Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian quá, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông kéo theo nhiều đơn vị cùng tham gia, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực này. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT không còn là đơn vị độc quyền, nhu cầu của các đơn vị khác về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông cũng từ đó mà tăng cao.
Nắm bắt được vấn đề này, trong các năm vừa qua cũng đã có rất nhiều tổ chức, trường đại học, cao đẳng trong nước cũng như ngoài nước mở ra nhằm đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho ngành công nghệ, thông tin và truyền thông.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị trực thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, trước đây là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chính cho ngành. Cũng chính vì thế mà số lượng thí sinh tuyển sinh vào Học viện lớn, cộng với chỉ tiêu đào tạo có hạn, Học viện trở thành một trong những trường đại học có điểm tuyển sinh đầu vào cao nhất trong cả nước.
Tuy nhiên với việc xuất hiện nhiều cơ sở đào tạo cung ứng nguồn nhân lực trong nước cũng như ngoài nước tham gia trong thời gian qua kéo theo hồ sơ tuyển sinh bị phân tán, nộp vào Học viện ngày một ít hơn. Mặt khác, với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, Học viện mở rộng mô hình đào tạo và tăng cao chỉ tiêu tuyển sinh năm sau cao hơn năm trước. Do đó mà công tác tuyển sinh đầu vào cho Học viện ngày một khó khăn và chất lượng kém hơn, thực tế cho thấy điểm đầu vào của Học viện đang ngày một thấp hơn so với các năm trước.
Đứng trước thị trường đào tạo cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay, việc triển khai chiến lược marketing tổng thể nói chung, cũng như cho công tác tuyển sinh nói riêng là rất quan trọng. Qua đó, sẽ nâng cao vị thế của Học viện, đảm bảo chất lượng đầu vào của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Nhận thức được vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “ Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” cho luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình.
9 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5189 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của học viện công nghệ bưu chính viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-------------------------------
TRƯƠNG THANH BÌNH
ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI – 2012
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-------------------------------
TRƯƠNG THANH BÌNH
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO CÔNG TÁC
TUYỂN SINH CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ :
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
HÀ NỘI – 2012
I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian quá, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông kéo theo nhiều đơn vị cùng tham gia, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực này. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT không còn là đơn vị độc quyền, nhu cầu của các đơn vị khác về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông cũng từ đó mà tăng cao.
Nắm bắt được vấn đề này, trong các năm vừa qua cũng đã có rất nhiều tổ chức, trường đại học, cao đẳng trong nước cũng như ngoài nước mở ra nhằm đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho ngành công nghệ, thông tin và truyền thông.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị trực thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, trước đây là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chính cho ngành. Cũng chính vì thế mà số lượng thí sinh tuyển sinh vào Học viện lớn, cộng với chỉ tiêu đào tạo có hạn, Học viện trở thành một trong những trường đại học có điểm tuyển sinh đầu vào cao nhất trong cả nước.
Tuy nhiên với việc xuất hiện nhiều cơ sở đào tạo cung ứng nguồn nhân lực trong nước cũng như ngoài nước tham gia trong thời gian qua kéo theo hồ sơ tuyển sinh bị phân tán, nộp vào Học viện ngày một ít hơn. Mặt khác, với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, Học viện mở rộng mô hình đào tạo và tăng cao chỉ tiêu tuyển sinh năm sau cao hơn năm trước. Do đó mà công tác tuyển sinh đầu vào cho Học viện ngày một khó khăn và chất lượng kém hơn, thực tế cho thấy điểm đầu vào của Học viện đang ngày một thấp hơn so với các năm trước.
Đứng trước thị trường đào tạo cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay, việc triển khai chiến lược marketing tổng thể nói chung, cũng như cho công tác tuyển sinh nói riêng là rất quan trọng. Qua đó, sẽ nâng cao vị thế của Học viện, đảm bảo chất lượng đầu vào của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Nhận thức được vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “ Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” cho luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hoạt động truyền thông marketing là một công tác quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược marketing tổng thể của một doanh nghiệp tổ chức nói chung, cũng như doanh nghiệp tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói riêng. Qua đó đưa ra cách thức mà doanh nghiệp, tổ chức sẽ thực hiện để truyền bá hình ảnh, nâng cao chất lượng trong hoạt động của mình. Trên thực tế, đã có rất nhiều các trường đại học trên thế giới cũng như trong nước thực hiện các hoạt động truyền thông marketing của mình và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, hầu như chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của các trường đại học ở Việt Nam.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra các giải pháp truyền thông marketing nhằm đẩy mạnh công tác tuyển sinh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Một số vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận văn thạc sĩ này là:
Một số vấn đề chung về truyền thông marketing và ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Phân tích đánh giá thực trạng về hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Đưa ra giải pháp truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra được các giải pháp truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn này tập trung vào nghiên cứu và đề xuất giải pháp truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Các kết quả, tư liệu nghiên cứu về hoạt động marketing tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ được lấy từ năm 2009 đến năm 2012 để phục vụ cho luận văn này.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu là đưa ra giải pháp truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, tác giả luận văn dự kiến sẽ thu thập thông tin theo nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:
Tiếp cận về lý thuyết: Tìm kiếm, tổng hợp những lý thuyết về marketing nói chung và truyền thông marketing nói riêng ứng dụng với các tổ chức trong lĩnh vực đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, giáo trình, internet.
Tiếp cận thực tế
Thu thập thông tin thứ cấp về hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ năm 2009 đến nay.
Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn chuyên gia...
Từ những thông tin thu thập được, tác giả sẽ dùng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá… để đưa ra những kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông giai đoạn 2012 – 2017.
6. Ý nghĩa của luận văn:
Luận văn tốt nghiệp sẽ là một tài liệu hữu ích về vấn đề ứng dụng lý thuyết về Marketing, cụ thể là truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của các tổ chức giáo dục tại Việt Nam.
Kết quả của luận văn tốt nghiệp còn có thể giúp cho ban lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thấy rõ tình hình hoạt động truyền thông marketing tại các tổ chức giáo dục. Qua đó, ban lãnh đạo Học viện có thể cân nhắc tính khả thi của các giải pháp được đề xuất trong luận văn này để áp dụng vào thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh của mình.
Luận văn cũng hứa hẹn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản trị marketing ở Việt Nam và các bạn sinh viên ngành marketing.
II. NỘI DUNG
Với mục đích và đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đã được xác định, luận văn này dự kiến được thiết kế thành 3 chương, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về marketing và ứng dụng của marketing trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Chương 3: Đề xuất giải pháp truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Nội dung chính dự kiến của từng chương sẽ được giới thiệu sau đây:
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MARKETING VÀ ỨNG DỤNG CỦA MARKETING TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
Giới thiệu chung
Chương 1 giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về Marketing và truyền thông Marketing. Đặc biệt, chương này là giới thiệu sâu hơn nội dung truyền thông marketing trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Nội dung chính
Chương 1 dự kiến bao gồm một số nội dung chính sau:
1.1 Tổng quan về hoạt động marketing và truyền thông marketing trong doanh nghiệp.
1.2 Đặc điểm của dịch vụ đào tạo và hoạt động truyền thông marketing trong lĩnh vực đào tạo
1.3 Kinh nghiệm marketing trong công tác tuyển sinh của một số trường đại học trong nước và ngoài nước.
Kết luận chương
Chương 1 giới thiệu những vấn đề tổng quan về marketing, đặc điểm của dịch vụ đào tạo và kinh nghiệm truyền thông marketing tại một số trường đại học lớn. Qua đó, giúp cho tác giả hiểu sâu hơn về lý thuyết marketing và truyền thông marketing. Đặc biệt, đó là cơ sở để tác giả luận văn so sánh, đối lập giữa lý thuyết và thực tiễn ở những chương sau.
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Giới thiệu chương
Chương 2 đi vào giới thiệu thông tin chung về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và phân tích thực trạng hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Học viện. Đây là nền tảng để tác giả đưa ra đề xuất các hoạt động truyền thông marketing cho Học viện ở chương 3.
Nội dung chương
Chương 2 dự kiến sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
2.1. Giới thiệu về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
2.2. Tổng quan về hoạt động marketing của Học viện
2.3. Truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
2.4. Đánh giá về hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Kết luận chương
Chương 2 cung cấp cái nhìn tổng quan về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và hoạt động marketing tại Học viện. Đồng thời, hiện trạng về truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện cũng sẽ được phân tích. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện ở chương 3.
Chương III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Giới thiệu chương
Chương này đưa ra định hướng phát triển của Học viện trong thời gian tới. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá về hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện trong thời gian qua, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp truyền thông marketing nhằm đẩy mạnh công tác tuyển sinh của Học viện.
Nội dung
Chương này dự kiến sẽ có các nội dung chính sau:
3.1. Định hướng phát triển của Học viện trong thời gian tới
3.2. Các giải pháp truyền thông marketing nhằm đẩy mạnh công tác truyển sinh
3.3 Một số giải pháp hỗ trợ công tác tuyển sinh của Học viện
3.4 Một số kiến nghị
Kết luận chương
Chương 3 nhắm vào việc đề xuất các giải pháp truyền thông marketing và các giải pháp hỗ trợ nhằm đẩy mạnh công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
III. KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng và thực hiện chiến lược marketing là rất cần thiết để doanh nghiệp xây dựng hướng đi phù hợp và đạt được mục tiêu mình đề ra. Luận văn này sẽ hệ thống hóa và làm sáng tỏ các lý luận cơ bản về marketing và truyền thông marketing. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động marketing tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, tác giá sẽ áp dụng những lý thuyết về marketing và quy trình xây dựng các giải pháp truyền thông marketing để vận dụng vào các hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Luận văn hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho ban lãnh đạo Học viện trong việc thực hiện các chiến lược truyền thông marketing sắp tới.
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DỰ KIẾN
Phillip Kotler, (2002), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
GS.TS Trần Minh Đạo, (2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà Xuất bản Giáo Dục, Hà Nội
Ts.Nguyễn Thượng Thái, Giáo trình marketing căn bản và Giáo trình marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Bưu điện, 2009
TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến, (2010), Bài giảng Marketing công nghiệp, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Đề tài “ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch marketing nhằm phát triền hình ảnh của Học viện Công nghệ BCVT” mã số đề tài : 02-HV-2009/RD-KT của Ts. Nguyễn Thị Hoàng Yến – Giảng viên khoa QTKD1 – Học viện Công nghệ BCVT
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế Tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, hoàn chỉnh kiến thức, Ban hành kèm theo Quyết định số 62 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008.
Các tài liệu nội bộ của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
V. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
TT
Nội dung
Thời gian
1.
Nộp đề cương chi tiết
4/9/2012
2.
Thẩm định đề cương chi tiết
4/9/2012 - 8/9/2012
3.
Nộp đề cương chi tiết - bản đã sửa
8//2012 - 09/9/2012
4.
Nhận quyết định thông qua đề tài
10/9/2012
5
Hoàn thiện luân văn, in và đóng quyển
25/10/2012 - 29/12/2012
6
Nộp luận văn
30/12/2012
7
Bảo vệ luận văn
Tháng 2/2012
Ý KIẾN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG
Trương Thanh Bình
XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG TIỂU BAN CHẤM ĐỀ CƯƠNG