Hướng dẫn làm báo cáo thực tập cho kỹ sư xây dựng

Là một kĩ sư xây dựng tương lai cần phải nắm vừng những yếu tố về kĩ thuật thi công và kinh tế. Để có được điều này thì chúng ta phải biết những công đoạn đẻ làm nên một công trình hoàn chỉnh là như thế nào? Đó là nhiệm vụ của “Thực tập công nhân”. “Học đi đôi với hành, lý thuyết phải kết hợp với thực tiễn” là một phương châm giáo dục bắt buộc nhằm cho mỗi sinh viên chúng ta đi từ lý thuyết áp dụng vào thực tế công việc. Chỉ qua thực tiễn chúng ta mới hiểu được một cách sâu sắc về lý thuyết. Nếu không qua thực tế thì với những kiến thức đã học trong lý thuyết nhà trường chúng ta không thể xử lý một cách linh hoạt trong thi công sau này. Qua đợt thực tập công nhân lần này đã giúp em hiểu được phần nào công việc của người công nhân, giúp em có được cơ hội đầu tiên tiếp xúc với thực tế công việc trong ngành như: công tác đóng cốppa, bê tông, cốt thép và vấn đề an toàn lao động trong ngành. Từ đó tích luỹ cho bản thân những kiến thức nhất định cho công việc thực tế sau này của mình. Mặc dù thời gian thực tập chỉ có 5 tuần không phải là nhiều nhưng cũng đủ cho em hiểu được ít nhiều công việc xây dựng, cảm thấy yêu nghề mà mình đã lựa chọn, thấy được những khó khăn mà mình có thể gặp phải sau này.

docx41 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 26436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn làm báo cáo thực tập cho kỹ sư xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu ! Là một kĩ sư xây dựng tương lai cần phải nắm vừng những yếu tố về kĩ thuật thi công và kinh tế. Để có được điều này thì chúng ta phải biết những công đoạn đẻ làm nên một công trình hoàn chỉnh là như thế nào? Đó là nhiệm vụ của “Thực tập công nhân”. “Học đi đôi với hành, lý thuyết phải kết hợp với thực tiễn” là một phương châm giáo dục bắt buộc nhằm cho mỗi sinh viên chúng ta đi từ lý thuyết áp dụng vào thực tế công việc. Chỉ qua thực tiễn chúng ta mới hiểu được một cách sâu sắc về lý thuyết. Nếu không qua thực tế thì với những kiến thức đã học trong lý thuyết nhà trường chúng ta không thể xử lý một cách linh hoạt trong thi công sau này. Qua đợt thực tập công nhân lần này đã giúp em hiểu được phần nào công việc của người công nhân, giúp em có được cơ hội đầu tiên tiếp xúc với thực tế công việc trong ngành như: công tác đóng cốppa, bê tông, cốt thép và vấn đề an toàn lao động trong ngành. Từ đó tích luỹ cho bản thân những kiến thức nhất định cho công việc thực tế sau này của mình. Mặc dù thời gian thực tập chỉ có 5 tuần không phải là nhiều nhưng cũng đủ cho em hiểu được ít nhiều công việc xây dựng, cảm thấy yêu nghề mà mình đã lựa chọn, thấy được những khó khăn mà mình có thể gặp phải sau này. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng em thực tập. Cảm ơn các Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn chúng em rất nhiều kể từ khi mới bắt đầu cho đến khi kết thúc đợt thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các chú và các anh tại công trường đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quí báu của mình giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. PHẦN 1 : THỰC TẬP NGOÀI CÔNG TRÌNH I. NHIỆM VỤ THỰC TẬP : 1. Mục tiêu : Giúp cho sinh viên có được cái nhìn tổng quát về công trình trong quá trình xây dựng , bổ sung các kiến thức đã học được trong nhà trường. Nắm vững công tác giám sát , tổ chức thi công , quá trình ,phương pháp tổ chức tiến hành các công đoạn thi công công trình và vấn đề an tòan lao động tại công trình. 2. Phương pháp : Sinh viên đươc quan sát , hướng dẫn từng phân đoạn của công trình , tùy theo đặc điểm của công trình mà sinh viên có thể biết về các công tác như lắp ráp dàn giáo , ván khuôn , công tác nối cốt thép , đổ bêtông , các biện pháp hỗ trợ thi công và các phương tiện kĩ thuật khi sử dụng xây dựng công trình. II. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP : 1. Tên, Chủ đầu tư , Đơn vị thi công và giám sát : - Công trình : Nhà Đào tạo sau Đại học , Nghiên Cứu Khoa Học và chuyển giao công nghệ - Chủ đầu tư : Đại Học Đà Nẵng - Địa Chỉ : Số 41 – Lê Duẩn – TP. Đà Nẵng - Đơn vị thi công : Công ty cổ phần xây dựng LIGHTHOUSE 2. Địa điểm xây dựng : - Công trình nằm trên trục đường giao thông chính thuận lợi cho việc cung cấp vật tư và giao thông ngoài công trình. - Hệ thông cấp điện , cấp nước trong khu vực đã hoàn thiện đáp ứng tốt các yêu cầu cho công tác xây dựng - Khu đất xây dựng công trình bằng phẳng, hiện trạng công trình không có công trình cũ, không có công trình ngầm bên dưới đất , tuy nhiên xung quanh công trình xây dựng có các tòa nhà cao 3 tầng nằm kế bên , nên trước khi thi công phần móng, Đơn vị thi công phải đóng cọc xung quanh để chặn không cho xảy ra hiện tượng sạt lở gây ảnh hưởng tới các công trình kế bên. 3. Đặc điểm : - Đây là công trình được xây dựng để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều của Đại học Đà Nẵng. Mặt bằng công trình có hình dáng hình chữ nhật, được bố trí phù hợp, tạo ra một không gian có tính tổ chức cao và đảm bảo được yêu cầu về thực dụng. - Công trình bao gồm toàn nhà có 1 tầng hầm để xe và 9 tầng nổi. Cốt đất tự nhiên tại cốt +0.00m. 4. Hiện trạng công trình : - Công trình đang trong giai đoạn thi công phần thô :đóng cốppa và đổ sàn tầng 4 , đóng ván khuôn và đổ sàn cầu thang tầng 1. 5. Mặt bằng bố trí công trình : - Các phòng , ban Chỉ huy bố trí ngay cạnh công trình để tiện cho việc quản lí và chỉ huy xây dựng, các thiết bị kĩ thuật cần thiết đều được bố trí ngay cạnh công trường để thuận tiện cho công việc. - Do công trình được thi công tại khu vực Trung tâm của thành phố nên mặt bằng để bố trí , tập kết vật liệu tương đối nhỏ , gây ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình thi công xây dựng công trình. III. NHẬT KÍ THỰC TẬP : Ngày 10/3/2012 : Buổi sáng : có mặt tại công trường lúc 7h30, nhóm Thực tập quan sát quá trình tháo cột chống dầm và sàn tầng 1 tại tầng hầm và tham gia dọn dẹp tại tầng hầm cho gọn gàng. Buổi chiều có mặt tại công trường lúc 13h30: nhóm tiếp tục các công việc như buổi sáng và lên tầng 3 quan sát quá trình tháo ván khuôn cột. Ngày 13/3/2012 : Buổi sáng : có mặt lúc 7h30 , nhóm quan sát và học tập quá trình đóng ván khuôn đổ Cầu thang tầng 1 lên tầng 2 và tập trung các thanh chống thành 1 block để lấy mặt bằng công trình . Buổi chiều có mặt lúc 13h30 : tiếp tục công việc của buổi sáng. Ngày 15/3/2012 : Buổi sáng : có mặt lúc 7h30 ,quan sát quá trình lắp đặt + nối cốt thép làm bản sàn cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 và tham gia vào quá trình vận chuyển các thanh dàn lên mặt sàn tầng 3. Buổi chiều : có mặt lúc 13h30 , quan sát quá trình tháo dở các cây chống dầm sàn tầng 2 tại tầng 1 và giúp thu dọn cây chống. Ngày 17/3/2012 : Buổi sáng : có mặt 7h30, quan sát quá trình lắp đặt dàn giáo để đóng cốppa tầng 4 và tham gia vận chuyển các tấm ván khuôn lên mặt sàn tầng 4. Buổi chiều : có mặt 13h30 , tiếp tục công việc buổi sáng. Ngày 20/3/2012 : Buổi sáng : có mặt lúc 7h30 , quan sát các công nhân đo ,cắt ván làm ván khuôn dầm và sàn. Buổi chiều : có mặt lúc 13h30, tiếp tục quan sát quá trình làm ván khuôn và tập trung các thanh nhôm 40*40 , 40*100 tại mặt đất thành các block . Ngày 22/3/2012 : Buổi sáng : có mặt lúc 7h30 , quan sát các công nhân bố trí cốt thép dầm chính và dầm phụ tại mặt sàn tầng 4 và tham gia làm hành lang an toàn. Buổi chiều : có mặt lúc 13h30 , tiếp tục công việc như buổi sáng và giúp thu dọn công trình. Ngày 24/3/2012 Buổi sáng : có mặt lúc 7h30 , quan sát các công nhân bố trí thép bản sàn tầng 4 và tiến hành tháo dở cột chống sàn, dầm tầng 3 tại tầng 2. Buổi chiều : có mặt lúc 13h30 , tiếp tục các công việc như buổi sáng. IV. NỘI QUY, KỶ LUẬT, LỊCH TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC. Nội quy: Nhân viên phải đội nón bảo hiểm khi vào công trường. Ăn mặc chỉnh tề, xe ra vào đúng nơi quy định. Xếp gọn gàng các thiết bị, dụng cụ, vật tư. Dọn dẹp vệ sinh công trường sau khi thi công. Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi trong công trường. Nghiêm cấm nhân viên vi phạm quy trình thao tác khi sử dụng thiết bị cơ giới. Không được đấu nối dây diện và sử dụng thiết bị điện nếu không có sự cho phép của cán bộ kỹ thuật. Nghiêm cấm sử dụng rượu bia, các chất cấm trước và trong quá trình làm việc. Không leo trèo nguy hiểm, khi làm việc trên cao phải đeo dây bảo hiểm cẩn thận. Nghiêm cấm ném, để vật dụng, dụng cụ bừa bãi. Thi công theo đúng bản vẽ và kỹ thuật theo sự chỉ huy của cán bộ kỹ thuật. Điều lệ phòng cháy: Cấm hút thuốc trong công trường. Cấm mang lửa vào kho hoặc khu vực dễ cháy. Cấm nấu nướng trong kho và công trường (nấu nướng cho công nhân phải có khu vực dành riêng). Công tác hàn điện, hơi phải có sự cho phép của ban chỉ huy công trường. Tổ chức tổng mặt bằng công trình: Việc tổ chức tổng mặt bằng xây dựng tương đối tốt mặc dù công trình nằm trong thành phố nên diện tích bố trí vật liệu tương đối nhỏ.Vật tư, vật liệu được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo. Tháo dỡ cốp pha: Thời gian tháo dỡ tùy thuộc vào mác bê tông, loại bêtông được sử dụng và vị trí, loại cấu kiện, điều kiện thời tiết, tính chất của cốp pha. Cốp pha thành có thể tháo sau khi đạt 80% cường độ thiết kế. Sau khi tháo cốppa, để cho an toàn ta dùng các cây chống để chống đỡ các dầm và bản sàn. V. CÔNG TÁC CỐPPA: Công tác cốp pha(Coffa) là một trong những khâu quan trọng quyết định đến chất lượng bê tông, hình dạng và kích thước của kết cấu. cốp pha sử dụng cho các công tác ở phần thân là cốp pha thép,cốp pha gỗ hoặc coppha tre, cốp pha được phân loại và tập kết riêng tại các bãi trên công trường. Trước khi đưa vào sử dụng cốp pha được vệ sinh sạch sẽ và phủ lên một lớp chống dính(đối với coppha thép hoặc gỗ, cốp pha tre đã có lớp phim chống dính). Đối với cốp pha gỗ cần hết sức cẩn thận trong cưa xẻ tránh lãng phí vô ích. 1. Công dụng của cốp-pha: - Cốp- pha là ván khuôn tạo hình kết cấu công trình, giữ cho vữa bê tông không bị chảy ra và bảo vệ bêtông trong thời gian ngắn cho tới khi bêtông đủ cường độ. - Để cho công trình bêtông cốt thép tồn tại lâu năm thì chúng ta phải tạo dựng một công trình bằng vật liệu khác giống hết công trình cần xây dựng đó là công trình cốp pha. Là tạm thời nhưng nó phải đảm bảo tính chắc chắn, ổn định để chịu lực nhưng phải dể dàng tháo lắp đồng thời phải bền để sử dụng nhiều lần. - Cốp- pha gồm 2 phần chủ yếu: + Phần lát mặt và tạo hình kết cấu, thường được làm bằng gỗ ép. + Phần chống đỡ để bảo đảm vị trí độ ổn định vững chắc, thường là hệ thống dàn sắt. 2. Lắp dựng cốp-pha: a. Thanh giằng: Là một thanh thép tròn dài, 2 đầu có ren để vặn bulong được lắp xuyên suốt qua cấu kiện giúp coffa không bị phình ra tại con ốc được xiết từ bên ngoài để coffa. b. Thanh chống: - Chủ yếu sử dụng các thanh chống bằng thép, chúng có cấu tạo như sau: + Gồm 2 đoạn ống thép luồn vào nhau co sút và thay đổi chiều cao. Dưới chân có đế bảo vệ, trên đỉnh có mân đỡ +Sau khi thanh chống tới gần độ cao yêu cầu thì phải chốt trên lỗ khoan sàn trên thanh chống rồi từ đó vặn đoạn ốc ren còn lại để cố định thanh chống. +Bản để dưới chân cột được liên kết với đất sàn bằng đinh hay vít. +Nếu có tải trọng ngang thì dùng thanh chống xiên và các thanh giằng. +Trước khi đặt thanh chống phải chọn vị trí chắc chắn ổn định. c. Thanh chữ U: Là thanh thép tròn, một đầu là hình ren cưa dài, đầu còn lại ngắn có hình chữ U , giữa thanh có một con ốc lớn. Thanh chữ U dùng để đỡ các thanh beam hình chữ A. Nó còn có tác dụng điểu chỉnh cho sàn đạt tới độ cao yêu cầu bằng cách vặn con ốc. d. Giàn giáo: - Cấu tạo từ những ống thép được hàn sẵn thành khung phẳng và khi sử dụng chỉ cần liên kết 2 thanh giằng chéo là được một khung sắt chắc chắn. - Nếu cần đựng hay để vật liệu ta đặt thêm một sàn công tác. - Trước khi lắp đặt cũng cần lưu ý đến vị trí đặt và các chốt liên kết để đảm bảo an toàn. 3. Cốppha dầm : Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau : - Xác định tim dầm . - Rải ván lót để đặt chân cột . - Đặt cây chống chữ T , đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm . - Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng các giằng . - Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông , cây chống xiên. - Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế . 4. Cốppha sàn : Cốp pha sàn được sử dụng trong công trình này được gỗ ép. - Cốp pha sàn được lắp ghép từ những tấm Cốp pha ván định hình. Tại những kích thước tấm Cốp pha không phù hợp thì phải dùng những tấm bù hoặc là phải cắt xẻ. - Đỡ Cốp pha sàn là hệ thống giàn giáo thông qua kích thước của hệ thống giàn giáo này được thiết kế theo chuẩn và khoảng cách giữa các khung phụ thuộc vào bề dày sàn và tải trọng động - Đặt giàn giáo không gian. Kiểm tra cao độ sàn bằng cách tăng hay giảm thanh chữ U trên đầu các giàn giáo. - Đặt ván khuôn sàn. - Sau khi hoàn thành việc lắp ván khuôn , ta phải dùng các tấm vỏ mỏng xi măng hoặc keo để bịt chặt chỗ mối nối giữa 2 tầm cốppa. 5. Côppa sàn cầu thang : - Cũng tương tự như côppa sàn, côppa cầu thang cũng có 2 phần : hệ thống chịu lực (dàn giáo)và ván khuôn định hình. Tuy nhiên, bản sàn cầu thang có độ nghiêng nên yêu cầu quá trình đóng ván khuôn cũng phức tạp hơn. - Để tạo nên góc nghiêng, người ta phải dùng hệ thống dàn chống có ốc để điều chỉnh cao độ của từng vị trí sao cho giống với thiết kế. : 6. Nghiệm thu công tác cốp-pha: Để đảm bảo chất lượng các cấu kiện được đúc bằng bê tông ta phải tiến hành công tác nghiệm thu: + Độ chặt, kín giữa các mạch ghép phải kín. + Sự vững chắc của ván khuôn và giàn giáo. + Cột chống luôn thẳng đứng và phải thật chắc chắn. + Sai lệch về vị trí và kích thước ván khuôn và giàn giáo đã dựng xong không vượt quá trị số cho phép. + Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của ván khuôn nếu có biến dạng do dịch chuyển phải xử lý kịp thời. + Để bịt kín vị trí tiếp giáp giữa cột và sàn ta phải dùng vữa trát xung quanh vị trí tiếp giáp. + Không tháo dỡ coffa dầm và sàn quá sớm. VI/ CÔNG TÁC CỐT THÉP : 1/Nắn cốt thép: Trong thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản cốt thép, các thanh thép có thể bị cong vênh hay với những thép có đường kính nhỏ thường là cuộn tròn, vì vậy chúng cần được nắn thẳng, kéo thẳng thước khi nắn uốn. Những thanh thép nhỏ có thể dùng búa đập hay dùng vam kết hợp bàn nắn hoặc dùng máy để nắn thẳng thép. a/ Nắn thép thủ công (bằng tay : Thường được dùng là các loại thiết bị tự chế hoặc mua sẵn ngoài tiệm thiết bị xây dựng, gồm những loại sau: + Khu nắn thép 6 & 8,( ngoài ra còn gọi là Vam hay Thước Vam tùy từng địa phương) : làm bằng sắt 6 hoặc 8 dùng để nắn thép 6 & 8 + Thước uốn ( hay còn gọi là càng cua): được mua ngoài tiệm vì khó chế tạo hơn. Dụng cụ ngoài chức năng nắn thẳng thép đường kính lớn còn được dùng để uốn thép. + Ngoài ra còn dùng búa đập để nắn thẳng. b/ Nắn thép bằng máy : Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy dùng để nắn thép. Thông dụng nhất là máy nắn thép làm việc độc lập Nắn cốt thép bằng máy. 2/Uốn cốt thép: a/Uốn thép thủ công ( bằng tay): Bàn uốn ( ngựa): trên đó có đóng 3 cọc: cọc tựa, cọc tâm, và cọc uốn. chú ý rằng đường kính cọc luôn lớn hơn hoặc bằng đường kính thép uốn càng cua. b/ Uốn thép bằng máy: Máy này gồm một đĩa tròn quay được, trên đĩa có lỗ để tra cọc uốn, bên ngoài có những cọc để cố định cốt thép. Máy uốn được 5 -10 thanh cốt thép mỗi đợt. Hình2.Uốn cốt thép bằng máy. 3/ Cắt thép theo kích thước và số lượng cho trước: Cắt thép bằng sức người hay bằng máy, sức người có thể cắt được những thanh cốt thép đường kính dưới 12mm (dùng kiềm động lực) hoặc dưới 20mm (dùng búa và đục). máy có thể cắt được những thanh cốt thép đường kính đến 40mm. Lớn hơn nữa thì dùng hàn xì để cắt. Khi cắt thép cần tính toán chiều dài, tính toán khi cắt thép do độ dãn dài của thép khi uốn, cụ thể như sau: + Uốn cong < 90˚ : cốt thép dài thêm 0,5d + Uốn cong = 90˚ : cốt thép dài thêm 1d + Uốn cong > 90˚ : cốt thép dài thêm 1,5d Cắt thép bằng phương pháp thủ công có thể dùng kéo hoặc búa và đe, bằng phương pháp cơ khí có thể chạy động cơ điện. 5/ Nối cốt thép a/ Nối buộc: + Nối buộc những thanh cốt thép trơn đặt ở vùng bêtông chịu kéo thì hai đầu mối nối phải uốn cong thành móc và ghép chập vào nhau một đoạn 30d-45d và dùng dây kẽm quấn quanh chỗ nối. + Nối buộc những thanh cốt thép trong vùng chịu nén thì không phải uốn móc nhưng phải buộc kẽm dẽo quanh chỗ nối. Đoạn ghép chập phải dài 20d-40d b). b/ Nối hàn: Có các kiểu sau đây: + Nối đối đỉnh + Nối ghép chập + Nối ghép táp + Nối ghép máng Các mối nối giữa các thanh thép c/ Nối bằng bu-lông,đai ốc: Công nghệ nối cốt thép bằng bu-lông,đai ốc là công nghệ tiên tiến được ứng dụng rộng rãi,phổ biến trong các kết cấu kiến trúc hạ tầng ở Việt Nam cũng như của thế giới. * Ưu điểm: + Chất lượng mối nối ổn định và độ tin cậy cao + Cốt thép làm việc đồng tâm + Thời gian thi công nhanh, công việc tạo ren sẽ được làm trước. + Phạm vi ứng dụng rộng rãi, thích hợp dùng cho loại thép CII, CIII có đường kính từ 16 đến 50mm. + Bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường. + Công nghệ tiên tiến, thích hợp với các công trình đòi hỏi chất lượng mối nối cao. + Năng lượng tiêu thụ thấp, tiết kiệm khối lượng lớn thép ngắn và đầu mẩu. + Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với cốt thép có đường kính trên 20mm * Nhược điểm: + Yêu cầu kỹ thuật của mối nối ren rất cao(đầu ren chỉ cần bị mẻ một ít, là sẽ rất khó thi công ) +Thép phải đúng tiêu chuẩn về kích thước và hình dạng. + Yêu cầu nghiêm ngặt trong công tác vận chuyển và bảo quản. ` Máy tiện ren Nối thép bằng bu-lông đai ốc 6/ Nội dung kiểm tra, giám sát: * Vận chuyển cốt thép phải thõa mãn các yêu cầu sau: - Không làm hư hỏng và biến dạng cốt thép. - Cốt thép buộc theo từng chủng loại để tránh nhầm lẫn. - Phân chia thành bộ phận phù hợp với công tác vận chuyển và lắp dựng. * Kiểm tra thép trước khi lắp dựng: Bề mặt sạch, không dính bùn, không có vẩy sắt và các lớp gỉ, các thanh sắt bị giảm tiết diện không được vượt quá 2% đường kính, nếu vượt quá thì phải sử dụng với tiết diện thực tế hoặc loại. * Công tác lắp dựng cần bảo đảm: - Các bộ phận lắp trước không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau. - Có biện pháp ổn định vi trí cốt thép để không bị biến dạng trong quá trình thi công. - Các con ke cần đặt tại vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép, mặt bằng thi công. Không lớn hơn 1m 1 điểm kê, con kê có chiêu dày bằng chiêu dày lớp bê tông bảo vệ, làm bằng vật liệu ko ăn mòn cốt thép cà phá hủy bê tông. * Kiểm tra thép lắp dựng đã đúng chủng loại, đúng kích thước hay chưa. So sánh hiện trạng và bản vẽ thiêt kế. * Kiểm tra chi tiết buộc, neo thép, khoảng cách theo đai. Kiểm tra chủng loại cối thép, kiểm tra mối nối: - Bề mặt nhẵn không cháy, không dứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bột. -Bảo đảm chiều cao, chiều dài đường hàn theo đúng thiết kế. -Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và uốn cong. Trong một mặt cắt tiết diện không nối quá 50% diện tích thép chịu lực với thép có gờ và 25% với thép trơn. Với thép sàn cần kiểm tra khoảng cách thép đan sàn, kiểm tra xem thép mũ có bị đạp dẹp xuống không (rất thường gặp). Những chỗ chừa lỗ như hộp gain thì cân tăng cường thép gia cường xung quanh. Với thép dầm cần kiểm tra loại thép, vị trí nối thép (trường hợp sai rất hay gặp là thép chịu moment âm ở gối mà lại nối ngay gối, thép chịu moment dương ở nhịp mà lại nối ngay nhịp), vị trí đặt thép trí đặt thép tăng cường (trường hợp sai thường gặp là đặt quá sát với thép chủ hoặc đặt ngay giữa dầm). * Kí biên bản nghiệm thu thép. 7/ Gia công và lắp dựng cốt thép trên công trường: Cốt thép được gia công, cắt uốn từ bên dưới theo thiết kế và được cẩu lắp lên vị trí lắp dựng. a. Lắp đặt cốt thép cột: * Trình tự lắp đặt như sau: - Dùng vam uốn thép chờ cho đúng tim cột ( chiều cao thép chờ là 1000mm). - Cốt thép dọc được cắt theo tính toán và được dựng lên cùng với cốt đai. Trước tiên chúng được buộc với thép chờ dưới chân cột với khoảng cách đai vùng nối là 100mm. - Luồn số đai cần thiết vào cột, lắp dựng giàn giáo để đứng buộc cốt đai. - Buộc thép đai đã được gia công với khoảng cách theo thiết kế. - Chú ý thả dọi ngầm để cốt thép dựng lên tương đối thẳng đứng để khi ghép cốp pha được dễ dàng. b. Lắp ghép cốt thép dầm: - Sau khi lắp đặt xong cốp-pha ta tiến hành đặt cốt thép, ta dùng để đỡ những dầm thép hở cao hơn so với cốp-pha sau đó mới hạ cốt thép xuống dầm. ` - Luồn cốt đai vào, sắp xếp cốt đai theo vị trí, sắp xếp cốt thép dọc, thép cấu tạo, thanh tăng cường và tiến hành buộc dây thép để tạo thành mặt khung vững chắc. - Chú ý khoảng cách giữa các cây thép để đảm bảo bê tông lọt được. - Khoảng cách neo cốt thép dầm vào cột, tường phả
Luận văn liên quan