Hướng dẫn marketing xuất khẩu này cùng với Chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa là một phần của Dự án Vie/61/94 do chính phủ Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển tài trợ cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại Việt Nam (thuộc Bộ Thương mại) và do Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) thực hiện nhằm “hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam”.
Những bên được hưởng lợi chính từ bộ hướng dẫn này là các công ty sản xuất bao bì nhựa của Việt Nam, đặc bịêt là các công ty vừa và nhỏ có ít hoặc chưa có kinh nghiệm xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa. Bộ hướng dẫn này bao gồm 3 phần:
Phần thứ nhất trình bày các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang các thị trường phát triển, đặc biệt là sang Nhật, Châu Âu, Mỹ, bao gồm các yêu cầu bắt buộc theo pháp luật và các yêu cầu riêng khác của khách hàng.
Phần 2 nhằm giúp các nhà sản xuất tiến hành phân tích nội bộ công ty để xem công ty mình có khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường phát triển hay không và nếu được thì bằng các nào
Phần 3 giới thiệu các công cụ thị trường và các cách thức hiệu quả để marketing sản phẩm bao bì nhựa ra thị trường quốc tế, tập trung chi tiết hơn vào các vấn đề xúc tiến như tổ chức các hội chợ thương mại, internet, và liên hệ trực tiếp với các khách hàng tiềm năng.
Bộ hướng dẫn marketing xuất khẩu này phải được sử dụng cùng với Chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa. Qua khảo sát ngành và các hội thảo tiến hành cùng các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa cho thấy cần xúc tiến xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa sang các thị trường chính đó là thị trường Nhật, EU, và Mỹ.
Tóm lại, mục tiêu của bộ hướng dẫn marketing xuất khẩu là:
o Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường cho các nhà cung cấp các sản phẩm bao bì nhựa của Việt Nam
o Đề suất các ưu tiên và việc phân bố nguồn lực (làm cái gì và làm như thế nào)
o Giúp xác định sản phẩm/mảng nào nên được đẩy mạnh
ở thị trường địa lý nào
bán với giá như thế nào
áp dụng các hình thức khuyến mại và thông điệp nào đối với người mua và người tiêu dùng cuối cùng
đưa ra đề xuất bán hàng độc đáo cho loại sản phẩm và phân đoạn thị trường đang cân nhắc
tận dụng lợi thế cạnh tranh đã xác định
89 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn tiếp thị xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam tại các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu
cho
Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam
tại
các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ
Bản thảo 1
Tháng 11/2006
Cục Xúc tiến Thương mại
Mục lục
1. Giới thiệu 5
2. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang các nước phát triển, đặc biệt là Cộng đồng Châu Âu (EU) 7
2.1. Giới thiệu 7
2.2. Yêu cầu pháp lý 8
2.2.1. Yêu cầu về môi trường 9
2.2.2. Khả năng phân huỷ và cấm các sản phẩm túi và chất không phân huỷ 9
2.2.3. Yêu cầu về bao gói thực phẩm 10
2.2.4. Nguồn gốc xuất xứ 11
2.3. Yêu cầu thị trường 12
2.3.1. Đáp ứng tiêu chuẩn địa phương và yêu cầu đối với giấy chứng nhận địa phương 12
2.3.2. Làm giả 13
2.3.3. Yêu cầu quản lý chất lượng 13
2.4. Các yêu cầu dán nhãn và ghi nhãn 15
2.4.1. Yêu cầu bắt buộc 15
2.4.2. Yêu cầu tự nguyện 16
3. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang Mỹ 19
3.1. Giới thiệu 19
3.2. Yêu cầu về pháp luật 20
3.2.1. Yêu cầu về môi trường 20
3.2.2. Các yêu cầu tiếp xúc thực phẩm 22
3.2.3. Nguồn gốc xuất xứ 23
3.2.4. Làm giả 23
3.3. Yêu cầu thị trường 24
3.3.1. Yêu cầu về quản lý chất lượng 24
3.4. Yêu cầu ký hiệu và dán nhãn 24
3.4.1. Ký hiệu vật liệu và hàm lượng tái chế 24
3.4.2. Ghi nhãn túi nhựa 26
3.4.3. Các cách ghi nhãn bao bì nhựa khác 26
3.4.4. Ghi nhãn cho vật liệu tổng hợp, dát mỏng và bao bì giấy 27
3.4.5. Các yêu câu bắt buộc 27
3.4.6. Các yêu cầu tự nguyện 28
4. Yêu cầu về xuất khẩu bao bì nhựa sang Nhật Bản 30
4.1. Giới thiệu 30
4.2. Yêu cầu về pháp lý 31
4.2.1. Yêu cầu về môi trường 32
4.2.2. Các yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm 33
4.2.3. Nguồn gốc xuất xứ 37
4.2.4. Làm giả 37
4.3. Các yêu cầu của thị trường 37
4.3.1. Yêu cầu về quản lý chất lượng 37
4.4. Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác 37
5. Đánh giá nội bộ 43
5.1. Sự hỗ trợ của các tổ chức kinh doanh – Hiệp hội Nhựa Việt Nam 44
“SWOT” cho công ty của bạn 45
5.1.1. Giới thiệu và định nghĩa 45
5.1.2. Đưa kết quả phân tích vào thực tiễn 46
5.1.3. Tiếp cận bằng các câu hỏi để phân tích SWOT 49
Khả năng cạnh tranh – hiểu biết về các đối thủ trên thị trường quốc tế 49
Thực hiện xuất khẩu 51
5.1.4. Gợi ý các chiến lược trong từng trường hợp: 53
5.2. Lợi thế so sánh có thể xác định được 54
5.3. Chọn lựa thị trường tiềm năng – những sự hấp dẫn của thị trường 54
5.3.1. Suy nghĩ về sự thống nhất 56
6. Những công cụ marketing 57
6.1. Những sản phẩm và dòng sản phẩm 57
6.2. Giá cả 59
6.3. Địa điểm 59
6.3.1. Mạng lưới và dây chuyền hậu cần 59
6.3.2. Đại lý bán hàng và nhà phân phối 60
6.4. Quảng bá 62
6.4.1. Tạo dựng hình ảnh và thông điệp của công ty 64
6.4.2. Hồ sơ công ty 64
6.4.3. Danh thiếp 65
6.4.4. Catalo sản phẩm 65
6.4.5. Website trên Internet 65
6.4.6. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giao tiếp kinh doanh 66
6.4.7. Liên hệ trực tiếp với khách hàng 67
6.4.8. Hội chợ thương mại 69
6.4.9. Trước hội chợ: 71
6.4.10. Trong hội chợ 72
6.4.11. Việc tiếp theo 73
6.4.12. Chuẩn bị cho việc tìm kiếm thị trường 73
6.4.13. Hoạt động bán hàng hoàn hảo 76
6.4.14. Bán hàng bắt đầu với sự thảo luận kỹ lưỡng 76
7. Tiến tới một quy mô đủ lớn 80
8. Các trang web tham khảo 83
9. Hội chợ bao bì 84
9.1. Nhật Bản 84
9.1.1. Hội chợ bao bì Châu Á, Osaka 84
9.1.2. Hội chợ bao bì quốc tế Tokyo 84
9.1.3. Buổi trưng bày máy móc bao bì quốc tế Nhật Bản 85
9.2. Hàn Quốc 85
Đông Nam Á. 85
9.2.1. Việt Nam 85
9.2.2. Indonesia 86
9.3. Trung Quốc 86
9.4. Châu Âu 86
9.4.1. Interpack, Düsseldorf-Đức 86
9.4.2. Salon de l’Emballage, Pa-ri, Pháp 87
9.4.3. PAKEX, Birmingham-Anh Quốc 88
Hoa Kỳ 88
9.4.4. DISTRIPAK, Chicago-Hoa Kỳ 88
9.4.5. PACK EXPO INT, Chicago- Hoa Kỳ 88
Châu Phi 89
9.4.6. Propak, Johannesburg-Nam Phi 89
Giới thiệu
Hướng dẫn marketing xuất khẩu này cùng với Chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa là một phần của Dự án Vie/61/94 do chính phủ Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển tài trợ cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại Việt Nam (thuộc Bộ Thương mại) và do Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) thực hiện nhằm “hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam”.
Những bên được hưởng lợi chính từ bộ hướng dẫn này là các công ty sản xuất bao bì nhựa của Việt Nam, đặc bịêt là các công ty vừa và nhỏ có ít hoặc chưa có kinh nghiệm xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa. Bộ hướng dẫn này bao gồm 3 phần:
Phần thứ nhất trình bày các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang các thị trường phát triển, đặc biệt là sang Nhật, Châu Âu, Mỹ, bao gồm các yêu cầu bắt buộc theo pháp luật và các yêu cầu riêng khác của khách hàng.
Phần 2 nhằm giúp các nhà sản xuất tiến hành phân tích nội bộ công ty để xem công ty mình có khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường phát triển hay không và nếu được thì bằng các nào
Phần 3 giới thiệu các công cụ thị trường và các cách thức hiệu quả để marketing sản phẩm bao bì nhựa ra thị trường quốc tế, tập trung chi tiết hơn vào các vấn đề xúc tiến như tổ chức các hội chợ thương mại, internet, và liên hệ trực tiếp với các khách hàng tiềm năng.
Bộ hướng dẫn marketing xuất khẩu này phải được sử dụng cùng với Chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa. Qua khảo sát ngành và các hội thảo tiến hành cùng các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa cho thấy cần xúc tiến xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa sang các thị trường chính đó là thị trường Nhật, EU, và Mỹ.
Tóm lại, mục tiêu của bộ hướng dẫn marketing xuất khẩu là:
Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường cho các nhà cung cấp các sản phẩm bao bì nhựa của Việt Nam
Đề suất các ưu tiên và việc phân bố nguồn lực (làm cái gì và làm như thế nào)
Giúp xác định sản phẩm/mảng nào nên được đẩy mạnh
ở thị trường địa lý nào
bán với giá như thế nào
áp dụng các hình thức khuyến mại và thông điệp nào đối với người mua và người tiêu dùng cuối cùng
đưa ra đề xuất bán hàng độc đáo cho loại sản phẩm và phân đoạn thị trường đang cân nhắc
tận dụng lợi thế cạnh tranh đã xác định
Bộ hướng dẫn này nhấn mạnh vào việc bán đặc trưng của bao bì nhựa ở Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt thông qua việc tạo điểm mạnh, và sự kết hợp có hệ thống của các thuộc tính chính trong ngành bao bì Việt Nam.
Hy vọng rằng nội dung trong quyển hướng dẫn này sẽ có ích đầu tiên là với các nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam để quyết định xem liệu có có nên nhà xuất khẩu và sau đó sẽ giúp các nhà sản xuất này có thể đương đầu với các thách thức của thị trường xuất khẩu.
Những phản hồi của Hiệp hội Nhựa Việt Nam sẽ rất có ích để trong tương lai có thể đưa ra những bộ hướng dẫn marketing hiệu quả hơn nữa.
Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang các nước phát triển, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU)
2.1. Giới thiệu
Nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa xuất khẩu sang các nước phát triển, đặc biệt sang Liên minh Châu Âu (EU) phải đáp ứng hai yêu cầu, yêu cầu pháp lý và yêu cầu thị trường. Hiện nay hầu hết các nước Châu Âu thuộc khối EU. Mặc dù Thuỵ Sỹ và Nauy vẫn chưa ra nhập EU nhưng những yêu cầu về xuất khẩu bao bì sang hai nước này thì vẫn giống những yêu cầu của liên minh đặt ra.
Luật của EU áp dụng hiện nay với mặt hàng bao bì được quy định trong Nghị định của Hội đồng Châu Âu và được Uỷ Ban Châu Âu thông qua. Nghị định này được đưa vào luật của các nước thành viên trong giai đoạn từ 2 tới 3 năm. Nghị định được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn bắt buộc được xây dựng bởi CEN, Uỷ ban về hiện thực hoá của Châu Âu. Khi nghị định này ngay lập tức được chuyển về cấp độ quốc gia và được áp dụng trong thời gian ngắn. Nghị định của EU được coi là bản thay thế cho luật quốc gia và phục vụ mục đích tạo một thị trường chung, và hạn chế rủi ro của luật phân biệt đối xử có thể tồn tại ở một quốc gia thành viên nào đó.
Luật Châu Âu về mặt hàng bao bì được đưa ra do nhu cầu phải quản lý chất thải bao bì chặt chẽ hơn cũng như các lý do về an toàn và nguồn gốc hàng hóa để bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro liên quan tới sức khoẻ. Điều này dẫn tới việc ra đời của các yêu cầu bắt buộc cũng như các nhu cầu về nhãn mác, mã số, ghi nhãn, và các nhu cầu về các tiêu chuẩn và kế hoạch khác.
Cách thức an toàn nhất để đảm bảo có thể tiếp cận với thị trường của các nước thành viên EU lá tuân thủ các Nghị định của EU (sẽ được các nước thành viên EU chấp nhận) liên quan tới các quy tắc về sức khoẻ, an toàn và môi trường.
Bất kỳ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu trong nước nào marketing nguyên liệu hoặc sản phẩm bao bì sang thị trường EU đều có trách nhiệm và phải có khả năng chứng minh rằng sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu khi tiêu chuẩn này có hiệu lực hoặc phù hợp với luật quốc gia hiện hành. Nhà sản xuất nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa Việt Nam có thể hoặc là một nhà nhập khẩu trực tiếp tức là đóng vai trò là một nhà nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia thành viên EU nào, hoặc sẽ kinh doanh thông qua công ty nhập khẩu trong nước, phải nhận thức được các ràng buộc hoặc ở vị trí là chia sẻ với các nhà cung cấp Việt Nam nhận thức về các bắt buộc này. Kết quả là, trước khi xâm nhập vào thị trường Châu Âu hoặc vào thị trường của một trong các nước thành viên của Châu Âu, mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ các luật hiện hành và luật sắp được áp dụng tại đây.
Ngoài ra, ngày càng nhiều công ty bên ngoài Châu Âu áp dụng các tiêu chuẩn Chây Âu trong lĩnh vực kỹ thuật. Chẳng hạn như là một vài yêu cầu tối quan trọng đối với các sản phẩm đặc biệt như sản phẩm túi dựng thức ăn liên quan đến nguồn gốc hàng hoá và nhãn mác.
Cách tiếp cận tương tự đối với Mỹ và Nhật Bản và sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo trong bản bộ hướng dẫn này.
Cơ sở của các quy định của EU về mặt hàng bao bì xuất phát từ các vấn đề quản lý chất thải và việc tìm kiếm biện pháp an toàn và bảo vệ người tiêu dùng tốt nhất. Trong những năm qua, người ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của luật EU về thưc phẩm và bao gói.
Đối với thực phẩm, có các quy tắc vệ sinh chung đó là yêu cầu HACCP (Điểm kiểm soát then chốt phân tích độc tính - Hazard Analysis Critical Control Point) quy định về nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác. Quy định này đề cập tới việc đóng gói, từ khi vận chuyển tới khi đóng gói lẻ, phù hợp với các yêu cầu về môi trường. Một cách tốt nhất liên quan tới an toàn của sản phẩm bên cạnh việc đánh mã hàng là việc thu hồi khỏi thị trường nếu thấy có rủi ro.
Quản lý chất thải bao bì cũng là một vấn đề chính. Nếu đóng gói các sản phẩm vẫn cần thiết và yêu cầu thì việc quản lý chất thải là rất khó khăn. Nghị định số 2004/12/EC giới thiệu một định nghĩa ngắn gọn về đóng gói như sau, “Đóng gói cấp 1” (Đóng gói để bán), “đóng gói cấp 2” (đóng gói theo nhóm), “đóng gói cấp 3” (đóng gói vận chuyển); phân loại, bọc bên ngoài, dán nhãn là một phần trong công tác đóng gói. Các khái niệm đó giúp việc hiểu luật này dễ dàng hơn.
2.2. Yêu cầu pháp lý
Yêu cầu pháp lý EU đối với các sản phẩm là bắt buộc đối với tất cả các nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa được xuất khẩu sang EU. Các yêu cầu này bao gồm tiêu chuẩn về môi trường, sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng. Các yêu cầu liên quan tới môi trường phải được áp dụng cho tất cả các loại nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa để gói đồ ăn. Ví dụ, yêu cầu hợp pháp về chất nguy hiểm như là việc sử dụng các loại mực chứa kim loại nặng.
2.2.1. Yêu cầu về môi trường
Yêu cầu pháp lý về môi trường, phần 4 cuả Nghị định 2004/12/EC hoàn thiện Nghị định số 94/62/EC kêu gọi đẩy mạnh việc tái chế tổng thể và các mục tiêu khôi phục với mục tiêu tái chế nguyên liệu cùng với mỗi nguyên liệu đóng gói, 60% cho kính, giấy và bìa, 50 % cho kim loại, 22.5% cho nhựa, 15% cho gỗ. Cũng có thể cân nhắc việc đốt để lấy năng lượng như là một cách để khôi phục (cũng được gọi là khôi phục năng lương). Bắt buộc phải ghi mác nguyên liệu đóng gói. Việc các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ biết nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa được đặt ở thùng tái chế hay thùng phục hồi năng lượng phụ thuộc vào loại bao bì nhựa được nói tới và nó sẽ được thiết kế để tái chế. Nó cũng sẽ được thiết kế một cách thống nhất và rất nhẹ nhằm tiết kiệm nguyên liệu.
Nghị định này quy định cụ thể trong Phụ lục II các yêu cầu cần thiết cần đáp ứng về bao bì để đảm bảo tiếp cận được với thị trường EU có thể được tóm tắt như sau:
Bao bì được sản xuất sao cho số lượng và cân nặng giới hạn ở mức tối thiểu để duy trì mức độ an toàn, vệ sinh và chấp nhận đối với sản phẩm được đóng gói và với khách hàng.
Bao bì phải được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá theo cách mà có thể sử dụng lại bao gồm tái chế, và hạn chế tác hại đối với môi trường khi bao bì hoặc rác thải từ việc sản xuất bao bì thải ra môi trường.
Bao bì phải được sản xuất sao cho hạn chế sử dụng các chất và nguyên liệu độc hại, cũng như hạn chế mùi, tro hoặc leachte của nguyên liệu và các chất cấu thành. Các chất thừa gói hàng hoặc chất thải khi sản xuất bao bì phải được đốt hoặc lấp. Chú ý mỗi thành phần bao gói phải tuân thủ theo giới hạn 100 ppm cho 4 kim loại nặng và hạn chế sử dụng các chất nguy hiểm.
Bao gói phải có thể tái sinh dưới dạng tái chế nguyên liệu, phục hồi năng lượng.
2.2.2. Khả năng phân huỷ và cấm các sản phẩm túi và chất không phân huỷ
Một số quốc gia thành viên EU đã tiến hành các quyết định ở tầm Quốc hội để cấm sử dụng các chất và túi không có khả năng phân huỷ để ngăn chặn việc gia tăng rác thải. Kết quả là một nghị định ở cấp địa phương, có tác động lên từng quốc gia thành viên, không ảnh hưởng tới thương mại tự do trong thị trường EU.
Gần đây nhất người ta kêu gọi phát triển loại chất phân huỷ sinh học, được áp dụng để kiểm tra việc thực hiện này. Khả năng phân huỷ mà đã được chứng nhận dưới điều kiện phân huỷ được kiểm soát được tiến hành cùng với tiêu chuẩn Châu Âu EN 13432.
Điều thú vị là các nguyên liệu đóng gói hay còn gọi là nguyên liệu có khả năng phân huỷ được Tiêu chuẩn EN 13432 chứng thực lại được miễn phí rác thải ở Đức.
2.2.3. Yêu cầu về bao gói thực phẩm
Đề cập tới vấn đề an toàn, luật bao gói thực phẩm và Siêu luật đã đưa ra các Nghị định cụ thể đặc biệt đề cập tới việc di chuyển của chất dẻo (Nghị định Nhựa 2002/72/EC) liên quan tới các nguy cơ độc hại và sự ảnh hưởng của bao gói và thực phẩm về thời hạn sử dụng và khái niệm rào cản chức năng (Quy định 2004/1935/EC cho biết bao bì đóng gói sản phẩm phải ghi rõ xuất xứ). Các nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam phải đảm bảo bao bì đóng gói thực phẩm phải phù hợp với chứng nhận của các nhà cung cấp nhựa của họ, ví dụ, các công ty hoá chất chính với các nhà cung cấp phụ gia và nguyên liệu thô khác của họ ví dụ công ty sản xuất mực để đảm bảo rằng không có chất tái chế trong sản phẩm đóng gói thực phẩm và rằng quy trình sản xuất được tiến hành rất chuyên nghiệp.
Quy tắc về bao bì đóng gói thực phẩm như trên đề cập tới giới hạn chuyển đổi là 60mg (chất rắn) trên 1 kg thực phẩm hoặc loại giống như thực phẩm đề tất cả chất chuyển đổi từ nguyên liệu vào thực phẩm. Danh sách chất tổng hợp và các chất ban đầu cùng với số lượng cho phép sử dụng đều được cung cấp. Danh sách các chất phụ gia được sử dụng và số lượng cho phép sử dụng cũng sẽ được cung cấp cụ thể. Bên cạnh đó cũng có danh sách cấp quốc gia các chất phụ gia cho phép sử dụng cấp.
Nghị định 2002/72/EC được sửa đổi từ Nghị định 2004/1/EC mà đình chỉ việc sử dụng chất azodicarbonamide từ ngày 2 tháng 8 năm 2005. Một Nghị định sửa đổi khác (2004/19/EC) cung cấp một danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng. Theo Nghị định 2004/19/EC thì đối với số lượng chất phụ gia của nguyên liệu sản xuất bao bì gói thực phẩm chất mà được coi là chất phụ gia thực phẩm trực tiếp thì giới hạn sử dụng sẽ chặt chẽ hơn. Chúng không có chức năng kỹ thuật nào đối với thực phẩm.
Sự tác động giữa thực phẩm và nguyên liệu đóng gói là các dạng dưới đây
Sự di chuyển hay chuyển đổi thành phần của bao gói sang thực phẩm,
Sự thẩm thấu các khí, hơi nước, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi qua bao gói và thoát ra ngoài hoặc thấm vào trong thực phẩm,
Chuyển đổi thành phần trong thực phẩm vào nguyên liệu bao gói.
2.2.4. Nguồn gốc xuất xứ
Nguồn gốc xuất xứ phải được xem xét trong ngữ cảnh toàn cầu, xem xét các hoàn cảnh khác nhau đặc biệt trong 2004/1953/EC (mục 17). Có ảnh hưởng lớn của các quy định xuất xứ về bao bì nói chung và bao bì nhựa.
Nguồn gốc xuất xứ của các nhà sản xuất bao bì nhựa có nghĩa là việc theo dõi xem các sản phẩm được sản xuất thông qua các dụng cụ gia đình và việc sắp xếp nhằm đảm bảo niềm tin của khách hàng về mặt hàng bao gói thực phẩm, có nghĩa là thực hiện một hệ thống nguồn gốc xuất xứ tin cậy nhằm đảm bảo và có thể sửa chữa đúng lúc. Lí do của việc áp dụng nguốn gốc xuất xứ cũng giống như đối với các sản phẩm thực phẩm, nghĩa là nhanh chóng rút sản phẩm trong trường hợp bao gói bị nhiễm bẩn. Ghi rõ nguồn gốc xuất xứ là bắt buộc theo Luật thực phẩm chung của EU có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005.
Các nhà sản xuất được yêu cầu là phải trang bị hệ thống xác định nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu bao gói vào ngày 27 tháng 10 năm 2006. Đó là một phần trong chính sách an toàn thực phẩm yêu cầu xác định nguồn gốc thực phẩm và nguyên liệu bao gói sản phẩm.
Yêu cầu mới là một mục của Nghị định EC 1935/2004 quy định về nguyên liệu và chất bao gói thực phẩm. Quy định này được cộng đồng thông qua năm ngoái để cập nhật cho một Nghị định trước đây của EU về nguyên liệu sản xuất bao gói thực phẩm. Quy định này có hiệu lực tự ngày 3 tháng 12 năm 2004, trừ Mục 17 quy định về xác định nguồn gốc xuất xứ có hiệu lực ngày 27 tháng 10. Ngày 27 tháng 10 mục 17 mới có hiệu lực thì các nhà sản xuất mới có nhiều thời gian để áp dụng hệ thống xác định xác định nguồn gốc xuất xứ.
Quy định mới được áp dụng trực tiếp thông qua EU và sẽ giúp các nhà quản lý và các nhà sản xuất trong việc quản lý và thu hồi các mặt hàng lỗi. Việc xác định nguồn gốc yêu cầu các nhà sản xuất phải có khả năng cung cấp các ghi chép cho nhà quản lý để họ theo dõi được một nguyên liệu hay phụ kiện trong suốt các khâu sản xuất, chế biến và phân phối. Các ghi chép cho phép xác định được các bao bì đóng gói và các bao gói thực phẩm có nguồn gốc từ đâu và sẽ được cung cấp đi đâu.
Quy định này đề cập tới các nguyên liệu như cao su, gốm, nhựa, giấy, kim loại, mực, dệt may, sáp, phao, và gỗ.
Năm ngoái luật thực phẩm chung EU có hiệu lực. Những yêu cầu cụ thể được trình bày trong văn bản hướng dẫn bao gồm xác định nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, rút các sản phẩm nguy hiểm khỏi thị trường, trách nhiệm của người sản xuất, yêu cầu áp dụng cho các mặt hàng xuất nhập khẩu. Yêu cầu xác định nguồn gốc bắt buộc mới áp dụng cho tất cả các thực phẩm, thức ăn cho vật nuôi, động vật cung cấp thịt, và tất cả các loại chuỗi thức ăn từ khi ỏ trang trại tới khi chế biến, vận chuyển, bảo quản, phân phối và bán đến tay người tiêu dùng. Văn bản hướng dẫn quy định chi tiết các quy tắc thực hiện đối với những người sản xuất.
Thông tin về tên, địa chỉ của nhà sản xuất, tính chất của sản phẩm, ngày giao phải được đăng ký một cách có hệ thống trong mỗi hệ thống xác định nguồn gốc của các nhà sản xuất. Các thông tin này phải được lưu giữ trong vòng 5 năm và khi được yêu cầu thì có thể trình ngay cho các cơ quan nhà nước xem xét.
Nếu nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam bán sản phẩm, thành phần và nguyên liệu cho nhà máy đóng gói xuất khẩu trong nước, thì nhà sản xuất nên tuân thủ các yêu cầu nêu trên và trình các chứng nhận phù hợp cho cơ quan chức năng.
Yêu cầu thị trường
2.3.1. Đáp ứng tiêu chuẩn địa phương và yêu cầu đối với giấy chứng nhận địa phương
Việc các nhà sản xuất địa phương bảo vệ thị trường địa phương đã dẫn đến những tiến triển về cấp giấy chứng nhận do các hiệp hội ngành quản lý ở một số quốc gia thành viên, được ủng hộ bởi cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và tổ chức thử nghiệm chính thức ví dụ như giấy chứng nhận NF 170 của Pháp cho túi rác và đến bây giờ được xem xét lại cho chất thay thế chế biến thành phân bón hữu cơ. Ngoài các yêu cầu pháp lý, hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, các nhà sản xuất phải đối mặt với các yêu cầu thêm được đặt ra bởi mỗi người m