Luật phòng cháy và chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam khoá 10, kỳhọp thứ9 thông qua
ngày 29 tháng 06 năm 2001 và có hiệu lực thi hành kểtừngày 01
tháng 10 năm 2001. Đây là đạo luật quan trọng, là cơsở đểtăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước và đềcao trách nhiệm của toàn
dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệtính
mạng, sức khoẻcon người, bảo vệtài sản của Nhà nước, tổchức
và cá nhân, bảo vệmôi trường, bảo đảm an ninh trật tựxã hội.
Đểhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 và BộCông an đã
ban hành Thông tưsố04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 tháng
2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số35/2003/NĐ-CP. Đây là
những văn bản pháp lý rất quan trọng giúp cho việc nhận thức và
thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy của các cơquan, tổ
chức, hộgia đình và cá nhân cũng nhưviệc thực hiện chức năng
quản lý nhà nước của lực lượng Cảnh sát PCCC được tốt hơn.
Với mục đích giúp cho việc nhận thức đầy đủvà thống nhất
các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định
35/2003/NĐ-CP, Thông tư04/2004/TT-BCA cũng nhưmột số
văn bản pháp luật khác có liên quan đến PCCC, chúng tôi biên
soạn tài liệu “Hỏi đáp vềLuật Phòng cháy và chữa cháy” nhằm
giúp cho việc giảng dạy, học tập môn luật PCCC tại trường Đại
học PCCC và là tài liệu tham khảo cho các cán bộchiến sĩtrực
tiếp làm công tác PCCC tại các địa phương. Do tài liệu được biên
soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được ý kiến trao đổi, góp ý của các đồng chí và các
bạn.
145 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
LỜI NÓI ĐẦU
Luật phòng cháy và chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 10, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 29 tháng 06 năm 2001 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 10 năm 2001. Đây là đạo luật quan trọng, là cơ sở để tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn
dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính
mạng, sức khoẻ con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức
và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
Để hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 và Bộ Công an đã
ban hành Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 tháng
2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP. Đây là
những văn bản pháp lý rất quan trọng giúp cho việc nhận thức và
thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy của các cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân cũng như việc thực hiện chức năng
quản lý nhà nước của lực lượng Cảnh sát PCCC được tốt hơn.
Với mục đích giúp cho việc nhận thức đầy đủ và thống nhất
các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định
35/2003/NĐ-CP, Thông tư 04/2004/TT-BCA cũng như một số
văn bản pháp luật khác có liên quan đến PCCC, chúng tôi biên
soạn tài liệu “Hỏi đáp về Luật Phòng cháy và chữa cháy” nhằm
giúp cho việc giảng dạy, học tập môn luật PCCC tại trường Đại
học PCCC và là tài liệu tham khảo cho các cán bộ chiến sĩ trực
tiếp làm công tác PCCC tại các địa phương. Do tài liệu được biên
soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được ý kiến trao đổi, góp ý của các đồng chí và các
bạn.
Các tác giả.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
MỤC LỤC.
Phần mở đầu.
Phần 1. Những vấn đề chung.
Câu 1. Vì sao phải ban hành Luật phòng cháy và chữa cháy?
Câu 2. Phạm vi điều chỉnh của Luật PCCC?
Câu 3. Vai trò của Luật PCCC trong hoạt động PCCC hiện nay?
Câu 4. Đối tượng áp dụng của Luật PCCC?
Câu 5. Khái niệm cơ sở trong Luật PCCC?
Câu 6. Thế nào là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ?
Câu 7. Các nguyên tắc PCCC được quy định trong Luật PCCC
như thế nào?
Câu 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong
hoạt động PCCC?
Câu 9. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình trong hoạt động PCCC?
Câu 10. Trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động PCCC.
Câu 11. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về
PCCC được quy định như thế nào?
Câu 12. Nội dung quản lý nhà nước về PCCC?
Câu 13. Cơ quan Nhà nước nào có trách nhiệm quản lý nhà nước
về PCCC.
Câu 14. Trách nhiệm của Bộ Công an trong hoạt động PCCC?
Câu 15. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan
thuộc Chính phủ trong hoạt động PCCC?
Câu 16. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong hoạt
động PCCC.
Câu 17. Trách nhiệm của UBND cấp xã trong hoạt động PCCC?
Câu 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra phòng cháy và
chữa cháy?
Câu 19. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra?
Câu 20. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện được quy định như thế
nào?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Câu 21. Việc ban hành tiêu chuẩn về PCCC và áp dụng tiêu
chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC được quy định
như thế nào?
Câu 22. Luật PCCC quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Phần 2. Phòng cháy.
Câu 23. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy?
Câu 24. Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở.
Câu 25. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển
chỉ dẫn về PCCC gồm những nội dung gì?
Câu 26. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC tại cơ sở gồm
những tài liệu nào?
Câu 27. Nội dung thống kê, báo cáo về PCCC?
Câu 28. Những cơ sở nào phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện
an toàn về PCCC trước khi đưa vào hoạt động?
Câu 29. Phương tiện giao thông cơ giới nào phải có chứng nhận
đủ điều kiện an toàn về PCCC trước khi đưa vào hoạt động?
Câu 30. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC?
Câu 31. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
PCCC?
Câu 32. Điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư.
Câu 33. Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình?
Cầu 34. Điều kiện an toàn về PCCC đối với phương tiện giao
thông cơ giới?
Câu 35. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm
về cháy, nổ?
Câu 36. Những yêu cầu cơ bản về PCCC rừng?
Câu 37. Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô
thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao cần phải đảm bảo nội dung gì về PCCC?
Câu 38. Yêu cầu về PCCC khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới,
cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Câu 39. Danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và
thẩm duyệt thiết kế về PCCC?
Câu 40. Nội dung thẩm duyệt về PCCC?
Câu 41. Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về PCCC đối với việc chấp
thuận địa điểm xây dựng công trình?
Câu 42. Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về PCCC đối với thiết kế
công trình?
Câu 43. Nội dung hồ sơ thẩm duyệt về PCCC đối với phương tiện
giao thông cơ giới có yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC?
Câu 44. Thời hạn thẩm duyệt về PCCC?
Câu 45. Việc thẩm duyệt về PCCC được phân cấp như thế nào?
Câu 46. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư,
xây dựng công trình?
Câu 47. Trách nhiệm của cơ quan thiết kế về PCCC trong đầu tư,
xây dựng công trình?
Câu 48. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong đầu
tư, xây dựng công trình?
Câu 49. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát PCCC trong đầu tư,
xây dựng công trình?
Câu 50. Kiểm định phương tiện PCCC được quy định như thế
nào?
Câu 51. Kiểm tra thi công về PCCC được quy định như thế nào?
Câu 52. Nghiệm thu về PCCC được quy định như thế nào?
Câu 53. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với đặc khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao?
Câu 54. Các biện pháp đặc thù về PCCC trong khai thác, chế
biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư hàng hoá khác có nguy hiểm về
cháy, nổ?
Câu 55. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với công trình cao
tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và
công trình khai thác khoáng sản khác?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Câu 56. Các biện pháp đặc thù về PCCC trong sản xuất, cung ứng
và sử dụng điện và thiết bị dụng cụ điện?
Câu 57. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với chợ, trung tâm
thương mại, kho tàng?
Câu 58. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với cảng, nhà ga,
bến xe?
Câu 59. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với bệnh viện,
trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu
phim và những nơi đông người khác?
Câu 60. Các biện pháp đặc thù về PCCC đối với trụ sở làm việc,
thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ?
Câu 61. Nội dung và chế độ kiểm tra an toàn về PCCC?
Câu 62. Trách nhiệm của các chủ thể trong kiểm tra an toàn về
PCCC?
Câu 63. Thủ tục kiểm tra an toàn về PCCC được quy định như thế
nào?
Phần 3. Chữa cháy.
Câu 64. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy?
Câu 65. Yêu cầu và nội dung cơ bản của phương án chữa cháy?
Câu 66. Những người nào có trách nhiệm xây dựng phương án
chữa cháy?
Câu 67. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy?
Câu 68. Thời hạn phê duyệt phương án chữa cháy?
Câu 69. Thực tập phương án chữa cháy được quy định như thế
nào?
Câu 70. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát PCCC trong việc xây
dựng và thực tập phương án chữa cháy?
Câu 71. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
được quy định như thế nào?
Câu 72. Những ai được quyền huy động lực lượng, phương tiện
và tài sản để chữa cháy?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Câu 73. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội,
của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để
tham gia chữa cháy được quy định như thế nào?
Câu 74. Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy
được các quyền ưu tiên gì?
Câu 75. Tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng
trong chữa cháy được quy định như thế nào?
Câu 76. Những trường hợp nào thì người có trách nhiệm là chỉ
huy chữa cháy?
Câu 77. Thẩm quyền của chỉ huy chữa cháy?
Câu 78. Chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy có những nhiệm vụ gì?
Câu 79. Thế nào là tình thế cấp thiết trong chữa cháy?
Câu 80. Trách nhiệm xử lý của Chủ tịch UBND cấp xã trở lên,
người đứng đầu cơ quan tổ chức trong trường hợp xảy ra cháy
lớn, cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng?
Câu 81. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm giải quyết
hậu quả vụ cháy?
Câu 82. Khi vụ cháy xảy ra, trách nhiệm của Cảnh sát PCCC
trong khám nghiệm hiện trường, điều tra và xác định nguyên nhân
gây cháy như thế nào?
Câu 83. Những loại xe nào không được huy động để chữa cháy và
tham gia chữa cháy?
Câu 84. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành
viên các cơ quan này được quy định như thế nào?
Phần 4. Tổ chức lực lượng PCCC.
Câu 85. Lực lượng PCCC bao gồm những lực lượng nào?
Câu 86. Việc tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng
PCCC cơ sở và chuyên ngành được quy định như thế nào?
Câu 87. Tổ chức, biên chế của đội dân phòng?
Câu 88. Tổ chức, biên chế của đội PCCC cơ sở?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Câu 89. Tổ chức, biên chế của đội PCCC cơ sở hoạt động theo
chế độ chuyên trách?
Câu 90. Nhiệm vụ của lực tượng dân phòng và lực lượng PCCC
cơ sở?
Câu 91. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC đối với
cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên
ngành?
Câu 92. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC?
Câu 93. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC?
Câu 94. Quy định về việc cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện
nghiệp vụ”.
Câu 95. Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội dân
phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành?
Câu 96. Việc điều động lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ
sở và chuyên ngành tham gia hoạt động PCCC được quy định
như thế nào?
Câu 97. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng
PCCC cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động PCCC?
Câu 98. Tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC?
Câu 99. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát PCCC?
Phần 5. Phương tiện PCCC.
Câu 100. Phương tiện PCCC gồm những loại nào?
Câu 101. Phương tiện PCCC được sản xuất trong nước hoặc nhập
khẩu phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Câu 102. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
và UBND trong trang bị phương tiện PCCC?
Câu 103. Việc quản lý và sử dụng phương tiện PCCC được quy
định như thế nào?
Câu 104. Điều kiện sản xuất, kinh doanh phương tiện PCCC?
Câu 105. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế về PCCC
phải bảo đảm những yêu cầu gì?
Phần 6. Đầu tư cho hoạt động PCCC.
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Câu 106. Nguồn tài chính cho hoạt động PCCC gồm những
nguồn nào?
Câu 107. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động PCCC được sử
dụng như thế nào?
Câu 108. Ngân sách đầu tư cho hoạt động PCCC được quy định
như thế nào?
Câu 109. Nhà nước khuyến khích đầu tư cho hoạt động PCCC
trong lĩnh vực nào?
Phần 7. Xử lý vi phạm quy định về PCCC.
Câu 110. Thế nào là vi phạm pháp luật về PCCC?
Câu 111. Hành vi vi phạm quy định về PCCC được xử lý như thế
nào?
Câu 112. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực PCCC.
Câu 113. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002?
Câu 114. Các tội phạm trong lĩnh vực PCCC được quy định trong
Bộ luật hình sự?
Câu 115. Thẩm quyền điều tra của lực lượng Cảnh sát PCCC theo
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004?
Câu 116. Trách nhiệm kỷ luật trong vi phạm quy định về PCCC?
Câu 117. Trách nhiệm dân sự trong vi phạm quy định về PCCC?
Phần 8. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương
tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân khi không bảo
đảm an toàn về PCCC.
Câu 118. Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao
thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân khi không bảo đảm an toàn
về PCCC trong trường hợp nào?
Câu 119. Thời hạn tạm đình chỉ và phục hồi hoạt động trở lại đối
với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
khi không bảo đảm an toàn về PCCC?
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Câu 120. Thẩm quyền tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt
động của cơ sở phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá
nhân khi không đảm bảo an toàn về PCCC?
Câu 121. Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương
tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an
toàn PCCC?
Câu 122. Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương
tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an
toàn PCCC?
Câu 123. Thủ tục phục hồi hoạt động đối với cơ sở, phương tiện
giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân được quy định như thế
nào?
Câu 124. Khi nào thì hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông
cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị đình chỉ?
Câu 125. Thủ tục đình chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện
giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn
về PCCC?
VỀ LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY.
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
Câu 1: Vì Sao phải ban hành Luật phòng cháy và chữa cháy?
Trả lời:
Luật PCCC gồm 9 chương và 65 điều đã được kỳ họp thứ 9,
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10
thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 04 tháng 10 năm 2001.
- Luật PCCC ban hành xuất phát từ yêu cầu của công cuộc
đổi mới đất nước nhằm điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh
trong hoạt động PCCC mà Pháp lệnh quy định việc quản lý của
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy chưa điều
chỉnh hoặc chưa quy định đầy đủ.
Do sự phát triển ngày càng tăng của nền kinh tế xã hột làm
biến đổi sâu sắc các đối tượng thuộc diện quản lý nhà nước về
PCCC. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng tăng, nguyên
liệu, hàng hoá vật tư (mà hầu hết đều là chất cháy) được sử dụng
và sản xuất ra ngày càng nhiều, việc đầu tư và chuyển giao công
nghệ của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, trang bị sử
dụng dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại
và đắt tiền. Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, xuất hiện ngày càng
nhiều các nhà cao tầng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao và đặc khu kinh tế nhiều ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước như: điện, dầu khí, xăng dầu, hoá chất, điện tử v.v. .
. đang phát triển mạnh; đời sống của nhân dân ngày một nâng cao
với việc sử dụng ngày càng nhiều các trang, thiết bị, đồ dùng gia
đình có liên quan đến cháy, nổ. Từ đó, dẫn đến nguy cơ xảy ra
cháy ngày càng tăng và nếu xảy cháy thì khả năng gây ra thiệt hại
ngày càng lớn.
Luật PCCC ban hành nhằm nâng cao trách nhiệm của toàn
xã hội trong hoạt động PCCC và là cơ sở để xã hội hóa công tác
PCCC. Cháy có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, vào bất cứ thời điểm
nào nếu ở đó có chất cháy và nguồn lửa. Trong khi đó chất cháy
lại có ở hầu hết mọi nơi.
Do đó, việc thực hiện công tác PCCC phải trở thành nhiệm
vụ của các cấp, các ngành, các đơn vị, cơ sở, hộ gia đình và cá
nhân và của toàn xã hội. Hay nói cách khác PCCC là trách nhiệm
của toàn xã hội. Tuy vậy, nhiều cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và
các cá nhân chưa thấy rõ và chưa làm tốt trách nhiệm của mình
trong công tác PCCC; ý thức về phòng cháy và chữa cháy chưa
cao, khi chưa xảy ra cháy còn chủ quan, trong sản xuất kinh
doanh còn nặng về lợi nhuận mà coi nhẹ về đảm bảo an toàn
PCCC; phong trào quần chúng làm công tác PCCC chưa được sâu
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
rộng; việc xử lý vi phạm quy định an toàn PCCC chưa nghiêm
v.v... Trong nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, có nguyên
nhân của việc thiếu các quy định cụ thể về chức trách nhiệm vụ
của các cơ quan, tổ chức , hộ gia đình trong công tác PCCC.
- Luật PCCC là cơ sở để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
về PCCC. Đó là việc xây dựng hệ thống pháp luật về PCCC đồng
bộ, hoàn chỉnh; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực PCCC; xây dựng lực
lượng PCCC; phát huy tính tự giác trong việc thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của nhà nước về PCCC của các cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân và của toàn xã hội; bảo đảm các điều
kiện về vật chất, phương tiện, tài chính cho hoạt động PCCC;
hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện PCCC; chính sách đầu tư
v.v…
Như vậy yêu cầu đầu tiên để nhà nước nâng cao hiệu lực
quản lý là phải xây dựng hệ thống pháp luật về PCCC, bảo đảm
cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động quản lý nhà nước
trong lĩnh vực PCCC.
- Thực hiện đường lối chính sách đối ngoại mở rộng của
Đảng và Nhà nước, nhiều công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào
Việt Nam. Trong khi đó, vấn đề an toàn PCCC liên quan tới hầu
hết các lĩnh vực đầu tư, nên một trong những vấn đề mà các công
ty nước ngoài quan tâm, tìm hiểu là các quy định về PCCC của
Việt Nam, nhưng hiện tại ở nước ta còn thiếu nhiều quy định và
chưa được luật hóa trong lĩnh vực này. Vì vậy, cần phải có hệ
thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, trong đó có luật PCCC nhằm
đáp ứng yêu cầu của quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất ở
nước ta hiện nay.
Câu 2. Phạm vi điều chỉnh của Luật PCCC?
Trả lời:
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Điều 1 Luật PCCC đã nêu rõ phạm vi điều chỉnh của Luật
PCCC là phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị
phương tiện và chính sách cho hoạt động PCCC. Theo đó, có thể
nêu ra các hành vi chủ yếu sau:
- Luật PCCC điều chỉnh các hành vi liên quan trực tiếp đến
phòng cháy và chữa cháy.
Có nghĩa là tất cả hoạt động của các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt
động khác của xã hội mà cần phải đảm bảo an toàn PCCC đều
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật PCCC, bao gồm:
+ Những hoạt động mang tính chất phòng ngừa, hạn chế,
ngăn chặn các nguyên nhân và điều kiện gây cháy trong từng loại
hình cơ sở, trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau;
+ Những hoạt động trong lĩnh vực chữa cháy: Huy động,
triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức
thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám
cháy và các hoạt động khác liên quan đến chữa cháy;
- Luật PCCC điều chỉnh những hành vi khác có liên quan
đến PCCC.
+ Quy định nội dung, yêu cầu xây dựng lực lượng PCCC
(Cảnh sát PCCC, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và
chuyên ngành); Trách nhiệm của từng lực lượng trong hoạt động
PCCC;
+ Luật PCCC quy định việc sản xuất, trang bị, quản lý, sử
dụng phương tiện PCCC đáp ứng yêu cầu công tác PCCC;
+ Quy định chính sách đối với những người tham gia PCCC;
+ Chính sách đầu tư cho hoạt động PCCC: Huy động nguồn
tài chính; trách nhiệm của nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt
động PCCC; chính sách khuyến khích đầu tư cho hoạt động
PCCC.
- Luật PCCC xác định trách nhiệm của các hành vi (hậu quả
pháp lý đối với các hành vi vi phạm).
Hỏi đáp về Luật phòng cháy và chữa cháy
pbchue@gmail.com
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt
hành chính, bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Câu 3. Vai trò của Luật PCCC trong hoạt động PCCC hiện
nay?
Trả lời:
Luật PCCC là cơ sở pháp lý để Nhà nước tiến hành quản lý
các hoạt động PCCC và các hoạt động khác có liên quan đến
PCCC.
Luật PCCC tạo nên sự thống nhất trong việc thực hiện các
quy