Hướng dẫn đánh giá xếp loại hiệu trưởng trường Trung học

I. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG 1. Các bước đánh giá, xếp loại Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại Đối chiếu với Chuẩn hiệu trưởng, mỗi hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá (Phụ lục 1 - Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). Ở từng tiêu chuẩn, hiệu trưởng chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chương II Chuẩn hiệu trưởng, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, hiệu trưởng tự xếp loại (chưa đạt chuẩn - loại kém hoặc đạt chuẩn: loại trung bình, loại khá hoặc loại xuất sắc). Cuối cùng hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng Đại diện của cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn nhà trường làm công tác tổ chức buổi đánh giá thực hiện các bước sau: 2.1 Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp) từ cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn thông qua biểu quyết. Người chủ trì cuộc họp này cũng sẽ chủ trì cuộc họp bước 2.5 dưới đây. 2.2 Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 2.3 Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến, tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng (Phụ lục 2 - Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT. 2.4 Kiểm số lượng phiếu đánh giá, niêm phong (nếu bước 2.5 dưới đây bố trí vào cuộc họp khác) và lập biên bản kiểm số lượng phiếu, bàn giao cho Ban chấp hành Công đoàn. Để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, nhà trường cần: - Sắp xếp và có thông báo lịch họp trước ít nhất một tuần để đảm bảo mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường đều có điều kiện dự họp, tối thiểu phải có 2/3 số người được góp ý và tham gia đánh giá dự họp; - Trong cuộc họp cần quán triệt kĩ mục đích, yêu cầu việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn, hướng dẫn chi tiết cách ghi Phiếu cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng; - Tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thảo luận, góp ý cho hiệu trưởng ở tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường của hiệu trưởng diễn ra trong năm học; động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên tham gia đánh giá một cách trung thực khách quan đối với hiệu trưởng; - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tiến hành kiểm tra, đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá hiệu trưởng, việc xác định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của hiệu trưởng cần dựa trên cơ sở là các minh chứng và nguồn minh chứng cụ thể, xác thực. 2.5 Các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn và Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). Khi tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng và các góp ý của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cần lưu ý phân tích cụ thể, kĩ lưỡng các thông tin sau đây: - Các phiếu của giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đánh giá hiệu trưởng thuộc loại kém; - Những ý kiến nhận xét trái chiều; những ý kiến chưa thống nhất giữa tự nhận xét đánh giá của hiệu trưởng và của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về hiệu trưởng. Trên cơ sở đó, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, sẽ phân tích, nhận xét và góp ý cho hiệu trưởng, ghi phiếu theo Phụ lục 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). Nếu hiệu trưởng có ý kiến không đồng tình thì được trình bày trong một văn bản riêng gửi cho Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp. Bước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng - Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của hiệu trưởng với đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hoặc đánh giá của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn TNCS HCM nhà trường, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng có thể trao đổi với các đối tượng nêu trên, tham khảo thêm thông tin từ các nguồn khác (cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường; tập thể lãnh đạo, chuyên viên của cơ quan quản lý trực tiếp.) trước khi đưa ra quyết định của mình. Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn được ghi vào mẫu phiếu trong Phụ lục 4 (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). - Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng và tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong quá trình đánh giá xếp loại, hiệu trưởng có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng. 2. Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng Để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, quá trình đánh giá, xếp loại phải dựa vào các minh chứng phân định các mức của từng tiêu chí trong Phụ lục 1 (đính kèm công văn này). Người đánh giá hiệu trưởng cần xem xét các minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá của hiệu trưởng. Để có nguồn minh chứng xác thực, cần nghiên cứu kĩ các nội dung tại Phụ lục 2 (đính kèm công văn này).

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn đánh giá xếp loại hiệu trưởng trường Trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 430 /BGDĐT-NGCBQLGD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc V/v: Hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT trường trung học theo Thông tư số: 29/2009/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2010 Kính gửi : Giám đốc sở giáo dục và đào tạo Ngày 22/10/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi tắt là Chuẩn hiệu trưởng). Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một số nội dung việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường trung học theo Chuẩn hiệu trưởng như sau: I. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG 1. Các bước đánh giá, xếp loại Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại Đối chiếu với Chuẩn hiệu trưởng, mỗi hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá (Phụ lục 1 - Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). Ở từng tiêu chuẩn, hiệu trưởng chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chương II Chuẩn hiệu trưởng, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, hiệu trưởng tự xếp loại (chưa đạt chuẩn - loại kém hoặc đạt chuẩn: loại trung bình, loại khá hoặc loại xuất sắc). Cuối cùng hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng Đại diện của cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn nhà trường làm công tác tổ chức buổi đánh giá thực hiện các bước sau: 2.1 Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp) từ cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn thông qua biểu quyết. Người chủ trì cuộc họp này cũng sẽ chủ trì cuộc họp bước 2.5 dưới đây. 2.2 Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 2.3 Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến, tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng (Phụ lục 2 - Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT. 2.4 Kiểm số lượng phiếu đánh giá, niêm phong (nếu bước 2.5 dưới đây bố trí vào cuộc họp khác) và lập biên bản kiểm số lượng phiếu, bàn giao cho Ban chấp hành Công đoàn. Để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, nhà trường cần: - Sắp xếp và có thông báo lịch họp trước ít nhất một tuần để đảm bảo mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường đều có điều kiện dự họp, tối thiểu phải có 2/3 số người được góp ý và tham gia đánh giá dự họp; - Trong cuộc họp cần quán triệt kĩ mục đích, yêu cầu việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn, hướng dẫn chi tiết cách ghi Phiếu cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng; - Tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thảo luận, góp ý cho hiệu trưởng ở tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường của hiệu trưởng diễn ra trong năm học; động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên tham gia đánh giá một cách trung thực khách quan đối với hiệu trưởng; - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tiến hành kiểm tra, đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá hiệu trưởng, việc xác định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của hiệu trưởng cần dựa trên cơ sở là các minh chứng và nguồn minh chứng cụ thể, xác thực. 2.5 Các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn và Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). Khi tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng và các góp ý của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cần lưu ý phân tích cụ thể, kĩ lưỡng các thông tin sau đây: - Các phiếu của giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đánh giá hiệu trưởng thuộc loại kém; - Những ý kiến nhận xét trái chiều; những ý kiến chưa thống nhất giữa tự nhận xét đánh giá của hiệu trưởng và của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về hiệu trưởng. Trên cơ sở đó, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, sẽ phân tích, nhận xét và góp ý cho hiệu trưởng, ghi phiếu theo Phụ lục 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). Nếu hiệu trưởng có ý kiến không đồng tình thì được trình bày trong một văn bản riêng gửi cho Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp. Bước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng - Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của hiệu trưởng với đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hoặc đánh giá của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn TNCS HCM nhà trường, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng có thể trao đổi với các đối tượng nêu trên, tham khảo thêm thông tin từ các nguồn khác (cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường; tập thể lãnh đạo, chuyên viên của cơ quan quản lý trực tiếp...) trước khi đưa ra quyết định của mình. Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn được ghi vào mẫu phiếu trong Phụ lục 4 (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). - Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng và tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong quá trình đánh giá xếp loại, hiệu trưởng có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng. 2. Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng Để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, quá trình đánh giá, xếp loại phải dựa vào các minh chứng phân định các mức của từng tiêu chí trong Phụ lục 1 (đính kèm công văn này). Người đánh giá hiệu trưởng cần xem xét các minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá của hiệu trưởng. Để có nguồn minh chứng xác thực, cần nghiên cứu kĩ các nội dung tại Phụ lục 2 (đính kèm công văn này). 3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Khi có khiếu nại, thắc mắc về đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, tham khảo thêm ý kiến của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng; cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan khác để có kết luận (bằng văn bản) trả lời khiếu nại về kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Văn bản kết luận được gửi đến cho người khiếu nại, thắc mắc. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Hằng năm vào cuối năm học, hiệu trưởng trường trung học tự đánh giá (bước 1, công văn này). Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá được lưu giữ trong hồ sơ của hiệu trưởng, được sao gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp và là căn cứ để hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phấn đấu và công tác trong năm học sau. 2. Theo chu kì bổ nhiệm cán bộ (5 năm) hoặc do yêu cầu khác của công tác quản lý (tăng lương, đề bạt, quy hoạch cán bộ...), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, đảm bảo đủ các bước theo quy định tại Điều 9 Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT). Kết quả đánh giá, xếp loại được làm tư liệu cho việc: - Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng của hiệu trưởng; - Sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng và đề nghị xem xét, xử lý đối với những hiệu trưởng chưa đạt Chuẩn; - Xét khen thưởng, kỉ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng. 3. Phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp và nộp báo cáo đánh giá xếp loại hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường phổ thông có hai cấp tiểu học và trung học cơ sở về ủy ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. 4. Sở giáo dục và đào tạo tổng hợp theo Phụ lục 3 (đính kèm công văn này) và nộp báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học lên ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 7 hằng năm. 5. Các bộ, ngành quản lý các trường có cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông tổng hợp kết quả xếp loại hiệu trưởng trung học của bộ, ngành theo Phụ lục 4 (đính kèm công văn này) và gửi báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 7 hằng năm. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có điều gì chưa rõ hoặc còn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) để được hướng dẫn thêm./. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Các bộ, ngành có liên quan (để chỉ đạo); - Các Vụ: TCCB, GDTrH, Cục NGCBQLCSGD (để chỉ đạo); - Lưu VT, Cục NGCBQLCSGD. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Vinh Hiển Phụ lục 1 (Tài liệu để tham khảo, kèm theo Công văn số 430 /BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 26 tháng 01 năm 2010 của Bộ GD&ĐT) MINH CHỨNG PHÂN ĐỊNH CÁC MỨC CỦA TỪNG TIÊU CHÍ TIÊU CHUẨN 1. PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị Mức trung bình**. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị - xã hội theo quy định, thực hiện nghĩa vụ công dân. Mức khá**. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị - xã hội theo quy định, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có ý chí vượt khó khăn để vươn lên*. Mức xuất sắc**. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành và tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực trong các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; vượt khó khăn và động viên đồng nghiệp vượt qua trở ngại, khó khăn để vươn lên*. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp Mức trung bình. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, giữ được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực, có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng , không làm mất dân chủ trong nhà trường; khiêm tốn, tôn trọng người khác. Mức khá. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, phát huy được uy tín của nhà giáo;liêm chính, trung thực và có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; ngăn ngừa, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng , thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường; khiêm tốn, tôn trọng người khác. Mức xuất sắc. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, nâng cao được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp; tích cực ngăn ngừa, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng , phát huy dân chủ để phát triển nhà trường, khiêm tốn, tôn trọng người khác. Tiêu chí 3. Lối sống Mức trung bình. Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Mức khá. Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập. Thực hiện và tuyên truyền sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gia đình văn hoá. Mức xuất sắc. Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập. Gương mẫu thực hiện và vận động mọi người trong gia đình, nhà trường và cộng đồng sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Tiêu chí 4. Tác phong Mức trung bình. Có tác phong làm việc khoa học, sắp xếp công việc hợp lý. Mức khá. Tác phong làm việc khoa học, sắp xếp công việc hợp lý và ưu tiên các công việc trọng tâm; đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp. Mức xuất sắc. Tác phong làm việc khoa học; sắp xếp tốt công việc, ưu tiên các công việc trọng tâm; đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp; xây dựng tác phong làm việc khoa học trong trường. Tiêu chí 5. Giao tiếp, ứng xử Mức trung bình. Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả, thân thiện, quan tâm giúp đỡ học sinh, đồng nghiệp; tôn trọng người khác, không thành kiến, thiên vị, không xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác; nói đúng, viết đúng. Mức khá. Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả, thân thiện, quan tâm giúp đỡ học sinh, đồng nghiệp; tôn trọng người khác, không thành kiến, thiên vị, không xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác; nói đúng, viết đúng; hợp tác, chia sẻ, bảo vệ quyền lợi của giáo viên; học sinh, diễn đạt trôi chảy; diễn thuyết trước tập thể nhà trường rõ ràng, mạch lạc; Mức xuất sắc. Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả, thân thiện, quan tâm giúp đỡ học sinh, đồng nghiệp; tôn trọng người khác, không thành kiến, thiên vị, không xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác; nói đúng, viết đúng; đối xử công bằng, chủ động giúp đỡ học sinh, đồng nghiệp tiến bộ; hợp tác, chia sẻ, bảo vệ quyền lợi của giáo viên; học sinh; , diễn đạt trôi chảy; diễn thuyết trước tập thể nhà trường rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục đối với mọi người. TIÊU CHUẨN 2. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Tiêu chí 6. Hiểu biết chương trình giáo dục Mức trung bình. Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông; Mức khá. Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông; hỗ trợ đồng nghiệp hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ nội dung chương trình giáo dục; thường xuyên cập nhật thông tin về đổi mới phương pháp giảng dạy. Mức xuất sắc. Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục; phổ biến thông tin cập nhật về đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy cho giáo viên, cán bộ trong trường. Tiêu chí 7. Trình độ chuyên môn Mức trung bình. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học; nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý; am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; Mức khá. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học; nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý; am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; Có kiến thức, phương pháp và thực tiễn đối với những môn học được đào tạo; Mức xuất sắc. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học; nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý; am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; Có kiến thức, phương pháp, thực tiễn và thực hiện tốt môn học được đào tạo; hiểu biết và đánh giá được việc thực hiện các môn học khác trong nhà trường; thường xuyên cập nhật kiến thức mới, hiện đại trong môn học; đánh giá chính xác và đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của học sinh; hỗ trợ hiệu quả đồng nghiệp phát triển chuyên môn. Tiêu chí 8. Nghiệp vụ sư phạm Mức trung bình. Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực; sử dụng đúng các phương pháp dạy học, giáo dục; Mức khá. Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực; sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; Mức xuất sắc. Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực; Thực hiện các phương pháp dạy học, giáo dục một cách sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của học sinh; tuyên truyền về đổi mới phương pháp dạy học; hỗ trợ tốt đồng nghiệp hiểu và thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. Tiêu chí 9. Tự học và sáng tạo Mức trung bình. Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo; thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng theo quy định; Mức khá. Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo; chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cá nhân; vận dụng kết quả bồi dưỡng vào các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục; Mức xuất sắc. Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo; chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cá nhân; vận dụng các kết quả bồi dưỡng vào các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục; tuyên truyền, vận động xây dựng ý thức tự học, sáng tạo trong nhà trường. Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin Mức trung bình. Biết sử dụng một trong 5 ngoại ngữ (Anh, Nga, Trung, Pháp, Đức) trong giao tiếp cơ bản, hoặc sử dụng được tiếng dân tộc khi công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc; biết sử dụng máy tính, sử dụng được tin học văn phòng. Mức khá. Giao tiếp thông thường được bằng một trong 5 ngoại ngữ (Anh, Nga, Trung, Pháp, Đức), hoặc sử dụng được tiếng dân tộc khi công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc; biết sử dụng máy tính, sử dụng được tin học văn phòng, sử dụng internet trong công việc chuyên môn; biết sử dụng máy tính để làm rõ ý tưởng; học và vận động đồng nghiệp học ngoại ngữ, tin học. Mức xuất sắc. Sử dụng thành thạo một trong 5 ngoại ngữ (Anh, Nga, Trung, Pháp, Đức) hoặc thành thạo tiếng dân tộc khi công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc; biết sử dụng máy tính, biết sử dụng hệ điều hành, thạo tin học văn phòng, biết sử dụng máy tính để làm rõ ý tưởng, sử dụng và khai thác internet trong công việc chuyên môn; sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; hỗ trợ đồng nghiệp học và sử dụng ngoại ngữ, tin học trong công việc. TIÊU CHUẨN 3. NĂNG LỰC QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG Tiêu chí 11. Phân tích và dự báo Mức trung bình. Nắm bắt chủ trương chính sách và phân tích được các thay đổi trong môi trường kinh tế xã hội địa phương; có định hướng phát triển nhà trường. Mức khá. Nắm bắt chủ trương chính sách và phân tích, dự báo được các thay đổi trong môi trường kinh tế xã hội địa phương, đất nước; biết dự báo, phân tích và xử lý những vấn đề thay đổi có tác động đến hoạt động giáo dục nhà trường; dự báo được từ 3 đến 5 năm tới. Mức xuất sắc. Nắm bắt chủ trương chính sách và phân tích, dự báo được