Nhu cầu điện năng cũng như thiết bị điện của nước ta những năm gần đây và các năm tới tăng nhanh là một thuận lợi lớn cho các nhà sản xuất và cung cấp các thiết bị điện Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với các chính sách mở cửa của Nhà nước, nhiều công ty nước ngoài và trong nước đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thiết bị điện. Thị trường sản phẩm thiết bị điện Việt Nam đã và đang rất sôi động, không chỉ bởi sự cạnh tranh giữa sản phẩm của các công ty trong nước mà còn cả các sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêsia,.
Sự canh tranh gay gắt đặt các nhà sản xuất thiết bị điện trong nước, trong đó có Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội, vào tình thế hoặc là cạnh tranh để tồn tại, phát triển hoặc là để các đối thủ chi phối thị trường này. Để tăng khả năng cạnh tranh, Công ty không thể không tìm cách giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho mình.
Để đạt được mục tiêu đó, Công ty phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm đó là kế toán mà trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu quan trọng và là trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện kế toán của doanh nghiệp.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đứng vững, để tồn tại trên thị trường. Đặc biệt công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ngày càng được coi trọng.
Nội dung của báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính là:
Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội.
30 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3389 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nhu cầu điện năng cũng như thiết bị điện của nước ta những năm gần đây và các năm tới tăng nhanh là một thuận lợi lớn cho các nhà sản xuất và cung cấp các thiết bị điện Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với các chính sách mở cửa của Nhà nước, nhiều công ty nước ngoài và trong nước đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thiết bị điện. Thị trường sản phẩm thiết bị điện Việt Nam đã và đang rất sôi động, không chỉ bởi sự cạnh tranh giữa sản phẩm của các công ty trong nước mà còn cả các sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêsia,...
Sự canh tranh gay gắt đặt các nhà sản xuất thiết bị điện trong nước, trong đó có Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội, vào tình thế hoặc là cạnh tranh để tồn tại, phát triển hoặc là để các đối thủ chi phối thị trường này. Để tăng khả năng cạnh tranh, Công ty không thể không tìm cách giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho mình.
Để đạt được mục tiêu đó, Công ty phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm đó là kế toán mà trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu quan trọng và là trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện kế toán của doanh nghiệp.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đứng vững, để tồn tại trên thị trường. Đặc biệt công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ngày càng được coi trọng.
Qua quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội, em thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò trong toàn bộ công tác kế toán tại công ty. Do đó em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội” để làm báo cáo thực tập nghiệp vụ. Nội dung của báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính là:
Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội.
Mặc dù trong quá trình tìm hiểu lý luận và thực tế để hoàn thiện đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm nhiệt tình của thầy cô giáo, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Lan Anh và các cán bộ nhân viên tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh – Hà Nội., cùng với sự cố gắng của bản thân nhưng do vốn kiến thức chuyên ngành chưa sâu, khả năng nắm bắt phân tích các vấn đề thực tế của doanh ngiệp còn hạn chế nên chắc chắn rằng trong bài viết của em còn có nhiều thiếu sót về nội dung cũng như cách trình bày. Vì vậy em rất mong muốn được tiếp thu và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chỉ bảo để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Minh Huệ
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH – HÀ NỘI
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH:
Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh được thành lập theo Quyết định số 140/2004/QĐ-BCN ngày 22/11/2004 của Bộ Công nghiệp trên cơ sở từ Nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh năm 1971. Công ty được thanh lập từ Nhà máy chế tạo thiết bị điện và các đơn vị trực thuộc Công ty sản xuất thiết bị điện (nay là chi nhánh). Vốn điều lệ của công ty la 66.000.000.000 đồng, trong đó tỷ lệ cổ phần Nhà nước chiếm 45,2%.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh
Tên giao dịch quốc tế: ELECTRICAL EQUIPMENT MANUFACTURING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: EEMC
Giấy phép kinh doanh số 0103008085 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần thứ 1 ngày 12/01/2007
Địa chỉ: Tổ 26 Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Hà Nội
Giám đốc: Ông Trần Văn Quang
Tel: 04.8833779 / 8833781
Fax: (84.4) 8833113/ 8833819
Website : www.eemc.com.vn
Email: info@eemc.com / mail@eemc.com.vn
1) Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Thiết bị điện Đông Anh qua các thời kỳ:
Nhà máy chế tạo thiết bị điện được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1971 theo quyết đinh số 88/NCQLKT của Bộ Điện và Than. Ngày 05 tháng 04 năm 1971 sáp nhập thêm phân xưởng Sửa chữa cơ điện và lấy tên là Nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh theo quyết đinh số 101/ QĐ/NCQL-1 của Bộ Điện và Than. Năm 1982, Công ty sửa chữa và chế tạo thiết bị điện được thành lập, Nhà máy là một cơ sở của công ty và thực hiện hạch toán phụ thuộc. Thiết bị ban đầu do Liên Xô(cũ) viện trợ, Nhà máy có tổng diện tich mặt bằng là 11ha, trong đó diện tích nhà xưởng là 4,74 ha.
Tháng 6 năm 1988, Nhà máy tách khỏi cơ quan Công ty, hạch toán độc lập và mang tên là Nhà máy chế tạo Thiết bị điện. Trước nhu cầu của thị trường thiết bị điện, mà chủ yếu các đơn vị thuộc EVN trong công cuộc điện khí hóa, công nghiệp hóa, Nhà máy đã chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh từ sửa chữa sang chế tạo các sản phẩm thuộc ngành điên như: máy biến áp, cáp nhôm trần tải điện, cáp thép, cáp chống sét, các loại tủ bảng điện, cầu dao,... Từ năm 1988, các máy biến áp phân phối, máy biến áp trung gian mang tên “Thiết bị điện Đông Anh” đã xuất hiện trên lưới điện còn khá thưa thớt của EVN cùng với các máy khác chủ yếu là của Liên Xô(cũ), Trung Quốc và các nước thuộc khối XHCN.
Từ ngày 01 tháng 06 năm 2005, Nhà máy thiết bị điện chính thức chuyển thành Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh, hoạt đông theo giấy phép kinh doanh số 0103008085 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
2) Một số thành tích mà công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh đã đạt được:
Năm 1995, Công ty cho ra đời sản phẩm máy biến áp lực 25.000kVA-110kV đầu tiên tại Việt Nam (lắp đặt tại trạm Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Kể từ đó đến nay, Công ty đã thiết kế, chế tạo được trên 100 máy biến áp 110kV các loại có công suất từ 16.000kVA đến 63.000kVA với chất lượng cao, đang vận hành an toàn và ổn định trên lưới điện toàn quốc.
Tháng 9/2000, Công ty được Tổ chức AFAQ-ASCERT Internationnal cấp chứng chỉ ISO 9002:1994 cho hệ thống quản lý chất lượng đối với 2 sản phẩm là máy biến áp và cáp nhôm trần tải điện. Năm 2002, Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Công ty. Cho đến nay, nhiều máy biến áp có cấp điện áp 220 kV-125 MVA đã được xuất xưởng tại công ty. Quý III năm 2005, chiếc máy biến áp 250MVA – 220kV đầu tiên đã được chế Năm 2003, Công ty đã tự thiết kế và chế tạo thành công máy biến áp 125MVA-220kV đầu tiên của nước ta ( lắp dặt tại trạm biến áp 220 kV Trung Dã, Sóc Sơn, Hà Nội), đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong lịch sử xây dựng và phát triển 33nawm của tạo và thử nghiệm thành công tại công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện đưa vào phục vụ lưới điện quốc gia.
Việc chế tạo được các máy biến áp 110kV, 220kV, các loại cáp nhôm trần tải điện trong nước đã góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống lưới truyền tải , trong các chương trình chống quá tải của EVN: không những đã tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đáng kể cho Nhà nước mà còn tạo ra sự chủ động về thiết bị cho Ngành điện khi cần giải quyết các nhiệm vụ đột xuất.
Đặc biệt, cuối năm 2005, Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điên Đông Anh cũng đã vinh dự được Tập toàn điện lực Việt Nam tin tưởng giao nhiệm vụ sửa chữa tổ máy biến áp 500kV của Nhà máy thủy điện IALY. Với nỗ lực vượt bậc của toàn thể CBCNV, đặc biệt là các kỹ sư thiết kế , các công nhân lành nghề, cả 3 máy 500kV 72MVA đã được sửa chữa và đưa vào vận hành thành công từ ngày 09/02/2006 tại Nhà máy thủy điện IALY. Thành tích vượt bậc này của công ty đã giúp Tập đoàn điện lực Việt Nam tiết kiệm hàng chục tỷ đồng, góp phần giữ ổn định việc cung cấp điên cho lưới điện quốc gia.
Công ty đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì năm 1984, Huân chương lao động hạng ba năm 1991, hàng trăm cờ thưởng và bằng khen cho các tập thể và cá nhân. Các sản phẩm của Công ty đã đạt 14 HC(huy chương) tại Triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân (trong đó gồm 06 HCV, 06 HCB, 02 HCĐ), 08 HCV cho sản phẩm cáp nhôm trần tải điện tại Triển lãm kỹ thuật toàn quốc, 10 sản phẩm của EEMP đã được tặng Huy chương Hội chợ triển lãm năm 2000, HCV Hội chợ triển lãm Cơ khí- Điện- Điên tử- Luyện kim năm 2002.
Tháng 3/2004, Công ty đã giành được cúp Ngôi sao chất lượng và HCV cho sản phẩm máy biến áp 220kV tại Hội chợ triễn lãm Cơ khí- Điện- Điên tử- Luyện kim do Bộ Công nghiệp tổ chức. Cũng trong năm 2004, thương hiệu EEMP ( của Nhà máy chế tạo thiết bị điện- đơn vị nòng cốt của Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh) đã được Câu lạc bô các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ 95 quốc gia với trên 7000 doanh nghiệp, bình chọn trao giải thưởng “Thương hiệu tốt nhất”- Giải thưởng Thiên niên kỷ mới.
Riêng năm 2008, Công ty đã có 27 sáng kiến, làm lợi hơn 1,6 tỷ đồng, tiết kiệm vật tư nguyên liệu trị giá 4,7 tỷ đồng, trong đó có 2 đề tài khoa học cấp Nhà nước với tổng kinh phí là 7,23 tỷ đồng. Hiện tại, EEMC đang sở hữu phòng thí nghiệm điện cao áp duy nhất ở Việt Nam được cấp chứng nhận Vilas hợp chuẩn quốc gia và khu vực, có tư cách pháp nhân độc lập thí nghiệm trong cả nước.
Với những thành tích đạt được của EEMC, năm 2008 Công ty đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Ông Phạm Ngọc Cõi- chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba, ông Trần Văn Quang - Tổng giám đốc Công ty được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
Ngày 27/3/2009, Công ty CP Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất do Nhà nước trao tặng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã đến dự buổi Lễ đón Huân chương Lao động Hạng Nhất của công ty.
3) Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
Ngành nghề kinh doanh:
(Giấy đăng ký kinh doanh số 303785 cấp ngày 18/4/1994): Chế tạo thiết bị điện, cáp điện, vật liệu kỹ thuật điện, sửa chữa thiết bị kỹ thuật điện, thiết bị năng lượng chuyên ngành, thiết bị nhiệt, chế tạo, gia công kết cấu, cột điên thép, phụ tùng, phụ kiện, lò máy, mạ kim loại.
Sản phẩm sản xuất và dịch vụ chính:
Máy biến áp điện lực có công suất từ 30kVA ÷ 250.000kVA và điện áp đến 220 kV
Các loại dây dẫn ( cáp nhôm trần lõi thép) như : A, AC, AV, ACKP, dây chống sét: TK, LK
Các loại tủ điều khiển, tủ phân phối điện hạ áp, cầu dao cao áp các loại.
Sửa chữa, bảo dưỡng và đai tu các loại máy biến áp, động cơ, máy phát.
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH:
CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY:
a) Các sản phẩm chính gồm: Máy biến áp, cáp nhôm, dao cách ly và tủ điện.
Máy biến áp:
Máy biến áp thường được chia làm các loại theo dung lượng và điện áp
Hiện nay, Công ty có 3 loại MBA: máy biến áp phân phối, MBA trung gian và MBA truyền tải.
+ MBA phân phối:(thường có điện áp phía cao áp không lớn hơn 38,5kV, phía hạ áp thường là 0,4kV):
Dải công suất thông dụng (kVA): 30-50-75-100-160-180-250-320-400-560-750-800-1000-1250-1500-1600-1800-2000-2500-3200-4000-5600.
Dải điện áp thông dụng (kV): Dải điện áp thường phụ thuộc vào hệ thống lưới điện nơi lắp đặt MBA. Do lưới điện của Việt Nam đang rất không đồng nhất về cấp điện áp và điều này tạo nên sự đa dạng về cấp điện của MBA: (cacgs ghi ký hiệu thường là: điện áp cuộn cao áp/ điện áp cuộn hạ áp)
Loại có 1 cấp điện áp phía cao áp
Loại có 2 cấp điện áp phía cao áp
6,3/ 0,4kV
10/ 0,4kV
15/ 0,4kV
22/ 0,4kV
35/ 0,4kV
38,5/ 0,4kV
(22)6,3/ 0,4kV
(22)10/ 0,4kV
(22)15/ 0,4kV
22/ 0,4kV
35(22)/ 0,4kV
38,5(22)/ 0,4kV
Ghi chú:
Cấp điện áp phía cao áp thứ 2 có thể là 38,5-35-22-15-10-6kV tùy thuộc lưới điện sử dụng – một số vùng có cả hai đường dây cao áp chạy qua, hoặc trong tương lai sẽ có thay đổi cấp điện áp. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết đang chuyển sang lưới điện 22kV theo quy định của EVN.
+ MBA trung gian (khi cần rẽ nhánh phân áp hoặc khi khoảng cách đường dây xa hay cần sử dụng điện áp trung gian người ta dùng MBA trung gian)
Dải công suất thông dụng (kVA): 750-800-1000-1250-1500-1600-1800-2000-2500-3200-4000-5600-6300-7500-10000-12000-16000.
Dải điện áp thông dụng (kV): Các máy này thường có điện áp phía cao áp không lớn hơn 38,5kV, phía hạ áp có thể là 22kV- 6kV.
+ Các máy biến áp truyền tải: Có công suất 16 MVA – 250 MVA, điện áp phía cao áp 110 kV - 220 kV, phía hạ áp từ 6 kV – 110 kV. Các yêu cầu kỹ thuật chính của MBA như trong Bảng 1 dưới đây
Bảng 1: Các thông số kỹ thuật MBA
STT
Mô tả
ĐVT
Chi tiết
1
Tần số định mức
Hz
50
2
Công suất định mức
kVA
3
Điện áp định mức của các cuộn dây
kV
4
Số pha
Pha
5
Tổ đấu dây
6
Phương pháp điều chỉnh điện áp
Không tải / Có tải
7
Vị trí lắp bộ điều chỉnh
8
Điện áp ngắn mạch
%
9
Dòng điện không tải I0
%
10
Tổn hao không tải P0:
W
11
Tổn hao ngắn mạch Pn
W
12
Độ ồn (ở khoảng cách 3m)
dB
13
Kiểu làm mát
ONAN ( ONAF)
15
Dầu cách điện
16
Độ tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng
0C
50
17
Độ tăng nhiệt độ của cuộn dây
0C
60
18
Điện áp thử 50Hz, 1phút
kV
19
Điện áp thử xung 1,2/50(s
kV
20
Cấp cách điện
21
Chiều dài đường rò sứ cao áp, sứ hạ áp
mm/kV
22
Vật liệu chế tạo cuộn dây
23
Khả năng chịu quá điện áp 30% Uđm
s
24
Khả năng chịu đựng ngắn mạch
s
25
Màu sơn/ Loại sơn
26
Kích thước toàn bộ: Dài x Rộng x Cao
mm
27
Khối lượng
kg
28
Thiết bị phụ đi kèm
Chất lượng MBA được đánh giá qua các chỉ tiêu bắt buộc trên, đặc biệt là thông số tổn hao không tải, tổn hao ngắn mạch, khả năng chịu quá tải.
Các loại cáp trần tải điện:
+ Cáp nhôm (A)
+ Cáp nhôm lõi thép (AC, ACSR)
+ Cáp chống sét (TK, LK)
Loại cáp lớn nhất Công ty đã chế tạo được có tiết diện 500mm2.
Bảng2: Một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với các loại cáp
TT
M« t¶
§VT
1
Kết cấu:
Số sợi nhôm/đường kính mỗi sợi
Số sợi thép/ đường kính mỗi sợi
2
Tiết diện tổng
(mm2)
3
Tiết diện phần nhôm
(mm2)
4
Tiết diện phần thép
(mm2)
5
Đường kính toàn bộ của cáp
(mm)
6
Trọng lượng dây
(kg/m)
7
Lực kéo đứt
(daN)
8
Môđun đàn hồi
(daN/mm2)
9
Hệ số giãn nở
(1/0C)
10
Điện trở suất ở 200C
((/km)
11
Loại mỡ (Mỡ trung tính, chịu nhiệt)
12
Nhiệt độ nóng chảy
0C
13
Khối lượng mỡ
kg/km
(tùy từng loại cáp các thông số trên có thể có hoặc không)
Dao cách ly
+ Điện áp 35kV, 22kV, 10kV, 6kV
+ Dòng định mức: 200A - 630A
+ Có thể có hoặc không lắp tiếp địa.
Dao cách ly có loại trong nhà và ngoài trời. Có cấu tạo gồm: giá đỡ, lưỡi, cơ cấu truyền chuyển động để đóng ngắt, các sứ và đầu cốt để đấu nối.
Tủ điện hạ áp: Điện áp 400V, dòng điện tải từ 200A-1000A. Trong tủ có lắp các thiết bị đo đếm và bảo vệ.
b) Các dịch vụ chính:
- Sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu các loại máy biến áp, động cơ, máy phát điện áp đến 500kV
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT:
Máy biến áp lực 220 kV:
- Năm 2003 xuất xưởng máy biến áp 125MVA- 220KV đầu tiên. Năm 2005 xuất xưởng máy biến áp 250MVA- 220kV đầu tiên. Chế tạo các gam máy biến áp có cấp điện áp và công suất lớn hơn với sản lượng 4-7 máy/năm trong các năm tiếp theo.
Máy biến áp lực 110kV:
Dung lượng: 16 ( 63MVA: 30 ( 40 máy/năm
Thời gian chế tạo 01 máy: 12 ( 16 tuần.
Từ năm 1995 đến nay đã chế tạo hơn 100 máy biến áp 110 kV các loại, đang vận hành an toàn trong hệ thống điện.
Máy biến áp trung gian:
Công suất: 1000(16.000kVA: 150-200 máy/ năm.
Thời gian chế tạo 01 máy: 4 - 8 tuần.
Máy biến áp phân phối:
Sản lượng trên 2500 máy/năm.
Thời gian chế tạo 01 máy: 2 ( 3 tuần.
Phong phú về chủng loại, theo yêu cầu của khách hang, với công suất, cấp điện áp, tổ đấu dây, độ cao lắp đặt... khác nhau.
Các loại cáp nhôm trần tải điện, cáp thép, cáp chống sét các loại có tiết diện tới 800mm2: 2500 tấn/năm
Các loại cầu dao có mức điện áp đến 35kV: 1000 bộ/năm
Các loại tủ điện hạ áp, tủ động lực, tủ điều khiển MBA từ xa, tủ chiếu sang: 500 cái/năm
Đại tu sửa chữa các máy biến áp 110 kV, 220 kV:15(20 máy/năm
Đại tu sửa chữa các máy biến áp trung gian, phân phối: 200(500 máy/năm
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH:
DOANH THU CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM 2006 - 2010
(ĐVT: Triệu đồng)
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM 2006 - 2010
(ĐVT: Triệu đồng)
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ:
Công nghệ chế tạo máy biến áp :
Hình 1: Sơ đồ công nghệ chế tạo máy biến áp
CHẾ TẠO VỎ MÁY :
Chế tạo thân thùng máy biến áp từ thép CT3, thép phi từ tính (độ dày từ 3mm trở lên tùy thuộc dung lượng máy)
Chế tạo nắp máy, đáy máy từ thép CT3, théo phi từ tính.
Chế tạo các cánh tản nhiệt bằng phương pháp hàn lăn hoặc dập cánh sóng.
Chế tạo bình dầu phụ, các chi tiết cơ khí, các đường ống dẫn dầu và van.
Hàn tổ hợp, phun cát làm sạch , sơn chống gỉ và thử áp lực đối với vỏ máy.
CHẾ TẠO MẠCH TỪ:
Cắt tôn silic(thép lá kỹ thuật điện) với kích thước theo thiết kế.
Chế tạo các gông từ, xà ép mạch từ.
Ghép mạch từ theo bản vẽ.
Băng đai mạch từ.
Đo kiểm tra tổn hao không tải.
CHẾ TẠO CÁC BỐI DÂY:
Băng giấy cách điện dây điện từ (bọc giấy cách điện) – đối với các máy biến áp có dung lượng lớn.
Chế tạo ống lồng cách điện.
Chế tạo khuôn quấn dây
Quấn các bối dây cuộn cao áp, trung áp, hạ áp, cuộn điều chỉnh theo thiết kế).
LẮP RÁP RUỘT MÁY VÀ SẤY:
Lắp các bối dây vào mạch từ
Sấy và ép các bối dây( sơ bộ)
Băng và hàn các đầu dây lên các sứ và bộ điều chỉnh.
Lắp sứ và bộ điều chỉnh với lắp máy
Kiểm tra các kết cấu và chuyển vào lò sấy cảm ứng rút chân không.
LẮP RÁP TỔNG THỂ
Sau khi sấy xong, tiến hanh siết ép lại các bối dây, mạch từ và các chi tiết.
Lắp hoàn chỉnh ruột máy và lắp máy với thùng máy biến áp, bình dầu phụ, bình hút ẩm, sứ cao áp và cac phụ kiện ( như các rơle, thiết bị đo lường, thiết bị bảo vệ).
NẠP DẦU
Nạp dầu cho máy từ máy lọc dầu chân không.
KIỂM TRA, XUẤT XƯỞNG
Đưa máy vào trạm thí nghiệm để kiểm tra xuất xưởng (đo các thông số theo thiết kế và tiêu chuẩn).
Lắp các nhãn mác, ghi tên và các ký hiệu, chỉ dẫn,...
Nhập kho thành phẩm.
b. C«ng nghÖ chÕ t¹o c¸p nh«m trÇn lâi thÐp, c¸p thÐp
Hình 2: Sơ đồ công nghệ chế tạo cáp nhôm trần lõi thép, cáp thép
HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH:
Hình thức tổ chức sản xuất:
Sản xuất kiểu đơn chiếc, loạt nhỏ.
Mức độ chuyên môn hóa: Phân thành các tổ chuyên môn theo các công đoạn chế tạo sản phẩm như sau:
+ Bộ phận chuyên quấn dây: Tổ quấn dây MBA nhỏ, MBA lớn.
+ Bộ phân chuyên cắt ghép mạch từ: Tổ mạch từ
+ Bộ phân chuyên vật liệu cách điện: Tổ vật liệu cách điện
+ Bộ phận chuyên làm vỏ máy: Tổ vỏ
+ Bộ phận chuyên sơn: Tổ sơn
+ Bộ phận lắp ráp: Các tổ lắp ráp 1, 2, 3.
+ Bộ phận tổ sấy và lọc dầu, tổ điều chỉnh,...
Kết cấu sản xuất:
Bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty được chia thành 6 xưởng sản xuấ