Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên doanh nghiệp phải tìm cách để đứng vững và phát triển.
Trong xu thế đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng không ngoại lệ. Với vai trò là người trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu xã hội, để tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất là phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, phù hợp thị yếu của người tiêu dùng và có uy tín trên thị trường. Một yếu tố quan trọng khác là sản phẩm đó phải có giá thành phù hợp với sức mua của người tiêu dùng. Muốn vậy, doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để có thể nắm bắt kịp thời đầy đủ về các thông tin bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Trong đó, kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các nhà quản trị doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa. Trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới trở thành một quốc gia công nghiệp. Vì vậy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản là đóng góp vai trò chủ yếu trong sản xuất tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm của ngành phục vụ cho mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho nền kinh tế. Vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản đang tăng mạnh, đòi hỏi sự quản lý nguồn vốn đầu tư có hiệu quả khắc phục tình trạng lãng phí, chống thất thoát trong sản xuất cơ bản. Vì vậy, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao rất được chú trọng.
Qua thời gian thực tế và những kiến thức trong học tập, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao”, thông qua đó giúp em hoàn thiện hơn về kiến thức mình đã học về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao.
75 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng kỹ thuật cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Lời mở đầu
01
Chương 1: Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
03
1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp
03
1.2. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
03
1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất
03
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất
03
1.2.3. Ý nghĩa của công tác quản lý CPSX trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
06
1.3. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
07
1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
07
1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm
07
1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm
08
1.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
09
1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
09
1.4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
10
1.4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
10
1.5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
11
1.5.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
12
1.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang
17
1.5.3. Các phương pháp tính giá thành
18
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng kỹ Thuật Cao
20
2.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ thuật Cao
20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
20
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý
21
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình công nghệ
23
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
25
2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Kỹ Thuật Cao
28
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty
28
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
29
2.2.3. Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao
54
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao
61
3.1. Đánh giá về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện
61
3.1.1. Ưu điểm
61
3.1.2. Nhược điểm
62
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao
63
3.2.1. Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
64
3.2.2. Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
65
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ
65
3.2.4. Về tài khoản và phương pháp kế toán
65
3.2.5 Về bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
66
Kết luận
68
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Danh mục tài liệu tham khảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Nội dung viết tắt
Ký hiệu chữ viết
1.
Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN
2.
Bảo hiểm xã hội
BHXH
3.
Bảo hiểm y tế
BHYT
4.
Bộ tài chính
BTC
5.
Chi phí
CP
6.
Chi phí sản xuất
CPSX
7.
Công cụ dụng cụ
CCDC
8.
Công nhân viên
CNV
9.
Giá trị gia tăng
GTGT
10.
Kinh phí công đoàn
KPCĐ
11.
Nguyên vật liệu
NVL
12.
Phiếu nhập
PN
13.
Phiếu xuất
PX
14.
Quản lý doanh nghiệp
QLDN
15.
Quyết định
QĐ
16.
Tài khoản
TK
17.
Tài sản cố định
TSCĐ
18.
Vật liệu xây dựng
VLXD
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng, biểu
Trang
Biểu 2.1
Phiếu xuất kho vật liệu số 09
31
Biểu 2.2
Phiếu xuất kho vật liệu số 13
32
Biểu 2.3
Chứng từ ghi sổ số 33
33
Biểu 2.4
Chứng từ ghi sổ số 36
33
Biểu 2.5
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
34
Biểu 2.6
Sổ chi tiết vật liệu Clinker
35
Biểu 2.7
Sổ chi tiết vật liệu Thạch cao
36
Biểu 2.8
Sổ chi tiết vật liệu Đá phụ gia
37
Biểu 2.9
Sổ cái TK 621
38
Biểu 2.10
Chứng từ ghi sổ số 45
40
Biểu 2.11
Chứng từ ghi sổ số 46
40
Biểu 2.12
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
41
Biểu 2.13
Sổ cái TK 622
42
Biểu 2.14
Sổ cái TK 627
44
Biểu 2.15
Phiếu xuất kho CCDC số 15
45
Biểu 2.16
Sổ chi tiết công cụ dụng cụ
46
Biểu 2.17
Chứng từ ghi sổ số 41
47
Biểu 2.18
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hữu hình
48
Biểu 2.19
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vô hình
49
Biểu 2.20
Chứng từ ghi sổ số 48
50
Biểu 2.21
Hóa đơn tiền nước
50
Biểu 2.22
Hóa đơn tiền điện GTGT
51
Biểu 2.23
Chứng từ ghi sổ số 10
52
Biểu 2.24
Chứng từ ghi sổ số 43
52
Biểu 2.25
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
53
Biểu 2.26
Chứng từ ghi sổ số 49
53
Biểu 2.27
Sổ cái TK 154
56
Biểu 2.28
Phiếu nhập kho thành phẩm
57
Biểu 2.29
Chứng từ ghi sổ số 50
57
Biểu 2.30
Sổ cái TK 155
58
Biểu 2.31
Phiếu tính giá thành sản phẩm chuẩn
59
Biểu 2.32
Phiếu tính giá thành từng loại sản phẩm
61
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
12
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
13
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
15
Sơ đồ 1.4
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí
16
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
23
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ quy trình công nghệ
24
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ bộ máy kế toán
26
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên doanh nghiệp phải tìm cách để đứng vững và phát triển.
Trong xu thế đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng không ngoại lệ. Với vai trò là người trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu xã hội, để tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất là phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, phù hợp thị yếu của người tiêu dùng và có uy tín trên thị trường. Một yếu tố quan trọng khác là sản phẩm đó phải có giá thành phù hợp với sức mua của người tiêu dùng. Muốn vậy, doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để có thể nắm bắt kịp thời đầy đủ về các thông tin bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Trong đó, kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các nhà quản trị doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa. Trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới trở thành một quốc gia công nghiệp. Vì vậy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản là đóng góp vai trò chủ yếu trong sản xuất tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm của ngành phục vụ cho mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho nền kinh tế. Vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản đang tăng mạnh, đòi hỏi sự quản lý nguồn vốn đầu tư có hiệu quả khắc phục tình trạng lãng phí, chống thất thoát trong sản xuất cơ bản. Vì vậy, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao rất được chú trọng.
Qua thời gian thực tế và những kiến thức trong học tập, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao”, thông qua đó giúp em hoàn thiện hơn về kiến thức mình đã học về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao.
Do thời gian thực tế còn chưa nhiều và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cán bộ phòng Tài chính – kế toán của công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin tiếp thu ý kiến và chân thành cảm ơn thầy giáo Lưu Trường Giang cùng các cán bộ phòng Tài chính – kế toán của công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kỹ Thuật Cao đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
...
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp:
Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng phương pháp kỹ thuật hạch toán, đặc biệt là vận dụng phương pháp kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và phương thức tính giá thành sản phẩm trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp bắt nguồn từ những đặc điểm của quy trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, nghiên cứu loại hình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được hợp lý, đúng đắn. Do đó, phát huy được chức năng, vai trò và vị trí của kế toán trong công tác kế toán, quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:
Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất kinh doanh: Là toàn bộ các hao phí vật chất mà doanh nghiệp phải chi ra cho quá trình hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng tiền.
Chi phí sản xuất kinh doanh được cấu thành bởi nhiều bộ phận chi phí. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất là bộ phận cơ bản của chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất: Là toàn bộ các hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng tiền.
Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế của chi phí (phân loại theo yếu tố chi phí):
Theo tiêu thức này, các chi phí sản xuất có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp vào một yếu tố chi phí, không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí.
Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị (giá mua, chi phí mua) NVL, CCDC đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất (không phân biệt sử dụng trực tiếp cho sản xuất hay phục vụ sản xuất chung).
Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công, phụ cấp các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí) của lao động hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp, không bao gồm phần được bù đắp từ các nguồn khác.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ của tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài hoặc thuê dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các yếu tố chi phí trên.
Þ Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế của chi phí: cho biết tổng chi phí sản xuất phát sinh và tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất trong tổng số, là một trong những căn cứ quan trọng để lập thuyết minh báo cáo tài chính; là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất trong kỳ, trên cơ sở đó để lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế của chi phí:
Theo tiêu thức này, các chi phí sản xuất phát sinh có cùng công dụng kinh tế được xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí) của nhân công sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: Là những CPSX dùng vào việc quản lý phục vụ chung tại phân xưởng (tổ, đội, trại,...) sản xuất. Bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Là phần chi phí nhân công tính cho các nhân viên quản lý và phục vụ tại phân xưởng sản xuất như nhân viên bảo vệ, quản đốc, giám sát,... ở phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu: Là những chi phí về NVL mang tính chất phục vụ sản xuất như dùng để sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng hay nhiên liệu cho các động cơ, phương tiện của phân xưởng hoạt động...
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Là giá trị (hoặc số phân bổ giá trị) của các loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm toàn bộ số trích khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài hoặc thuê ngoài dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chi phí bằng tiền : Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các yếu tố chi phí kể trên.
Þ Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí: giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức, giúp cho việc tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động:
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia làm 2 loại:
Biến phí sản xuất: Là những CPSX có tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động nhưng nếu tính cho đơn vị mức độ hoạt động thì chi phí này thường không thay đổi.
Định phí sản xuất: Là những CPSX có tổng số không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng tính cho đơn vị mức độ hoạt động thì chi phí này tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của mức độ hoạt động.
Ngoài ra, CPSX còn được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hiện nay đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới mở cửa nền kinh tế thị trường. Để tồn tại cùng nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ đòi hỏi quy luật cạnh tranh luôn luôn diễn ra gay gắt và quyết liệt. Bởi vậy, một doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất muốn đứng vững trên thị trường thì sản phẩm của họ sản xuất ra phải đạt hai yêu cầu chiến lược là chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý. Để làm được điều này bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có những thông tin chính xác, đầy đủ và đáp ứng kịp thời về thực tế quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu vào đến khi xuất xưởng tiêu thụ. Từ đó đưa ra những biện pháp, chính sách, chiến lược điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Vì vậy, tổ chức tốt công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với doanh nghiệp sản xuất mà còn đối với cả Nhà nước và các tổ chức liên quan. Cụ thể:
Với doanh nghiệp: sẽ cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời giúp các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn thức trạng sản xuất, từ đó có những biện pháp phù nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản xuất mà vẫn tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Với Nhà nước: giúp Nhà nước nhìn nhận một cách tổng thể khách quan sự phát triển của nền kinh tế đất nước, từ đó đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa đối với cơ quan thuế, các bạn hàng và đối tác làm ăn.
1.3. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm:
1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là toàn bộ các hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định, được biểu hiện bằng tiền.
1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
Có nhiều loại giá thành khác nhau, tùy theo yêu cầu quản lý cũng như các tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng.
Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí các định mức CPSX hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hình thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ
=
Giá thành sản xuất
+
Chi phí bán hàng
+
Chi phí QLDN
1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. CPSX và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, CPSX và giá thành sản phẩm không phải là một mà có sự khác nhau về lượng, về thời gian và thể hiện qua các điểm sau:
Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượn