Hệthống kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu
dùng. Nó nhưhuyết mạch của một cơthểsống, nếu thiếu hệthống kênh phân
phối thì doanh nghiệp khó có thểtồng tại và phát triển. Việc xây dựng và
hoàn thiên hệthống kênh phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được
lợi thếcanh tranh dài hạn trên thịtrường. Vì vậy việc tổchức và quản lý hẹ
thống kênh phân phối hiệu quảlà cấn đềcấp bách đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam đặc biệt trong xu thếhội nhập khi các đối thủcạnh tranh
đang mạnh lên từng ngày và không chỉcác đối thủtrong nước mà còn là các
doanh nghiệp mạnh của nước ngoài. CTCP Bánh kẹo Hải Châu cũng không
phải là ngoại lệ.
Chuyên đề“Hoàn thiện quản lý và tổchức hệthống kênh phân phối
của CTCP Bánh kẹo Hải Châu” phân tích, đánh giá hiện trạng và các đặc
điểm cơbản của hệthống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu
trong một sốnăm gần đây, từ đó phát hiện những mâu thuẫn, những điều còn
bất hợp lý, điểm mạnh, điểm yếu kém của hệthống kênh phân phối của Công
ty. Trên cơsởlý luận và thực tế, chuyên đề đềxuất một sốquan điểm, nguyên
tắc, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổchức và quản lý kênh phân phối
CTCP Bánh kẹo Hải Châu.
62 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện quản lý và tổ chức hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện quản lý và tổ chức hệ
thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu”
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu
dùng. Nó như huyết mạch của một cơ thể sống, nếu thiếu hệ thống kênh phân
phối thì doanh nghiệp khó có thể tồng tại và phát triển. Việc xây dựng và
hoàn thiên hệ thống kênh phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được
lợi thế canh tranh dài hạn trên thị trường. Vì vậy việc tổ chức và quản lý hẹ
thống kênh phân phối hiệu quả là cấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam đặc biệt trong xu thế hội nhập khi các đối thủ cạnh tranh
đang mạnh lên từng ngày và không chỉ các đối thủ trong nước mà còn là các
doanh nghiệp mạnh của nước ngoài. CTCP Bánh kẹo Hải Châu cũng không
phải là ngoại lệ.
Chuyên đề “Hoàn thiện quản lý và tổ chức hệ thống kênh phân phối
của CTCP Bánh kẹo Hải Châu” phân tích, đánh giá hiện trạng và các đặc
điểm cơ bản của hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu
trong một số năm gần đây, từ đó phát hiện những mâu thuẫn, những điều còn
bất hợp lý, điểm mạnh, điểm yếu kém của hệ thống kênh phân phối của Công
ty. Trên cơ sở lý luận và thực tế, chuyên đề đề xuất một số quan điểm, nguyên
tắc, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý kênh phân phối
CTCP Bánh kẹo Hải Châu.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hệ thống kênh phân phối của
CTCP Bánh kẹo Hải Châu trong một số năm gần đây. Chuyên đề cũng khảo
sát hệ thống kênh phân phối của một số công ty bánh kẹo đang hoạt động trên
thị trường để so sánh đánh giá mức độ hợp lý, điểm mạnh, điểm yếu của Công
ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau
như phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu do Công ty cung cấp
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
2
và thông qua đó quan sát thực tế thị trường; phương pháp thống kê; khái quát
hoá; hệ thống hoá; phương pháp so sánh và dự báo trong nghiên cứu.
Chuyên đề được thực hiện với mong muốn phát hiện đặc điểm, đánh
giá thực trạng tổ chức, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân cần khắc phục trong
tổ chức và quản lý kênh phân phối; đề xuất những quan điểm nguyên tắc và
giải pháp đồng bộ có cơ sở khoa học và tính khả thi cho công tác tổ chức và
quản lý kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu.
Chuyên đề được kết cấu thành ba chương không kể mở đầu, kết luận,
danh mục tham khảo:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về CTCP Bánh kẹo Hải Châu.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân
phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu trên thị trường trong nước.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối
của CTCP Bánh kẹo Hải Châu ở thị trường trong nước.
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CTCP BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.1. Tổng quan về CTCP Bánh kẹo Hải Châu
CTCP Bánh kẹo Hải Châu (trước đây là nhà máy Bánh kẹo Hải Châu)
là một Công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty Mía đường I - Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Tên công ty: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
Tên tiếng Anh: Hai Chau confectionery joint – stock Company.
Tên giao dịch quốc tế: Hai Chau confectionery joint – stock Company.
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
Tên viết tắt: HACHACO.JSC.
Ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh của công ty được xác
định là: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, sản xuất kinh doanh
bột gia vị các loại, kinh doanh mì ăn liền, các sản phẩm nước uống có cồn và
không có cồn, kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì của ngành công nghiệp
thực phẩm, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh
doanh (theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/11/1994) như: Vật tư, nguyên
liệu của ngành bột mì, sữa, mì chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên
doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty chỉ còn sản xuất và kinh doanh
những mặt hàng được thị trường chấp nhận bao gồm: Các sản phẩm bánh kẹo,
bột gia vị các loại.
Địa chỉ: 15 Mạc Thị Bưởi – Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà
Nội.
Điện thoại: 04.8621664 Fax: 04 862520
Website: http:// www.haichau.com.vn
Email: pkhvt@fpt.com
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
4
Tài khoản ngân hàng: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển – Hà
Nội
Mã số thuế: 01.001141184-1
Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2
Trong đó:
- Nhà Xưởng: 23.000m2
- Văn phòng: 3.000m2
- Kho bãi: 5.000m2
- Phục vụ công cộng: 2.400m2
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Bánh kẹo Hải Châu
Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu khởi đầu bằng sự kiện ngày 16/11/1964,
Bộ trưởng công nghiệp nhẹ ra quyết định số 35/HĐBT… tách ban kiến thiết
cơ bản ra khỏi Nhà Máy Miến Hoàng Mai, thành lập ban kiến thiết và chuẩn
bị sản xuất. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc từ Thượng
Hải và Quảng Đông sang, Bộ phận kiến thiết và chuẩn bị sản xuất khẩn
trương vừa xây dựng vừa lắp đặt thiết bị cho một phân xưởng mì sợi.
Tháng 3 năm 1965, ngay sau đợt đầu tiên nhà máy đã tuyển 116 công
nhân cho phân xưởng mì, 95 công nhân cho phân xưởng kẹo. Đồng thời cử 17
cán bộ sang Trung Quốc học quy trình sản xuất mì, bánh kẹo, chế biến thực
phẩm.
Ngày 2-9-1965, xưởng kẹo đã có sản phẩm xuất xưởng bán ra thị
trường. Cùng ngày vẻ vang của cả nước (2/9) Bộ công nghiệp nhẹ thay mặt
Nhà nước cắt băng khánh thành Nhà máy Hải Châu. Nhà máy có trụ sở và
mặt bằng sản xuất đặt tại đường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
với tổng diện tích là 50.000 m2.
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
5
1.2.1. Thời kỳ đầu thành lập (giai đoạn 1965 – 1975)
- Vốn đầu tư: Do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên Công
ty không còn lưu giữ một số liệu vốn đầu tư ban đầu.
- Năng lực sản xuất gồm:
Phân xưởng sản xuất mì sợi: Một dâu chuyền sản xuất mì thanh
(mì trắng) bán cơ giới, năng suất 1-1,2 tấn/ca sau nâng lên 1 tấn/ca.
Sản phẩm chính: Mì sợi lương tực, mì thanh, mì hoa.
Phân xưởng bánh: gồm 1 dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5
tấn/ca.
Sản phẩm chính: Bánh quy (Hương thảo, quy dứa, quy bơ, quít)
Bánh lương khô ( phục vụ quốc phòng)
Phân xưởng kẹo: Gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi
dây chuyền 1,5 tấn/ca.
Sản phẩm chính: Kẹo cứng, kẹo mềm (Chanh, cam, cà phê)
Số lượng cán bộ côn nhân viên bình quân: 850 người/năm.
Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1972) nên
một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị bị hư hỏng nặng. Công ty được bộ
tách phân xưởng kẹo sang nhà maý Miến Hà Nội thảnh lập nhà máy Hải Hà
(nay là công ty Bánh kẹo Hải Hà - Bộ công nghiệp nhẹ).
1.2.2. Thời kỳ 1976 – 1985
Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục được những thiệt hại sau chiến
tranh và đi vào hoạt động bình thường.
Năm 1976, Bộ công nghiệp nhẹ thực phẩm cho nhà máy sát nhập với
nhà máy sữa đậu nành Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng sấy phun.
Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng:
- Sữa đậu nành: Công suất 2,4 – 2,5 tấn/ca.
- Bột canh: Công suất 3,4 – 4 tấn/ca.
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
6
Năm 1978, Bộ công nghiệp thực phẩm cho điều dộng 4 dây chuyền mì
ăn liền từ Công ty Sam Hoa (TP. Hồ Chí Minh) thành lập phân xưởng mì ăn
liền.
Công suất 1 dây chuyền: 2,5 tấn/ca.
Do nhu cầu thị trường và tình trạng thiết bị, công ty đã thanh lý 2 dây
chuyền. Hiện tại, công ty đã nâng cấp và đưa vào hoạt động một dây chuyền.
Năm 1982, do khó khăn về bột mì và Nhà nước bỏ chế độ độn mì sợi
thay thế lương thực, Công ty được Bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt
động phân xưởng mì lương thực.
Công ty đã tận dụng được mặt bằng và lao động đồng thời đầu tư 12 lò
sản xuất bánh kem xốp công nhân suất 240 kg/ca. Đây là sản phẩm đầu tiên
của phía Bắc.
Số cán bộ công nhân viên bình quân 1.250 người/năm.
1.2.3. Thời kỳ 1986 – 1991
Năm 1989 – 1990 tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun công
ty lắp đặt dây chuyền sản xuất Bia công suất 2000lít/ngày. Dây chuyền này do
nhà máy tự lắp đặt, thiết bị không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, thuế suất đối
với mặt hàng này rất cao nên hiệu quả kinh tế thấp, cho nên đến năm 1996 thì
nhà máy ngừng sản xuất mặt hàng này.
Năm 1990 – 1991 Công ty lắp ráp thêm 1 dây chuyền sản xuất bánh
quy Đài Loan nướng bánh bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ. Với giá trị 4 tỷ
đồng. Mua thiết bị bao gói Nam Triều Tiên 500 triệu đồng.
Công suất của dây chuyền là 2,5 – 2,8 tấn/ca
Số cán bộ công nhân viên bình quân 950 người/năm.
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
7
1.2.4. Thời kỳ 1992 đến nay
Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàn truyền thống ( bánh,
kẹo) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất
lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Năm 1993, Công ty mua thêm 1 dây chuyền sản xuất bánh kem
xốp của CHLB Đức công suất một tấn/ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh
hiện đại nhất Việt Nam, tiên tiến nhất Đông Nam Á, lúc này vố công ty có
khoảng 10 tỉ VNĐ. Đây là một bước ngoặt mới, lần đầu tiên ở Việt Nam có
loại bánh với công nghệ cao, sản xuất trong nước và khởi đầu cạnh tranh
thắng lợi trước một số nước về chủng loại này.
- Năm 1994, Công ty mua thêm 1 dây chuyền phủ Socola cho các
sản phẩm bánh của CHLB Đức công suất 500 kg/ca nhưng phủ socola là 700
kg/ca.
Ngày 29/9/1994, để phù hợp với chức năng nhiệm và nhiệm vụ kinh
doanh trong giai đoạn mới, nhà máy có quyết định đổi tên thành Công ty
Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty
Mía đường I thuộc Bộ công nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn).
- Năm 1995 nâng lên một bước, công ty đầu tư tiếp dây chuyền
phủ Socola bánh kem xốp cũng của CHLB Đức, trị giá 3,5 tỉ đồng. Nam 1995
là năm đạt thắng lợi trong sản xuất kinh doanh bằng đổi mới công nghệ bánh
kẹo và loại bỏ các dây chuyền sản xuất mì ăn liền cũ, đưa tổng doanh thu từ
14 trỉ đồng năm 1991 lên 52 tỉ đồng năm 1995 và thu nhập của người lao
động cũng tăng 4 lần so với năm 1991. Được sự tài trợ của Oxtralia – trong
chương trình phòng chống bướu cổ - Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã đầu tư
dây chuyền công nghệ sản xuất bột canh Iôt với công suất 3 – 4 tấn/ca.
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
8
- Năm 1996, Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một công ty liên
doanh sản xuất Socola, sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu (70%). Đông thời
công ty đã mua và lắp đăt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức.
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất 2.400 kg/ca.
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 3.000 kg/ca.
Giá trị tài sản tăng khoảng 24 tỉ VNĐ.
- Năm 1998, Công ty đầu tư và mở rộng dây chuyền sản xuất bánh
kem xốp với công xuất thiết kế 1,6 tấn/ca và một dây chuyền sản xuất Socola
công suất thiết kế 2,2 tấn/ca.
Số cán bộ công nhân viên trung bình của thời kỳ này là 1010 người.
Từ ngày 03 tháng 2 năm 2005, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã chính
thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định
số 3635/QĐ – BNN – TCCB ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng NN
& PTNT về việc chuyển Công ty Bánh kẹo Hải Châu sang Công ty cổ phần
Bánh kẹo Hải Châu. Giá trị vốn thực hiện là 142 tỉ đồng 279.768.382 đồng.
Trong đó, giá trị thực tế phần vốn góp của Nhà nước tại công ty là 32 tỉ
225.359.774 đồng. Lao động của Công ty tại thời điểm cổ phần hoá có 1.069
người, trong đó chuyển sang làm việc ở Công ty cổ phần là 852 người, số còn
lại 217 người được giải quyết theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Vốn
điều lệ của CTCP Bánh kẹo Hải Châu là 30 tỉ đồng, tổng số vốn này được
chia thành 300.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần 100.000 đồng. Nhà nước
giữ 58%, người lao động trong công ty giữ 38,70% và cổ phần bán cho các
đối tượng bên ngoài công ty 3,3% vốn điều lệ. CTCP Bánh kẹo Hải Châu
chính thức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được
mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động
theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần.
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
9
1.3. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của CTCP Hải Châu
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của Công ty được Công ty chia làm 6 nhóm chính: Bánh
quy, bánh kem xốp, bánh mềm, lương khô, kẹo các loại, bột canh. Chúng có
một số đặc điểm sau:
- Sản phẩm bánh kẹo thuộc vào nhóm đồ ăn nhẹ, có giá trị đơn vị của
sản phẩm nói chung là nhỏ, và là sản phẩm được phân phối rộng khắp cả
nước. Chính đặc tính cầu về sản phẩm này quyết định đến tốc độ và khả năng
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Bánh kẹo là sản phẩm được chế biến từ nhiều nguyên vật liệu dễ bị vị
sinh vật phá huỷ nên bánh kẹo có thời gian bảo quản ngắn yêu cầu vệ sinh
nghiệp cao. Đặc điểm này ảnh hưởng đến các quyết định về phương thức bảo
quản, vận chuyển, cách thức tổ chức hệ thống kênh phân phối.
- Thời gian sản xuát bánh kẹo ngắn, thường chỉ 3 – 4 giờ nên không có
sản phẩm dở dang. Công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì sản phẩm tạo ra
càng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tỷ lệ phế phẩm nhỏ.
- Việc tiêu thụ bánh kẹo mang tính chất thời vụ. Mặt khác, sản phẩm
này có chu kỳ sống ngắn và chủng loại có thể thay thế nhau, do đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải không ngừng phát triển sản phẩm mới.
Bánh quy của Công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau: Bánh quy Hải
Châu, Hương thảo, Hướng dương, bánh quy sữa, bánh quy hoa quả, bánh quy
Marie…
Bánh kem xốp là loại bánh cao cấp đang được người tiêu dùng ưa
chuộng. Sản phẩm bánh kem xốp của Công ty gồm 6 loại: Lương khô ca cao,
lương khô đậu xanh, lương khô dinh dưỡng, lương khô tổng hợp, lương khô
702 và lương khô 307.
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
10
Kẹo gồm có kẹo cứng, kẹo mềm với nhiều hương vị đặc sắc (cam, táo,
dâu, nho, ổi…) và kẹo Sôcôla có nhân phục vụ người có thu nhập cao.\
Công ty sản xuất 2 loại bột canh là bột canh thường và bột canh iốt có
các hương vị khác nhau như tôm, gà…
Sản phẩm của CTCP Bánh kẹo Hải Châu chủ yếu dành cho đối tượng
có thu nhập thấp và trung bình.
1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty
Quy trình công nghệ của CTCP Bánh kẹo Hải Châu giống như nhiều
doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, đó là sản xuất theo quy trình sản xuất
giản đơn. Công ty có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quy trình
sản xuất riêng biệt và cho ra những sản phẩm khác nhau, trên cùng một dâu
chuyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một dây
chuyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủng
loại. Trong từng phân xưởng, việc sản xuất được tổ chức khép kín, riêng biệt
và sản xuất là sản xuất hàng loạt, chu kì sản xuất rất ngắn, hầu như không có
sản phẩm dở dang, sản lượng ổn định. Sau khi sản phẩm của phân xưởng sản
xuất hoàn thành, bộ phận KCS sẽ kiểm tra để xác nhận chất lượng của sản
phẩm.
1.3.3. Đặc điểm về lao động
Như vậy ta có thể thấy:
Lao động gián tiếp: 150 ngưởi chiếm 22,7% số lao động của Công ty.
Có nhiều phòng có 100% số nhân viên có trình độ đại học. Tỷ lệ lao động
gián tiếp của Công ty là tương đối cao, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của
Công ty do đội giá thành lên cao. Do đó, Công ty cần tinh giảm hơn nữa đội
ngũ lao động cho phù hợp, đảm bảo cơ cấu lao động hợp lý góp phần tiết
kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh
về giá.
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
11
Bảng 1: Tình hình tổ chức Bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực năm
2005
Trình độ
Tt Các phòng ban Số lượng
Tỉ
trọng
(%) Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp Khác
I) Lao động gián tiếp 150 22,7 103 2 13 42
1 HĐQT và BGĐ 6 6
2 Phòng tổ chức 4 4
3 Phòng kỹ thuật 14 14
4 Phòng TC - KT 9 9
5 Phòng kế hoạch vật tư 10 8 2
6 Phòng KD – TT 32 18 14
7 Phòng HC – BV 38 8 1 4 24
8 Chi nhánh Hà Nội 31 25 3 3
9 CHi nhánh Tp HCM 7 5 1 1
10 CHi nhánh Đà Nẵng 5 5
11 Phòng ĐT - XDCB 1 1
II) Lao động trực tiếp 610 67,3 26 20 39 426
1 Xn bánh quy–kem xốp 185 9 4 12 160
2 Xn bánh cao cấp 110 4 16 16 76
3 Xn kẹo 48 6 2 3 37
4 Xn gia vị TP 167 8 8 162
TỔNG 660 128 22 52 468
(nguồn phòng tổ chức)
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
12
Lao động trực tiếp: 510 người chiếm khoảng 67,3% tổng số lao động
toàn Công ty. Tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 70%. Tỷ lệ này tương đối là
cao nhưng phù hợp với công việc sản xuất bánh kẹo ở các khâu bao gói thủ
công, vì công nhân nữ thường có tính bền bỉ, chịu khó và khéo tay. Tuy nhiên
công nhân nữ nhiều cũng có mặt hạn chế do ảnh hưởng về nghỉ chế độ thai
sản, nuôi con ốm … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Mặt khác, Công ty phải tuyển thêm lao động thời vụ. Số lao động hợp
đồng này có tay nghề không cao, không đủ để đảm bảo sản xuất, do đó làm
ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm. Đây là điểm yếu trong lực lượng lao
động của Công ty. Tuy nhiên biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm chi phí
nhân công khi sản phẩm tiêu thụ chậm.
Về chất lượng lao động, hầu hết các cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật đều
có trình độ đại học, cao đẳng. Lực lượng công nhân có bậc thợ trung bình là
4/7. Công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân
thông qua việc thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp hoặc gửi đi
học về quản lý kinh tế và an toàn lao động ở bên ngoài.
1.3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Qua quan sát thực tế cũng như các tài liệu do phòng vật tư cung cấp thì
sản phẩm của Công ty là các mặt hàng thực phẩm nguyên liệu dễ bị vi sinh
vật phá huỷ nên bánh kẹo có thời gian bảo quản ngắn, yêu cầu vệ sinh công
nghiệp cao. Do vậy các nguyên vật liệu cần được cung ứng kịp thời đầy đủ để
không những đảm bảo về tiến độ sản xuất mà còn đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Nguyên liệu dùng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty rất đa dạng,
một số chiếm tỷ trọng lớn như: đường, bột mỳ, nha, gluco, sữa, váng sữa, bơ,
Báo cáo chuyên đề thực tập Gvhd: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Hoàng Đình Trường QTKD Tổng hợp 44A
13
hương liệu … và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (kẹo cứng
73,4% kẹo mềm 71,3%, bánh 65%).
1.3.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Bảng 2. Hệ thống dây chuyền của CTCP Bánh kẹo Hải Châu
TT Tên dây chuyền
Sản
lượng
(chiếc)
Nước sản
xuất
Công
suất
Năm sản
xuất
Công
dụng
1 Dây chuyền bánh
Hương thảo
01 Trung
Quốc
9tấn/ca 1965 Bán cơ khí
nướng bằng lò
2 Dây chuyền sản xuất
bột canh
01 Việt Nam 20tấn/ca 1978 Thủ công
3 Dây chuyền bánh Hải
Châu
01 Đài loan 3,2tấn/ca 1991 Tư động bao gói
Dây chuyền bánh kem
xốp
01 CHLB
Đức
1tấn/ca 1994 Tự động bao gói
Dây chuyền sản xuất
kẹo cứng
02 CHLB
Đức
3400tấn/
năm
1994 Tự động bao gói
Dây chuyền sản xuất
bánh mềm
01 Hà Lan 8tấn/ca 2002 Tự động
Trong những năm gần đây, chất lượng và quy mô sản phẩm của Công
ty được nâng lên rất nhiều vị đã có sự đầu tư đổi mới một số dây chuyền sản
xuất của bánh kẹo hiện đại. Hiện nay, Công ty có một hệ thống trang thiết bị
cũng khá hiện đại.
1.3.6. Thị trường tiêu thụ của Công ty
Để đưa sản phẩm tiêu thụ trên mọi miền đất nước, CTCP Bánh kẹo Hải
Châu đã tổ chức