MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM3
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỀ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.3
1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA RCV3
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:3
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam:4
1.3. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA RCV:6
1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ:6
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất:8
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.10
1.4.1. Khái quát chung về bộ máy kế toán:10
1.4.2. Đặc điểm của bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV:13
1.4.3. Cơ cấu sổ và phương pháp ghi sổ của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại RCV:14
1.4.3.1. Cơ cấu ghi sổ:14
1.4.3.2. Trình tự ghi số kế toán:15
1.5. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.17
1.5.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty:17
1.5.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM21
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI RCV.21
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:21
2.2.1.1. Tài khoản sử dụng:22
2.2.1.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:22
2.2.1.3. Trình tự hạch toán:22
2.2.1.4. Trình tự nhập dữ liệu:23
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:26
2.2.2.1. Tài khoản sử dụng:29
2.2.2.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:29
2.2.2.3. Quy trình hạch toán:29
2.2.2.4. Quy trình nhập dữ liệu:29
2.2.2.5. Hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp của TK “chi phí nhân công trực tiếp”:30
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:33
2.2.3.1. Tài khoản sử dụng:33
2.2.3.2. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng:33
2.2.3.3. Trình tự hạch toán:33
2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang.41
2.3. CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH TẠI RCV44
2.3.1. Kỳ tính giá thành và đối tượng tính giá thành:44
2.3.2. Phương pháp và trình tư tính giá thành:44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM46
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI RCV.46
3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại RCV:46
3.1.2. Đánh giá về thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại RCV.47
3.1.2.1. Những ưu điểm:47
3.1.2.2. Những tồn tại:49
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM50
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV.50
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam:51
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV.51
3.2.4. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam.58
KẾT LUẬN62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO63
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỀ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.
Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam trước đây là Công ty TNHH bê tông Việt – Úc là công ty 100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn Readymix của Úc đặt tại Singapore. Công ty Việt – Úc được cấp giấy phép vào ngày 24 tháng 8 năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động thương mại từ tháng 1 năm 1994. Được cấp giấy phép số 665A/GP ngày 25 tháng 1 năm 2000 để chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và đổi tên thành công ty TNHH bê tông Việt - Úc Readymix.
Để thuận tiện trong giao dịch, và được sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội, đến nay công ty có tên gọi là công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (RCV), tên tiếng Anh là Readymix Concrete (Vietnam) joint stock company. RCV là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bê tông trộn sẵn.
* Địa chỉ liên hệ:
VĂN PHÒNG CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
Phòng 420 – 421, CT5 khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:84 4 – 37853740/41/42 Fax: 84040 – 37853739
1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA RCV
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (RCV) là công ty sản xuất bê tông trộn sẵn (bê tông thương phẩm), mang đến cho khách hàng chất lượng, sự hài lòng và dịch vụ nhanh chóng, chính xác, với sự kế thừa hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp bê tông trộn sẵn của tập đoàn. RCV hiện là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp bê tông thương phẩm chất lượng cao cho các dự án xây dựng tại thị trường Hà Nội và một số dự án lớn tại các tỉnh lân cận.
Hiện tại RCV đang là nhà cung cấp bê tông duy nhất cho dự án nhà máy xi măng Hòa Phát do tập đoàn Hòa Phát đầu tư. Sản phẩm của công ty đã cung cấp cho nhiều công trình lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
72 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP bê tông Readymix Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM 3
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỀ TÔNG READYMIX VIỆT NAM. 3
1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA RCV 3
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 3
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam: 4
1.3. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA RCV: 6
1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ: 6
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất: 8
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM. 10
1.4.1. Khái quát chung về bộ máy kế toán: 10
1.4.2. Đặc điểm của bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV: 13
1.4.3. Cơ cấu sổ và phương pháp ghi sổ của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại RCV: 14
1.4.3.1. Cơ cấu ghi sổ: 14
1.4.3.2. Trình tự ghi số kế toán: 15
1.5. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM. 17
1.5.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty: 17
1.5.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM 21
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI RCV. 21
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 21
2.2.1.1. Tài khoản sử dụng: 22
2.2.1.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 22
2.2.1.3. Trình tự hạch toán: 22
2.2.1.4. Trình tự nhập dữ liệu: 23
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 26
2.2.2.1. Tài khoản sử dụng: 29
2.2.2.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 29
2.2.2.3. Quy trình hạch toán: 29
2.2.2.4. Quy trình nhập dữ liệu: 29
2.2.2.5. Hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp của TK “chi phí nhân công trực tiếp”: 30
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: 33
2.2.3.1. Tài khoản sử dụng: 33
2.2.3.2. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng: 33
2.2.3.3. Trình tự hạch toán: 33
2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang. 41
2.3. CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH TẠI RCV 44
2.3.1. Kỳ tính giá thành và đối tượng tính giá thành: 44
2.3.2. Phương pháp và trình tư tính giá thành: 44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM 46
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI RCV. 46
3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại RCV: 46
3.1.2. Đánh giá về thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại RCV. 47
3.1.2.1. Những ưu điểm: 47
3.1.2.2. Những tồn tại: 49
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM 50
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV. 50
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam: 51
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV. 51
3.2.4. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam. 58
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. BHXH: Bảo hiểm xã hội
2. BHYT: Bảo hiểm y tế
3. BTTLSP: Bảng tính tiền lương sản phẩm
4. CCDC: Công cụ, dụng cụ
5. CNSX: Công nhân sản xuất
6. CP: Chi phí
7. CP NCTT: Chi phí nhân công trực tiếp
8. CP SXC: Chi phí sản xuất chung
9. CP NVL: Chi phí nguyên vật liệu
10. GVHB: Giá vốn hàng bán
11. KPCĐ: Kinh phí công đoàn
12. KVHC: Khu vực hành chính
13. NVTT: Nhân viên trạm trộn
14. TK: Tài khoản
15. RCV: Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: 4
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bê tông 7
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ phận sản xuất 9
Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán RCV: 11
Sơ đồ 5: Hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 15
Sơ đồ 6: Sơ đồ quy trình ghi sổ phần hành kế toán chi phí – giá thành trên máy tính tại RCV 16
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Hợp đồng mua bán số 05-09/ HĐMB 19
Biểu 2: Phiếu xuất kho 23
Biểu 3: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn công cụ, dụng cụ 53
Biểu 4: Thẻ tính giá thành sản phẩm 54
Biểu 5: Phiếu đề nghị xin lĩnh vật tư 55
Biểu 6: Phiếu xuất kho theo định mức 56
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng kê phiếu xuất kho 24
Bảng 2: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí NVL trực tiếp” 25
Bảng 3: Sổ cái tài khoản “chi phí NVL trực tiếp” 26
Bảng 4: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương 30
Bảng 5: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp” 31
Bảng 6: Sổ cái tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp” 32
Bảng 7: Sổ chi tiết tài khoản “chi phí nhân viên trạm trộn” 34
Bảng 8: Sổ cái tài khoản “chi phí nhân viên trạm trộn” 35
Bảng 9: Sổ cái tài khoản “chi phí NVL, CCDC” 36
Bảng 10: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 38
Bảng 11: Sổ cái tài khoản “chi phí dịch vụ mua ngoài” 40
Bảng 12: Sổ cái tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh” 42
Bảng 13: Thẻ tính giá thành HĐ 04-09/HĐMB 44
Bảng 14: Thẻ tính giá thành HĐ 05-09/HĐMB 45
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh về mọi mặt, từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm để có thể nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình và đem lại lợi nhuận cao nhất. Một trong những biện pháp đó là mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cách hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi quyết định lựa chọn sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó đều phải tính đến chi phí sản xuất và lợi nhuận chi phí đạt được. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tập hợp chi phí sản xuất một cách đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn và phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua các chỉ tiêu chi phí và tính giá thành sản phẩm mà các nhà quản trị có thể đưa ra được các quyết định sản xuất và kinh doanh đúng đắn. Việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm không chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm trong công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất.
Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (RCV) là một doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành xây dựng, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bê tông thương phẩm. Sản phẩm của công ty ngày càng được tin cậy bởi chất lượng và giá cả của sản phẩm. Công ty đã xác định được quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối hoàn chỉnh, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như cách gọi tên sổ kế toán chưa chính xác, số hiệu tài khoản kế toán của công ty chưa theo số hiệu tài khoản kế toán Việt Nam sẽ khiến các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý tài chính khó khăn khi theo dõi tình hình tài chính của công ty,….
Qua một thời gian thực tập ở RCV, em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để có hiểu biết sâu sắc hơn về phần hành kế toán này, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam”, để làm báo cáo chuyên đề thực tập của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những đặc điểm chung ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỀ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.
Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam trước đây là Công ty TNHH bê tông Việt – Úc là công ty 100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn Readymix của Úc đặt tại Singapore. Công ty Việt – Úc được cấp giấy phép vào ngày 24 tháng 8 năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động thương mại từ tháng 1 năm 1994. Được cấp giấy phép số 665A/GP ngày 25 tháng 1 năm 2000 để chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và đổi tên thành công ty TNHH bê tông Việt - Úc Readymix.
Để thuận tiện trong giao dịch, và được sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội, đến nay công ty có tên gọi là công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (RCV), tên tiếng Anh là Readymix Concrete (Vietnam) joint stock company. RCV là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bê tông trộn sẵn.
* Địa chỉ liên hệ:
VĂN PHÒNG CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
Phòng 420 – 421, CT5 khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:84 4 – 37853740/41/42 Fax: 84040 – 37853739
1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA RCV
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam (RCV) là công ty sản xuất bê tông trộn sẵn (bê tông thương phẩm), mang đến cho khách hàng chất lượng, sự hài lòng và dịch vụ nhanh chóng, chính xác, với sự kế thừa hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp bê tông trộn sẵn của tập đoàn. RCV hiện là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp bê tông thương phẩm chất lượng cao cho các dự án xây dựng tại thị trường Hà Nội và một số dự án lớn tại các tỉnh lân cận.
Hiện tại RCV đang là nhà cung cấp bê tông duy nhất cho dự án nhà máy xi măng Hòa Phát do tập đoàn Hòa Phát đầu tư. Sản phẩm của công ty đã cung cấp cho nhiều công trình lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam:
Hiện nay RCV tổ chức bộ may quản lý theo cơ chế một thủ trưởng, đứng đầu là tổng giám đốc.
Là một đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng, việc tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đặc điểm chung của ngành xây dựng. Để phù hợp với cơ chế thị trường, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, sáng tạo mà vẫn đảm bảo tốt công việc. Việc tổ chức các trạm trộn và các tổ lao động hợp lý giúp công ty quản lý lao động và phân công lao động ở các vị trí khác nhau một cách có hiệu quả.
Sơ đồ 1: sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Tổng giám đốc:
Là người quyết định và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ pháp luật nước Việt Nam và quy định chung của tập đoàn, chịu trách nhiệm trước tập đoàn và toàn thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
* Giám đốc điều hành sản xuất:
Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của công ty, quản lý công tác kỹ thuật, phối hợp với phó tổng giám đốc và các phòng ban khác để thực hiện mục tiêu riêng của toàn công ty.
* Phó tổng giám đốc:
Trực tiếp quản lý hoạt động của phòng phát triển , kết hợp với giám đốc điều hành sản xuất và các phòng ban khác để hoàn thành mục tiêu chung của toàn công ty.
* Phòng phát triển kinh doanh:
Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Xin các giấy phép đầu tư mỏ đá, hoặc thiết lập hợp tác khai thác, kinh doanh đá. Giám sát việc xây dựng mỏ đá. Phát triển thị trường bê tông bên ngoài Hà Nội. Phát triển mạng lưới trạm trộn bê tông cố định tại Hà Nội. Tham gia đào tạo nội bộ, đánh giá chất lượng và khối lượng công việc cho nhân sự phòng PTKD.
* Phòng bán hàng:
Tìm kiếm nguồn khách hàng, phát triển thị trường theo chiến lược công ty. Lập kế hoạch kinh doanh. Thực hiện hoạt động bán hàng, thu nợ của công ty. Tham mưu, đề xuất cho ban giám đốc về kinh doanh, tiếp thị, lập thị trường.
* Phòng tài chính - kế toán:
Tổng hợp số liệu từ các phòng ban trong công ty tiến hành công tác hạch toán kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu hàng tháng, năm. Báo cáo các vấn đề liên quan đến thuế. Mua bảo hiểm tài sản cho thiết bị toàn công ty. Quản trị hệ thống công nghệ thông tin. Lập và quản lý hệ thống ngân sách của công ty một cách hợp lý.
* Phòng nhân sự:
Đánh giá, tổ chức bộ máy nhân sự phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xác định nhu cầu nhân lực, đánh giá nhu cầu nhân lực, tuyển dụng đủ, kịp thời cho các vị trí còn thiếu hoặc phát sinh mới, đáp ứng nhu cầu công việc. Tổ chức các hoạt động đào tạo, huấn luyện nhân viên theo định hướng, yêu cầu công việc. Xây dựng, thực hiện cơ chế tiền lương, thưởng cho nhân viên công ty, tạo động lực khuyến khích đóng góp, phát huy khả năng, tiềm năng của nhân viên. Thực hiện đúng chế độ về BHYT, BHXH, BHTN cho người lao động theo các quy định của pháp luật. Lập và quản lý ngân sách hành chính nhân sự của công ty hợp lý, hiệu quả.
* Phòng quản lý chất lượng:
Làm việc với các tư vấn dự án về các yêu cầu kỹ thuật. Lựa chọn vật liệu phù hợp cho quá trình sản xuất. Kết hợp với trưởng phòng LAS về công tác kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào. Kiểm soát việc nén mẫu và kết quả nén tại các phòng LAS độc lập. Xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng bê tông.
* Phòng đoàn xe:
Điều phối xe đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vận chuyển hàng đảm bảo thời gian, số lượng và chất lượng, đảm bảo an toàn giao thông. Điều chuyển xe và lái xe làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
* Phòng sản xuất:
Sản xuất bê tông theo đúng yêu cầu, đúng quy trình kỹ thuật. Sản xuất bê tông đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đảm bảo khối lượng và chất lượng đầu vào.
* Phòng thiết bị:
Tìm các nhà cung cấp vật tư, phụ tùng phù hợp. Luôn duy trì và đảm bảo tất cả các thiết bị luôn hoạt động tốt nhất. Sử dụng vật tư và phụ tùng một cách hiệu quả nhất. Lập trước kế hoạch sửa chữa cho từng thiết bị. Gia công, sửa chữa, lắp đặt theo các hạng mục phát triển của các phòng ban.
1.3. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA RCV:
1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Đối với doanh nghiệp sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới công tác quản lý nói chung và công tác tổ chức hạch toán kế toán nói riêng, trong đó có công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Việc sản xuất bê tông thương phẩm tuân theo quy trình sau:
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bê tông
Sản phẩm của RCV là bê tông thương phẩm, cũng như các vật liệu xây dựng khác, chất lượng bê tông phụ thuộc rất lớn vào cấp phối, nguyên vật liệu thô, cũng như phương pháp trộn và giao hàng. Một cấp phối tốt không thể là thiết kế xong và giữ nguyên. Cấp phối phải liên tục được điều chỉnh một cách tinh xảo dựa trên những quan sát theo dõi những tính chất vật lý tại công trường (như “khả năng bơm”, “khả năng hoàn thiện bề mặt”, độ dềnh nước và độ sụt) và sự phân tích thống kê của các kết quả thử mẫu. Ở tất cả các công trường của công ty đều có các kỹ thuật viên trực tiếp giám sát và lấy mẫu để bảo dưỡng và thử. Toàn bộ số liệu này sau đó được đưa vào máy vi tính và kết quả được đưa cho từng khách hàng.
Do quy trình sản xuất là liên tục, không có sản phẩm dở dang và tự động theo sự lập trình của phần mềm nên đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, độ chính xác cao và đã tiết kiệm được đáng kể chi phí nhân công lao động trực tiếp. Chính nhờ áp dụng hệ thống sản xuất tự động đó đã giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng trở nên đơn giản hơn nhiều, khi có đơn đặt hàng, nhân viên kỹ thuật sau khi căn cứ vào thiết kế cấp phối sẽ tính toán ra hàm lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của đơn đặt hàng rồi nhập dữ liệu trộn vào phần mềm, hệ thống băng tải sẽ tự động đưa nguyên vật vào cối trộn.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Tại RCV, bộ phận sản xuất được tổ chức thành các trạm trộn, phân bố khắp địa bàn Hà Nội, cụ thể như sau:
( Trạm trộn 1 (P08)
Số 78 - Bạch Đằng, Hà Nội
( Trạm trộn 2 (P09)
Đường Láng Hoà Lạc
Trạm trộn 3 (P16)
Đường Phạm Hùng, Cầu Giấy – Hà Nội
Trạm trộn 4 (P18)
Khu công nghiệp Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội
Trạm trộn onsite Hòa Phát
Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, Hà Nam
Trạm trộn onsite Bắc Ninh
Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Khi nhận được hợp đồng, tùy theo vị trí công trình xây dựng cần cung cấp bê tông và theo công suất thiết kế của từng trạm trộn mà giám đốc sản xuất sẽ quyết định hợp đồng đó sẽ do một trạm trộn hay là những trạm trộn nào cùng tiến hành sản xuất, để đảm bảo cung cấp đủ khối lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển nhất. Các trạm sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất và giao sản phẩm tới công trình theo sự chỉ đạo của giám đốc điều hành sản xuất.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ phận sản xuất
Trong bộ phận sản xuất:
* Giám đốc điều hành sản xuất:
Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của công ty, quản lý công tác kỹ thuật, phối hợp với phó tổng giám đốc và các phòng ban khác để thực hiện mục tiêu riêng của toàn công ty.
* Trưởng trạm trộn:
Lập kế hoạch, giám sát và phát triển việc thực hiện công việc của nhân viên để luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng và tuân thủ nghiêm ngặt nội quy chính sách của công ty. Liên hệ chặt chẽ với khách hàng, công trình, lập phương án phục vụ khách hàng tốt nhất. Đảm bảo khối lượng và chất lượng nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
* Nhân viên trộn:
Liên lạc chặt chẽ với thí nghiệm hiện trường để đảm bảo độ sụt của bê tông và đảm bảo tiến độ cấp hàng cho công trường. Trộn hàng đúng giờ, đúng mác theo yêu cầu của phòng điều phối.
* Nhân viên xúc lật:
Xúc nguyên vật liệu vào các thùng kho chứa nguyên vật liệu, đảm bảo trong thùng nguyên vật liệu luôn luôn đầy. Cấp đúng chủng loại, kích cỡ vào các thùng theo quy định. Khi thủ kho nhập nguyên vật liệu, nhân viên xúc lật vun cát đá thành đống gọn gàng.
* Nhân viên kho:
Nhập dữ liệu xuất kho, kiểm tra nguyên vật liệu tồn vào đầu giờ làm việc buổi sáng. Kiểm tra chính xác nguyên vật liệu khi nhập hàng, nhập ngay dữ liệu vào phần mềm khi có phát sinh. Cấp phát nguyên vật liệu, dầu mỡ, phụ tùng theo đúng quy trình. Tổng hợp số liệu sổ sách, kiểm kê, đối chiếu số lượng với các nhà cung cấp.
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM.
1.4.1. Khái quát chung về bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý và hoạt động có hiệu quả mới có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin. Để đảm bảo được yêu cầu trên, tổ chức bộ máy kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, vào hình thức tổ chức công tác kế toán, vào khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế; Cũng như trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán.
Bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam áp dụng hình thức kế toán tập trung, hoạt động khá hiệu quả, cung cấp các thông tin hữu ích cho ban giám đốc để ban giám đốc có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kị