Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô

Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam ngày càng được phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, sự phát triển đó gắn chặt với sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại (PSTN), điện thoại di động (GSM), mạng truyền số liệu (DATA), mạng internet. không chỉ góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng mà còn là hạ tầng kinh tế kỹ thuật để góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với đời sống văn hóa là vô cùng quan trọng. Trong đời sống văn hóa, thông tin đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự phát triển ở cả hai lĩnh vực: Vật chất và tinh thần bởi tính ứng dụng của nó. Điều này càng được nhìn nhận rõ hơn trong bối cảnh có sự phát triển kinh tế đối ngoại, xu thế quốc tế hóa kinh tế và toàn cầu hóa. Xét như vậy, muốn đánh giá sự phát triển văn hóa của một quốc gia hiện nay thì không thể không nhìn nhận nó trong và dưới sự tác động của công nghệ thông tin trong đó quan trọng hơn cả là thông tin trên internet bởi tính nhanh nhạy, tính toàn cầu cùng với những ứng dụng tiện lợi và kho tàng tri thức kỳ diệu mà dịch vụ internet mang đến cho người sử dụng. 1.2. Tại Việt Nam, việc phổ cập internet đến từng người dân đang là mục tiêu của chính phủ. Năm 2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã quyết tâm lấy internet kích cầu công nghệ thông tin. Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã xây dựng dự án "internet cộng đồng" nhằm đưa internet đến hơn 10.000 điểm Bưu điện - văn hóa xã hoặc các cơ sở tương đương, hơn 600 Trung tâm văn hóa quận huyện, tỉnh, hơn 800 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và phổ thông, 130 bệnh viện lớn và trọng điểm. nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.3. Như vậy, vấn đề đặt ra cho những người làm quản lý văn hóa là sẽ phải xác định được vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trực tiếp đối mặt với những ảnh hưởng của sự phát triển internet ở Việt Nam. Kinh tế nào thì văn hóa ấy, song một khi kinh tế phát triển nhanh đi trước quá xa so với văn hóa thì sẽ gặp phải những bất cập. Vậy sự nhận thức của người Việt Nam sử dụng internet như thế nào, cần điều chỉnh, giáo dục hướng dẫn những gì khi internet - một sản phẩm văn minh của nhân loại còn là một dịch vụ mới mẻ đối với người Việt Nam. Đây là những vấn đề được Chính phủ và các nhà cung cấp đang quan tâm, đặc biệt với những nhà văn hóa thì đây cũng là một thách thức trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của internet đối với đời sống văn hóa của người Việt Nam sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn sự phát triển của văn hóa nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 1.4. Theo con số thống kê chính thức của Bộ Bưu chính - Viễn thông thì 86% số người truy cập internet hàng ngày ở Việt Nam tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Hà Nội là một trong hai địa bàn chính có số người truy nhập internet cao hiện nay và là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước nên người viết mạnh dạn chọn đề tài: " Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô" làm luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Văn hóa học cho mình.

doc86 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia -ThS.doc
  • docmuc luc.doc
Luận văn liên quan