Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần LILAMA 69-3

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-31 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị1 1.1.1. Thời kỳ 1961-19791 1.1.2. Thời kỳ 1979-19881 1.1.3. Thời kỳ 1988-19962 1.1.4. Thời kỳ 1996-20072 1.1.5. Thời kỳ 2007 - nay3 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh6 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty6 1.2.1.1. Lắp máy6 1.2.1.2. Gia công chế tạo thiết bị.6 1.2.1.3. Dịch vụ7 1.2.1.4. Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ.7 1.2.2. Đối tượng và địa bàn kinh doanh của Công ty7 1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.9 1.2.3.1. Tổ chức bộ máy sản xuất:9 1.2.3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất:9 1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý ở công ty cổ phần LILAMA 69-313 1.3.1. Mô hình quản lý của công ty13 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban trong công ty15 1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán ở công ty cổ phần LILAMA 69-318 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán18 1.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cổ phần LILAMA 69-318 1.4.1.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phần hành kế toán19 1.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán21 PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-324 2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm sản xuất tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty24 2.1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp tại công ty24 2.1.2. Đối tượng kế toán chi phí24 2.1.3. Đối tượng và kỳ tính giá thành25 2.2. Kế toán CPSX tại công ty cổ phẩn LILAMA 69-326 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp26 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp26 2.2.1.2. Hạch toán CPNVLTT.28 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.38 2.2.2.1. Đặc điểm tiền lương ở công ty38 2.2.2.2. Hạch toán CPNCTT40 2.3.3.Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.47 2.3.3.1. Đặc điểm chi phí sử dụng máy thi công trong công ty47 2.3.3.2: Hạch toán CPSDMTC47 2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung:53 2.3.4.1: Đặc điểm chi phí sản xuất chung53 2.3.4.2: Hạch toán CPSXC54 2.3.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm.58 2.3.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.58 2.3.5.2. Tính giá thành sản phẩm.58 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIẤ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-363 3.1 Đánh giá thực trạng kế toán và tính giá thành sản phẩm tại công ty lắp máy và xây dựng 69-3.63 3.1.1 Ưu điểm:63 3.1.2. Tồn tại.65 3.2. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty66 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.66 3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sx và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3.67 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán và tính giá thành sản phẩm tại công ty lắp máy và xây dựng 69-3.68 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị 1.1.1.Thời kỳ 1961-1979 Công ty Lắp máy & xây dựng 69-3 (LILAMA 69-3) là doanh nghiệp Nhà nước đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) - Bộ xây dựng. Tiền thân là Công trường lắp máy HÀ BẮC QUẢNG NINH (1961) rồi Xí nghiệp lắp máy số 6 (1977). Những ngày đầu được thành lập với số lượng kỹ sư ít ỏi, đội ngũ công nhân non trẻ, phương tiện thi công thô sơ nhưng Công ty đã có mặt trên tất cả các công trình xây dựng của vùng Đông Bắc Tổ quốc, đặc biệt Công ty đã lắp đặt thành công toàn bộ công nghệ dây chuyền Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. 1.1.2.Thời kỳ 1979-1988 Những năm 80, với cái tên Xí nghiệp lắp máy 69, Công ty đã đảm nhiệm việc lắp đặt Nhà máy nhiệt điện Phả lại I, là Nhà máy nhiệt điện lớn nhất của cả nước trong thời kỳ đó, ở vị trí là “Xí nghiệp lắp máy 69-4 (năm 1979)”, Công ty tham gia với tư cách là lực lượng chính thi công công trình Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, công trình thứ 2 do nước ngoài đầu tư xây dựng vào thời điểm đó tại Việt Nam và gặp không ít những khó khăn bởi lần đầu tiếp xúc với một công nghệ hoàn toàn mới, song với tinh thần học hỏi và sáng tạo cộng với kinh nghiệm của nhiều năm thi công các công trình lớn, những người thợ lắp máy 69-4 đã lắp đặt thành công đưa Nhà máy đi vào hoạt động đúng tiến độ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho đất nước, tạo được lòng tin đối với các chuyên gia Đan Mạch bởi bàn tay và khối óc của mình. Điều đó được chứng tỏ bằng sự ra đời của các sản phẩm xi măng Hoàng Thạch chất lượng cao đem lại niềm tự hào cho ngành xi măng cũng như cho đất nước. Và đó một lần nữa khẳng định sự đóng góp to lớn về trí tuệ, trình độ, khả năng và sự ham học hỏi của những người thợ lắp máy. Cũng từ đây tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên, đội ngũ cán bộ đã đúc kết được kinh nghiệm về cách quản lý và chỉ huy thi công của các chuyên gia nước ngoài nên từng bước được lớn mạnh, họ đã tự tin hơn và khẳng định sự trưởng thành của mình khi bắt tay vào các công trình mới. 1.1.3.Thời kỳ 1988-1996 Năm 1988 công ty đổi tên là xí nghiệp lắp máy 69-3. Trên đà phát triển xí nghiệp tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới khẳng định vị trí là đơn vị lắp máy hàng đầu .Năm 1993 Công ty LILAMA 69-3 đã được thành lập theo quyết định số 008A/BXD – TCLĐ ngày 27/01/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở sát nhập hai Xí nghiệp: Xí nghiệp Lắp máy 69-4 Hoàng Thạch và Xí nghiệp 69-3 Uông bí là thành viên của Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy trước đây. Sự hợp nhất Công ty LILAMA 69-3 đã tạo ra thế và lực mới trên cơ sở sử dụng và phát huy được những tiềm năng kinh nghiệm và truyền thống của từng đơn vị, để có thể đảm nhiệm được các công trình công nghiệp lớn của đất nước. Là một trong những đơn vị đứng đầu Xây lắp và sản xuất xây dựng cơ bản là một hoạt động quan trọng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho xã hội, cho mọi ngành dưới hình thức mở rộng khôi phục hiện đại các Công trình giao thông, thuỷ điện, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng và rất có uy tín về chất lượng sản phẩm. Công ty đã khẳng định được mình trên thị trường trong nước. 1.1.4.Thời kỳ 1996-2007 Đến năm 1996, Liên hiệp các Xí nghiệp liên hiệp các Xí nghiệp lắp máy chuyển hoạt động theo mô hình Tổng công ty và trở thành Tổng công ty lắp máy Việt Nam, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang chế tạo thiết bị cơ khí cho các công trình. Lúc này Công ty LILAMA 69-3 đã có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt về số lượng và chất lượng của Cán bộ quản lý cùng trình độ khoa học kỹ thuật, do vậy Công ty là một trong những đơn vị nòng cốt của ngành lắp máy Việt Nam, là một trong những ngành đứng đầu trong ngành xây dựng, mở ra triển vọng tương lai sẽ là một tập đoàn công nghệ xây dựng mạnh của Việt Nam. Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, công ty đã tiếp nhận thêm 3 thành viên mới: Công ty cơ khí điện Hải Dương (tháng 6/2000), xí nghiệp truyền thanh và thu hình Hải Dương (tháng 10/2000), Xí nghiệp cơ khí Hải Dương (tháng 11/2002) Sau 5 năm (1998 – 2003) công ty đã cơ bản thực hiện được mục tiêu trở thành đơn vị mạnh nhất Tổng công ty trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cho các nhà máy xi măng, năng suất đạt 1.000 tấn sản phẩm/tháng. Năm 2005, công ty là đơn vị duy nhất được Tổng công ty giao lắp đặt và chế tạo thiết bị cho Nhà máy xi măng Phúc Sơn công suất 1,8 triệu tấn/năm tại Hải Dương, đã sẵn sàng đi vào vận hành.

doc89 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần LILAMA 69-3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cùng với những chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì bộ mặt nước ta đang thay đổi từng ngày từng giờ. Đường lối đổi mới, cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện. Để tồn tại và phát triển được thì mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi riêng, một phương thức quản lý phù hợp. Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính, là công cụ đắc lực trong việc quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn. nhằm đảm bảo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của doanh nghiệp. Trong toàn bộ công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng được các doanh nghiệp coi trọng. Bởi vậy lấy chỉ tiêu tính toán chính xác chi phí sản xuất, từ đó tính giá thành sản phẩm được chính xác, doanh nghiệp mới có thể xác định đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp qua đó rút ra được phương hướng, biện pháp, khắc phục được thiếu sót. Công ty cổ phần LILAMA 69-3 thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, là một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành lắp máy thi công lắp đặt các thiết bị công nghệ cho các công trình công nghiệp và dân dụng, sửa chữa cơ khí. Đơn vị có uy tín nhiều năm trong ngành, là một trong những mũi nhọn hàng đầu của ngành xây dựng và lắp máy, công ty đã đóng góp hàng trăm công trình cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước nhà công việc lắp máy và sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Xuất phát từ tầm quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần LILAMA 69-3, kết hợp với những kiến thức đã được trang bị ở trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thị Thuỷ, các anh chị trong phòng kế toán nói riêng, ban Giám đốc Công ty nói chung, em đã hoàn thành chuyên đề với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần LILAMA 69-3”. Chuyên đề của em gồm các phần sau: Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần LILAMA 69-3 Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần LILAMA 69-3 Phần 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần LILAMA 69-3 Do trình độ, và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự chỉ bảo, góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3 để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn, các Thầy Cô trong bộ môn Kế toán cùng các Anh, Chị trong phòng kế toán cùng ban Giám đốc Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3 đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Hà Nội ngày 4 tháng 5 năm 2009 SV thực hiện: Cao Thị Lương PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị Thời kỳ 1961-1979 Công ty Lắp máy & xây dựng 69-3 (LILAMA 69-3) là doanh nghiệp Nhà nước đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) - Bộ xây dựng. Tiền thân là Công trường lắp máy HÀ BẮC QUẢNG NINH (1961) rồi Xí nghiệp lắp máy số 6 (1977). Những ngày đầu được thành lập với số lượng kỹ sư ít ỏi, đội ngũ công nhân non trẻ, phương tiện thi công thô sơ nhưng Công ty đã có mặt trên tất cả các công trình xây dựng của vùng Đông Bắc Tổ quốc, đặc biệt Công ty đã lắp đặt thành công toàn bộ công nghệ dây chuyền Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Thời kỳ 1979-1988 Những năm 80, với cái tên Xí nghiệp lắp máy 69, Công ty đã đảm nhiệm việc lắp đặt Nhà máy nhiệt điện Phả lại I, là Nhà máy nhiệt điện lớn nhất của cả nước trong thời kỳ đó, ở vị trí là “Xí nghiệp lắp máy 69-4 (năm 1979)”, Công ty tham gia với tư cách là lực lượng chính thi công công trình Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, công trình thứ 2 do nước ngoài đầu tư xây dựng vào thời điểm đó tại Việt Nam và gặp không ít những khó khăn bởi lần đầu tiếp xúc với một công nghệ hoàn toàn mới, song với tinh thần học hỏi và sáng tạo cộng với kinh nghiệm của nhiều năm thi công các công trình lớn, những người thợ lắp máy 69-4 đã lắp đặt thành công đưa Nhà máy đi vào hoạt động đúng tiến độ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho đất nước, tạo được lòng tin đối với các chuyên gia Đan Mạch bởi bàn tay và khối óc của mình. Điều đó được chứng tỏ bằng sự ra đời của các sản phẩm xi măng Hoàng Thạch chất lượng cao đem lại niềm tự hào cho ngành xi măng cũng như cho đất nước. Và đó một lần nữa khẳng định sự đóng góp to lớn về trí tuệ, trình độ, khả năng và sự ham học hỏi của những người thợ lắp máy. Cũng từ đây tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên, đội ngũ cán bộ đã đúc kết được kinh nghiệm về cách quản lý và chỉ huy thi công của các chuyên gia nước ngoài nên từng bước được lớn mạnh, họ đã tự tin hơn và khẳng định sự trưởng thành của mình khi bắt tay vào các công trình mới. Thời kỳ 1988-1996 Năm 1988 công ty đổi tên là xí nghiệp lắp máy 69-3. Trên đà phát triển xí nghiệp tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới khẳng định vị trí là đơn vị lắp máy hàng đầu .Năm 1993 Công ty LILAMA 69-3 đã được thành lập theo quyết định số 008A/BXD – TCLĐ ngày 27/01/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở sát nhập hai Xí nghiệp: Xí nghiệp Lắp máy 69-4 Hoàng Thạch và Xí nghiệp 69-3 Uông bí là thành viên của Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy trước đây. Sự hợp nhất Công ty LILAMA 69-3 đã tạo ra thế và lực mới trên cơ sở sử dụng và phát huy được những tiềm năng kinh nghiệm và truyền thống của từng đơn vị, để có thể đảm nhiệm được các công trình công nghiệp lớn của đất nước. Là một trong những đơn vị đứng đầu Xây lắp và sản xuất xây dựng cơ bản là một hoạt động quan trọng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho xã hội, cho mọi ngành dưới hình thức mở rộng khôi phục hiện đại các Công trình giao thông, thuỷ điện, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng và rất có uy tín về chất lượng sản phẩm. Công ty đã khẳng định được mình trên thị trường trong nước. Thời kỳ 1996-2007 Đến năm 1996, Liên hiệp các Xí nghiệp liên hiệp các Xí nghiệp lắp máy chuyển hoạt động theo mô hình Tổng công ty và trở thành Tổng công ty lắp máy Việt Nam, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang chế tạo thiết bị cơ khí cho các công trình. Lúc này Công ty LILAMA 69-3 đã có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt về số lượng và chất lượng của Cán bộ quản lý cùng trình độ khoa học kỹ thuật, do vậy Công ty là một trong những đơn vị nòng cốt của ngành lắp máy Việt Nam, là một trong những ngành đứng đầu trong ngành xây dựng, mở ra triển vọng tương lai sẽ là một tập đoàn công nghệ xây dựng mạnh của Việt Nam. Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, công ty đã tiếp nhận thêm 3 thành viên mới: Công ty cơ khí điện Hải Dương (tháng 6/2000), xí nghiệp truyền thanh và thu hình Hải Dương (tháng 10/2000), Xí nghiệp cơ khí Hải Dương (tháng 11/2002) Sau 5 năm (1998 – 2003) công ty đã cơ bản thực hiện được mục tiêu trở thành đơn vị mạnh nhất Tổng công ty trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cho các nhà máy xi măng, năng suất đạt 1.000 tấn sản phẩm/tháng. Năm 2005, công ty là đơn vị duy nhất được Tổng công ty giao lắp đặt và chế tạo thiết bị cho Nhà máy xi măng Phúc Sơn công suất 1,8 triệu tấn/năm tại Hải Dương, đã sẵn sàng đi vào vận hành. 1.1.5. Thời kỳ 2007 - nay Với mục tiêu nhằm mở rộng quy mô của công ty, tăng vốn điều lệ khẳng định vững chắc hơn nữa vị thế của mình trong ngành xây dựng, từ ngày 5/6/2007, thực hiện Quyết định số 351/QĐ-BXD ngày 6/3/2007 của Bộ Xây dựng, Công ty cổ phần LILAMA 69-3 chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng (vốn Nhà nước chiếm 53%). Việc chuyển đổi này đã đánh dấu một bước ngoặt mới trên đà phát triển của công ty. Qua từng ấy thời gian, thay đổi bấy nhiêu tên gọi đã phần nào phản ánh những cố gắng không ngừng vươn lên, khẳng định sự lớn mạnh của trình độ, năng lực và sự thích ứng của một doanh nghiệp. Với gần 50 năm kinh nghiệm, LILAMA 69-3 hôm nay đã vươn lên làm tổng thầu (EPC), đảm nhận toàn bộ các công việc tư vấn thiết kế, chế tạo cung cấp thiết bị và xây lắp cho hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng, gia công, chế tạo và lắp đặt thiết bị, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị cho nhiều nhà máy đang hoạt động,... Những thành công đầu tiên của LILAMA 69-3 có thể nói được bắt nguồn từ định hướng phát triển theo mô hình “thế chân kiềng” bằng cách: khẳng định thương hiệu của công ty tại những công trình trọng điểm, củng cố và quy tụ đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên sâu lắp đặt các nhà máy xi măng; tập trung nghiên cứu nâng cao năng lực chế tạo thiết bị, chuyển dịch cơ cấu sang chế tạo thiết bị cho các nhà máy xi măng, nhiệt điện; đầu tư phát triển lĩnh vực dịch vụ công nghiệp chuyên ngành bảo trì các nhà máy xi măng. Trong đó, việc độc quyền một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa cho các nhà máy xi măng, mỗi tháng thực hiện khoảng 500 tấn thiết bị, bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động là cái “chân kiềng thứ 3” thể hiện dấu ấn độc đáo của thương hiệu LILAMA 69-3. Biểu 1.1: Một vài số liệu về sự tăng trưởng của Công ty CP Lilama 69-3 Chỉ tiêu  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   Doanh thu thuần (Triệu đồng)  92 000  205 096  295632   Giá vốn hàng bán (Triệu đồng)  76 259  176 640  226 640   LN sau thuế (Triệu đồng)  854  1830  5028   Tổng tài sản (Triệu đồng)  62 667  69 246  93 238   Nguồn vốn KD(Triệu đồng)  30 000  30 000  80 000   Vốn Chủ sở hữu (Triệu đồng)  31 455  32 302  81 218   Số LĐ bình quân (Người)  1456  1960  2450   Tiền lương BQ (Triệu đồng)  1,420  1,918  2,392   (Nguồn từ phòng Tài chính - kế toán) Từ bảng số liệu trên ta thấy qua 3 năm giá trị sản xuất tăng hàng năm quy mô của công ty được mở rộng, số lượng CNV tăng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, đời sống của công nhân được nâng cao, lợi nhuận tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 công ty phát hành cổ phiếu phổ thông tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng. Theo báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty, năm 2008 mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Công ty đã vượt qua được những khó khăn chung và cả những khó khăn nội tại riêng để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh khả quan: +Giá trị SXKD đạt 600 tỷ đồng, đạt 117,6% kế hoạch năm, tăng 41,2% so với năm 2007. Doanh thu đạt 472,42 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch năm, tăng 59,8 % so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế đạt 10,41 tỷ đồng, đạt 117,5% kế hoạch năm, tăng 107% so với năm 2007. Mức cổ tức dự kiến là 18%/ năm (đạt 147,9% kế hoạch năm, tăng 20% so với năm 2007 Trong năm 2009, Công ty xác định là năm quan trọng với việc thực hiện nhiều đơn hàng lớn, tiếp tục mở rộng đầu tư và đẩy mạnh hợp tác mở rộng thị trường xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. LILAMA 69-3 xây dựng kế hoạch với các chỉ tiêu chính cho năm 2009 như sau: +Giá trị SXKD đạt 770 tỷ đồng, tăng trưởng 28,3% so với năm 2008. +Doanh thu đạt 550 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% so với năm 2008. +Lợi nhuận sau thuế đạt 17,3 tỷ đồng, tăng 66,2% so với năm 2008. +Tỷ lệ cổ tức dự kiến 18% / năm. Năm 2008, được sự phê duyệt của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên 61.182.580.000 đồng Từ nay đến năm 2010 LILAMA 69-3 sẽ nâng tầm về chất lượng, mở rộng chiều sâu, thử sức với một số ngành nghề gắn kết và xây dựng một thương hiệu kiên quyết giữ vững vị trí đi đầu ở một số lĩnh vực. Trong nền kinh tế thị trường với định hướng đúng đắn, bằng khả năng sáng tạo của mình Công ty cổ phần LILAMA 69-3 đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa, đưa ra các sản phẩm mang tính đột phá, tạo sự tăng trưởng đột biến, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Ngành nghề kinh doanh của Công ty 1.2.1.1. Lắp máy Đây là lĩnh vực truyền thống của công ty. Trong quá trình xây dựng và phát triển gần 50 năm qua, thành tựu đạt được là hàng trăm công trình, nhà máy được lắp đặt an toàn, chính xác đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng và vận hành đúng tiến độ, đã và đang hoạt động có hiệu quả trong tiến trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế đất nước. Tiêu biểu là các công trình: cột phát sóng, phát thanh Bắc Bộ, nhà máy sản xuất bột mỳ Cái Lân, nhà máy kính nổi Bình Dương, xi măng Hoàng Thạch… Lilama còn là lực lượng chủ đạo trong đội hình tổng công ty tham gia lắp đặt các nhà máy Nhiệt điện, hệ thống ống công nghiệp chịu áp lực, nhiệt độ cao và các công trình công nghiệp, dân dụng khác với mục tiêu: “Năng suất, chất lượng hiệu quả, an toàn lao động và bảo vệ môi trường”. Công ty đã đầu tư các phương tiện máy móc tối tân, thiết bị kiểm tra, căn chỉnh tiên tiến, áp dụng tiêu chuẩn lắp đặt quốc tế như: tiêu chuẩn IEC, ASN (Mỹ), AS ( ÚC), FLS ( Đan Mạch) trên tất cả các công trình đã và đang thi công. Gia công chế tạo thiết bị. Lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp dân dụng đóng góp phần lớn vào tổng giá trị sản lượng hàng năm của công ty. Lilama 69-3 đã đầu tư nâng cấp xây dựng 2 nhà máy: Nhà máy chế tạo thiết bị Hải Dương và nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu Lilama 69-3. Ba xưởng chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn: Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Uông Bí. Với mục tiêu phấn đấu góp phần nâng cao tỷ trọng chế tạo thiết bị trong nước lên 70% cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, quy trình quản lý chất lượng ISO, đưa công nghệ tiên tiến, trang bị thiết bị hiện đại vào sản xuất. Trong những năm qua Lilama đã chế tạo thành công hàng ngàn tấn thiết bị chất lượng cao, và các thiết bị phi tiêu chuẩn phức tạp, đa dạng và nhiều chủng loại như: Lọc bụi, tĩnh điện, băng tải, bình chịu áp lực cao, bồn bể, các chi tiết đúc phức tạp bằng thép không rỉ, thép chịu mòn ở nhiệt độ cao, máy bơm nước đến 1200m3/h, tàu pha sông biển đến 3000 tấn. 1.2.1.3. Dịch vụ Trong những năm qua, tỷ trọng giá trị dịch vụ hàng năm luôn đạt 30% doanh thu. Công ty thực hiện duy trì, bảo dưỡng, bảo trì chất lượng trong các nhà máy đang hoạt động, sửa chữa các loại thiết bị phương tiện vận tải thuỷ, tàu công trình và tàu nạo vét, đối với tất cả các loại hàng hoá dịch vụ và hành khách. 1.2.1.4. . Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ. Để nâng cao năng lực của một nhà thầu, Lilama 69-3 đã thành lập trung tâm tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ, với đội ngũ kỹ sư giỏi, giàu kinh nghiệm, được nhiều chuyên gia nước ngoài đào tạo chuyển giao các công nghệ hiện đại hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế tiên tiến: Project 2002, 3DVIZ, số hoá bản vẽ… Công ty đã thực hiện tư vấn đầu tư xây dựng, lập và kiểm tra dự án, lập hồ sơ mời thầu, khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát thi công và tổng thầu EPC, các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật… Đối tượng và địa bàn kinh doanh của Công ty Nhờ có sự quan tâm tạo điều kiện của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, cộng với sự nhạy bén, sáng tạo và năng động của tập thể CBCNV trong Công ty, đồng thời đã có hướng đi đúng đắn, biết vận dụng hợp lý các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước vào tình hình thực tế của đơn vị mình, nên quy mô SXKD ngày càng được mở rộng và phát triển, điều này được thể hiện qua việc tăng số lượng loại hình sản phẩm, mở rộng quy mô vốn cũng như địa bàn kinh doanh của công ty. Để thực hiện cam kết luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý, Công ty đã lập và thực hiện việc quản lý chất lượng theo yêu cầu của TCVN/ISO 9001- 2000 đồng thời tổ chức các Văn phòng đại diện tại các Tỉnh, thành phố trong cả nước. * Tại Hải Dương: + Nhà máy chế tạo thiết bị Hải Dương. + Nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu LILAMA 69-3.. + Văn phòng đại diện Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. + Văn phòng và đội công trình Phúc Sơn. + Văn phòng và đội xe máy Kim Xuyên. * Tại Quảng Ninh: Văn phòng đại diện Công trình xi măng Cẩm Phả Văn phòng đại diện Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. * Tại Hà Nam: Văn phòng đại diện Nhà máy xi măng Bút Sơn. * Tại Thanh Hoá: Văn phòng đại diện công trình xi măng Nghi Sơn. * Tại Ninh Bình: Văn phòng đại diện công trình xi măng Tam Điệp. * Tại Hải Phòng: Văn phòng đại diện Nhà máy xi măng Tràng Kênh. Một số đối tác và khách hàng lâu năm của công ty LILAMA 69-3: Các tập đoàn công nghiệp quốc tế : F.L.Smidth A/S, Thyssenkrupp AG, Mitsubishi, FAM,… Các Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam: Công ty Xi măng Hoàng Thạch - Hải Dương; Công ty Xi măng Chinfon - Hải Phòng; Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty Xi măng Bút Sơn - tỉnh Hà Nam; Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long - tỉnh Quảng Ninh; Công ty Xi măng Hà Tiên 1 - Tp. Hồ Chí Minh; Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam…Các Nhà máy nhiệt điện: Nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương), Nhiệt điện Uông Bí (Quảng Ninh), Nhiệt điện Na Dương (Lạng Sơn) ... Các công ty khai thác mỏ: Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Công ty tuyển than Cửa Ông - tỉnh Quảng Ninh… Các Nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm: Công ty TNHH Chế biến bột mỳ Mê Kông (Bà Rịa-Vũng Tàu); công ty liên doanh sản xuất bột mỳ VIMAFLOUR (Quảng Ninh); công ty TNHH ANT (Hải Dương)... Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.3.1. Tổ chức bộ máy sản xuất: Với các lĩnh vực sản xuất: lắp máy, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, nên khối sản xuất của công ty được chia thành các xí nghiệp và các nhà máy. Mỗi xí nghiệp và nhà máy sẽ đảm nhiệm một lĩnh vực sản xuất nhất định bao gồm lắp máy, chế tạo thiết bị. Do đặc điểm sản xuất là lắp máy và sửa chữa các công trình lớn, qua nhiều khâu, giai đoạn phức tạp, sản phẩm hoàn thành là các thiết bị gồm nhiều chi tiết, kết cấu qua nhiều bước sản xuất nên xí nghiệp lại chia thành các tổ đội thi công được chuyên môn hoá trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ví dụ xí nghiệp lắp máy bao gồm đội công trình lắp đặt, đội công trình chế tạo; xí nghiệp sửa chữa và bảo trì thiết bị thì bao gồm các đội công trình bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy, các đội xây dựng lò công nghiệp… 1.2.3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh: Trước hết phòng thị trường sẽ tìm kiếm, tìm hiểu thị trường và tiếp cận với yêu cầu của khách hàng, sau đó phòng thị trường sẽ kết hợp với phòng thiết kế và phòng kinh tế kỹ thuật xem xét yêu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng yêu cầu dựa trên năng lực của công ty. Nếu qua quá trình đánh giá, xem xét yêu cầu, công ty thấy có thể đáp ứng yêu cầu khách hàng thì phòng thị trường sẽ thực hiện chào hàng cạnh tranh đồng thời lập hồ sơ đấu thầu. Tiếp theo sẽ đến giai đoạn lập kế hoạch đấu thầu. Trong giai đoạn này phòng thiết kế, phòng kinh tế- kỹ thuật, phòng tài chính kế toán và phòng vật tư sẽ cùng phối hợp để lập hồ sơ trình bày khả năng của công ty trong việc thực hiện yêu cầu của khách hàng. Cùng với đó phương án thi công và dự án cho quá trình thi công cũng được lập để chuẩn bị tham gia dự thầu Hồ sơ năng lực phương án thi công, dự toán đã lập sẽ được gửi cùng hồ sơ dự thầu để tham gia quá trình đấu thầu. Nếu thắng thầu thì Tổng giám đốc cùng với phòng thị trường sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế. Trong giai đoạn này tổng dự toán công trình cũng được đưa ra Sau khi đã ký hợp đồng dự thầu, phòng kinh tế kỹ thuật thực hiện chức năng giao khoán nội bộ của mình. Căn cứ vào các bước công việc cần phải thực hiện và chức năng chuyên môn của từng nhà máy, xí nghiệp, tổ, đội phòng kinh tế kỹ thuật bàn giao công việc cho các đơn vị tham gia thi công. Sau khi giao khoán các đơn vị thi công, phòng Kinh tế- kế hoạch tổng hợp sẽ dựa vào hợp đồng kinh tế, tiến độ thi công tổng thể để đưa ra tiến độ thi công chi tiết và
Luận văn liên quan