Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ… LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM…………………………………………………………………….3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam…….3 1.2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………………………………5 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………………………………7 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý……………………………………….7 1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất …………………………………………….12 1.4. Hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong những năm gần đây………………………………………………………………………….14 1.5. Tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty Giấy Việt Nam…………….15 1.5.1. Lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………………………………….15 1.5.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam………………………………………………….19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM……………………………………….24 2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam………………24 2.2. Đặc điểm quản lý nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…….25 2.2.1. Quá trình thu mua……………………………………………………….25 2.2.2. Quá trình dự trữ…………………………………………………………26 2.2.3. Quá trình sử dụng……………………………………………………….26 2.3. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam….27 2.3.1. Phân loại nguyên vật liệu……………………………………………….27 2.3.2. Tính giá nguyên vật liệu……………………………………………….28 2.4. Thủ tục luân chuyển chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam………………………………………………………………….30 2.4.1. Quá trình nhập kho…………………………………………………….30 2.4.2. Quá trình xuất kho………………………………………………………35 2.5. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…….37 2.6. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam ….44 2.6.1. Tài khoản sử dụng………………………………………………………44 2.6.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu…………………….45 2.6.2.1. Hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu……………………………45 2.6.2.2. Hạch toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu…………………………….53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM……….63 3.1. Đánh giá thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………………………………….63 3.1.1. Ưu điểm…………………………………………………………………63 3.1.2. Nhược điểm…………………………………………………………….65 3.2. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam thời gian tới.66 3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện và yêu cầu hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam………………………………………….67 3.4. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………………68 KẾT LUẬN……………………………………………………………….….70 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

doc75 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ… LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………..1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM……………………………………………………………………...3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam……...3 1.2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………………………………5 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………………………………7 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý……………………………………….7 1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất ……………………………………………..12 1.4. Hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong những năm gần đây………………………………………………………………………….14 1.5. Tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty Giấy Việt Nam……………...15 1.5.1. Lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Giấy Việt Nam……………………………………………………………………………..15 1.5.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………...19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM………………………………………..24 2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam………………24 2.2. Đặc điểm quản lý nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam……...25 2.2.1. Quá trình thu mua……………………………………………………….25 2.2.2. Quá trình dự trữ…………………………………………………………26 2.2.3. Quá trình sử dụng……………………………………………………….26 2.3. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…..27 2.3.1. Phân loại nguyên vật liệu……………………………………………….27 2.3.2. Tính giá nguyên vật liệu………………………………………………...28 2.4. Thủ tục luân chuyển chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam………………………………………………………………….30 2.4.1. Quá trình nhập kho……………………………………………………...30 2.4.2. Quá trình xuất kho………………………………………………………35 2.5. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam……...37 2.6. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam …...44 2.6.1. Tài khoản sử dụng………………………………………………………44 2.6.2. Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu……………………...45 2.6.2.1. Hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu……………………………45 2.6.2.2. Hạch toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu…………………………….53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM………...63 3.1. Đánh giá thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam……………………………………………………………………………..63 3.1.1. Ưu điểm…………………………………………………………………63 3.1.2. Nhược điểm……………………………………………………………..65 3.2. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam thời gian tới...66 3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện và yêu cầu hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………...67 3.4. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam…………………………………………………………68 KẾT LUẬN………………………………………………………………..…..70 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NVL: Nguyên vật liệu XDCB: Xây dựng cơ bản TSCĐ: Tài sản cố định QLDN: Quản lý doanh nghiệp CCDC: Công cụ dụng cụ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn NKCT: Nhật ký chứng từ Cty: Công ty TK: Tài khoản LN: Lâm nghiệp PS: Phát sinh PXNL: Phân xưởng nguyên liệu BHXH: Bảo hiểm xã hội NL: Nguyên liệu GTGT: Giá trị gia tăng SX: Sản xuất STT: Số thứ tự B đàn: Bạch đàn Đvt: Đơn vị tính NM: Nhà máy PN: Phiếu nhập XN: Xí nghiệp PX: Phiếu xuất CP: Chi phí SP: Sản phẩm DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ hình thức nhật ký chứng từ Sơ đồ 2.1: Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Bảng số 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Giấy Bãi Bằng) trong 3 năm gần đây Bảng số 2.1: Tình hình nhập - xuất - tồn của Bạch đàn bộ 2m P ≥ 4cm tháng 12 tại Tổng công ty Giấy Việt Nam Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT Biểu số 2.2: Biên bản giao nhận đường bộ Biểu số 2.3: Phiếu nhập kho Biểu số 2.4: Phiếu xuất kho Biểu số 2.5: Thẻ kho Biểu số 2.6: Bảng kê phiếu nhập nhóm theo nhà cung cấp Biểu số 2.7: Bảng kê phiếu xuất Biểu số 2.8: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Biểu số 2.9: Sổ chi tiết vật tư Biểu số 2.10: Sổ chi tiết công nợ Biểu số 2.11: Sổ chi tiết công nợ Biểu số 2.12: Nhật ký chứng từ số 5 – TK 33101 Biểu số 2.13: Nhật ký chứng từ số 10 Biểu số 2.14: Tổng hợp nhập xuất tồn Biểu số 2.15: Bảng kê số 3 – TK 1520113 Biểu số 2.16: Bảng phân bổ nguyên vật liệu – TK 152011 Biểu số 2.17: Bảng phân bổ NVL, CCDC Biểu số 2.18: Bảng kê số 4 Biểu số 2.19: Bảng kê số 5 Biểu số 2.20: Nhật ký chứng từ số 7 Biểu số 2.21: Sổ cái LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, nền kinh tế Việt Nam không ngừng đổi mới và hoàn thiện để bắt kịp với sự phát triển của khu vực và thế giới. Hòa cùng nhịp điệu phát triển đó, các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, cải tiến kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý để phù hợp với điều kiện mới, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho các doanh nghiệp đó chính là bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán là một công cụ hữu hiệu phục vụ cho nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp. Có thể nói, công tác hạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó ra được các quyết định chính xác kịp thời. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu thường chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác hạch toán nguyên vật liệu luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi họ phải quản lý một cách chặt chẽ, tránh mất mát, lãng phí, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu để góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh giấy và bột giấy với quy mô lớn. Trải qua hơn 25 năm hoạt động và phát triển, Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể cả về sản xuất kinh doanh cũng như các mặt hoạt động khác trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu nói riêng. Công tác hạch toán nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam, chính vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam”. Kết cấu chuyên đề của em, ngoài lời mở đầu và kết luận thì nội dung chính gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về Tổng công ty Giấy Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Em xin cảm ơn TS. Phạm Thị Bích Chi cùng toàn thể các cô chú cán bộ công nhân viên Tổng công ty Giấy Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức còn nhiều hạn chế lại chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy, cô để em hoàn thiện bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam Dù đã nhiều lần thay đổi tên họ, dù đã nhiều lần thay đổi cơ chế hoạt động, tổ chức và cơ cấu quản lý, song hai mươi lăm năm qua thương hiệu Giấy Bãi Bằng vẫn đằm sâu trong tiềm thức người tiêu dùng. Nó đã trở thành biểu tượng của một doanh nghiệp lớn, một đầu tàu của ngành Giấy Việt Nam và là một trong một trăm thương hiệu (Top 100) nổi tiếng nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Công ty Giấy Bãi Bằng nay là Công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam được xây dựng tại Thị trấn Phong Châu - Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía Bắc. Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã có một bề dày lịch sử hình thành và phát triển với những thời khắc khó quên. Ngày 5 tháng 10 năm 1974, nhà máy giấy Bãi Bằng được khởi công xây dựng. Đến ngày 26 tháng 11 năm 1982, kết thúc 8 năm xây dựng, lễ khánh thành nhà máy được tổ chức trọng thể. Nhà máy được lấy tên gọi chính thức là Nhà máy bột và giấy Vĩnh Phú. Sự kiện lịch sử này đã chứng minh thành quả của sự hợp tác tốt đẹp, tình hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển và mở ra thời kỳ mới nhà máy chính thức đi vào hoạt động đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viên phải vươn lên sát cánh cùng các chuyên gia Thụy Điển để tiếp quản công trình, vừa sản xuất vừa học tập, chuyển giao kiến thức tiến tới làm chủ vận hành nhà máy. Ngày 25 tháng 4 năm 1986, Nhà máy bột và giấy Vĩnh Phú đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phú, mặc dù có thuận lợi là được sự giúp đỡ toàn diện của các chuyên gia Thụy Điển nhưng sản lượng giấy trong những năm 1990 trở về trước cao nhất cũng chỉ đạt 50% công suất thiết kế. Ngày 30 tháng 6 năm 1990 tất cả các chuyên gia Thụy Điển rút về nước, bàn giao lại toàn bộ việc quản lý, điều hành, khai thác nhà máy cho cán bộ công nhân viên Việt Nam. Bằng sự năng động sáng tạo kết hợp đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất và chế độ khen thưởng xứng đáng, các cán bộ công nhân viên của nhà máy đã khắc phục khó khăn và dần làm chủ được máy móc thiết bị. Năm 1993, Xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phú đổi tên thành Công ty Giấy Bãi Bằng. Năm 1995, lần đầu tiên đạt sản lượng 50.622 tấn giấy/năm, đạt 92% công suất thiết kế. Ngày 23 tháng 12 năm 1996, sản lượng giấy đạt 57.027 tấn, so với công suất thiết kế là 55.000 tấn/năm. Năm 2000, sản lượng giấy đạt 65.648 tấn, cũng là năm sản phẩm Giấy Bãi Bằng được Tổ chức cấp chứng chỉ chất lượng Quốc tế “TUVNORD” và Tổ chức cấp chứng chỉ chất lượng “QUACERT” cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Năm 2001, sản lượng giấy đạt con số kỷ lục: 72.233 tấn, vượt công suất thiết kế 18.233 tấn. Ngày 14 tháng 5 năm 2002, khánh thành phân xưởng sản xuất giấy Tissue tại Nhà máy gỗ Cầu Đuống. Ngày 15 tháng 5 năm 2002, khởi công công trình đầu tư mở rộng Giấy Bãi Bằng giai đoạn I, nâng năng lực sản xuất bột lên 61.000 tấn/năm và năng lực sản xuất giấy lên 100.000 tấn/năm. Năm 2006, chuyển đổi hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam là công ty Nhà nước được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty và Công ty Giấy Bãi Bằng. Ngày 28 tháng 12 năm 2006, sản lượng đạt 100.000 tấn giấy, đạt 100% công suất thiết kế mở rộng cho giai đoạn I. Năm 2007, thương hiệu Giấy Bãi Bằng lọt vào Top 100 thương hiệu nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tổng công ty Giấy Việt Nam có 25 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 10 phòng ban chức năng, 6 đơn vị hạch toán báo sổ, 2 viện nghiên cứu, 1 trường cao đẳng và các công ty con, công ty liên kết. Ngày nay, với mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con, kinh doanh đa ngành của Tổng công ty Giấy Việt Nam, Giấy Bãi Bằng trở thành hạt nhân quan trọng, là một trong những nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của giấy Việt Nam trên thị trường Quốc tế, đã, đang và sẽ có nhiều đóng góp cùng ngành giấy Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng cả nước hội nhập và phát triển. 1.2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty Giấy Việt Nam sản xuất và kinh doanh các loại giấy in, giấy viết, giấy photocopy… nhằm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm giấy trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các sản phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam hay còn gọi là Giấy Bãi Bằng bao gồm các sản phẩm chính như: Bột giấy Giấy cuộn định lượng 52-120 g/m2, độ trắng từ 76-93 ISO, đường kính cuộn 90-100 cm, được cắt khổ cuộn thông thường 64-65-70-79-84 cm và các khổ khác theo yêu cầu của khách hàng. Giấy ram khổ từ A4-A0. Giấy photocopy cao cấp khổ từ A4-A3. Giấy vi tính định lượng 58 g/m2. Giấy Telex. Giấy tập, vở tập kẻ ngang, vở kẻ ô ly. Giấy vệ sinh cao cấp Tissue… Dăm mảnh nguyên liệu… Tại khu vực Bãi Bằng (địa điểm kinh doanh chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam) chủ yếu sản xuất và kinh doanh sản phẩm giấy cuộn, gia công và chế biến rất ít. Sản phẩm giấy cuộn chiếm khoảng 85% tổng sản lượng, các sản phẩm đã qua gia công chế biến chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng. Sau 25 năm vận hành, chất lượng sản phẩm Giấy Bãi Bằng tương đối cao và ổn định, sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Về chủng loại sản phẩm, nếu năm 1992 sản phẩm của Giấy Bãi Bằng so với thời kì đầu chỉ có thêm sản phẩm sử dụng cho máy vi tính thì hiện nay sản phẩm đã đa dạng và phong phú hơn, trong đó có nhiều sản phẩm cao cấp. Để khẳng định, duy trì và phát huy thương hiệu, chất lượng sản phẩm luôn luôn được đưa lên hàng đầu. Tổng công ty Giấy Việt Nam rất chú trọng đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên để đạt được năng suất và hiệu quả cao, dẫn đầu ngành cả về số lượng và chất lượng. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, Giấy Bãi Bằng luôn lấy thị trường là mục tiêu và là đối tượng phục vụ, thực hiện sản xuất những sản phẩm gắn với nhu cầu thị trường. Từ cuối những năm 1990, sản phẩm giấy đã được đa dạng hóa chủng loại, tăng độ trắng, độ bền. Hiện nay, sản phẩm Giấy Bãi Bằng chiếm khoảng 50% thị phần trong nước. Giấy in, giấy viết không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á và xuất khẩu tại chỗ cho các nhà gia công đưa sang thị trường Mỹ. Khách hàng chủ yếu của Giấy Bãi Bằng là các nhà xuất bản, nhà in sách và các cơ sở gia công trên khắp cả nước. Hiện nay, Tổng công ty Giấy Việt Nam có ba chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, đưa sản phẩm Giấy Bãi Bằng có mặt ở khắp mọi miền đất nước và vươn ra nước ngoài, tham gia thị trường xuất khẩu. Sản phẩm Giấy Bãi Bằng đã được xuất sang thị trường các nước Mỹ, Malaysia, Singapo, Hồng Kông, Iran, Irắc… Có thể nói Giấy Bãi Bằng đã đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng và thực sự trở thành một thương hiệu. Hiện nay, đồng thời với việc không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và sản phẩm của mình, Tổng công ty Giấy Việt Nam đang triển khai mở rộng Giấy Bãi Bằng giai đoạn II, xây dựng một dây chuyền mới sản xuất bột tẩy trắng công suất 250.000 tấn/năm, đưa thêm nồi nấu số 4 vào hoạt động với công suất 10.000 tấn bột tẩy trắng/năm để hướng tới không những sản xuất bột giấy đủ cho sản xuất giấy của mình mà còn tung ra thị trường bột giấy tẩy trắng thương phẩm, cung cấp cho các dây chuyền sản xuất giấy in, viết của các doanh nghiệp trong nước hiện nay và tiến tới xuất khẩu bột giấy tẩy trắng ra nước ngoài. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thì các bộ phận được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhưng có sự phối hợp lẫn nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý được thực hiện. Có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận: Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến lợi ích và quyền lợi của Tổng công ty. Ban kiểm soát giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc ghi chép kế toán và việc chấp hành các chính sách, điều lệ của Tổng công ty. Tổng giám đốc là đại diện tư cách pháp nhân hợp pháp của Tổng công ty, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc được Tổng giám đốc uỷ quyền giúp việc điều hành trong từng lĩnh vực chuyên môn. Người được uỷ quyền chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng giám đốc và trước pháp luật Nhà nước về phạm vi công việc được uỷ quyền. Phó tổng giám đốc kỹ thuật - sản xuất là người chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và là người chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật. Phó tổng giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo phòng kinh doanh trong việc cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. Phó tổng giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tài chính kế toán của Tổng công ty. Phó tổng giám đốc đầu tư là người chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư và chỉ đạo trực tiếp phòng xây dựng cơ bản. Phó tổng giám đốc nguyên liệu là người chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, đưa ra các kế hoạch đầu tư và phát triển vùng cây nguyên liệu, quản lý và chỉ đạo trực tiếp phòng lâm sinh, các lâm trường. Các phòng ban chức năng là công cụ quản lý của Tổng giám đốc thực hiện các công tác chuyên môn tư vấn có tính chất nghiệp vụ trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, công nghệ và môi trường; chất lượng sản phẩm; kế hoạch bảo dưỡng; kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động; xây dựng chiến lược phát triển sản xuất bột và giấy trong Tổng công ty; nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn của Tổng công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ thực hiện việc tổ chức hạch toán kế toán, tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất, tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định quản lý, quyết định sản xuất. Văn phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực hành chính, quản lý tài sản, phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty đồng thời thực hiện chức năng rà soát, kiểm tra việc thực hiện các loại văn bản mà Tổng công ty được phép ban hành. Phòng tổ chức lao động có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực tuyển dụng, đào tạo và tổ chức cán bộ; lao động tiền lương; thanh tra; thi đua; khen thưởng; kỷ luật. Phòng kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc, lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của Tổng công ty. Phòng xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng có nhiệm vụ xuất khẩu các mặt hàng; nhập khẩu và mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu đáp ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới; đảm bảo dây chuyền sản xuất của Tổng công ty. Phòng xây dựng cơ bản có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ bản và triển khai thực hiện các dự án đầu tư của Tổng công ty. Tổng kho có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các việc tiếp nhận các loại nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng, sản phẩm… giữ gìn và bảo quản chúng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian lưu kho, cấp phát vật tư, sản phẩm cho sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị và tiêu thụ sản phẩm. Các nhà máy, xí nghiệp có mối quan hệ hỗ trợ và phục vụ lẫn nhau. Là các đơn vị sản xuất ra các sản phẩm của Tổng công ty, khai thác tối đa năng lực máy móc thiết bị và công nghệ, thực hiện tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Đồng thời chỉ đạo công tác hạch toán nội bộ
Luận văn liên quan