Công ty Cổ phần xây dựng HUD 101 là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Từ khi thành lập đến nay, công ty ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thiện dần những thiếu sót trong tổ chức bộ máy cũng như hoạt động của các phòng ban đặc biệt là phòng Kế toán tài chính cũng có nhiều thay đổi và cải tiến về cách phân công công việc, chế độ chứng từ áp dụng cũng như tổ chức sổ sách.
Sau thời gian mười lăm tuần thực tập ở phòng kế toán của công ty đã giúp em có cơ hội vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế những điểm mạnh hay những bất cập còn tồn tại trong công tác tổ chức kế toán của công ty.
Qua quan sát em thấy được công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty còn tồn tại nhiều khuyết điểm. Cụ thể là:
Việc quản lý nhân công còn nhiều khó khăn và chưa chặt chẽ dễ xảy ra hiện tượng khai khống số lượng lao động. Lực lượng lao động thuê ngoài còn chưa được quản lý chặt chẽ dễ tạo ra tình trạng chấm công và trả lương không trung thực. Với công nhân trực tiếp sản xuất trong biên chế chỉ theo dõi qua bảng chấm công và bảng thanh toán lương của các đội mà không theo dõi ở các tổ thi công.
Về chi phí sản xuất: Các đội tập hợp chi phí sản xuất có kèm theo chứng từ gốc và bảng kê chi phí. Nhưng ở đội có rất nhiều khoản chi phí riêng, nhỏ lẻ và đa dạng nên rất khó kiểm soát như: chi phí điện, nước; chi phí lều, lán, bệ, đường ray chạy máy; chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ; chi phí mua ngoài khác...Việc kiểm tra những loại chi phí này rất khó khăn và kế toán công ty cũng không thể xuống các đội xây dựng để kiểm tra mà chỉ căn cứ vào bảng tập hợp chứng từ do kế toán các đội gửi lên. Do đó, việc hạch toán chi phí còn chưa đảm bảo độ chính xác, có nhiều gian lận có thể xảy ra.
Vì vậy, việc tập hợp chi phí, tính giá thành của công ty còn nhiều điểm cần phải xem xét và tìm hiểu kỹ để đưa ra các biện pháp hạch toán tốt hơn, chính xác hơn.
Do đó, được sự giúp đỡ của phòng tài chính kế toán công ty, em đã đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty với đề tài "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101''.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm ba phần sau:
Phần 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101.
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101.
88 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần xây dựng HUD 101 là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Từ khi thành lập đến nay, công ty ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thiện dần những thiếu sót trong tổ chức bộ máy cũng như hoạt động của các phòng ban đặc biệt là phòng Kế toán tài chính cũng có nhiều thay đổi và cải tiến về cách phân công công việc, chế độ chứng từ áp dụng cũng như tổ chức sổ sách.
Sau thời gian mười lăm tuần thực tập ở phòng kế toán của công ty đã giúp em có cơ hội vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế những điểm mạnh hay những bất cập còn tồn tại trong công tác tổ chức kế toán của công ty.
Qua quan sát em thấy được công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty còn tồn tại nhiều khuyết điểm. Cụ thể là:
Việc quản lý nhân công còn nhiều khó khăn và chưa chặt chẽ dễ xảy ra hiện tượng khai khống số lượng lao động. Lực lượng lao động thuê ngoài còn chưa được quản lý chặt chẽ dễ tạo ra tình trạng chấm công và trả lương không trung thực. Với công nhân trực tiếp sản xuất trong biên chế chỉ theo dõi qua bảng chấm công và bảng thanh toán lương của các đội mà không theo dõi ở các tổ thi công.
Về chi phí sản xuất: Các đội tập hợp chi phí sản xuất có kèm theo chứng từ gốc và bảng kê chi phí. Nhưng ở đội có rất nhiều khoản chi phí riêng, nhỏ lẻ và đa dạng nên rất khó kiểm soát như: chi phí điện, nước; chi phí lều, lán, bệ, đường ray chạy máy; chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ; chi phí mua ngoài khác...Việc kiểm tra những loại chi phí này rất khó khăn và kế toán công ty cũng không thể xuống các đội xây dựng để kiểm tra mà chỉ căn cứ vào bảng tập hợp chứng từ do kế toán các đội gửi lên. Do đó, việc hạch toán chi phí còn chưa đảm bảo độ chính xác, có nhiều gian lận có thể xảy ra.
Vì vậy, việc tập hợp chi phí, tính giá thành của công ty còn nhiều điểm cần phải xem xét và tìm hiểu kỹ để đưa ra các biện pháp hạch toán tốt hơn, chính xác hơn.
Do đó, được sự giúp đỡ của phòng tài chính kế toán công ty, em đã đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty với đề tài "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101''.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm ba phần sau:
Phần 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101.
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HUD 101 1
1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty Cổ phần Xây dựng HUD 101 1
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần Xây dựng HUD 101 8
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 8
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 9
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của công ty 11
1.3.1. Mô hình tổ chức quản lý chung toàn doanh nghiệp 11
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến kế toán CPSX và giá thành. 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VF TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HUD 101 14
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Xây dựng HUD 101. 14
2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 14
2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15
2.1.2.1. Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng 15
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng 20
2.1.2.3. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21
2.1.2.4. Kế toán tổng hợp 22
2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 25
2.1.3.1. Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng 25
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng 32
2.1.3.3. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 32
2.1.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 33
2.1.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 34
2.1.4.1. Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng 34
2.1.4.2. Tài khoản sử dụng 41
2.1.4.3. Kế toán chi tiết 42
2.1.4.4. Kế toán tổng hợp 42
2.1.5. Kế toán chi phí sản xuất chung 44
2.1.5.1. Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng 44
2.1.5.2. Tài khoản sử dụng 50
2.1.5.3. Kế toán chi tiết 50
2.1.5.4. Kế toán tổng hợp 51
2.1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 52
2.1.6.1. Tổng hợp chi phí sản xuất chung 52
2.1.6.2. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 55
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty Cổ phần Xây dựng HUD 101. 57
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty 57
2.2.2. Quy trình tính giá thành 58
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỤNG HUD 101 60
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện 60
3.1.1. Ưu điểm 60
3.1.1.1. Về công tác tổ chức kế toán 60
3.1.1.2. Về hệ thống chứng từ, tài khoản sử dụng 61
3.1.1.3. Về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 62
3.1.1.4. Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 65
3.1.2. Nhược điểm 66
3.1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 66
3.1.2.2. Về việc tập hợp chi phí sản xuất 67
3.1.2.3. Về công tác luân chuyển chứng từ 67
3.1.2.4. Về biểu mẫu chứng từ dùng trong kế toán chi phí sản xuất 68
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 69
3.1.3.1. Luân chuyển chứng từ kế toán 69
3.1.3.2. Công tác phân loại chi phí 69
3.1.3.3. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ, giá trị công cụ dụng cụ phân bổ nhiều kỳ và nguyên vật liệu 70
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Xây dựng HUD 101 71
3.2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 71
3.2.2. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 73
3.2.3. Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 74
3.2.4. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung 75
3.2.5. Hoàn thiện hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất 76
3.2.6. Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ kế toán 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
KÝ HIỆU
CHÚ THÍCH
1
CPNVLTT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2
CPNCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
3
CPSXC
Chi phí sản xuất chung
4
CT
Công trình
5
LK
Liền kề
6
TSCĐ
Tài sản cố định
7
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
8
BHXH
Bảo hiểm xã hội
9
BHYT
Bảo hiểm y tế
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần xây dựng HUD 101. 9
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức sản xuất tại công ty Cổ phần xây dựng HUD 101 10
Sơ đồ 1.3. Bộ máy quản lý công ty Cổ phần xây dựng HUD 101 11
Bảng 1.1. Danh mục các công trình gần đây của công ty 1
Bảng 1.2. Bảng tiêu chuẩn chất lượng nguyên vật liệu như sau: 5
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu cường độ và mô đun đàn hồi của bê tông làm đường 5
Bảng 1.4. Danh mục các công trình của công ty thi công 7
Biểu số 2.1: Giấy đề nghị tạm ứng 17
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho 18
Biểu số 2.3: Hóa đơn GTGT 19
Biểu số 2.4. Bảng kê chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20
Biểu số 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 621 21
Biểu số 2.6: Trích sổ Nhật ký chung 22
Biều số 2.7: Trích sổ Cái tài khoản 621 24
Biểu số 2.8: Bảng chấm công 29
Biểu số 2.9: Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 8/2010. 30
Biểu số 2.10: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ 31
Biểu số 2.11: Sổ chi tiết tài khoản 622 32
Biểu số 2.12: Trích sổ Cái tài khoản 622 33
Biểu số 2.14: Bảng thanh toán lương công nhân điều khiển máy thi công tháng 8/2010 36
Biểu số 2.15: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 37
Biểu số 2.16: Bảng tổng hợp chi phí máy thi công 40
Biểu số 2.17: Sổ chi tiết tài khoản 623 công trình nhà ở thấp tầng Nơ 04B 42
Biểu số 2.18: Trích sổ Cái tài khoản 623 43
Biểu số 2.19: Bảng kê chi phí công cụ dụng cụ 45
Biểu số 2.20: Bảng kê chi tiết chi phí dịch vụ mua ngoài 46
Biểu số 2.21: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ 47
Biểu số 2.22: Bảng thanh toán lương dài hạn 48
Biểu số 2.23: Bảng tổng hợp chi tiết CPSXC 49
Biểu số 2.24: Sổ chi tiết tài khoản 627 51
Biểu số 2.25: Sổ cái tài khoản 627 52
Biểu số 2.26: Sổ chi tiết tài khoản 154 54
Biểu số 2.27: Sổ cái tài khoản 154 55
Biểu số 2.28: Bảng xác nhận khối lượng công việc hoàn thành 56
Biểu số 2.29: Thẻ tính giá thành 59
Biểu số 3.1: Sổ danh điểm vật tư 72
Biểu số 3.2: Biên bản kiểm kê và phế liệu thu hồi 73
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HUD 101
1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty Cổ phần Xây dựng HUD 101
Sản phẩm xây lắp là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất. Sản phẩm xây lắp bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
Công ty Cổ phần xây dựng HUD 101 là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp có sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công rất dài thường trên một năm và có rất nhiều phương thức kỹ thuật thi công khác nhau dẫn đến giá trị công trình khác nhau. Do vậy, việc quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp cần phải lập dự toán, phải có dự án thiết kế thi công cụ thể (dự toán thiết kế, dự toán thi công) và quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Cụ thể các công trình xây dựng gần đây của công ty như sau:
Bảng 1.1. Danh mục các công trình gần đây của công ty
STT
TÊN CÔNG TRÌNH
Thời gian xây dựng
Bắt đầu
Hoàn thành
I
Các công trình hạ tầng
1
Công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Việt Hưng.
- Hạng mục: Thoát nước thải sinh hoạt giai đoạn II- Gói thầu số 2.
1/6/2007
15/10/2007
- Hạng mục: Thảm bê tông nhựa hạt thô và lát hè PKV3 từ Km0+00 đến Km0+577.95.
10/2007
12/2007
- Rải thảm bê tông asphan, Lát hè, Lắp đặt nắp ga gang các tuyến đường quy hoạch.
20/11/2009
8/2/2010
Đường giao thông, thoát nước mưa-HTKT lô HH-04.
20/12/2009
22/4/2010
2
Công trình: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Pháp Vân- Tứ Hiệp.
- Hạng mục: Hệ thống đường hè các tuyến 3, 9, 10, L18- Gói thầu số 1.
2007
09/2007
3
Công trình: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Linh Đàm.
19/4/2008
31/8/2008
4
Công trình: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Đông Sơn.
01/08/2008
30/10/2008
5
Công trình: Nhà máy xi măng Sông Thao.
2/2008
12/2009
6
Công trình: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Vân Canh- Hoài Đức.
15/08/2009
30/9/2009
7
Công trình: Nhà ở liền kề (xây thô) các lô LK34, LK35, LK37, LK38 và LK41.
27/8/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
8
Công trình hạ tầng kỹ thuật- Hạng mục: San nền, thoát nước mưa và đường giao thông.
20/9/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
9
Dự án: Cải tạo chỉnh trang tuyến Ngô Gia Tự và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
15/10/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
10
Hạng mục: Mở nút giao thông tại mốc 65 (tuyến B)- Khu Đô thị mới Việt Hưng.
03/5/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
11
Hạng mục: Hạ tầng kỹ thuật tây nam Linh Đàm.
05/07/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
II
Các công trình xây dựng dân dụng
1
Dự án: Khu biệt thự cao cấp cho khu đất BT, BT06- Khu Đô thị mới Việt Hưng.
05/2007
2008
2
Dự án: Khu đô thị mới Việt Hưng- Long Biên- Hà Nội.
01/03/2009
30/9/2009
3
Dự án: Khu đô thị mới Vân Canh- Hoài Đức- Hà Nội.
01/06/2009
31/3/2010
4
Dự án: Nhà ở thấp tầng khu đô thị mới Đông Sơn.
01/09/2009
10/2/2010
5
Công trình: Nhà ở thấp tầng xây thô NV 04 Việt Hưng.
12/2/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
6
Dự án: Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ.
20/8/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
7
Công trình: Mẫu BT-03- Khu nhà ở biệt thự Hoa Phượng.
- Hạng mục: Phần thô.
20/10/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
8
Công trình: Thi công nhà thấp tầng xây lô LK 16- Đông Sơn- Thanh Hóa.
16/10/2010
Theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các đội xây dựng phải chuyển vật tư, lao động, thiết bị thi công theo mặt bằng và vị trí thi công, địa điểm thi công các công trình, hạng mục công trình. Do đó, công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản rất phức tạp. Bên cạnh đó, các tài sản và nguyên vật liệu này chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết nên dễ mất mát hư hỏng. Vì vậy, công ty đã rất chú trọng đến việc tổ chức tốt quá trình hạch toán ban đầu như thường xuyên tiến hành kiểm kê vật tư, tài sản nhằm phát hiện một cách kịp thời các vật tư hư hỏng, sai, thiếu hoặc mất.
Việc xây dựng diễn ra ngoài trời và khoảng thời gian từ khi thi công đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng thường kéo dài nên chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên như lũ lụt, nắng, mưa... Quá trình xây lắp thì diễn ra dưới điều kiện thiếu ổn định luôn có biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công. Chu kỳ sản xuất xây lắp kéo dài làm cho nguồn vốn đầu tư bị ứ đọng. Vì vậy, Công ty đã có những quy định rất rõ ràng và yêu cầu các đội xây dựng thực hiện nghiêm túc quy trình thi công phải theo một tiến độ thích hợp, đúng theo thiết kế, dự toán để tránh các thiệt hại có thể xảy ra.
Do các sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn. Vì vậy, Công ty đặc biệt chú trọng đến chất lượng, mức độ đạt yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế của các công trình, hạng mục công trình. Để kiểm tra mức độ đạt yêu cầu về chất lượng của các công trình, công ty đã đưa ra một số tiêu chuẩn chất lượng chung cho một số loại công trình như sau:
ĐỐI VỚI ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA
- Độ dốc ngang của mặt đường bê tông xi măng từ 15%-20%.
- Bề rộng lớp móng phải được xác định tùy thuộc vào phương pháp và tổ hợp máy thi công, nhưng trong mọi trường hợp nên rộng hơn mặt mỗi bên từ 0,3-0,5 m.
- Trong mọi trường hợp, 30 cm nền đất trên cùng dưới lớp móng phải được đầm chặt đạt độ chặt K = 0,98 đến 1, tiếp dưới 30 cm này phải được đầm chặt đạt K= 0,95%. Đối với các đoạn nền đường mà tình hình thủy văn, địa chất không tốt thì trước khi xây dựng mặt đường phải sử dụng các biện pháp xử lý đặc biệt (thay đất, thoát nước hoặc gia cố).
- Lớp móng được bố trí để giảm áp lực tải trọng ô tô trên nền đất, để hạn chế nước ngầm của khe xuống nền đất, giảm tích lũy biến dạng ở góc và cạnh tấm, tạo điều kiện bảo đảm độ bằng phẳng, ổn định, nâng cao cường độ và khả năng chống nứt của mặt đường đồng thời đảm bảo cho ô tô và máy rải bê tông chạy trên lớp móng trong thời gian thi công.
Lớp móng có thể làm bằng bê tông nghèo, đá gia cố xi măng, cát gia cố xi măng, đất gia cố xi măng hoặc vôi. Trên các đường địa phương hoặc đường nội bộ ít xe nặng chạy thì có thể làm móng bằng đá dăm, xỉ, cát.
Bề dày móng tối thiểu phải bằng 14 cm nếu bằng bê tông nghèo, 15-16cm nếu bằng đất, cát hoặc đá gia cố và bằng 20 cm nếu bằng cát hạt to hay cát hạt trung.
Lớp tạo phẳng có thể bằng giấy dầu, cát trộn nhựa dày 2-3 cm hoặc cát vàng dày 3-5 cm. Lớp này được cấu tạo để đảm bảo độ phẳng của lớp móng, bảo đảm tấm dịch chuyển khi nhiệt độ thay đổi.
Bảng 1.2. Bảng tiêu chuẩn chất lượng nguyên vật liệu như sau:
Vật liệu lớp móng
Bề dày tấm xi măng tối thiểu
(tùy thuộc vào lưu lượng xe tính toán (xe/ngày đêm)
>10.000
7000-10.000
5000-7000
3000-5000
2000-3000
1000-2000
- Đá, cát, đất gia cố chất liên kết vô cơ.
24
22
22
20
18
18
- Đá dăm, xỉ, sỏi cuội.
-
-
22
20
18
18
- Cát.
-
-
-
22
20
18
Bê tông làm lớp mặt phải có cường độ chịu uốn giới hạn không nhỏ hơn 40daN/cm2. (cường độ chịu nén giới hạn không nhỏ hơn 300daN/cm2).
Bê tông làm lớp móng dưới mặt đường bê tông nhựa phải có cường độ chịu uốn giới hạn không nhỏ hơn 25daN/cm2.
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu cường độ và mô đun đàn hồi của bê tông làm đường
Các lớp kết cấu
Cường độ giới hạn sau 28 ngày (25daN/cm2)
Mô đun đàn hồi E (25daN/cm2)
Cường độ chịu kéo uốn
Cường độ chịu nén
Lớp mặt
50
45
40
400
350
300
35*104
33*104
31,5*104
Lớp móng của mặt đường bê tông nhựa
35
30
25
250
200
170
29*104
26,5*104
23*104
ĐỐI VỚI THIẾT KẾ NHÀ LIỀN KỀ
Yêu cầu thiết kế các bộ phận công trình
- Cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ vỉa hè tối thiểu là 0,15m. Những chỗ không có vỉa hè rõ ràng thì cao độ nền nhà phải cao hơn cao độ mặt đường tối thiểu là 0,3m.
- Đối với các nhà phố liền kề: bậc tam cấp, vệt dắt xe không được xây dựng nhô ra quá chỉ giới đường đỏ.
- Chiều cao thông thủy từ mái đón đến mặt vỉa hè tối thiểu là 3,0m. Chiều dài của mái đón được nhô ra quá vỉa hè không lớn hơn 0,3m, không được trồng cột trên vỉa hè.
- Phần dưới cùng vủa sê-nô, máng nước, mái bằng và phần đua ra của các loại mái dốc phải cách mặt vỉa hè tối thiểu là 3,5m.
- Tất cả các loại mái đón, mái đua, ô văng, sê-nô máng nước, bậc tam cấp, bồn hoa, vệt dắt xe hoặc bất kỳ một bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả bộ phận trang trí cho kiến trúc đều không được xây dựng vượt quá ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyển sử dụng của người khác.
- Bên trên mái đón, mái hè phố không được làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh.
- Tất cả các bộ phận nhô ra của ngôi nhà ở độ cao dưới 3m và trên 1m cách mặt vỉa hè chỉ được phép nhô ra khỏi đường tối đa là 0,2m.
- Ở độ cao dưới 3m so với mặt vỉa hè,