công tác tính giá thành có ý nghĩa rất quan trọng góp phần quyết định hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất. Trong những năm qua, với phương châm chất lượng là uy tín đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, mục tiêu giảm chi phí hạ giá thành luôn được Công ty đặc biệt chú trọng ngay từ đầu năm.
Để tính giá thành được chính xác và kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn. Việc lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác.
Do đặc trưng quá trình sản xuất của Công ty là sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng, khối lượng lớn với nhiều kích cỡ khác nhau trên quy trình công nghệ khép kín, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm với kích thước đa dạng. Vì vậy, chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung cho cả quă trình sản xuất. Như vậy, một đối tượng hạch toán chi phí tương ứng với nhiểu đối tượng tính giá thành. Phương pháp tính giá thành sản phẩm được Công ty lựa chọn là phương pháp hệ số.
Với quy mô sản xuất kinh doanh của nhà máy sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng gạch ốp và gạch lát. Mặc dù mỗi loại gạch có rất nhiều mã khác nhau, nhưng do tính chất công nghệ, do định mức sử dụng nên việc tập hợp chi phí vẫn tính chung cho đối tượng ốp và lát.
Đầu năm kế toán trưởng xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng sử dụng, xây dựng toàn bộ kế hoạch chi phí cho một năm. Hàng tháng kế toán vật tư dự trù kinh phí nguyên vật liệu và các chi phí khác. Cuối th