Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thế giới. Lịch sử đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa lại phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh, mạnh, mỗi nước sẽ phải hội nhập với nền kinh tế thế giới để có thể tận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật của loài người đã đạt được và đồng thoời sẽ mở ra những tiềm năng sẵn có của một nước nhằm sử dụng sự phân công lao động một cách có lợi nhất.
Với chính sách đổi mới mở cửa, Việt Nam sẽ trở thành thị trường cạnh tranh của các công ty đa quốc gia va Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác để đi ra thị trường thế giới. Đối với các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay - nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường phần lớn các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ và không ít doanh nghiệp phải giải thể, phá sản do làm ăn thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả. Song bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp nhà nước bằng những nỗ lực kinh doanh, định hướng kinh doanh đúng đắn không chỉ kinh doanh có hiệu quả mà hiệu quả kinh doanh ngày càng nâng cao.
Trong bối cảnh đó, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đạc biệt là hoạt động xuất khẩu, kkhai thác mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu . . trong thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định, liên tục làm ăn có lãi và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ngày một nâng cao. Tuy nhiên, Tổng công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm dứa - một mặt hàng chủ đạo chiến lược và chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu của Tổng công ty. Do vậy em lựa chọn đề tài sau:
"Hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả Việt Nam thực trạng và giải pháp"
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Mở đầu
1
Chương 1
Cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường
4
1.1. Vai trò, đặc điểm và nội dung cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
4
1.1.1.Vai trò và đặc điểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta
4
1.1.2. Nội dung cơ chế quản lý hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.
20
1.2. Yêu cầu khách quan đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
49
1.2.1. Yêu cầu đáp ứng vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
49
1.2.2. Yêu cầu mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh.
50
1.2.3. Yêu cầu đồng bộ của cơ chế nghiệp vụ kinh doanh.
51
1.2.4. Đáp ứng yêu cầu phối hợp liên ngành với cơ chế, chính sách phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
52
1.3. Kinh nghiệm của một số nước khu vực Đông Nam á trong việc phát huy vai trò của Ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn.
52
1.3.1. Các kinh nghiệm
52
1.3.2. Bài học và khả năng, điều kiện vận dụng ở Việt Nam.
60
Chương 2
Thực trạng cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh cuả
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
65
2.1. Những chủ trương chính sách và biện pháp của Nhà nước về đổi mới hoạt động kinh doanh ngân hàng.
65
2.1.1. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam sau khi có pháp lệnh về ngân hàng đến khi có luật về ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
67
2.1.2. Tổ chức và đặc đIểm hoạt động của NHTM Việt Nam trong hệ thống ngân hàng hai cấp.
72
2.1.3. Cơ chế quản lý hoạt động của Ngân hàng từ khi có pháp lệnh về ngân hàng đến khi có luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng.
79
2.2. Đánh giá cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
83
2.2.1. Khái quát về quá trình hình thành và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
83
2.2.2. Phân tích thực trạng nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh. của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
86
2.2.3. Tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
108
Chương 3
quan điểm và giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam.
134
3.1. Quan điểm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
134
3.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đặc thù: Tiền tệ, tín dụng và phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
135
3.1.2. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh để góp phần cùng với các Ngân hàng Thương mại Nhà nước giữ được vai trò chủ đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng.
136
3.1.3. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo tính đồng bộ thống nhất trên cơ sở hoàn thiện các cơ chế quản lý cụ thể và về mặt hoạt động trong nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
139
3.1.4. Đổi mới cơ chế quản lý để kinh doanh có hiệu quả kinh tế - xã hội trong mối quan hệ giữa hợp tác và cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại khác.
140
3.1.5. Đổi mới cơ chế quản lý để tồn tại phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế
141
3.2. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
142
3.2.1. Tháo gỡ các vướng mắc và tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động vốn.
142
3.2.2. Tiếp tục đổi mới về cơ chế đầu tư vốn.
152
3.2.3. Tiếp tục đổi mới cơ chế thanh toán nhằm nâng cao năng lực tạo vốn kinh doanh.
157
3.2.4. Đổi mới cơ chế lãi suất theo hướng tư do hoá.
161
3.2.5. Hoàn thiện các cơ chế về nghiệp vụ.
163
3.3. Giải pháp điều kiện.
183
3.3.1. Hoàn thiện luật về các chức năng của hoạt động ngân hàng.
183
3.3.2. Tạo lập môi trường cho hoạt động kinh doanh ngân hàng phục vụ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế.
3.3.3. Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với việc tạo dựng môi trường hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
183
186
Kết luận
188
danh mục công trình công bố của tác giả
192
TàI liệu tham khảo
danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
ADB Ngân hàng phát triển châu á
CNH Công nghiệp hoá
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐH Hiện đại hoá
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
NHCT Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
NHNT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMQD Ngân hàng Thương mại quốc doanh
NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
TCTD Tổ chức tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
USD Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
danh mục các biểu số liệu
Trang
Biểu số 2.1: Lãi suất tiền gửi-cho vay bình quân
82
Biểu số 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động
87
Biểu số 2.3: Số liệu về tình hình vay vốn
88
Biểu số 2.4: Tình hình phát hành các giấy tờ có giá
88
Biểu số 2.5: Tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc
90
Biểu số 2.6: Tình hình cho vay vốn
91
Biểu số 2.7: Cơ cấu cho vay vốn
93
Biểu số 2.8: Lãi suất cho vay cơ bản 2001-2002
94
Biểu số 2.9: Lãi suất cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam 1996-2002
95
Biểu số 2.10: Thu nhập qua một số năm
97
Biểu số 2.11: Chi phí hoạt động kinh doanh
99
Biểu số 2.12: Năng suất lao động nhân viên ngân hàng
102
Biểu số 2.13: Tình hình lợi nhuận của ngân hàng
103
Biểu số 2.14: Chỉ số ROA
104
Biểu số 2.15: Chỉ số lợi nhuận ròng
105
Biểu số 2.16: Khả năng sinh lời tài sản có
106
Biểu số 2.17: Tình hình các tài sản có khác của ngân hàng
110
Biểu số 2.18: Tình hình trích lập các quỹ
111
Biểu số 2.19: Khả năng chi trả ngắn hạn của ngân hàng
112
Biểu số 2.20: Khả năng chi trả dài hạn của ngân hàng
112
Biểu số 2.21: Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Việt Nam
156
danh mục công trình công bố của tác giả
1. (2000),"Những giải pháp quản lý cho vay vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Phân viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Đà Nẵng số 2 (39), tr. 51-55.
2. (2000) "Nhìn lại ba năm thực hiện tín dụng Chính sách khắc phục hậu quả lũ lụt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Ngân hàng, (5), tr. 39-41.
3. (2001), " Quan điểm và giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng ngân hàng nhằm thực hiện tốt quyết định 67", Tạp chí Ngân hàng, (1), tr. 74-77.
4. (2001), "Một số giải pháp về tín dụng ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đạI hoá nền kinh tế quốc dân ở nước ta giai đoạn 2001-2010", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Phân viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Đà Nẵng 5 (48), tr. 14-19.
5. (2002), "Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam 5 năm trưởng thành và phát triển", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Phân viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Đà Nẵng số 2 (51), tr. 51-58.
6. (2002), "Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam 5 năm trưởng thành trong cơ chế thị trường", Tạp chí Ngân hàng, (3), tr. 22-26.
7. ( 2002), "An ninh tài chính các ngân hàng thương mại", Tạp chí Kế toán, (35), tr. 58-60.
8. (2002), "Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" Tạp chí sinh hoạt lý luận, Phân viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Đà Nẵng số 5 (54), tr
LờI Mở ĐầU
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thế giới. Lịch sử đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa lại phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh, mạnh, mỗi nước sẽ phải hội nhập với nền kinh tế thế giới để có thể tận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật của loài người đã đạt được và đồng thoời sẽ mở ra những tiềm năng sẵn có của một nước nhằm sử dụng sự phân công lao động một cách có lợi nhất.
Với chính sách đổi mới mở cửa, Việt Nam sẽ trở thành thị trường cạnh tranh của các công ty đa quốc gia va Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác để đi ra thị trường thế giới. Đối với các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay - nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường phần lớn các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ và không ít doanh nghiệp phải giải thể, phá sản do làm ăn thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả. Song bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp nhà nước bằng những nỗ lực kinh doanh, định hướng kinh doanh đúng đắn không chỉ kinh doanh có hiệu quả mà hiệu quả kinh doanh ngày càng nâng cao.
Trong bối cảnh đó, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đạc biệt là hoạt động xuất khẩu, kkhai thác mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu .. . trong thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định, liên tục làm ăn có lãi và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ngày một nâng cao. Tuy nhiên, Tổng công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm dứa - một mặt hàng chủ đạo chiến lược và chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu xuất khẩu của Tổng công ty. Do vậy em lựa chọn đề tài sau:
"Hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả Việt Nam thực trạng và giải pháp"
Chương 1. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1 Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá, diịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế, khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn, song nó cũng có thể kéo dài hàng năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quố gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các nước tham gia.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng song ngày nay xuất khẩu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác, giao dịch tái xuất...
1.1.1 Cán cân thương mại
Cán cân thương mại là giá trị của xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu cao hơn nhập khẩu thì nền kinh tế có một khoản thặng dư thương mại, ngược lại khi xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu thì nền kinh tế có sự thâm hụt thương mại, và khi xuất khẩu bằng nhập khẩu thì cán cân thương mại cân bằng.
Đồ thị sau (giả sử nhập khẩu tăng còn xuất khẩu không đổi) đã chỉ rõ diểm cân bằng cán cân thưong mại tại điểm O
Nhập khẩu
Thâm hụt
O Thặng dư Xuất khẩu
1.1.2 Quy luật về lợi thế tương đối
Quy luật lợi thế tương đối nói rằng các nước chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ làm rớcví chi phí thấp hơn tương đối so với các nước khác.
Lý thuyết thương mại của David Ricardo chỉ rõ sằng các nước sẽ sản xuất những hàng hoá mà hộ có lợi thế tương đối hoặc sản xuất ra tương đối rẻ bằng cách khai thác những chênh lệch giữa các nước về chi phí cơ hội.
1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.2.1 Đối với doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp là bán được hàng và thu được lợi nhuận và thị trường thế giới là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ hàng. Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp có thể đem lại những lợi ích như:
Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm - những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Do đó doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là mục tiêu lợi nhuận.
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, tạo ra ngoại tệ để nhập máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lạ lợi nhuận cao.
Thông qua các hợp đồng kinh tế các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán với các khách hàng nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đồng thời có thể tăng uy tín va vị thế trên thị rường quốc tế.
1.2.2 Đối với quốc gia xuất khẩu
Thực tiễn cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn tả lại vốn cho nước ngoài. Bởi vậy, nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô va tăng trưởng của nhập khẩu.
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi phải có bốn điều kiện: nhân lực, tài nguyên vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ bốn điều kiện đó. Để giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ ben ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng.
Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và phát triển sản xuất trong nước. Các nước sẽ sản xuất nhiều hơn và đi vào chuyên môn hoá những sản phẩm hàng hoá mà sẽ đem lạ lợi nhuận khi xuất khẩu, khi nền sản xuất trong nước phát triển đã thoả mãn được những nhu cầu tiêu dùng trong nước còn sản phẩm thừa có thể đem xuất khẩu tới các quốc gia khác không có lợi thế đối với sản phẩm đó. Xuất khẩu là một động lực phát triển nền kinh tế xã hội do đó cũng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo một xu hướng chung từ nền nông nghiệp sang công nghiệp rồi dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển ( như Việt Nam) chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.
1.2.3 Đối với nền kinh tế thế giới
Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Vì vậy, để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của D . Ricardo, ông nói rằng: "Nừu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích của chính mình". Và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì "quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn". Nói cách khác, mọi quốc gia đều có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Chuyên môn hoá làm cho mỗi quốc gia đều khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được nguồn lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực... trong quá trình sản xuất hàng hoá và từ đó có thể thu được lợi ích từ hoạt động xuất khẩu. Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng, xét về tổng thể thì nền kinh tế thế giới vẫn có sự tăng trưởng.
1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
Căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất khẩu, nguồn hàng nhập khẩu và quan hệ giữa các bên trong hợp đồng xuất khẩu
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất, nhà xuất khẩu và các cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách nhập mặt, qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thoả thuận một cách tự nguyện. Nội dung thuận không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắp liền với việc bán. trong giao dịch, người ta làm một loạt các công việc như nghiên cứu tiếp cận thị trường, người mua hỏi giá và đật hàng, người bán chào giá. Sau đó, hai bên hoàn giá chào (mặc cả) và chấp nhận giá, cuối cùng là ký kết hợp đồng.
Phương thức này có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Lợi nhuận thu được không phải chia do giảm được chi phí trung gian
Chủ động trong công việc sản xuất, tiêu thụ hàng hoá trong mọi điều kiện thị trường
TIết kiệm được thời gian trong giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng
Nhược điểm
Đòi hỏi năng lực và nghiệp vụ ngoại thương sâu rộng, và có kinh nghiệp làm việc
Đối với thị trường mới giao dịch thường dẽ mắc sai lầm và chịu thua thiệt
1.3.2 Xuất khẩu qua trung gian
Giao dịch qua trung gian là hình thức mà trong đó bên mua và bên bán thông qua người thứ ba đứng ra thiết lập mối quan hệ và quy định các điều kiện mua bán và người trung gian được hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận. Giao dịch qua trung gian hiện nay chiếm khoảng 52% kim ngạch buôn bán trên thế giới.
Giao dịch qua trung gian có các lợi ích như:
Người trung gian thường có nhiều hiểu biết về thị trường, thủ tục pháp lý và họ cũng có sở vật chất tốt.
Có lợi khi sử dụng người trung gian khi năng lực và nghiệp vụ của bên xuất khẩu hoặc nhập khẩu còn kém.
Tuy nhiên cũng có những nhược điểm là lợi nhuận bị chia sẻ, hoặc doanh nghiệp không thể chắc chắn tin cậy vào người trung gian.
1.3.3 Xuất khẩu gia công uỷ thác
Trong hình thức này, một bên nhận gia công nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm, sâu đó giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công. Như vậy trong hoạt động này hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
Hình thức này bao gồm các bước:
Ký hợp đồng với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu.
Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị trong nước.
Giao nguyên vật liệu gia công theo định mức.
Thanh toán phí gia công cho dơn vị sản xuất và nhạn phí uỷ thác gia công được hưởng.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được nhiều lợi nhuận, rủi ro ít, tận dụng được nguồn lao động ở các nước khác, việc thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Nhưng nó cũng đòi hỏi phải có các cán bộ dầy dặn kinh nghiệm và phải làm nhiều thủ tục xuất khẩu.
1.3.4 Hình thức mua bán đối lưu
Đây là một phương thức giao dịch trong đó kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng troa đổi phải có giá trị tương đương.
Buôn bán đối lưu có hai nghiệp vụ chủ yếu là hàng đổi hàng và nghiệp vụ bù trừ:
-Nghiệp vụ hàng đổi hàng: hai bên trực tiếp troa đổi với nhau những hàng hoá có giá trị tương đương và việc giao hàng gàn như diễn ra đồng thời.
-Nghiệp vụ bù trừ: hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở quan hệ giá t