Nền kinh tế Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế đang là một hiện tượng kinh tế của châu Á với mức tăng trưởng tương đối cao trong những năm vừa qua. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tận dụng tốt những lợi thế của nước nhà kết hợp với những cơ hội và thách thức để vươn lên vị trí cao hơn trong nền kinh tế thế giới.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội nói chung, trong đó có ngành bảo hiểm nói riêng.
Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8.5%, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tương đương 20.3% tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5.4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ USD. Các ngành công nghiệp vận tải biển và đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triển đột phá. Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau một thời gian phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm. Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển, đặc biệt là lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ. Tốc độ tăng trưởng trong năm vừa qua của lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ là 20%, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, trong những điều kiện đó, để phát triển, mỗi Công ty Bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường, phải tìm cách để mang sản phẩm Bảo hiểm của mình tới tay khách hàng. Điều này không hề đơn giản khi mà kiến thức và hiểu biết của người dân Việt Nam và ngay cả những doanh nghiệp hoạt động trong nước về Bảo hiểm vẫn còn không nhiều. Chính lý do đó, như bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên thị trường, doanh nghiệp Bảo hiểm phải có một hệ thống kênh phân phối phù hợp với sản phẩm mà mình cung cấp.
Kênh phân phối là các yếu tố con người và phương tiện vật chất nhằm trao đổi thông tin và chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp, người bán sang người mua. Nhờ có hệ thống kênh phân phối, người mua có thể mua được sản phẩm còn người bán bán được sản phẩm của mình.
Khái niệm hệ thống kênh phân phối sản phẩm không chỉ áp dụng trong phân phối các sản phẩm hữu hình mà cả trong các sản phẩm vô hình, trong đó có sản phẩm Bảo hiểm. Nhưng đối với các sản phẩm hữu hình, hệ thống phân phối bao gồm các phương tiện vật chất có thể rất lớn và khá tốn kém như kho chứa hàng, phòng trưng bày, phương tiện chở hàng Còn đối với sản phẩm vô hình, hệ thống kênh phân phối đơn giản hơn do ít đòi hỏi phương tiện vật chất, mà chủ yếu là yếu tố con người. Tuy nhiên, để có được một kênh phân phối sản phẩm vô hình có hiệu quả, linh hoạt, gọn nhẹ và thích ứng được với sản phẩm lại là điều không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng ngay từ khâu xây dựng đến quản lý hoạt động, không ngừng hoàn thiện và phát triển.
Chính vì những lý do trên nên sau quá trình thực tập tại Công ty Bảo hiểm dầu khí Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm của doanh nghiệp.
- Phân tích một số đặc điểm của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam có ảnh hưởng tới hoạt động kênh phân phối.
- Đưa ra một số đánh giá về kết quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối.
- Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu.
- ¬Hoạt động, kết quả hoạt động của các thành viên kênh phân phối.
84 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2947 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức PVI. 8
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn PVI 2003- 2007. 11
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. 11
Bảng 1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh của PVI giai đoạn 2003-2007. 13
Biểu đồ 1.1 Lợi nhuận 2003-2007. 14
Bảng 1.4 Tình hình nộp ngân sách, đóng góp cho nhà nước của PVI. 15
Bảng 1.5 Một số hạng mục công trình, tài sản bảo hiểm với giá trị bảo hiểm cao 19
Biểu đồ 1.2 Thị phần các doanh nghiệp Bảo hiểm năm 2007 25
Biểu đồ 1.4 Thị phần nghiệp vụ BH thân tàu và TNDS chủ tàu năm 2007. 26
Biểu đồ 1.5 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại năm 2007....... 26
Biểu đồ 1.6 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới năm 2007. .....................27
Biểu đồ 1.7 Thị phần nghiệp vụ Bảo hiểm sức khỏe con người năm 2007. ....27
Bảng 1.6 Danh sách một số khách hàng lớn của PVI....................................... 32
Bảng 1.7 Số lượng doanh nghiệp ( DN) Bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam. .................................................................................................33
Bảng 1.8 Số lượng doanh nghiệp ( DN) Bảo hiểm phi nhân thọ theo khối doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam năm 2007.......................................... 33
Bảng 1.9 Thị phần các đối thủ theo doanh thu từng nghiệp vụ năm 2006 ....34
Sơ đồ 2.2 Kênh phân phối trực tiếp của PVI.................................................... 36
Sơ đồ 2.3 Kênh phân phối gián tiếp của PVI. ...................................................38
Bảng 2.11 Doanh thu và lợi nhuận của PVI 2003-2007.................................. 46
Biểu đồ 2.8 Doanh thu giai đoạn 2003-2007 .....................................................46
Bảng 2.12 Doanh thu của các ban kinh doanh năm 2007............................... 47
Bảng 2.13 Doanh thu các công ty thành viên năm 2007. ................................48
Bảng 2.14 Số lượng Công ty thành viên qua các năm. ....................................50
Bảng 2.15 Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. ...............................................................................................57
Bảng 15. So sánh chi phí bán hàng và doanh thu của PVI. .............................62
Bảng 16. Lợi ích của bán bảo hiểm qua ngân hàng.......................................... 74
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế đang là một hiện tượng kinh tế của châu Á với mức tăng trưởng tương đối cao trong những năm vừa qua. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tận dụng tốt những lợi thế của nước nhà kết hợp với những cơ hội và thách thức để vươn lên vị trí cao hơn trong nền kinh tế thế giới.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội nói chung, trong đó có ngành bảo hiểm nói riêng.
Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8.5%, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tương đương 20.3% tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5.4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ USD. Các ngành công nghiệp vận tải biển và đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triển đột phá. Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau một thời gian phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm. Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển, đặc biệt là lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ. Tốc độ tăng trưởng trong năm vừa qua của lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ là 20%, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, trong những điều kiện đó, để phát triển, mỗi Công ty Bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường, phải tìm cách để mang sản phẩm Bảo hiểm của mình tới tay khách hàng. Điều này không hề đơn giản khi mà kiến thức và hiểu biết của người dân Việt Nam và ngay cả những doanh nghiệp hoạt động trong nước về Bảo hiểm vẫn còn không nhiều. Chính lý do đó, như bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên thị trường, doanh nghiệp Bảo hiểm phải có một hệ thống kênh phân phối phù hợp với sản phẩm mà mình cung cấp.
Kênh phân phối là các yếu tố con người và phương tiện vật chất nhằm trao đổi thông tin và chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp, người bán sang người mua. Nhờ có hệ thống kênh phân phối, người mua có thể mua được sản phẩm còn người bán bán được sản phẩm của mình.
Khái niệm hệ thống kênh phân phối sản phẩm không chỉ áp dụng trong phân phối các sản phẩm hữu hình mà cả trong các sản phẩm vô hình, trong đó có sản phẩm Bảo hiểm. Nhưng đối với các sản phẩm hữu hình, hệ thống phân phối bao gồm các phương tiện vật chất có thể rất lớn và khá tốn kém như kho chứa hàng, phòng trưng bày, phương tiện chở hàng… Còn đối với sản phẩm vô hình, hệ thống kênh phân phối đơn giản hơn do ít đòi hỏi phương tiện vật chất, mà chủ yếu là yếu tố con người. Tuy nhiên, để có được một kênh phân phối sản phẩm vô hình có hiệu quả, linh hoạt, gọn nhẹ và thích ứng được với sản phẩm lại là điều không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng ngay từ khâu xây dựng đến quản lý hoạt động, không ngừng hoàn thiện và phát triển.
Chính vì những lý do trên nên sau quá trình thực tập tại Công ty Bảo hiểm dầu khí Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Tìm hiểu về thực trạng hoạt động hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm của doanh nghiệp.
Phân tích một số đặc điểm của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam có ảnh hưởng tới hoạt động kênh phân phối.
Đưa ra một số đánh giá về kết quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối.
Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động, kết quả hoạt động của các thành viên kênh phân phối.
Hoạt động xây dựng, quản lý và bổ sung thành viên kênh phân phối.
Phạm vi nghiên cứu.
- Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
Kết cấu của chuyên đề.
Khoá luận gồm có 3 chương.
Chương thứ nhất: tổng quan về Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
Chương thứ hai: thực trạng hoạt động của hệ thống kênh phân phối của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
Chương thứ ba: một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM.
Sự hình thành và phát triển.
1.1.1. Khái quát chung về tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
Tên đầy đủ:
_ Tiếng Viêt: Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
_ Tiếng Anh: PetroVietnam Insurance Joint stock Corporation.
_ Tên viết tắt: PVI
_ Tên giao dịch: Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
Hình thức pháp lý:
Tổng công ty cổ phần.
Trụ sở chính:
_ Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Ngày thành lập:
_ Ngày 23 tháng 01 năm 1996.
_ Ngày 12 tháng 03 năm 2007 chuyển đổi thành Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí.
Ngành nghề kinh doanh:
_ Kinh doanh bảo hiểm gốc( Bảo hiểm phi nhân thọ)
_ Kinh doanh tái bảo hiểm
_ Giám định tổn thất.
_ Hoạt động đầu tư.
_ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Các giai đoạn hình thành và phát triển.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam ( PVI) được thành lập theo quyết định số 42 GP/ KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính trên cơ sở chuyển đổi Công ty Bảo hiểm dầu khí từ Công ty nhà nước- thành viên tập đoàn dầu khí Việt Nam thành Tổng công ty cổ phần với cổ đông chi phối là Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam( tỷ lệ góp vốn chiếm 76% vốn điều lệ), có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Bảo hiểm dầu khí đã trưởng thành và phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như tiềm lực tài chính.
Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí, PVI cũng thực hiện những bước tiến dài và vững chắc, chiếm lĩnh thị trường, xác lập vị trí cao, là một trong ba nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Các chỉ tiêu tài chính của PVI luôn được duy trì tăng trưởng mạnh và ổn định trong từng năm từ năm 2001 đến nay. Đặc biệt, năm 2006, PVI đã có bước phát triển vượt bậc khi mức doanh thu thực hiện đạt 1301 tỉ đồng, tăng 70% so với năm 2005, lợi nhuận trước thuế đạt 62 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỉ đồng.
Với năng lực tài chính và kinh nghiệm trên 10 năm cấp đơn bảo hiểm cho các công trình dầu khí và các công trình dự án trọng điểm quốc gia, PVI đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của khách hàng và hoàn toàn xứng đáng với niềm tin ấy khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt, độ an toàn cao với mức phí cạnh tranh. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã đánh giá PVI là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thứ 2 Việt Nam với thị phần tuyệt đối trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng( chiếm 97,49% thị trường), dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản-kỹ thuật( 868 tỷ đồng, chiếm 45,77% thị trường) và bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu( 225 tỷ đồng, chiếm 37,35% thị trường). Với những nỗ lực hoàn thiện không ngừng PVI đã tạo dựng được cho mình vị thế cao trên thị trường trong nước và chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế, đã và đang thu xếp bảo hiểm cho các tài sản, công trình xây dựng lớn trong và ngoài nước.
Một số mốc phát triển chính:
_ 23/01/1996: Thành lập Công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
_ Năm 1998: Doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng.
_ Năm 2001: Doanh thu đạt gần 200 tỷ đồng.
Công ty được thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì những thành tích xuất sắc giai đoạn 1998- 2000.
_ Năm 2002: Doanh thu đạt xấp xỉ 500 tỷ đồng;
Công ty được thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua”
_ Năm 2004: Doanh thu đạt 610 tỷ đồng;
Công ty được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba.
_ Năm 2005: Doanh thu đạt trên 782 tỷ đông;
Công ty nhận được “ Giải thưởng Sao Vàng đất Việt”/
_ Năm 2006: Doanh thu đạt trên 1300 tỷ đồng;
Tiến hành cổ phần hoá Công ty Bảo hiểm dầu khí .
_ Năm 2007: Hoàn thành cổ phần hoá- Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam hoạt động từ 20/03/2007.
Trong 5 năm đầu thành lập từ năm 1996- 2001, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với tổng doanh thu 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận. Trong giai đoạn này Công ty đẩy mạnh việc gây dựng cơ sở vật chất đặc biệt là đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm.
Năm 2001, thị trường bảo hiểm cũng chịu những tác động từ hàng loạt các biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực. Tuy nhiên, trong giai đoạn này PVI lại khăng định được vị trí của mình trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam ; doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000; được các nhà bảo hiểm và môi giới quốc tế nhìn nhận với vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam.
Năm 2002, PVI chính thức xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000.
Từ năm 2005, PVI có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Kết hợp với thực hiện ISO kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1000 tỷ đồng vào ngày 26/9/2006 cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Đây là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo hiểm dầu khí Việt Nam và là năm thứ 6 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu đạt 1300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 62 tỷ đồng…Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hoá PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Tài chính- Bảo hiểm của tập đoàn. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo.
Đến cuối năm 2007, PVI nâng vốn lên 1000 tỷ đồng và kế hoạch lên 2000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua việc tăng vốn, phương án kinh doanh 2007-2009 sẽ là tăng cường sức mạnh tài chính, chủ động đầu tư vào các dự án của Ngành dầu khí cũng như các dự án lớn có khả năng sinh lợi cao và xây dựng Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con.
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở thành Tổng công ty Tài chính- Bảo hiểm hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo hiểm và triển khai các hoạt động đầu tư Tài chính.
Các danh hiệu đã đạt được trong hơn 10 năm hoạt động:
Sau 10 năm hoạt động và được đánh giá cao, PVI đã đạt được rất nhiều danh hiệu quan trọng mà các tổ chức trong và ngoài ngành trao tặng.
_ “ Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2007” tôn vinh các doanh nghiệp có thương hiệu đi đầu trong hội nhập quốc tế. PVI là doanh nghiệp duy nhất trong lĩnh vực bảo hiểm được trao tặng giải thưởng.
_ “ Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu”
_ “ Cúp vàng Doanh nhân Tâm tài”
_ “ Giải thưởng Doanh nhân ASEAN” tôn vinh các Doanh nghiệp, Doanh nhân tiêu biểu thủ đô các nước khu vực Đông Nam Á.
_ “ Giải Ngôi sao kinh doanh” do Ban tổ chức Hội nghị kinh tế đối ngoại( Bộ Ngoại Giao) trao giải.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức PVI.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
TRỤ SỞ CÔNG TY
VĂN PHÒNG II
CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN
KHỐI KD BẢO HIỂM
KHỐI QUẢN LÝ
KHỐI KD TÀI CHÍNH
PVI TP Hồ Chí Minh
PVI Hà Nội
Ban Bảo hiểm hàng hải
Ban Bảo hiểm kỹ thuật
Ban bảo hiểm dự án
Ban Tái Bảo hiểm
Ban tài chính kế toán
Ban tổ chức nhân sự
Ban tổng hợp pháp chế
Ban tin học thông tin
Văn phòng
Ban KD chứng khoán
Ban Bảo hiểm năng lượng
Ban Kế hoạch &PT KD
Ban dòng tiền
Ban đầu tư
Ban CBTL PVI FINANCE
PVI Duyên Hải
PVI Thăng Long
PVI Đông Bắc
PVI Bắc Trung Bộ
PVI Đông Đô
PVI Nam Sông Hồng
PVI Bình Dương
PVI Bắc Sông Hồng
PVI Vũng Tàu
PVI Đồng Nai
PVI Tây Nam
PVI Nam Trung Bộ
PVI Đà Nẵng
PVI Khánh Hoà
PVI Sông Tiền
PVI Sài Gòn
Các công ty lien doanh & PVI tham gia cổ đông
Ban đào tạo& Nghiên cứu SP mới
Ban Quản lý rủi ro- bồi thường
Chức năng nhiệm vụ.
Mô hình tổ chức trong PVI đó là mô hình trực tuyến chức năng. Trong đó Ban giám đốc chịu trách nhiệm giám sát, điều hành mọi hoạt động tại trụ sở công ty, văn phòng II, và các công ty thành viên. Tại trụ sở Tổng công ty được chia ra làm 3 mảng cơ bản hoạt động, đó là khối kinh doanh bảo hiểm, khối kinh doanh tài chính, và khối quản lý.
Khối kinh doanh bảo hiểm: với các phòng ban chuyên về từng loại sản phẩm bảo hiểm, kinh doanh độc lập với nhau. Khối kinh doanh tài chính hoạt động trong lĩnh vực đầu tư các khoản tiền từ phí bảo hiểm, từ vốn kinh doanh tự có. Khối quản lý: không trực tiếp kinh doanh nhưng có một vị trí quan trọng, thực hiện các công việc quản lý chung trong công ty, hỗ trợ hoạt động quản trị doanh nghiệp, cũng như các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tài chính. 3 mảng hoạt động này hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc đồng thời có quan hệ với bộ phân còn lại. Đặc biệt, 2 bộ phận kinh doanh tài chính và bộ phận kinh doanh bảo hiểm có quan hệ mật thiết với Khối quản lý, điều hành những hoạt động chung trong Tổng công ty.
Các Công ty thành viên có mạng lưới trên toàn quốc, hoạt động kinh doanh độc lập, nhưng dưới sự điều hành và giám sát của Tổng công ty, thực hiện những kế hoạch mà Tổng công ty đề ra.
Với khối kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty, có những chi nhánh trực thuộc tổng công ty, là những văn phòng khu vực hay chi nhánh địa phương, với mục đich mở rộng thị trường và địa bàn hoạt động. Những chi nhánh này sẽ chịu sự điều hành, giám sát, và hướng dẫn trực tiếp từ các phòng ban của khối.
Với các công ty thành viên, họ cũng có những chi nhánh, văn phòng trực thuộc công ty của mình. Những chi nhánh này chịu sự điều hành, giám sát và hướng dẫn trực tiếp từ công ty thành viên.
Bên cạnh đó, vì là Tổng công ty cổ phần, số cổ đông tham gia góp vốn trên 11 nên trong cơ cấu tổ chức của PVI bao gồm một Ban kiểm soát, có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc cũng như chịu trách nhiệm với những báo cáo tài chính của Tổng công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua những năm vừa qua.
Tình hình tài chính.
Một đặc điểm quan trọng với một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt là Bảo hiểm phi nhân thọ là phải có tiềm lực tài chính vững mạnh, có nguồn vốn và quỹ dự phòng đủ lớn để có thể đền bù được những thiệt hại có thể xảy ra với những tài sản mà doanh nghiệp đó bảo hiểm.
Qua quá trình hoạt động hơn 10 năm, PVI đã có những bước tiến vượt bậc trong hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tăng vốn thể hiện qua một vài thông số cơ bản sau đây.
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn PVI 2003- 2007.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Nguồn vốn
368,250
395,175
462,385
1,195,284
4,496,174
Vốn chủ sở hữu
114,262
133,834
155,066
718,215
1,754,121
Vốn kinh doanh
58,746
63,961
69,773
447,285
890,000
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.
Đơn vị: Triệu đồng.
2004/2003
2005/2004
2006/2005
2007/2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Nguồn vốn
26,925
107
67,210
117
732,899
258
3,300,890
376
Vốn chủ sở hữu
19,572
117
21,232
116
563,149
463
1,035,906
244
Vốn KD
5,215
109
5,812
109
377,512
641
442,715
199
Nhận thấy trong 5 năm trở lại đây nói riêng và qua 10 năm hoạt động nói chung, quy mô vốn của PVI đều tăng qua các năm. Đặc biệt 2 năm gần đây, 2006, 2007, tốc độ tăng vốn, đặc biệt là tăng vốn chủ sở hữu của PVI rất nhanh với tốc độ tăng trưởng gấp 2 đến 4 lần năm trước. Nguồn vốn tăng, là do vốn chủ sở hữu tăng lên. Điều này được lý giải bởi quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp diễn ra trong 2 năm vừa qua. Vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 463% so với năm 2005, năm 2007 tăng 244% so với 2006. Đến tháng 4/2007 PVI đã hoàn thành quá trình cổ phần hoá của mình, tháng 8/2007, PVI chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Theo báo cáo cuối năm 2007 quy mô vốn của Tổng công ty là 3,300,890 triệu đồng, và giá trị cổ phiếu của PVI trên thị trường được đánh giá là cao nhất so với những công ty bảo hiểm đang hoạt động trong ngành. Qua đó cho thấy, được tiềm lực tài chính mạnh mẽ mà PVI đang có, cũng như đánh giá cao của các nhà đầu tư cho khả năng phát triển của PVI.
Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh của PVI giai đoạn 2003-2007.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu thuần hoạt động KD Bảo hiểm
145.269
171.859
186.498
306.759
502.317
Tổng chi phí trực tiếp KD Bảo hiểm
85.778
110.003
98.910
178.439
217.246
Lợi nhuận gộp từ hoạt động KD Bảo hiểm
59.491
61.856
87.588
128.320
285.070
Chi phí bán hàng
25.298
32.176
47.295
86.350
160.618
Chi phí Quản lý doanh nghiệp
15.654
15.929
24.000
35.570
77.262
Lợi nhuận thuần từ KD Bảo hiểm
18.540
13.751
16.293
6.400
47.191
Lợi nhuận hoạt động tài chính
20.475
21.463
28.825
53.789
284.243
Lợi nhuận hoạt động khác.
36
3
8
21
4510
Lợi nhuận kế toán
39.051
35.217
40.126
60.210
249.782
Thuế thu nhập doanh nghiệp
16.408
10.778
11.235
16.173
0
Lợi nhuận sau thuế
22.643
24.439
28.891
44.038
249.782
Biểu đồ 1.1 Lợi nhuận 2003-2007.
Nhìn bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2003-2007 cho thấy, trong 5 năm