Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng Hiện trạng, định hướng và giải pháp

Sáng kiến Hợp tác kinh tếTiểu vùng Mê Công Mởrộng (Hợp tác kinh tếGMS) do Ngân hàng Phát triển Châu Á khởi xướng từnăm 1992. Các nước thành viên của Hợp tác kinh tếGMS bao gồm 5 nước (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam), và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung quốc. Tiểu vùng GMS là một vùng lãnh thổrộng lớn với diện tích tương đương Tây Âu, và dân sốtương đương với dân số nước Mỹvào thời điểm hiện nay. Hợp tác kinh tếGMS bao gồm 10 lĩnh vực là: (i) Giao thông tận tải; (ii) Năng lượng; (iii) Môi trường; (iv) Du lịch; (v) Bưu chính Viễn thông; (vi) Thương mại; (vii) Đầu tư; (viii) Phát triển Nguồn nhân lực; và (ix) Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và (x) Quản lý nguồn nước. Cho tới nay, Tiểu vùng này đã xác định được trên 150 dựán đầu tư ưu tiên, 11 chương trình ưu tiên hàng đầu và nhiều dựán hỗtrợkỹthuật, đã huy động được trên 10 tỷUSD cho các dựán đầu tưvà trên 190 triệu USD viện trợkhông hoàn lại cho các dựán hỗtrợkỹthuật. Các nước GMS hiện đang thay đổi chiến lược hợp tác đểkhẳng định vai trò của mình và tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác tiểu vùng. Đi tiên phong nhất trong sốcác nước khu vực này là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam tham gia hợp tác tiểu vùng GMS kểtừkhi Sáng kiến GMS được khởi xướng từnăm 1992. Việt Nam triển khai thực hiện 5 dựán đầu tư: Dựán nâng cấp đường bộThành phốHồChí Minh - Mộc Bài, tổng vốn đầu tưlà 140 triệu USD; Dựán Nâng cấp Quốc lộ9, đoạn Đông Hà - Lao Bảo, tổng vốn đầu là là 35 triệu USD, trong đó vay vốn ADB là 25 triệu; Dựán Đầu tưphát triển cơsởhạtầng du lịch tiểu vùng Mê Công mởrộng, tổng vốn đầu tưlà 12 triệu USD. Dựán hành lang giao thông ven biển phía Nam từCà Mau đến Kiên Giang với tổng vốn đầu tư328 triệu USD. Dựán đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với tổng vốn 1,23 tỷ USD. Dựán Nâng cấp đường sắt Hà Nội - Lào Cai thuộc Hành lang giao thông Côn Minh - Hải Phòng với tổng vốn 160 triệu USD. Từ đầu năm 2004, Việt Nam đã xác định được 52 tiểu dựán thuộc Hành lang kinh tế Đông-Tây; 44 tiểu dựán thuộc Hành lang kinh tếphía Nam. Việt Nam đã và đang rất tích cực trong các hoạt động hợp tác khu vực GMS. Việt Nam đã ký 2 Hiệp định hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng là: (i) Hiệp định tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mởrộng; (ii) Hiệp định mua bán điện năng tiểu vùng GMS (IGA). Trong khuôn khổ 2 hợp tác kinh tếGMS, nhiều dựán đã hoàn thành và các công trình được đưa vào sửdụng phục vụphát triển kinh tếxã hội của các nước nước trong tiểu vùng GMS. Các dựán hợp tác mới đang liên tục được xây dựng và triển khai. Hiện nay xu thếhợp tác kinh tếGMS đang diễn ra mạnh mẽ ởnhiều lĩnh vực, sựhợp tác đã và đang tăng theo cảchiều rộng lẫn chiều sâu. Hội nghịthượng đỉnh lần thứnhất tổchức tại Phnôm Pênh, tháng 11 năm 2002, Hội nghịthượng đỉnh GMS lần thứhai được tổchức vào tháng 7 năm 2005, tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, và Hội nghịthượng đỉnh GMS lần thứ3 tổchức tại Viên Chăn, Lào, đã thểhiện rõ xu hướng và triển vọng hợp tác lâu dài của GMS. Các công trình khoa học đã được công bốvềhợp tác GMS chủyếu mới ởdạng các bài báo, tạp chí hoặc một sốnghiên cứu riêng lẻvềmột số lĩnh vực hợp tác kinh tế, xã hội, chính trịhoặc khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích, hoạt động hợp tác và đầu tưcụthểhoặc đểkêu gọi vốn đầu tư. Một sốcông trình công bốgần đây nhất cũng đã nghiên cứu tình hình phát triển kinh tếxã hội, chủyếu dưới dạng tổng quan nhưng lẻtẻ, rải rác của một sốchương trình hoặc một sốsáng kiến hợp tác trong tiểu vùng GMS. Cho tới nay ởViệt Nam chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu hợp tác kinh tếtiểu vùng GMS một cách tổng thể, toàn diện, có luận cứkhoa học sâu sắc để đưa ra các gợi ý chính sách cho tiểu vùng GMS và gợi mởchính sách cho Chính phủViệt Nam trong thời gian từ nay đến năm 2020. Do vậy, việc nghiên cứu Luận án này trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết đối với Việt Nam. Đóng góp của Luận án là hệthống hoá cơsởlý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tếquốc tế, hội nhập khu vực và tiểu vùng; tiến hành phân tích, đánh giá tổng quan vềthực trạng hợp tác, nêu rõ vấn đề, định hướng của hợp tác kinh tếGMS giai đoạn từ1992 đến nay và đưa ra một sốgiải pháp chính sách để đẩy mạnh hợp tác khu vực này giai đoạn từnay tới năm 2020.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng Hiện trạng, định hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Sáng kiến Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công Mở rộng (Hợp tác kinh tế GMS) do Ngân hàng Phát triển Châu Á khởi xướng từ năm 1992. Các nước thành viên của Hợp tác kinh tế GMS bao gồm 5 nước (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam), và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung quốc. Tiểu vùng GMS là một vùng lãnh thổ rộng lớn với diện tích tương đương Tây Âu, và dân số tương đương với dân số nước Mỹ vào thời điểm hiện nay. Hợp tác kinh tế GMS bao gồm 10 lĩnh vực là: (i) Giao thông tận tải; (ii) Năng lượng; (iii) Môi trường; (iv) Du lịch; (v) Bưu chính Viễn thông; (vi) Thương mại; (vii) Đầu tư; (viii) Phát triển Nguồn nhân lực; và (ix) Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và (x) Quản lý nguồn nước. Cho tới nay, Tiểu vùng này đã xác định được trên 150 dự án đầu tư ưu tiên, 11 chương trình ưu tiên hàng đầu và nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật, đã huy động được trên 10 tỷ USD cho các dự án đầu tư và trên 190 triệu USD viện trợ không hoàn lại cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật. Các nước GMS hiện đang thay đổi chiến lược hợp tác để khẳng định vai trò của mình và tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác tiểu vùng. Đi tiên phong nhất trong số các nước khu vực này là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam tham gia hợp tác tiểu vùng GMS kể từ khi Sáng kiến GMS được khởi xướng từ năm 1992. Việt Nam triển khai thực hiện 5 dự án đầu tư: Dự án nâng cấp đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, tổng vốn đầu tư là 140 triệu USD; Dự án Nâng cấp Quốc lộ 9, đoạn Đông Hà - Lao Bảo, tổng vốn đầu là là 35 triệu USD, trong đó vay vốn ADB là 25 triệu; Dự án Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tiểu vùng Mê Công mở rộng, tổng vốn đầu tư là 12 triệu USD. Dự án hành lang giao thông ven biển phía Nam từ Cà Mau đến Kiên Giang với tổng vốn đầu tư 328 triệu USD. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với tổng vốn 1,23 tỷ USD. Dự án Nâng cấp đường sắt Hà Nội - Lào Cai thuộc Hành lang giao thông Côn Minh - Hải Phòng với tổng vốn 160 triệu USD. Từ đầu năm 2004, Việt Nam đã xác định được 52 tiểu dự án thuộc Hành lang kinh tế Đông-Tây; 44 tiểu dự án thuộc Hành lang kinh tế phía Nam. Việt Nam đã và đang rất tích cực trong các hoạt động hợp tác khu vực GMS. Việt Nam đã ký 2 Hiệp định hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng là: (i) Hiệp định tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng; (ii) Hiệp định mua bán điện năng tiểu vùng GMS (IGA). Trong khuôn khổ 2 hợp tác kinh tế GMS, nhiều dự án đã hoàn thành và các công trình được đưa vào sử dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các nước nước trong tiểu vùng GMS. Các dự án hợp tác mới đang liên tục được xây dựng và triển khai. Hiện nay xu thế hợp tác kinh tế GMS đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, sự hợp tác đã và đang tăng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tổ chức tại Phnôm Pênh, tháng 11 năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ hai được tổ chức vào tháng 7 năm 2005, tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, và Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ 3 tổ chức tại Viên Chăn, Lào, đã thể hiện rõ xu hướng và triển vọng hợp tác lâu dài của GMS. Các công trình khoa học đã được công bố về hợp tác GMS chủ yếu mới ở dạng các bài báo, tạp chí hoặc một số nghiên cứu riêng lẻ về một số lĩnh vực hợp tác kinh tế, xã hội, chính trị hoặc khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích, hoạt động hợp tác và đầu tư cụ thể hoặc để kêu gọi vốn đầu tư. Một số công trình công bố gần đây nhất cũng đã nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội, chủ yếu dưới dạng tổng quan nhưng lẻ tẻ, rải rác của một số chương trình hoặc một số sáng kiến hợp tác trong tiểu vùng GMS. Cho tới nay ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS một cách tổng thể, toàn diện, có luận cứ khoa học sâu sắc để đưa ra các gợi ý chính sách cho tiểu vùng GMS và gợi mở chính sách cho Chính phủ Việt Nam trong thời gian từ nay đến năm 2020. Do vậy, việc nghiên cứu Luận án này trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết đối với Việt Nam. Đóng góp của Luận án là hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế quốc tế, hội nhập khu vực và tiểu vùng; tiến hành phân tích, đánh giá tổng quan về thực trạng hợp tác, nêu rõ vấn đề, định hướng của hợp tác kinh tế GMS giai đoạn từ 1992 đến nay và đưa ra một số giải pháp chính sách để đẩy mạnh hợp tác khu vực này giai đoạn từ nay tới năm 2020. 2. Mục đích nghiên cứu. Luận án cung cấp các luận cứ khoa học, tìm hiểu hiện trạng, các định hướng phát triển làm cơ sở đưa ra một số giải pháp, đề xuất chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác khu vực phục vụ phát triển của tiểu vùng Mê Công mở rộng từ nay đến năm 2020. Các giải pháp sẽ ở hai cấp độ, đề xuất chính sách cho hợp tác kinh tế GMS nói chung và đề xuất chính sách cho Việt Nam trong hợp tác kinh tế GMS nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu. 3 Luận án nghiên cứu các sáng kiến hợp tác trong GMS về kinh tế, vấn đề đưa ra, các định hướng và điều chỉnh chỉnh chính sách trong hợp tác kinh tế GMS. 4. Phạm vi nghiên cứu. Luận án đi sâu nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu các vấn đề và thách thức đối với hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS trong giai đoạn từ 1992 đến nay và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trong tiểu vùng GMS có nhiều sáng kiến hợp tác vùng, song luận án chỉ tập trung xem xét các vấn đề thuộc hợp tác kinh tế GMS (sáng kiến do ADB đề xuất) như là một trọng tâm quan trọng mà không đi sâu xem xét các vấn đề hợp tác khác như chính trị và an ninh quốc phòng trong GMS. 5. Nhiệm vụ phải giải quyết. - Phân tích, đánh giá hiện trạng và xu thế phát triển của hợp tác kinh tế khu vực GMS trong 17 năm qua và triển vọng phát triển của hợp tác GMS từ nay đến năm 2020; - Tìm hiểu sự phối hợp chính sách của các nước tiểu vùng sông Mê Công mở rộng trong hợp tác kinh tế tiểu vùng trong 15 năm qua và định hướng tham gia hợp tác GMS của các nước thành viên từ nay đến năm 2020; - Đưa ra những giải pháp chính sách đẩy mạnh hợp tác kinh tế GMS và đề xuất những chính sách cụ thể cho Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế GMS từ nay đến năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu. Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, phương pháp SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, đồng thời áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với khảo sát thực địa để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Các tư liệu và số liệu sử dụng cho luận án chủ yếu là những tư liệu từ các ấn phẩm đã được công bố cũng như những báo cáo của các cơ quan bộ ngành có liên quan của chính phủ. Ngoài ra, Luận án cũng thu thập những tư liệu từ các cuộc trao đổi phỏng vấn và nghiên cứu thực địa mà tác giả đã tiến hành trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. 7. Những đóng góp của luận án. Luận án có những đóng góp cụ thể như sau: 4 - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực, tập hợp và hệ thống hóa các khái niệm và quan niệm về liên kết kinh tế của các nước khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng; - Lần đầu tiên có nghiên cứu một cách toàn diện về hợp tác kinh tế GMS, sử dụng phương pháp SWOT trong đánh giá hiện trạng và phân tích một cách hệ thống hợp tác kinh tế GMS trong thời gian từ 1992 đến nay trong cái nhìn tổng thể, làm nổi bật lên thực trạng, nội dung hợp tác kinh tế GMS, nêu bật những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, phối hợp chính sách của các nước trong hợp tác kinh tế GMS, xác định rõ định hướng của hợp tác kinh tế GMS và đưa ra những triển vọng phát triển của hợp tác kinh tế GMS từ nay tới năm 2020; nhìn nhận hợp tác kinh tế GMS trong khuynh hướng phát triển quốc tế, không nhìn hợp tác GMS tách rời với các sáng kiến khác; - Đưa ra các giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS nói chung và gợi mở một số chính sách cho Việt Nam nói riêng khi tham gia hợp tác kinh tế GMS, đồng thời xác định vị trí, mức độ tham gia của Việt Nam trong hợp tác kinh tế GMS nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế vì “mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 8. Kết cấu của luận án. Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, luận án có kết cấu như sau: - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác kinh tế GMS. - Chương 2. Đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế GMS từ 1992 đến nay. - Chương 3. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC KINH TẾ TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực Hợp tác kinh tế khu vực: là quá trình thông qua đó hai hay nhiều nước theo đuổi mục đích hoặc mục tiêu phát triển chung thông qua các hoạt động chung, phối hợp chung và đồng bộ. Hợp tác kinh tế vùng nói chung bao gồm các hoạt động hợp tác theo từng nội dung cụ thể với các chương trình và dự án hợp tác kinh tế trong vùng. 5 Hội nhập kinh tế khu vực: Hội nhập kinh tế khu vực là quá trình các nước trong khu vực thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá thương mại, đầu tư; các nền kinh tế khu vực được kết nối với nhau một cách chặt chẽ thông qua di chuyển các nguồn lực. 1.1.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh: Lợi thế so sánh là lợi thế có thể đạt được của mỗi nền kinh tế quốc gia thông qua sự phân công lao động quốc tế khi mà mỗi quốc gia biết lựa chọn mặt hàng có lợi ích nhiều hơn hoặc bất lợi ít hơn so với chi phí trung bình quốc tế để tập trung vào sản xuất, xuất khẩu hay nhập khẩu chúng. Trong trường hợp này, người ta so sánh mức chi phí ở từng quốc gia theo từng mặt hàng đối với mức chi phí trung bình quốc tế rồi sau đó so sánh các hệ số đó với nhau để tìm ra sản phẩm nào có lợi thế so sánh. 1.1.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của quốc gia: Lý thuyết chứa đựng quan điểm mới về lợi thế cạnh tranh quốc gia, giúp giải thích tại sao nhiều quốc gia thành công, nhiều công ty thành công trong một số ngành của nền kinh tế. Quan niệm và ý tưởng của lý thuyết này có thể áp dụng cho các đơn vị, tổ chức hay lãnh thổ trong một quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh Chính sách của Chính phủ ở cấp quốc gia hay ở cấp địa phương chiếm vai trò quan trọng trong việc hình thành lợi thế của quốc gia đó. 1.1.4. Thuyết tự do thương mại: Nội dung chính của lý thuyết này đề cập tới ý tưởng: Để cho thị trường vận hành theo cơ chế cạnh tranh tự do, nhà nước không can thiệp và có như vậy nền kinh tế mới có hiệu quả thực sự. Thương mại quốc tế được hoạt động trong một hệ thống thương mại tự do không có hàng rào thuế quan, mỗi nước sẽ dành vốn và nguồn lực của mình vào việc sản xuất những mặt hàng có lợi thế hơn so với các nước khác. Điều này sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và sản xuất liên kết các nền kinh tế quốc gia với nhau dựa trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá. 1.1.5. Thuyết bảo hộ mậu dịch: Chủ trương nhà nước áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ thị trường trong nước và hạn chế sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước. Bảo hộ mậu dịch là kết quả của sự phát triển không đồng đều của nền kinh tế giữa các nước, của sự cạnh tranh trên thị trường và quốc tế ngày càng gay gắt và việc nhà nước can thiệp vào kinh tế. Thuyết bảo hộ mậu dịch là cơ sở tư tưởng cho chính sách kinh tế mà nhiều nước đã và đang áp dụng. Ngay cả với các nước công nghiệp phát triển, lý thuyết này vẫn được vận dụng cùng với việc đặt ra hàng rào bảo hộ, các biện pháp thuế quan, phi thuế quan rất tinh vi. 6 1.1.6. Chủ nghĩa tự do mới và đồng thuận WASHINGTON: Chủ nghĩa tự do mới và chính sách Đồng thuận Washington là cơ sở lý luận quan trọng cho phân tích về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ nghĩa tự do mới là một tập hợp các chính sách kinh tế đã từng được sử dụng rộng rãi trong suốt khoảng 25 năm qua. Đặc trưng căn bản của chủ nghĩa tự do mới chính là mong muốn tăng cường và mở rộng thị trường bằng cách tăng số lượng, cường độ, mức độ thường xuyên và chính thức hoá các giao dịch quốc tế. Mục tiêu cuối cùng của lý luận này chính là hướng tới một thế giới mà hoạt động của mỗi thực thể đều là một giao dịch thị trường thực hiện trong sự cạnh tranh với các thực thể và các giao dịch khác. Những nội dung của chính sách Đồng thuận Washington thúc đẩy tự do hoá và cải cách nhằm hướng tới hội nhập toàn cầu. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1.Vai trò và tác động của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng tăng mạnh mẽ: Toàn cầu hoá đang tạo ra sự dịch chuyển tự do các yếu tố của quá trình tái sản xuất từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác và dần dần phát triển trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ như ngày nay là do tác động các nhân tố:(i) sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; (ii) sự chi phối mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia (TNCs); (iii) các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế đóng vai trò thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá. 1.2.1.1. Các mặt tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu thúc đẩy phát triển cho các quốc gia tham gia hội nhập quá trình này; tạo không gian kinh tế rộng mở cho tất cả các nước thành viên; thúc đẩy các nước mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại, làm cho quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước tăng lên mạnh mẽ; kích thích kinh tế phát triển; thúc đẩy sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới; tạo ra sự liên kết, tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và thống nhất nền kinh tế toàn cầu; tạo ra sự lưu thông vốn, hàng hoá, dịch vụ, thông tin, công nghệ, khoa học - kỹ thuật; kích thích sự phát triển của khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất. 1.2.1.2. Các mặt tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá cũng tạo ra nhiều thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới, làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực và các nhóm dân cư; tạo ra sự phân hoá giữa các nhóm dân cư trong mỗi quốc gia; 1.2.2. Khuynh hướng đẩy mạnh hợp tác khu vực 7 1.2.2.1. Vai trò của khu vực APEC Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được hình thành năm 1989. Hiện nay APEC có 21 nền kinh tế thành viên bao gồm các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga. Nguyên tắc hợp tác của APEC là dựa trên cơ sở đồng thuận, không bắt buộc, tự nguyện và linh hoạt. Mục đích của APEC là nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại, tạo thuận lợi cho kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng chung. APEC ra đời và tồn tại nhằm xúc tiến tự do hoá thương mại với 3 mục tiêu nòng cốt là: tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, hợp tác kinh tế và kỹ thuật. 1.2.2.2. Vai trò của khu vực Đông Á năng động: Phạm vi của khu vực Đông Á là ASEAN+3, gồm 10 thành viên ASEAN và ba nước Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 đã diễn ra mười lần (1997-2008) với chương trình nghị sự ngày càng thiết thực, tập trung và hướng tới xây dựng một Cộng đồng kinh tế Đông Á. Nội dung hợp tác và liên kết kinh tế Đông Á tiến triển qua các kỳ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN +3. Những ưu tiên hợp tác tiền tệ, tài chính nhằm đối phó với những cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực trong tương lai. Dần dần nội dung hợp tác và chương trình nghị sự đi sâu vào những vấn đề dài hạn, hướng tới xây dựng một cộng đồng kinh tế trong khu vực, và do đó thiên về tăng cường liên kết kinh tế thông qua tự do hoá thương mại - đầu tư khu vực bằng các sáng kiến khu vực, Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, tiểu khu vực hướng tới một Khu vực Thương mại Tự do toàn Đông Á (EAFTA). 1.2.2.3. Tính kết nối và cú hích từ tiến trình hợp tác ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á gồm các nước Inđônêxia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Campuchia, và Myanmar. Mục tiêu của ASEAN nhằm: thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng; thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, đào tạo, nghiên cứu, nông nghiệp, công nghiệp của nhau, thương mại giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân. 1.3. Giới thiệu về Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng. 8 1.3.1. Quan điểm của ADB về Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS): Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) là khu vực bao gồm lãnh thổ của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, lấy dòng sông Mê Công làm yếu tố chính để hình thành sáng kiến “Hợp tác kinh tế GMS”. ADB cho rằng Hợp tác kinh tế GMS được hình thành dựa vào các yếu tố: Các nước GMS có đường biên giới liền kề, có nhiều nét tương đồng thể hiện ở chỗ xuất phát điểm phát triển kinh tế, xã hội thấp, tương đương mức các quốc gia nghèo; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội kém phát triển; thiếu vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, thiếu cán bộ được đào tạo tốt; thị trường rộng lớn, tiềm năng phát triển cũng nhiều; và bảo vệ môi trường là yêu cầu chung của các quốc gia Tiểu vùng. 1.3.2. Quan điểm của các nước thành viên về hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: Quan điểm của các nước trong GMS là ủng hộ sáng kiến hợp tác kinh tế GMS do ADB đề xuất vì nhận thấy sáng kiến hợp tác này phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra hiện nay. Hợp tác kinh tế GMS giúp các nước GMS phát huy được các thành quả của các sáng kiến hợp tác khác, nâng cấp và phát triển mới cơ sở hạ tầng kinh tế, lấp được chỗ trống mà các sáng kiến hợp tác khác chưa đề cập đến. Do đó hợp tác kinh tế GMS sẽ ngày càng phát triển và chắc chắn sẽ mang lại thành quả to lớn cho các nước GMS trong tương lai. 1.3.3. Quan điểm của tác giả nghiên cứu: Hợp tác trong lưu vực Mê Công thực chất đã được bắt đầu từ năm 1957, với sáng kiến đầu tiên là “Uỷ ban Mê Công”, lĩnh vực hợp tác tập trung vào lĩnh vực môi trường và quản lý nguồn nước. Hợp tác kinh tế GMS diễn ra trong lãnh thổ của 5 nước (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam) và hai tỉnh là tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) nằm dọc theo dòng sông Mê Công. Lĩnh vực hợp tác tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy tỉnh Quảng Tây không trực tiếp tiếp giáp với dòng sông Mê Công song có nhiều điểm tương đồng về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, tiếp giáp trực tiếp với Vân Nam và Việt Nam, nên việc GMS mở rộng để kết nạp thêm tỉnh Quảng Tây là hợp lý. Do khu vực hợp tác được mở rộng, lĩnh vực hợp tác được mở rộng, sáng kiến hợp tác này phù hợp với tên gọi là “Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê công Mở rộng”. 1.3.4. Cách tiếp cận của Hợp tác kinh tế GMS. Hợp tác kinh tế GMS có cách tiếp cận khá năng động, hợp tác theo cơ chế tự nguyện. Các lĩnh vực hợp tác thực hiện theo cơ chế 2+, tức là có thể bắt đầu các hoạt động hợp tác từ sự nhất trí hợp tác giữa 2 nước trở lên. Các nước khác có thể tham gia dự án hoặc chương trình hợp tác khi có nhu cầu và thông qua thoả thuận giữa các nước thành viên. 9 Hợp tác kinh tế GMS được hình thành để thực hiện các nhiệm vụ (i) Tận dụng các cơ hội của toàn cầu hoá và khu vực hoá; (ii) Khắc phục khó khăn, thách thức của toàn
Luận văn liên quan