Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tức cực. Hòa chung cùng với không khí phát triển năng động, mạnh mẽ của các ngành nghề trên mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh vị thế và tồn tại được trên thị trường. Do đó một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng khai thác và tận dụng các năng lực sản xuất hiện có, ứng dụng những thành tựu khoa học kỷ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất, quản lý doanh nghiệp…nhằm tiết kiện chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở chất lượng sản phẩm này được nâng cao. Để đạt được điều đó thì doanh nghiệp phải biết được mình đã bỏ ra chi phí là bao nhiêu để cấu thành nên sản phẩm. Việc xác định chính xác chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải xác định mình sản xuất cái gì tương ứng với chi phí bỏ ra là bao nhiêu để có lãi mặt khác phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm từ đó doanh nghiệp xác định được khả năng cần khai thác, những chi phí cần hạn chế, tiết kiệm để giá thành hạ một cách tối ưu nhất. nên ta có thể khẳng định rằng: Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình diễn ra rất phức tạp và đa dạng không ngừng biến đổi liên lục theo thời gian, không gian và nhiều yếu tố khác. Để nhận thức sự thay đổi ấy không chỉ bằng trực giác mà đòi hỏi phải có môt kiến thức nhất định về kế toán.
Song với tầm quang trọng của việc hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực trong quá trình sản xuất, mặt khác tính giá thành có ý nghĩa phản ánh một cách trung thực, thực tế chi phí phát sinh từ đó xây dựng các định mức chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có thể đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó định hướng sao cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Nội dung thực hiện báo cáo thực tập gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
- Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Hồng Phát.
- Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng Hồng Phát.
56 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty tnhh xây dựng hồng phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LêI Më §ÇU
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tức cực. Hòa chung cùng với không khí phát triển năng động, mạnh mẽ của các ngành nghề trên mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh vị thế và tồn tại được trên thị trường. Do đó một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng khai thác và tận dụng các năng lực sản xuất hiện có, ứng dụng những thành tựu khoa học kỷ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất, quản lý doanh nghiệp…nhằm tiết kiện chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở chất lượng sản phẩm này được nâng cao. Để đạt được điều đó thì doanh nghiệp phải biết được mình đã bỏ ra chi phí là bao nhiêu để cấu thành nên sản phẩm. Việc xác định chính xác chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải xác định mình sản xuất cái gì tương ứng với chi phí bỏ ra là bao nhiêu để có lãi mặt khác phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm từ đó doanh nghiệp xác định được khả năng cần khai thác, những chi phí cần hạn chế, tiết kiệm để giá thành hạ một cách tối ưu nhất. nên ta có thể khẳng định rằng: Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình diễn ra rất phức tạp và đa dạng không ngừng biến đổi liên lục theo thời gian, không gian và nhiều yếu tố khác. Để nhận thức sự thay đổi ấy không chỉ bằng trực giác mà đòi hỏi phải có môt kiến thức nhất định về kế toán.
Xong với tầm quang trọng của việc hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực trong quá trình sản xuất, mặt khác tính giá thành có ý nghĩa phản ánh một cách trung thực, thực tế chi phí phát sinh từ đó xây dựng các định mức chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có thể đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó định hướng sao cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác hoạch toán của chi phí sản và tính giá thành sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Xây Dựng HỒNG PHÁT, em đã đi sâu tìm hiểu và chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Nội dung thực hiện báo cáo thực tập gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
- Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Hồng Phát.
- Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng Hồng Phát.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KỂ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.1.VẤN ĐỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.1.1 Chi phí sản xuất.
1.1.1.1 Khái niệm: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá, các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
1.1.1.2. Phân loại: có nhiều tiêu thức để phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.1.2.1. Phân theo nội dung kinh tế ( theo yếu tố chi phí)
* Với cách phân loại này toàn bộ chi phí của doanh nghiệp chia thành các yếu tố sau.
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
1.1.1.2.2. Phân loại theo công dụng (khoản mục chi phí trong giá thành )
- Có các khoản mục chi phí:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Chi phí nhân công trực tiếp
* Chi phí sản xuất chung
* Chi phí bán hàng:
* Chi phí hoạt động khác:
Theo cách phân loại này cho biết chi phí chia ra cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở đó cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.
1.1.1.2.3. Phân loại theo quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc và sản phẩm hoàn thành.
- Biến phí: là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
- Định phí: là những chi phí về nguyên tắc không thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
1.1.2. Giá thành sản xuất.
1.1.2.1. Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền, toàn bộ các khoản lao động sống và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ đă hoàn thành.
1.1.2.2. Phân loại:
1.1.2.2.1. Phân theo thời điểm tính và nguồn số lượng để tính giá thành.
* Giá thành dự toán: Là toàn bộ chi phí để hoàn thành khối lượng công trình xây lắp theo dự toán
Zd = Khối lượng x Định mức x Đơn giá + % phụ phí = G - Pđm
- Zd: giá thành dự toán
- G: giá trị dự toán
- Pđm: Lãi định mức (Pđm = %H * Zd)
- Theo thông tư 141 ngày 16 tháng 11 năm 1999 được quyết định như sau:
- Xây dựng công trình dân dụng: H = 5,5%
- Xây dựng công trình công nghiệp nhỏ: H = 5,5%
- Xây dựng công trình thủy điện: H = 6%
- Xây dựng đường hầm: H = 6,5%
* Giá thành kế hoạch: Được lập trước khi tiến hành sản xuất, căn cứ vào điều kiên cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp dựa trên cơ sở, biên pháp thi công định mức, kinh tế kỹ thuật và đơn giá nội bộ trong doanh nghiệp đó.
ZKH = Zd - %hạZKH = Khối lượng x Đơn giá x Định mức + %gián tiếp
= Zd - %hạ giá KH
% x Zd
ZKH: Giá thành kế hoạch
* Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để hoàn thành khối lượng xây lắp. Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán. Khi công trình hoàn thành thì giá thành thực tế là cơ sở để xác định giá thành kế hoạch. Giá thành thực tế kể cả những chi phí vượt định mức.
Kinh doanh có lãi khi:
Zd > ZKH > Ztt
1.1.2.2.2. Căn cứ theo phạm vi phát sinh chi phí:
* Giá thành sản xuất sản phẩm (giá thành phân xưởng):
Bao gồm những chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng.
* Giá thành toàn bộ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ bao gồm các chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Giá thành toàn bộ SP lao vụ, dịch vụ
=
Giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ
+
Chi phí bán hàng
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Giá thành tiêu thụ hoặc giá thành toàn bộ các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm, phương pháp kế toán tập hợp chi phí và nhiệm vụ kế toán.
1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất theo nó, trong doanh nghiệp xây lắp do đặc điểm của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ và đối tượng chi phí, sản phẩm lao vụ dịch vụ).
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong
việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất.
1.1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Đó là công trình, hạng mục công trình, giai đoạn quy ước hoặc đơn đặc hàng.
- Tùy theo phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp xây lắp và chủ đầu tư mà chọn đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
- Kỳ tính giá thành: Thời điểm công trình hay hạng mục công trình bàn giao.
1.1.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
- Theo nhóm sản phẩm sản phẩm, theo đội thi công trình hoặc theo đơn đặc hàng.
1.1.3.4. Nhiệm vụ kế toán:
- Tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất theo đối tượng hoạch toán chi phí và tính giá thành.
- Tính giá thành sản xuất nhập kho hoặc gởi đi tiêu thụ.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.
1.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.1.4.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1.1.4.1.1. Khái niệm: Là bao gồm tất cả nguyên vật liệu chính và, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu …được sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất và chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
- Các nguyên vật liệu này có thể xuất kho để sử dụng hoặc có thể mua về dùng ngay hoặc do sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay.
- Đối với vật liệu dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng hạch toán chi phí (sản phẩm, loại sản phẩm…).
- Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan nhiều đối tượng hạch toán chi phí không tổ chức hạch toán riêng được nên phải áp dụng phân bổ gián tiếp CPVL (chi phí vật liệu) cho các đối tượng có liên quan.
Mức phân bổ (CPVL cần phân bổ Tiêu thức
CPVL = x phân bổ cho từng đối tượng ( Tiêu thức phân bổ cho đối tượng đó
của các đối tượng
1.1.4.1.2.Tài khoản sử dụng: (TK 621) Dùng để tập hợp những khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… dùng trực tiếp cho việc chế tạo nên sản phẩm.
- Bên nợ : tập hợp CPNVLTT(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) pháp sinh.
- Bên có : +Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết trả lại kho.
+ Kết chuyển CPNVLTT vào tài khoản tính giá thành.
- Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
1.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.1.4.2.1. Khái niệm: Bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến công nhân trực tiếp xây dựng và lắp đặt công trình như tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo quy định,tiền công lao động thuê ngoài, tiền lương của công nhân phụ…
- Tuy nhiên nếu tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải tiến hành phân bổ thêo tiêu thức phân bổ phù hợp.
Mức phân bổ CPTLCNTT SX cần được p/b Tiêu thức
CPTL CNTT SX = x phân bổ của cho từng đối tượng đó ( Tiêu thức phân bổ các đối tượng đó
của các đối tượng
- Các tiêu thức phân bổ thường được sử dụng: phân bổ theo định mức tiền lương của các đối tượng hoặc theo hệ số quy đổi đã được quy định hoặc theo giờ công…
1.1.4.2.2. TK sử dụng: 622 (CPNCTT) Dùng để tập hợp chi phí CPNCTT (chi phí nhân công trực tiếp), tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán chi phí hoặc cho tường đối tượng giá thành.
Kết cấu tài khoản: - Bên Nợ: Tập hợp chi phí thực tế pháp sinh.
- Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính khác.
- Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
1.1.4.3. Chi phí sử dụng máy thi công:
1.1.4.3.1. Khái niệm: Là toàn bộ số máy, phương tiện trực tiếp phục vụ cho công trình gồm những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, điện, xăng kể cả những máy phục vụ cho xây lắp như: Máy trộn vữa, bê tông, máy vận thăng, máy đào đất ...
- Tiền lương công nhân bộ phân máy thi công.
- Khấu hao máy móc thiết bị.
- Công cụ, dụng cụ dùng cho máy thi công.
- Chi phí sửa chữa, bảo trì máy thi công.
* Gồm 2 loại:
- Chi phí phát sinh thường xuyên: Lương công nhân, khấu hao máy móc, dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí tạm thời sử dụng: các chi phí về tháo lắp, vận chuyển máy, chi phí về sửa chữa, máy móc thi công như (Trung tu, đại tu)
Các khoản chi phí này sẽ được phân bổ cho từng đối tượng phục vụ.
**. Phương pháp phân bổ:
* Phân bổ chi phí thường xuyên về sử dụng máy:
- TH đối với các loại máy có chi phí phát sinh lớn và dõi riêng chi phí từng loại máy thì việc phân bổ chi phí sử dựng máy được tiến hành cho các bước sau.
Z tt 1 ca máy
(đơn vị khối lương máy thực hiện)
=
( CPSDM trong kỳ
( số ca máy thực hiện hoặc
( khối lượng máy thực hiện
Phân bổ SDM cho đối tượng sử dụng máy (HM công trình A)
=
Ztt 1 ca máy
(đơn vị khối lượng thực hiện )
x
Số ca máy (khối lượng máy thực hiện cho hạn mục công trình A
- Đối loại máy có chi phí theo dõi chung (theo dõi riêng ca máy khối lượng máy thực hiện): việc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công theo phương pháp hệ số:
+Bước 1: Chọn đơn giá kế hoạch của ca máy thấp nhất làm tiêu chuẩn để xác định hệ số tính đổi hệ số của ca máy khác:
Đơn giá kế hoạch ca máy khác
Hca máy khác =
Đơn giá kế hoạch ca máy tiêu chuẩn
Hca máy: Hệ số ca máy
+ Bước 2: Qui đổi ca máy khác về ca máy tiêu chuẩn suy ra tổng ca máy tiêu chuẩn.
( Chi phí sử máy
Ztt của ca máy tiêu chẩn =
( Ca máy tiêu chuẩn
Tổng chi phí sử dụng máy
Ztt một ca máy tiêu chuẩn =
Tổng số ca máy tiêu chuẩn
+ Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng:
Hạng mục công trình A = Ztt một ca máy t/c * Tổng ca máy tiêu chuẩn hạngCTrA
***. Ph¬ng ph¸p kÕ to¸n:
* Nếu doanh nghiệp không có bộ phân kế toán riêng biệt để theo dõi chi phí sử dụng máy thi công thi tất cả các chi phí sử dụng máy thi công phát sinh đều theo dõi trên TK 623 sau đó phân bổ cho đối tượng liên quan.
* Nếu doanh nghiệp có bộ phận theo dõi riêng, hạch toán riêng cho đội máy thi công thì đội máy thi công được xem như là một bộ phận độc lập và cung cấp sản phẩm cho các đối tượng khác nên mọi chi phí phát sinh không theo dõi trên tài khoản 623 mà theo dõi trên các TK 621, 622, 627.
1.1.4.3.2.TK sử dụng (623): chi phí sử dụng máy thi công
Kết cấu tài khoản :
- Bên Nợ : Tập hợp chi phí sử dụng máy phát sinh trong kỳ.
- Bên Có: + Ghi giảm các chi phí sử dụng máy.
+Phân bổ kết chuyển cho từng đối tượng sử dụng máy.
- Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
1.1.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung.
1.1.4.4.1. Khái niệm: Là tập hợp các khoản chi phí phát sinh như tính lương, tiền ăn ca, BHXH, BHYT, KPCĐ, của công nhân quản lý đội, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý đội kể cả chi phí sửa chữa, chi phí dịch vụ mua ngoài và khoản chi phí khác bằng tiền, xuất vật liệu, công cụ chuyển thẳng đến chân công trình.
Phản ảnh chi phí sản xuất của đội công trường xây dựng:
- Chi phí nhân viên phân xưởng đội quản lý.
- Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân bộ phận máy thi công và công nhân ở phân xưởng sản xuất.
- Lương công nhân tát nuớc, vét bùn khi công trình gặp mưa ẩm.
- Dụng cụ sản xuất xây lắp: xe, giàn giáo ...
* Nếu phân xưởng chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất thì tổng CPSXC (chi phí sản xuất chung) của phân xưởng đó được tính hết cho sản phẩm đó.
* Nếu phân xưởng sản xuất ra từ 2 loại sản phẩm trở lên thì CPSXC phải được phân bổ từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp
Mức phân bổ CPSXC cần phân bổ Tiêu thức
CPSXC cho = x phân bổ từng đối tượng SP ( Tiêu thức phân bổ của đối tượng đó
của các đối tượng SP
* Tiêu thức phân bổ thường được chọn phân bổ theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc theo CPNVLTT sản xuất hoặc theo CPTT (621,622) hoặc theo số giờ máy chạy.
1.1.4.4.2. TK sử dụng: 627 (CPSXC)
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ : Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh trong kỳ.
- Bên Có : + Các khoản làm giảm trừ CPSXC ( nếu có).
+ Phần CPSXC cố định tính vào chi phí giá vốn hàng bán.
+ Phân bổ và kết chuyển CPSXC vào tài khoản tính giá thành.
- Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
* Tài khoản cấp hai.
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí công cụ - dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi khác bằng tiền
* Chi phí sản xuất phụ: như sản xuất vật kết cấu, vì kèo sắt, bêtông kết cấu bằng gỗ, khai thác đá, cát, sản xuất gạch phục phụ cho xây lắp chính…
* Chi phí xây lắp phụ: Bao gồm những chi phí phát sinh phục vụ cho xây lắp chính nhưng không được ghi trong kế hoạch cho xây lắp bao gồm các chi phí.
- Xây dựng, tháo gỡ các công trình tạm
- Xây dựng phần bao che công trình nếu có
- Chi phí sửa chữa thường xuyên hoăc sửa chữa lớn nhà cữa vật kiến trúc và các khoản chi phí phục vụ bên ngoài theo các khoản nội dung trên.
1.1.4.5. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
1.1.4.5.1. Tài khoản sử dụng: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (CPSXKDDD) dùng để tập hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành TK 154 phải mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán hoặc theo đối tượng tính giá thành.
* Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ ( CPNVLTT; CPNCTT;CPSDM; CPSXC)
- Bên Có: +Các khoản giảm chi phí sản xuất ( phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, giá trị sản hỏng, sản phẩm bồi thường thiệt hại)
+Giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
- Dư Nợ: CPSXKDD chưa hoàn thành.
1.1.4.5.2. Trình tự hạch toán:
SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
TK 621 TK 154
(1)
K/C CPNVL
TK 622
(2)
K/C CPNCTT
TK 632
TK 623 Zttcủa công trình XL
(3) hoàn thành bàn giao
Phân bổ vàK/c sử dụng
Máy thi công
TK 623
(4)
phân bổ và K/c
Chi phí sản xuất chung
Ghi chú: (1) Tập hợp chi phí NVL
(2) Tập hợp chi phí NCTT
(3) Tập hợp chi phí CPSDM
(4) Tập hợp chi phí SXC
1.1.5. Kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
1.1.5.1. Tài khoản sử dụng: TK 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản này để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu cho tính giá thành kế toán sử dụng TK 631, tài khoản này được dùng mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất)… tương tự như tài khoản 154.
* Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí phát sinh liên quan tới chế tạo sản phẩm.
- Bên Có: + Kết chuyển sản phẩm dở dang cuối kỳ.
+ Tổng giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
+ Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất.
- Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
1.1.5.2. Trình tự hạch toán:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
K/C CPSX dở dang cuối kỳ
TK 154 TK 631
K/C CPSX dở dang TK 111, 1388
đầu kỳ
TK 621 Giảm giá CPSX (nếu có)
(1)
K/C CPNVL
Trực tiếp TK 632 TK 622
(2) Tổng giá thành SP
K/C CPNC Hoàn thành
Trực tiếp
TK 623
(3)
K/C CP sử dụng
Máy thi công
TK 627
(4)
K/C CPSX
chung
Ghi chú: (1) Tập hợp chi phí NVL
(2) Tập hợp chi phí NCTT
(3) Tập hợp chi phí CPSDM
(4) Tập hợp chi phí SXC
1.2. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.2.1. Đánh giá thành sản phẩm dở dang.
Việc dánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào phương thức thanh toán của từng doanh nghiệp.
* Nếu thanh toán theo phương thức tiến hành theo giai đoạn công việc thì thì kế toán cần tính được giá thành các giai đoạn xây lắp nên phải đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. Trường hợp tiến hành theo công trình hoàn thì toàn bộ chi phí của sản phẩm dở dang là chi phí thực tế phát sinh từ lúc khởi công đến khi báo cáo công trình hoàn thành.
Trường hợp thanh toán theo giai đoạnh quy ước thì sản phẩm dở dang là chi phí của giai đoạn chưa hoàn thành:
Chi phÝ x©y l¾p dë dang cuèi kú
=
Chi phÝ thực tế DDĐkú + Chi phÝ thực tế PS Tkỳ
X
Gi¸ trÞ dù to¸n cña giai ®o¹n XLDD cuèi kú
Gi¸ trÞ DTG® XL hoµn thµnh
X
Møc ®é hoµn thµnh
X
Gi¸ trÞ DDG® XL dë dang
* Thanh toán theo phương thức tiến độ kế hoạch thì không xác định chi phí dở dang và toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến phần công việc đã hoàn thành được coi là giá trị thực tế.
1.2.2.Tính giá thành sản phẩm.
1.2.2.1.Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giản đơn) : Được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình Sản xuất giản đơn, sử dụng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy sản xuất điện, các doanh nghiệp sản xuất than gỗ…