Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh muốn làm việc có hiệu quả mỗi người, doanh nghiệp hay mỗi quốc gia đều phải lập những kế hoạch những công việc cần làm và phải làm. Dặc biệt trong lĩnh vực kinh tế xã hội kế hoạch là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được.
Dự trữ quốc gia là hoạt động dự trữ hàng hóa với mục đích đáp ứng các nhu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đảo bảo quốc phòng an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đôt xuất khác của Nhà nước. Như vậy đối với một đất nước dự trữ quốc gia có vai trò cực kì quan trọng. Với vai trò như vậy để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất cần lập kế hoạch phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế. Đó là yếu tố quyết định thành công của công tác dự trữu quốc gia.
Được sự giới thiệu của GS,TS Hoàng Đức Thân, tôi được vinh dự đên thực tập tại Cục dự trữ quốc gia. Sau thời gian nghiên cứu, thấy được vai trò quan trọng của công tác kế hoạch hóa nên tôi chọn đề tài “Kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia- hiện trạng và giải pháp” để nghiên cứu và làm chuyên đề chính cho kì thực tập tốt nghiệp này.
73 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia - Hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh muốn làm việc có hiệu quả mỗi người, doanh nghiệp hay mỗi quốc gia đều phải lập những kế hoạch những công việc cần làm và phải làm. Dặc biệt trong lĩnh vực kinh tế xã hội kế hoạch là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được.
Dự trữ quốc gia là hoạt động dự trữ hàng hóa với mục đích đáp ứng các nhu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đảo bảo quốc phòng an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đôt xuất khác của Nhà nước. Như vậy đối với một đất nước dự trữ quốc gia có vai trò cực kì quan trọng. Với vai trò như vậy để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất cần lập kế hoạch phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế. Đó là yếu tố quyết định thành công của công tác dự trữu quốc gia.
Được sự giới thiệu của GS,TS Hoàng Đức Thân, tôi được vinh dự đên thực tập tại Cục dự trữ quốc gia. Sau thời gian nghiên cứu, thấy được vai trò quan trọng của công tác kế hoạch hóa nên tôi chọn đề tài “Kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia- hiện trạng và giải pháp” để nghiên cứu và làm chuyên đề chính cho kì thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS,TS Hoàng Đức Thân (giảng viên trường Đại học kinh tế quốc dân) và ông Mai Huy Tạo (cán bộ phòng kế hoạch tổng hợp- Cục dự trữ quốc gia) đã hướng dẫn tôi làm đề tài này.
Chương I : Tổng quan về kế hoạch hóa dự trữ quốc gia.
Đặc trưng của kế hoạch hóa dự trữ quốc gia
1.1.1 Sự cần thiết của kế hoạch hóa quốc gia.
Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh không tránh khỏi nhưng sự cố xảy ra ngoài dự kiến, hậu quả của nhưng sự cố này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của từng cá nhân gia đình. Để khắc phục được hậu quả của những sự cố có thể xảy ra người ta nghĩ đến cách có thể đảm bảo mọi việc diễn ra bình thường khi sự cố xảy ra.
Trong kinh doanh khi xảy ra sự cố có thể dẫn đến tình trạng không có lợi cho doanh nghiệp (ví dụ khi hàng hóa gặp rủi ro trên đường vận chuyển, hàng giao đến chậm so với dự kiến…doanh nghiệp sẽ không có hàng hóa để bán cho khách hàng) để đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, các nhà kinh doanh phải cất trư hàng hóa phong khi có sự cố xảy ra. Như vậy để đảm bảo cho công việc kinh doanh diễn ra bình thường các doanh nghiệp cần phải dự trữ một lượng nhất định các yếu tố cần thiết trong kinh doanh.
Hoạt động dự trữ quốc gia là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có vai trò quan trọng đối với việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế - xã hội đất nước khi có sự cố bất lợi do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, thị trường gây ra. Nhửngủi ro này không báo trước, có thể dự đoán nhưng không thể dự đoán chính xác thời điểm xảy ra và không dự đoán được hậu quả xảy ra. Nếu không có hàng hóa dự trữ trước khi sự cố xảy ra không thể khắc phục hậu quả một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất vì không thể thu gom các hàng hóa cần thiết trong một thời gian ngắn. Vì vậy để có thể khắc phục hậu quả nhanh chóng và kịp thời chính phủ cần dự trữ một lượng hàng hóa lớn đủ để có thể khắc phục hậu quả nhanh chóng khi có sự cố một cách nhanh chóng nhất. Dự trữ quốc gia ra đời là một tất yếu không thể thiếu được. Nó là một phàn quan trọng trong nền kinh tế của mội quốc gia, dù là các cường quôc kinh tế hay các nươc nghèo nàn đang phát triển cũng không thể thiếu được.
Ở Việt Nam dự trữ quốc gia ra đời từ cuối năm 1946 với các phong trào “hũ gạo cứu đói”, “hũ gạo nuôi quân”…do đồng chí Nguyên Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Đảng đương thời trực tiếp xây dựng kho dự trữ lương thưc ở Đế Rào và các kho muối dự trữ ở chiến khu Việt Bắc. Đến nay hệ thống kho tàng dự trữquốc gia đã phát triển trên tất cả các vùng đất nước, trải dài từ bắc vào nam.
1.1.2 Khái niệm kế hoạch hóa dự trữ quốc gia.
Theo nghĩa gốc, kế hoạch được hiểu là toàn bộ những điều được vạch ra một cách có hệ thong về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với một cách thức, trình tự, thời gian tiến hành. Kế hoạch hóa là làm cho phát triển một cách có kế hoạch thông qua sự tìm tòi,tổ chức. thực hiện liên tục các biện pháp thực hiện dự định.
Như vậy có thể thấy vai trò của kế hoạch đối với ngay từng cá nhân, từng gia đình. Trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lại càng khẳng định sự cần thiết của kế hoạhc và kế hoạch hóa. Đối với nền kinh tế hay đối với một xã hội yêu cầu về kế hoachj hóa là không thể thiếu, hơn nữa nó còn giữ vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Trong tiến trình đổi mới, Đại hội lần thứ VIII của Đảng coongj sản Việt Nam xác định “cơ chế kinh tế áp dụng ở Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa”. Cơ chế nàythể hiện các nội dung cơ bản là: đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân; sử dụng thị trường với tư cách là một công cụ điều tiết sản xuất, giá cả là cơ sở để sản xuất và tiêu dung, điều tiết các yếu tố nguồn lực.
Công kế hoạch hóa một nền kinh tế chuyển đổi như vậy không thể là kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh mà nó phải được chuyển sang một mô hình mới: Kế hoạch hóa phát triển. Đó là kế hoạch hóa ỏ tâm vĩ mô, kế hoạch hóa định hướng và kế hoạch hóa dưới dạng chính sách. Nó bao gồm một hệ thống cẩ chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, chương trình có mục tiêu, dự án và bao trùm tất cả các thành phần kinh tế.
Theo nghĩa hẹp, Kế hoạch hóa dự trữ quốc gia là kế hoạch quá trình hình thành, cất trữ( bảo quản) và sử dụng quỹ quốc gia( gồm tiền và hàng).
Dự trữ nói chung có nhiều cấp độ. Quỹ dự trữ quốc gia là dự trữ cấp Nhà nước do Chính phủ và Thủ tứong chính phủ quản lý, điều hành. Đây là một quỹ tập trung, thuộc kinh tế nhà nước, được hình thànhtrong quá trình phân phối lai GDP( hoặc GNP), bao gồm các loại vật tư hang hóa thiết yêu, vàng và ngoại tệ thuộc sở hữu Nhà nướcđược tích lũy đẻ phòng ngừa và cứu trợ thiên tai, địch họa, dịch bệnh đáp ứng nhu cầu cấp bách về an ninh quốc phòng,góp phần ổn định thị trườngvà thực hiện các nhiệm vụ khác của Nhà nước.
Nguồn thành lập quỹ dự trữ quốc gioa hiện nay chủ yếu là do ngân sách Nhà nước, do dố kế hoạch hóa dự trũ quốc gia là một bộ phận cấu thành kế hoạch hóa tài chính quốc gia.
1.1.3 Đặc trưng của kế hoạch hóa dự trữ quốc gia
Ở Việt Nam hiện nay đang hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế hoạch hóa phát triển nhưng trong thời kì đầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên trong nội dung kế hoạch hóa phát triển của nước ta còn hàm chứ một số tính chất của kế hoạch hóa tập trung.
Kế hoạch hóa dự trữ quốc gia là một biểu hiện rõ nét về xu hướng tập trung này.Điều đó xuất phát từ những yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, tập trung thống nhất vào Chính phủ, thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên cũng cần phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao trách nhiệm và chủ đổng cho các cấp quản lý.
Vì vậy dự trữ quốc gia có những đặc trưng sau đây:
1.1.3.1 Kế hoạch hóa việc hình thành, bảo quản và sử dụng một tiềm lực vật chất dự phòng chiến lược thuộc sở hửu Nhà nướcmang tính tập trung, phân bổ trực tiếp, khống chế củ thể. Điều này thể hiện ở sự cuông chế phổ biến; các vấn đè cơ bản của hoạt đọng dự trữ quốc giađược thực hiện bằng hệ thống các quyết định của ban lãnh đạo
1.1.3.2 Chỉ tiêu hiện vật mang tính pháp lệnh cao.
Điều này xuất phát từ mục tiêu, mục đích của dự trữ quốc gia là không nhằm mục tiêu sinh lợi nhuận thuần túy mà nhằm góp phần giữ ổn định kinh tế xã hội khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc phòng;đối phó hiệu quả, kịp thời diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh và nền kinh tế thị trường. Khi sự cố thiên tai, địch họa xảy ra, cái cần để ổn định đời sống, khôi phục sản xuất tức thời là lương thực, muối ăn, xăng dâu… chứ không phải tiền.
1.1.3.3 Kêt hợp hài hòagiữa hai công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp ( bằng kế hoạch và thông qua thị trường)
Kế hoạch dự trữ quốc gia tuy theo xu hướng tập trung, nhưg không thể thoát ly khỏi thực tiễn của nền kinh tế thị trường. Đặc trưng này còn xuất phát từ một trong những nguyên tắc cơ bản của kế hoạch phát triển là nguyên tắc thị trường, do tính đa dạng và phức tạp của kế hoạch và thị trường quy định. Quá trình quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốcgiathông qua công cụ kế hoạch cần phaan biệt khâu nào, măt nào phải quản lý cứng rắn, tập trung, khâu nào, mặt nàophải tuân theo quy định khách quan của thị trường.
Ví dụ: Tổng mức xuất- nhập kho, xuất kho để cứu trợ thiên tai, địch họa ,viện trợ trả nợ chính phủ thì phải căn cứ quyết địnhcủa thủ tướng chính phủ hoặc người lãnh đạo quản lý được Thủ tướng chính phủ ủy quyền. Hoạt đọng mua bán để nhập kho, hoạt động xuất bán khi xuất hàng luân phiên do hết thời hạn lưu kho, hoặc không càn phải lưu tiếp…thì phải căn cứ vào quan hệ thị trường giá cả cung cầu mới định đoạt thành công.
Nội dung kế hoạch hóa dự trữ quốc gia.
Trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam, nếu phân theo nội dung gồm: chiến lược phát triển, kế hoạch phất triển, chương trình phát triển và dự án phát triển; phân theo thời gian thì gồm ba mức: Kế hoạch dài hạn (10 năm), kế hoạch trung hạn (5 năm), kế hoạch ngán hạn (1năm). Kế hoạch dự trữ quốc gia đã phát triển theo hệ thống này.
Kế hoạch tăng giảm các mặt hàng và khối lượng từng mặt hàng dự trữ quốc gia.
Đây là nội dung kế hoạch căn bản nhằm xác định quy mô quỹ dự trữ
quốc gia hiện vật trên hai phươn diện số lượng mặt hàng cần dự trữ và mức dự trữ từng mặt hàng, hợp lại thành tổng mức dự trữ quốc gia hàng năm. Đẻ xác định đúng đắn tổng mức dự trữ quốc gia và mức dư trữ từng mặt hàng trong từng giai đoạn, phải xem xét nhiều khía cạnh như: kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu đảm bao an ninh quốc phòng của nha nước, quy trình công nghệ bảo quản, thờ hạn lưu kho hàng, khả năng ngân sách Nhà nước…Danh mục hàng hóa phải đươc nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với dự trữ quốc gia trong từng giai đoạn.
Kế hoạch luân phiên đổi mới hàng hóa dự trữ quốc gia.
Trong điều kiện bình thường, chưa phải xuất kho sử dụng vào những mục đích trước thì việc luân phiên đổi mới hàng đang cất trữ trong kho là viẹc hết sức cần thiết nhằm làm cho quỹ dự trữ quốc gia hiện vật luôn sẵn sang cả về số lượng cũng như chất lượng. Xuất luân phiên căn cứ vào thời hạn lưu kho tối đa, về nguyên tắc: Xuất luân phiên bao nhiêu thì nhập lại bấy nhiêu. Tuy nhiên ở từng tổng kho không nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc này.
Nội dung các kế hoạch tăng- giảm và luân phiên đổi mới hàng dự trữ quốc gia đều thông qua họat động nhập xuất hàng dự trữ quốc gia. Đây là kế hoạch, hoạt động nhằm hình thành, bảo tồn, và sử dụng đúng đắn quỹ dự trữ quốc gia. Hoạt động này thực hiện chủ yếu qua phương thức mua bán.
Nguyên tắc nhập xuất- xuất hàng dự trữ quốc gia.
Yêu cầu quản lý quỹ dự trữ quôc gia rất chặt chẽ. Hàng nhập, hàng xuấtkho dự trữ quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nhập hàng đúg kế hoạch được duyệt hoắc quyết định của cấp có thẩm quyền. Nhấp kho nói chung và xuất luân phiên được đưa vào kế hoạh àng năm do Thủ tướng chính phủ xét duyệt tổng số, Thủ trưởng cơ quan dư trữ, quyết định nhập xuất cụ thể. Nhưng việc nhập xuất kho không chỉ gồm như trên mà còn nhiều trường hợp khác không thể dự liệu trước theo kế hoạch, khi xuất hiện thì thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Via dụ: xuất khắc phcj hâu quả của thiên tai, điạch họa dịch bệnh, bình ổn thi trường; nhập viện trợ, xuất viện trợ, cho vay hoặc trả nợ trong quan hệ đối ngoại…Tóm lại mọi trường hợp nhập xuất hàng dự trữ quốc gia đều do cấp có thẩm quyền quy định.
Nhập hàng đúgn chủng loại, quy cách, mã hiệu, kí hiệu, số lượng, khối lượng, chất lượng và thời gian quy định. Khác với những trao đổi thong thừong trên thị trường, hàng dự trữ quốc gia luôn được xác định trước về quy cách, chủng loại, mã hiệu kí hiệu, số lượng, chất lượng nên không được tùy tiện thay đổi khi nhập xuất kho. Thời gian nhập xuất, nhất là thời gian xuất hàng nhanh gọn mới đáp ứng kịp thời khi khắc phục hậu quả xấu xảy ra.
Có đủ chứng từ hợp pháp và tuân theo đúng thủ tục nhập xuất hàng đã được quy định. Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu hạch toán, đánh giá kết quả hoạt động nhập xuất. Chứng từ hợp pháp cần chuẩn bị trước, trong và sau khi nhập, xuất hàng như: quyết định nhập xuất, hợp đòng kinh tếhoặc bản kê; giấy chứng minh chất lượng sản phẩm, sổ nhập xuất hàng, hóa đơn mua bán, biên bản nhập, bản thanh lý hợp đòng (nếu có)…
Thủ tục nhập xuất hàng dự trữ quốc gia là một thủ tục hành chính, quy định cơ chế điều hàng nhập xuất về thẩm quyền, trình tự, cách thức tiến hành… và được coi như một nghĩa vụ hành chính bắt buộc chủ thể thực hiện và chủ thể tham gia phải chấp hành.
Các trường hợp nhập xuất.
Nhập xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, gồm: kế haọch nhập tăng, kế hoạch nhập xuất do luân phiên đổi mới hàng. Các kế hoạch này do thủ tướng chính phủ phê duyệt, thủ trưởng cơ quan dự trữ căn cứ các quy định hiện hành để quyết định nhập xuất cụ thể.
Nhập hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của thủ tướng chính phủ. Đó là các trường hợp không thể tính toán trước được từ kế hoạch đầu năm, khi xuất hiện thì làm theo quyết định của thủ tướng chính phủ:
- Xuất hàng khắc phuc hậu quả thiên tai, địch họa, dịch bệnh. Gọi chung là các trường hợp xuất hàng cứu trợ.
- Nhập đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng. Khi xuất hiện tình hình đột xuất đe dọa an ninh, quốc phòng thì thủ Tướng chính phủ có thể quyết định tăng nhập dự trữ quốc gia hay xuất một số vật tư thiết bị phục vụ an ninh, quốc phòngcho lực lượng vũ trang để phòng ngừa.
- Xuất góp phần ổn định thị trường.
- Nhập viện trợ, xuất viện trợ, cho vay hoặc trả nợ trong quan hệ đối ngoại.
- Nhập khẩu, xuất khẩu.
- Các trường hợp khác: quà tặng…
Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia. Việc điều chuyển hàng nội bộ hàng dự trữ quo9óc giãuất phát từ yêu cầu quản lý, trong các trường hợp:
Di chuyển hàng dự trữ theo kế hoạch, quy hoạch để bảo quản an toàn, phù hợp với các điều kiện về kho chứa hàng.
Di chuyển hang hóa dự trữ quốc gia ra khỏi nơi bị thiên tai, hỏa hoạn.
Di chhuyển hàng hóa dự trữ quốc gia đến nơi cần thiết để sẵn sang ứng cứu cho những nhiệm vụ bất thườngvề kinh tế, quốc phòng, an ninh.
Do yêu cầu đặc biệt cần thiết của công tác kiểm kê, bàn giao, điều tra, thanh tra.
Xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp khẩn cấp phải đáp ứng ngay các yêu cầu quốc phòng, an ninh, Thủ trưởng các cơ quan dự trữ được phép:
Xuất nguyên liệu, nhiên lieeuj, vật lieu dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý cho các nhiệm vụ trên và chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ. Giá trị hàng xuất cho mội nhiệm vụ chỉ dưới 1tỷ đồng.
Tạm xuất thiết bị, trang bị, xe máy dự trữ quốc gia ra sử dụng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải tái nhập để bảo quản theo quy định.
Các trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia khác:
Nhập hàng dự trữ quốc gia dôi thừa trong quá trình bảo quản.
Xuất hàng trong các trường hợp sau đây:
Hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc do nguyên nhân khách quan khác
Hàng phải tiêu hủy do quá thời hạn lưu khohoặc do nguyên nhân khách quan mà không sử dụng vào mục đích khác được.
Hao hụt trong định mức, hao hụt vượt định mức do nguyên nhân khách quan, hao hụt do nguyên nhân khác đã được xủ lý.
Phương thức nhập xuất hàng dự trữ quốc gia:
Phưong thức nhập xuất hợp lý quyết định thành công của công tác nhập xuất. Hiện nay, thực hiện phương thức nhập xuất nào là do các cấp có thẩm quyền quyết định. Xét về hình thức, có hai nhóm phương thức nhập xuất hàng hóa dự trữ quốc gia như sau:
Mua bán theo cơ chế thị trường.đây là phương thức nhập xuất chủ yế, tiến bộ thay thế phương thức “cho vay đổi hạt” trước đây có quá nhiều sơ hở tiêu cực. Phương thức mua bán lương thực dự trữ quốc giađược quy định chi tiết tại quyết định số 253/QĐ-DTQG và
quyết định số 254/QĐ-DTQG ngày 15-6-2001 của cục dự trữ quốc gia. Tùy theo từg đối tượng hàng cần nhập xuất mà áp dụng các hình thức mua bán thích hợptheo quy định:
Đấu thầu, đấu giá: áp dụng khi mua gạo, mua vật tư thiết bị xe máy; bán một số vật tư thiết bị, xe máy mà thi trường đang có nhu cầu cao.Hình thức đấu thầu có thể rộng rãi, hạn chế hoặc chỉ định đấu thầu.
Mua bán với mọi khách hàng có nhu cầu: mua bán thóc, bán gạo, bná một số vật tư thiết bị đã lưu kho quá lâu, lạc hậu kỹ thuật…
Nhập xuất theo quyết định củ cấp có thẩm quyền. Khi xuất hàng cứu trợ, viện trợ, quà tặng, ổn định thị trường, trả nợ chính phủ… theo quyết định của thủ tướngchính phủ: xuất hàng trong trường hợp khẩn cấp; điều chuyển hàng nội bộ… Trong các quyết định này đã nói rõcả phương thức nhập xuất, đối tượng hưởng thụ, giá, thời gian thực hiện…nhiệm vụ của người quản lý và thủ kho là chấp hành nghiêm chỉnh các quyêt định đó.
Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.
Thường được thực hiện theo từng dự áncăn cứ các quy hoạch được duyệ. Trong ngành dự trữ quốc gia, đầu tư chủ yếu cho xây dựng kho tang, nhà làm việc, trang bi công nghệbảo quản mới, công nghệ thong tin…
Kế hoạch nghiên cứu , ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trong tình hình khao học công nghệ và quản lý trên thế giới phát triển nhanh chónghiện nay thì việc nghiên cứu, nhất là ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học đó rất cấp bác, tạo đột phá trong công nghệ bảo quản và quản lý dự trữquóc gia. Kế hoạch này được thể hiện trrên các đề tài khoa học của các cán bộ cục dự trữ quốc gia.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
Gồm: đào tạo mới, đào tạonâng cấp, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ dưới nhiều hình thức, nhằm giúp cán bộ công chức đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Kế hoạch tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia.
Để hoạt động dự trữ quốc gia được thực hiện cần có các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính. Nội dung cơ bản của kế hoạch tài chính là: Dự toán ngân sách chi tăng dự trữ quốc gia để mua nhập quỹ dự trữ quốc gia; dựtoán ngân kinh phí thường xuyên bảo đảm hoạt động của bộ máy quản lý các cấp. Để xác lập được kế hoạch tài chính phải căn cứ vào mức tăng quỹ dự trữ quốc gia hiện vật hàng năm, tổ chức, biên chế và các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan.
1.2.7 Nội dung kế hoạch nhập hàng dự trữ quốc gia.
Chuẩn bị nhập:
Căn cứ kế hoạch nhập, loại hàng nhập, phương thức nhập… để chuẩn bị nhập, gồm:
Dự kiến nhập kho, kho trống, chất lượng tôt phù hợp cho bảo quản hàng sẽ nhập, kho nừ trong quy hoạch…
Tổ chức vệ sinh, kê ló, sát trùn kho theo quy địnhtrước thời điểm nhập ít nhất 28bngày.
Có đủ dụng cụ cân, đo, kiểm nghiệm. Các dụng cụ này phẩi có giấy chứng nhận của cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng địa phương. Mỗi cân phải có quả cân chuẩn đẻ mọi người có thể kiểm tra.
Khi mua lương thực cần khảo sát chủng loại thóc, gạo và diễn biến giá thị trường báo cáo cấp trên xem xet xử lý.
Bố trí nhân lực nhập, bảo vệ, hậu cần…
Lập dự toánchi cho quá trình nhập.
Tổ chưc tập huấn hoặc trao đổi nghiệp vụ mua.
Sổ sách quản ly, bảng kê, hóa đơn nhập mua…
Thực hiện nhập:
Đây là bước quan trọng nhất quyết định quá trình nhập kho, phải thực hiện nghiêm chỉnh vàthận trọng các công việc sau:
Tổ chức đâu thầu mua các mặt hàng do cấp trên quy định, khâu này do chi cục và cục dự trữ quốc gia tiến hành.
Ký hợp đồng kinh tế mua.
Kiểm nghiệm chất lượng hàng, cân đo hoặc đếm. Chỉ chấp nhận nhập những lô hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất đã xác định trước. Đối với lương thực phải qua cân 100%. Đối với vật tư thiết bị, xe máy thì thực hiên nhập theo hướng dẫn của Cục dự trữ quốc gia.
Thanh toán tiền mua hàng theo tiến độ nhập kho. Tuyệt đối không ứng tiền cho khách hàng.
Thay đổi giá mua khi cần thiết.
Ghi chép các sổ sách quản lý cần thiết như sổ nhập hàng, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, biên bản nhập kho, hóa đơn mua hoặc phiếu nhập kho…
Kết thúc nhập:
Thanh lý hợp đồng kinh tế mua.
Quyết toán nhập.
Tổng kết rút kinh nghiệm.
Tổ chức bảo quản lần đầu và thườ