MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG2
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng2
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.3
1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm3
1.1.2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu3
1.1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ4
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng6
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng6
1.2.2 Đặc điểm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty13
1.3. Đặc điểm tài sản cố định và đặc điểm tổ chức quản lý tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.13
1.3.1. Đặc điểm tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng13
1.3.2. Đặc điểm quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng14
1.3.3. Chính sách quản lý tài sản cố định17
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.18
1.4.1. Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.18
1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.21
1.4.2.1. Bộ phận kế toán tài sản cố định21
1.4.2.2. Về công tác vận dụng chế độ kế toán trong kế toán tài sản cố định21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG.25
2.1. Thực trạng kế toán biến động tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.25
2.1.1. Kế toán biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng25
2.1.1.1 Kế toán chi tiết biến động tăng giảm tài sản cố định hữu hình.25
2.1.1.2. Kế toán chi tiết giảm tài sản cố định hữu hình.37
2.1.1.3 Qui trình ghi sổkế toán chi tiết tăng giảm tài sản cố định hữu hình44
2.1.2. Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng47
2.1.2.1. Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định hữu hình47
2.1.2.2. Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình48
2.2. Thực trạng kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng50
2.2.1. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.50
2.2.2 Qui trình hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình52
2.2.3 Qui trinh ghi sổ kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng54
2.3. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình.55
2.3.1. Trường hợp sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình55
2.3.1.1. Tài khoản sử dụng:56
2.3.1.2. Phương pháp hạch toán:56
2.3.2.2. Qui trình ghi sổ:56
2.3.3. Sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình.56
2.3.3.1. Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này như sau:56
2.3.3.2. Qui trình luân chuyển chứng từ như sau:57
2.3.3.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG63
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.63
3.1.1. Ưu điểm63
3.1.1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty63
3.1.1.2. Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình.64
3.1.2. Nhược điểm66
3.1.2.1. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.66
3.1.2.2. Những nhược điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.66
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.68
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại công ty68
3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.69
3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.70
3.2.4 Điều kiện thực hiện73
KẾT LUẬN75
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Nhà máy cao su Sao Vàng tiền thân là xưởng đắp vá săm lốp ô tô thành lập ngày 7/10/1956 tại số 2 Đặng Thái Thân, Hà Nội. Đến đầu năm 1960, xưởng được sáp nhập với nhà máy cao su Sao Vàng và trở thành công ty cao su Sao Vàng Hà Nội.
Ngày 27 tháng 8 năm 1992, theo quyết định số 645/ CNNg của Bộ Công nghiệp nặng ( năm 2007 được sáp nhập với Bộ Thương Mại, gọi tên là bộ Công Thương) nhà máy được đổi tên thành “ Công ty Cao su Sao Vàng”.
Thực hiện chủ trưởng của Đảng và Nhà nước, cũng như của tổng công ty hóa chất Việt Nam trong việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, ngày 24 tháng 10 năm 2005, công ty cao su Sao Vàng được cổ phần hóa theo quyết định số 3500/ QĐ- BCN của Bộ Công Nghiệp. Từ đó đến nay, công ty hoạt động với tên giao dịch là “Công ty cổ phần cao su Sao Vàng” số vốn điều lệ ban đầu là 49.048.000.000 đồng, với 2 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, hiện vốn điều lệ của công ty đạt 108.000.000.000 đồng.
Hiện nay, ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cao su, công ty còn hoạt động thêm trong một số lĩnh vực như :
-Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị hóa chất phục vụ cho ngành công nghiệp sao su
-Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su,
-Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi,
-Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế
-Mua bán hàng kính mắt thời trang, thiết bị quang học,
-Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình….
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Với bề dày gần 50 năm thành lập và phát triển, công ty cao su Sao Vàng hiện đang là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ cao su trong cả nước. Mặc dù, công ty hiện đang kinh doanh khá nhiều ngành nghề, tuy nhiên sản phẩm kinh doanh chính vẫn là các sản phẩm từ cao su. Nhằm làm rõ những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý tài sản cố định, ta sẽ lần lượt làm rõ những vấn đề sau:
1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Trong suốt 50 năm qua, công ty đã nổi tiếng khắp miền Bắc với sản phẩm săm lốp xe đạp. Từ cụ già cho đến các em nhỏ đều biết đến sản phẩm này của công ty. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới kinh tế của đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập, ngày nay các sản phẩm của công ty chủ yếu như sau:
Săm lốp các loại :
Hiện nay, ngoài săm lốp xe đạp. công ty còn sản xuất thêm săm lốp xe máy, ô tô. Công ty cũng là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sản xuất thành công lốp máy bay. Sản phẩm của công ty có rất nhiều ưu điểm, chịu được nhiệt độ cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam và cũng dễ sửa chữa khi hỏng hóc. Đặc biệt, giá cả mà công ty đưa ra cũng rất hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người dân
Băng tải :
Ngoài săm lốp thì băng tải cũng là một sản phẩm đang được công ty chú trọng sản xuất. Hiện nay, sản phẩm này đang được sử dung rất rộng rãi trong các công ty sản xuất, lắp ráp, hay khai thác khoáng sản.
Cao su kỹ thuật :
Đây cũng là một thế mạnh mà công ty đang cố gắng khai thác. Hiện tại, cao su kỹ thuật là những chi tiết máy, rất nhỏ nhưng đòi hỏi độ tinh vi và chính xác cao. Do đó, giá thành vì thế cũng ko rẻ và không được bán phổ biến cho người sử dụng cuối cùng. Khách hàng chính của dòng sản phẩm này chính là các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất lắp ráp. Đây cũng được coi là một bộ phận khách hàng khá ổn định mà công ty cần tập trung khai thác
92 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 2
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng 2
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 3
1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm 3
1.1.2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu 3
1.1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ 4
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 6
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 6
1.2.2 Đặc điểm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 13
1.3. Đặc điểm tài sản cố định và đặc điểm tổ chức quản lý tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 13
1.3.1. Đặc điểm tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 13
1.3.2. Đặc điểm quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 14
1.3.3. Chính sách quản lý tài sản cố định 17
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 18
1.4.1. Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 18
1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 21
1.4.2.1. Bộ phận kế toán tài sản cố định 21
1.4.2.2. Về công tác vận dụng chế độ kế toán trong kế toán tài sản cố định 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG. 25
2.1. Thực trạng kế toán biến động tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 25
2.1.1. Kế toán biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 25
2.1.1.1 Kế toán chi tiết biến động tăng giảm tài sản cố định hữu hình. 25
2.1.1.2. Kế toán chi tiết giảm tài sản cố định hữu hình. 37
2.1.1.3 Qui trình ghi sổkế toán chi tiết tăng giảm tài sản cố định hữu hình 44
2.1.2. Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 47
2.1.2.1. Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định hữu hình 47
2.1.2.2. Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình 48
2.2. Thực trạng kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 50
2.2.1. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 50
2.2.2 Qui trình hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình 52
2.2.3 Qui trinh ghi sổ kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 54
2.3. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình. 55
2.3.1. Trường hợp sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình 55
2.3.1.1. Tài khoản sử dụng: 56
2.3.1.2. Phương pháp hạch toán: 56
2.3.2.2. Qui trình ghi sổ: 56
2.3.3. Sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình. 56
2.3.3.1. Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này như sau: 56
2.3.3.2. Qui trình luân chuyển chứng từ như sau: 57
2.3.3.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 63
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 63
3.1.1. Ưu điểm 63
3.1.1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty 63
3.1.1.2. Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình. 64
3.1.2. Nhược điểm 66
3.1.2.1. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 66
3.1.2.2. Những nhược điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 66
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 68
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại công ty 68
3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 69
3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 70
3.2.4 Điều kiện thực hiện 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Số TT
Từ viết tắt
Nội dung
1
XDCB
Xây dựng cơ bản
2
KTCN
Kỹ thuật cơ năng
3
TSCDHH
Tài sản cố định hữu hình
4
GTGT
Giá trị gia tăng
5
HDTL
Hội đồng thanh lý
6
BKS
Biển kiểm soát
DANH MỤC BIỂU
Biểu số 2.1: Hợp đồng kinh tế 26
Biểu số 2.2: Biên bản bàn giao nghiệm thu 30
Biểu số 2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng 31
Biểu số 2.4 : Biên bản thanh lý hợp đồng 32
Biểu số 2.5: Biên bản nghiệm thu 34
Biểu số 2.6: Biên bản quyết toán và thanh lý hợp đồng 35
Biểu số 2.7: Hóa đơn 36
Biểu số 2.8: Biên bản đề nghị thanh lý TSCĐ 39
Biểu số 2.9: Biên bản đánh giá và đề nghị thanh lý 40
Biểu số 2.10: Quyết định thanh lý 41
Biểu số 2.11: Phiếu thu 42
Biểu số 2.12: Biên bản họp hội đồng thanh lý và nhượng bán TSCĐ năm 2009 42
Biểu số 2.13: Biên bản bàn giao thiết bị 59
Biểu số 2.14: Quyết toán chi phí sửa chữa lớn 60
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Các dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng 4
Bảng 1.2 : Các mã tài sản cố định hữu hình tại Công ty 14
Bảng 1.3: Bảng phân loại tài sản cố định hữu hình theo hình thái biểu hiện 17
Bảng 1.4: Phân loại tài sản cố định hữu hình theo bộ phận sử dụng : 17
Bảng 1.5: Thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong công ty 23
Bảng 3.1: Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành 69
Bảng 3.2: Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng 70
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm 5
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần cao su Sao Vàng 7
Hình 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 19
Hình 1.4 : Qui trình ghi sổ kế toán tài sản cố định theo hình thức Nhật ký chứng từ 23
Hình 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐHH do mua sắm. 25
Hình 2.2: Qui trình luân chuyển chừng từ trường hợp tăng do XDCB hoàn thành bàn giao 33
Hình 2.3: Qui trình luân chuyển chừng từ giảm tài sản cố định hữu hình do thanh lý. 38
LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng là một trong những tư liệu sản xuất giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là những tài sản có giá trị lớn, gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian dài. Do vậy, việc quản lý tài sản cố định là một yêu cầu hết sức cần thiết, bất cứ công ty nào cũng quan tâm hàng đầu. Một quyết định đầu tư sai lầm, có thể gây thiệt hàng hàng chục triệu, có khi là hàng trăm triệu đồng. Đây thật sự là một sự lãng phí rất lớn.
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng là một công ty lớn, với bề dày hoạt động hơn 50 năm, chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp từ cao su. Tài sản cố định của công ty cũng vì thế mà khá nhiều và thường có giá trị lớn. Việc quản lý tốt tài sản cố định càng trở thành một yêu cầu cấp thiêt. Làm thế nào để việc trang bị tài sản cố định là đúng nơi, đúng chỗ, đúng nhu cầu và phát huy giá trị sử dụng cao nhất.
Qua xem xét bảng cân đối kế toán của công ty, nhận thấy rằng giá trị tài sản cố định hữu hình trong công ty hiện tại là khá lớn, chiếm tới gần 50% giá trị tổng tài sản, tuy nhiên, qui mô và cơ cấu nguồn vốn lại chiếm chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Vậy điều này liệu có hợp lý hay ko? Thêm vào đó, hiện tại kế toán tài sản cố định tại công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, như vấn đề phân loại tài sản cố định còn chưa đồng bộ, vấn đề mã hóa tài sản cố định chưa rõ ràng, sổ sách theo dõi kế toán tài sản cố định còn có phần chưa thống nhất
Với những định hướng như vậy, được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Minh Phương, và các anh chị trong công ty nhiệt tình giúp đỡ, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài :
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Nội dung đề tài gồm có 3 phần như sau
Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Nhà máy cao su Sao Vàng tiền thân là xưởng đắp vá săm lốp ô tô thành lập ngày 7/10/1956 tại số 2 Đặng Thái Thân, Hà Nội. Đến đầu năm 1960, xưởng được sáp nhập với nhà máy cao su Sao Vàng và trở thành công ty cao su Sao Vàng Hà Nội.
Ngày 27 tháng 8 năm 1992, theo quyết định số 645/ CNNg của Bộ Công nghiệp nặng ( năm 2007 được sáp nhập với Bộ Thương Mại, gọi tên là bộ Công Thương) nhà máy được đổi tên thành “ Công ty Cao su Sao Vàng”.
Thực hiện chủ trưởng của Đảng và Nhà nước, cũng như của tổng công ty hóa chất Việt Nam trong việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, ngày 24 tháng 10 năm 2005, công ty cao su Sao Vàng được cổ phần hóa theo quyết định số 3500/ QĐ- BCN của Bộ Công Nghiệp. Từ đó đến nay, công ty hoạt động với tên giao dịch là “Công ty cổ phần cao su Sao Vàng” số vốn điều lệ ban đầu là 49.048.000.000 đồng, với 2 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, hiện vốn điều lệ của công ty đạt 108.000.000.000 đồng.
Hiện nay, ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cao su, công ty còn hoạt động thêm trong một số lĩnh vực như :
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị hóa chất phục vụ cho ngành công nghiệp sao su
Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su,
Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi,
Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế
Mua bán hàng kính mắt thời trang, thiết bị quang học,
Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình….
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Với bề dày gần 50 năm thành lập và phát triển, công ty cao su Sao Vàng hiện đang là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ cao su trong cả nước. Mặc dù, công ty hiện đang kinh doanh khá nhiều ngành nghề, tuy nhiên sản phẩm kinh doanh chính vẫn là các sản phẩm từ cao su. Nhằm làm rõ những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý tài sản cố định, ta sẽ lần lượt làm rõ những vấn đề sau:
1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Trong suốt 50 năm qua, công ty đã nổi tiếng khắp miền Bắc với sản phẩm săm lốp xe đạp. Từ cụ già cho đến các em nhỏ đều biết đến sản phẩm này của công ty. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới kinh tế của đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập, ngày nay các sản phẩm của công ty chủ yếu như sau:
Săm lốp các loại :
Hiện nay, ngoài săm lốp xe đạp. công ty còn sản xuất thêm săm lốp xe máy, ô tô. Công ty cũng là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sản xuất thành công lốp máy bay. Sản phẩm của công ty có rất nhiều ưu điểm, chịu được nhiệt độ cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam và cũng dễ sửa chữa khi hỏng hóc. Đặc biệt, giá cả mà công ty đưa ra cũng rất hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người dân
Băng tải :
Ngoài săm lốp thì băng tải cũng là một sản phẩm đang được công ty chú trọng sản xuất. Hiện nay, sản phẩm này đang được sử dung rất rộng rãi trong các công ty sản xuất, lắp ráp, hay khai thác khoáng sản.
Cao su kỹ thuật :
Đây cũng là một thế mạnh mà công ty đang cố gắng khai thác. Hiện tại, cao su kỹ thuật là những chi tiết máy, rất nhỏ nhưng đòi hỏi độ tinh vi và chính xác cao. Do đó, giá thành vì thế cũng ko rẻ và không được bán phổ biến cho người sử dụng cuối cùng. Khách hàng chính của dòng sản phẩm này chính là các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất lắp ráp. Đây cũng được coi là một bộ phận khách hàng khá ổn định mà công ty cần tập trung khai thác
1.1.2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Với đặc điểm của sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm từ cao su, do đó nguyên vật liệu chính mà công ty thường xuyên sử dụng là cao su. Cao su có thể có 2 dạng: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, trong đó, cao su tổng hợp thường phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, công ty thường xuyên phải sử dụng hóa chất xúc tác như: paraphin, nhựa thông, dầu flexon 112, oxit kẽm, aralur 654…Ngoài cao su tổng hợp, công ty còn phải nhập khẩu các nguyên vật liệu khác như: vải mành, chất phòng lão hóa cao su, thép tanh, van ô tô, xe máy...
1.1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ
Đặc điểm về máy móc thiết bị
Trước đây, các máy móc thiết bị mà công ty sử dụng chủ yếu là do Trung Quốc tài trợ, do đó, chất lượng và trình độ khoa học công nghệ khá lạc hậu. Tuy nhiên, kể từ năm 2006, khi công ty được cổ phần hóa, vấn đề đầu tư máy móc thiết bị được đầu tư một cách đồng bộ hơn và hiện đại hơn. Hiện tại các máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng chủ yếu là các máy móc chuyên dùng trong sản xuất sản phẩm từ cao su như máy ép, máy tráng cán , các dây chuyền sản xuất săm lốp, băng tải, xe nâng, các phương tiện vận tải…Nhìn chung, trình độ công nghệ của công ty đang được đầu tư đổi mới khá đồng bộ. Sau đây là một vài dây chuyền công nghệ công ty đang sử dụng:
Bảng 1.1 : Các dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng
Số TT
Tên dây chuyền sản xuất
Công suất thiết kế
1
Săm lốp ô tô
500.000 bộ/năm
2
Lốp xe máy
1.200.000 chiếc/năm
3
Săm xe máy
7.000.0000 chiếc/năm
4
Lốp xe đạp
8.000.000 chiếc/năm
5
Săm xe đạp
10.000.000 chiếc/năm
6
Cao su kỹ thuật
1.000 tấn sản phẩm/năm
Nguồn: Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng
Đặc điểm về dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm mà công ty sản xuất là những sản phẩm mang tính đặc thù. Các sản phẩm này đều có một sự độc lập tương đối với nhau. Do đó, quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất liên tục khép kín, qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ ngắn. Do đó việc sản xuất một loại sản phẩm được thực hiện khép kín trong một phân xưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sắp xếp cũng như bố trí lao động phù hợp, đồng thời cũng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn của công ty.
Mặc dù sản phẩm của công ty rất đa dạng, nhưng các sản phầm có sự liên quan lẫn nhau, độc lập lẫn nhau. Do đó, mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất một hay một số loại sản phẩm và các loại sản phẩm này đều được sản xuất từ cao su. Vì vậy quy trình công nghệ chung tương đối giống nhau. Sau đây là sơ đồ nguyên tắc về quy trình công nghệ chung cho hầu hết các loại sản phẩm của công ty. Tùy vào đặc điểm của từng sản phẩm mà qui trình công nghệ có thể được rút ngắn hoặc thêm vào một số bước nhất định
Hình 1.1: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ của công ty có thể được tóm tắt như sau:
Khâu chuẩn bị nguyên liệu: Cao su được cắt thành miếng 20 kg và đưa vào sơ luyện cùng các chất làm mềm như: stearic, farafin cùng các chất độn như: thanh đen, ZnO,…. Hóa chất qua sàng sấy và cân định lượng căn cứ vào đơn pha chế xác định thành phẩm và định lượng phù hợp.
Khâu luyện: Gồm hai quá trình sơ luyện và hỗn luyện. Cao su sơ luyện và hóa chất đã được cân định lượng đưa vào máy luyện (có thể là máy luyện kín hoặc hở) để thực hiện quá trình hỗn luyện. Đây là quá trình trộn lẫn và hòa tan các hoá chất vào cao su để đảm bảo tính cơ lý của sản phẩm. Cao su hỗn luyện được đưa vào nhiệt luyện sau đó được cán đều để tăng độ đồng nhất và độ dẻo của hỗn hợp cao su theo yêu cầu kỹ thuật của cả giai đoạn tiếp theo.
Ép bóc tanh và thành hình tanh: Dây thép làm tanh được ép bọc cao su và cuốn thành vòng theo quy định để đảm bảo độ kết dính phục vụ cho giai đoạn công nghệ sau.
Cán tráng thành hình ống vải: Vải được cán cao su lên hai mặt sau đó đưa lên máy cắt theo các cỡ quy định.
Hình thành sản phẩm: Là bước lắp ráp hoàn chỉnh các kết cấu của sản phẩm.
Lưu hóa: Đây là giai đoạn có tác dụng chuyển trạng thái cao su từ mạch thẳng sang mạch không giãn tạo ra tính chất cơ lý đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm như chịu mài mòn, va đập, đàn hồi…nhờ tác dụng của lưu huỳnh và chất phụ gia với mạch cao su ở nhiệt độ và áp suất thích hợp.
Trên đây là quy trình chung cho tất cả cấc loại sản phẩm, khi đưa vào sản xuất sản phẩm cụ thể có thể thêm hay bớt một vài giai đoạn phụ.
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Xuất phát từ đặc điểm qui trình công nghệ khép kín trong một phân xưởng, nên việc tổ chức quản lý của công ty cũng có những đặc điểm riêng. Các bộ phận phòng ban giúp việc cho ban giám đốc được đặt tại trụ sở chính : như phòng tổ chức nhân sự, phòng tài chính kế toán…Ngoài ra, công ty còn tổ chức thành các xí nghiệp trực thuộc, các chi nhánh tiêu thụ tại miền trung và miền nam. Mặc dù cơ cấu tổ chức này có hơi cồng kềnh. Tuy nhiên, lại là một cơ cấu hợp lý trong điều kiện sản xuất của công ty. Để cụ thể, ta sẽ đi xem xét sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý như sau:
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Theo sơ đồ trên, hiện nay công ty đang hoạt động theo luật doanh nghiệp ban hành năm 2005. Do đó, mô hình hoạt động của công ty được tổ chức theo điều lệ của công ty cổ phần. Gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định và có trách nhiệm thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty đồng thời quyết định phân bổ ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và các vấn đề khác của Công ty.
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm và có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra.
Ban tổng giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng gồm có 04 thành viên, trong đó có 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của Pháp luật và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm, bằng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
Ngoài trụ sở chính được đặt tại địa chỉ 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội, công ty còn tổ chức một số chi nhánh và đơn vị trực thuộc như sau:
Xí nghiệp cao su số 1;
Xí nghiệp cao su số 1 là đơn vị sản xuất của công ty cổ phần cao su sao vàng tại hà nội, hạch toán kinh tế nội bộ và không có tư cách pháp nhân. Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần cao su sao vàng, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của công ty. Xí nghiệp cao su số 1 có trách nhiệm sản xuất các mặt hàng như: săm, lốp xe máy, săm ô tô, săm máy bay các loại
Xí