Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó được coi là phương tiện hiệu nghiệm để các dân tộc trên thế giới hiểu nhau, góp phần không nhỏ vào việc phân phối thu nhập giữa các quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người.
Ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Sự kiện này đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức mới.
Bên cạnh đó, Thành phố Huế là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam và Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới, Huế nổi tiếng là một thành phố có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời và đặc biệt là con người Huế rất hiền lành, chân thật. Đó chính là một lợi thế rất lớn của Huế. Ở Huế du lịch được xem là một ngành công nghiệp “không khói” kinh doanh dịch vụ tổng hợp, nó kéo theo nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác cũng phát triển, đem lại nguồn lợi ích kinh tế và kéo theo nó còn mang lại lợi ích văn hoá xã hội. Chính vì thế mà Huế luôn xem đầu tư phát triển du lịch là thế mạnh hàng đầu. Hàng năm thành phố Huế đón hàng triệu lượt khách từ khắp mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là lễ hội Festival tổ chức thường kì hai năm một lần đã tạo ra được công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần ổn định xã hội và phát triển đất nước.
Mô hình công ty cổ phần là một mô hình sở hữu doanh nghiệp tiên tiến, phù hợp với môi trường kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và rủi ro. Mô hình này cho phép các doanh nghiệp huy động số vốn lớn, san sẻ rủi ro, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
95 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6069 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình thực tập tại khách sạn Hoàng Cung em đã hiểu và nắm bắt được quá trình kinh doanh của công ty nói chung và công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Bản thân em đã tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực. Để hoàn thiện được đề tài này ngoài nổ lực của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ công nhân viên của khách sạn Hoàng Cung và quý thầy cô giáo Trường Đại Học Phú Xuân.
Qua chuyên đề này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban giám đốc công ty - phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu cho em trong thời gian kiến tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn thực tập đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này.
Mặc dù em luôn cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều sai lầm và thiếu xót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các anh chị cán bộ công nhân viên cùng với các quý thầy cô giáo để giúp em hoàn thiện được chuyên đề hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 01/04/2008
Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Đạt
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 8
1.1. Lý do chọn đề tài 8
1.2. Mục đích nghiên cứu 9
1.3. Đối tượng nghiên cứu 9
1.4. Phạm vi nghiên cứu 9
1.5. Phương pháp nghiên cứu 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
2.1. Những nét đặc trưng 11
2.2. Một số khái niệm cơ bản 12
2.2.1. Doanh thu 12
2.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu 13
2.2.3. Xác định kết quả kinh doanh 13
2.2.4. Nhiệm vụ và nguyên tắc của kế toán doanh thu 14
2.3. Nội dung của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 14
2.3.1. Kế toán doanh thu 14
2.3.1.1.Tài khoản sử dụng 14
2.3.1.2. Chứng từ sử dụng 16
2.3.1.3. Phương pháp hạch toán 17
2.3.1.4. Doanh thu tài chính và các khoản doanh thu khác 18
2.3.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 19
2.3.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 19
2.3.2.2. Kế toán bán hàng và quản lý doanh nghiệp 23
2.3.2.3. Chi phí tài chính và các khoản chi phí khác 26
2.3.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 27
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 30
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 30
3.2. Chức năng và nhiệm vụ 31
3.2.1. Chức năng 31
3.2.2. Nhiệm vụ 31
3.3. Tổ chức bộ máy quản lý 32
3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 32
3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 35
3.4. Tổ chức bộ máy kế toán 37
3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 37
3.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán 44
3.5. Đặc điểm về phương thức thanh toán 46
3.6. Giới thiệu khái quát về nguồn lực 46
3.6.1. Tình hình lao động 46
3.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn 48
3.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 51
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 53
4.1. Thực trạng kế toán 53
4.1.1. Kế toán doanh thu 53
4.1.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng hoá 53
4.1.1.2. Kế toán doanh thu cung cấp dich vụ 60
4.1.1.3. Kế toán doanh thu tài chính và thu nhập 67
4.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán 70
4.1.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 73
4.1.4. Kế toán chi phí tài chính và các khoản chi phí 76
4.1.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 80
4.2. Nhận xét chung 86
4.2.1. Nhận xét chung về công tác kế toán 86
4.2.2. Nhận xét chung về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 87
4.3. Một số giải pháp 89
4.3.1. Nâng cao chất lượng và quảng bá 89
4.3.2. Trong công tác quản lý chi phí 89
4.3.3. Hoàn thiện công tác kế toán 89
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
5.1. Kết luận 90
5.2. Kiến nghị 93
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính
Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng hoá
Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ
Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán doanh thu hợp đồng tài chính
Sơ đồ 11: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
Sơ đồ 12: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
Sơ đồ 13: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 14: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
Sơ đồ 15: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
Sơ đồ 16: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Bảng 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bảng 3: Tình hình lao động của khách sạn
Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn
Bảng 5: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn
Bảng 6: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006
Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
KQKD: Kết Quả Kinh Doanh
CSH: Chủ Sở Hữu
TSCĐ: Tài Sản Cố Định
CCDC: Công Cụ Dụng Cụ
TC-HC: Tổ Chức Hành Chính
HĐQT: Hội Đồng Quản Trị
TGĐ: Tổng Giám Đốc
PTGĐ: Phó Tổng Giám Đốc
CB CNV: Cán Bộ Công Nhân Viên
TK: Tài Khoản
PPV: Phí Phục Vụ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó được coi là phương tiện hiệu nghiệm để các dân tộc trên thế giới hiểu nhau, góp phần không nhỏ vào việc phân phối thu nhập giữa các quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người.
Ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Sự kiện này đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức mới.
Bên cạnh đó, Thành phố Huế là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam và Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới, Huế nổi tiếng là một thành phố có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời và đặc biệt là con người Huế rất hiền lành, chân thật. Đó chính là một lợi thế rất lớn của Huế. Ở Huế du lịch được xem là một ngành công nghiệp “không khói” kinh doanh dịch vụ tổng hợp, nó kéo theo nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác cũng phát triển, đem lại nguồn lợi ích kinh tế và kéo theo nó còn mang lại lợi ích văn hoá xã hội. Chính vì thế mà Huế luôn xem đầu tư phát triển du lịch là thế mạnh hàng đầu. Hàng năm thành phố Huế đón hàng triệu lượt khách từ khắp mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là lễ hội Festival tổ chức thường kì hai năm một lần đã tạo ra được công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần ổn định xã hội và phát triển đất nước.
Mô hình công ty cổ phần là một mô hình sở hữu doanh nghiệp tiên tiến, phù hợp với môi trường kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và rủi ro. Mô hình này cho phép các doanh nghiệp huy động số vốn lớn, san sẻ rủi ro, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Các chủ sở hữu công ty cổ phần - các cổ đông đặc biệt quan tâm đến lợi nhuận mà công ty đạt được sau một năm hoạt động. Lợi nhuận này đạt được từ đâu? Thông tin về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty được kế toán thể hiện và cung cấp thông qua các báo cáo tài chính. Bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào trong bất cứ loại hình kinh doanh nào thì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu không gì khác hơn đó chính là lợi nhuận. Đặc biệt là ngành du lịch mặc dù nó mang đậm tính dân tộc nhưng nó vẫn đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu. Trong đó công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung là một ví dụ cụ thể. Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung là đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú và các mặt hàng ăn, uống, giải trí… vì vậy công việc kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là rất quan trọng đối với công ty và giúp doanh nghiệp đo lường mức độ thực hiện mục tiêu của mình.
Khi đến thực tập tại khách sạn Hoàng Cung em đã thấy tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nên em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN HOÀNG CUNG” để làm báo cáo tốt nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá vấn đề lí luận về kế toán doanh thu và XĐKQKD trong các đơn vị dịch vụ;
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty và từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty.
Từ đó đưa ra các biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và XĐKQKD tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung qua 2 năm (2006- 2007)
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, em đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra
Phương pháp so sánh
Phương pháp hạch toán kế toán
Phương pháp phân tích, xử lí số liệu
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC ĐƠN VỊ DỊCH VỤ
2.1. Những nét đặc trưng của ngành dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến công tác kế toán
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi kết hợp với các hoạt động khác như thể thao, văn hóa, xã hội. Sự phát triển của dịch vụ du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội và nhu cầu ngày càng tăng của con người. Ở nước ta trong những năm gần đây ngành du lịch phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nghiên cứu đặc điểm của ngành du lịch có ý nghĩa rất lớn đối với không những ngành kế toán mà còn với các ngành khác.. Đặc biệt trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, vì phần hành này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành nghề hoạt động.
Chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh du lịch ảnh hưởng đến công tác kế toán sau đây:
Thứ nhất, du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính phục vụ văn hóa xã hội.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh du lịch rất đa dạng gồm nhiều loại hoạt động như kinh doanh hướng dẫn du lịch, vận tải du lịch, thực phẩm ăn uống, dịch vụ lưu trú, kinh doanh đồ lưu niệm… Chính vì sự tổng hợp phong phú đó nên nó ảnh hưởng rất sâu sắc đến công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Thứ ba, các hoạt động chủ yếu của khách sạn bao gồm: cho thuê phòng ngủ, kinh doanh ăn uống thường được phối hợp với các dịch vụ khác kèm theo như giặt ủi, vận tải, hàng lưu niệm… Chi phí phục vụ và khấu hao cơ bản TSCĐ chiếm tỷ lệ cao, trong khi chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ nhỏ.
Thứ tư, mỗi loại sản phẩm du lịch có tính chất khác nhau nhưng nhìn chung sản phẩm chính của dịch vụ du lịch không có hình thái hiện vật, vì vậy khách hàng mua sản phẩm du lịch trước khi họ nhìn thấy sản phẩm.
Thứ năm, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính thời vụ và bị ảnh hưởng khá lớn bởi các điều kiện địa lý, tự nhiên và các điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội trong từng thời kì.
Trên cơ sở những đặc điểm chung đó ta thấy hoạt động kinh doanh ở khách sạn Hoàng Cung cũng không thể nằm ngoài quy luật. Những đặc trưng này đã tác động không nhỏ đến công tác kế toán tại khách sạn. Tìm hiểu, phân tích sâu sắc các yếu tố đó sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác kế toán đặc biệt là việc xác định doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
2.2. Một số khái niệm cơ bản
2.2.1. Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ được ghi nhận trong trường hợp người bán đã chấp nhận bán và người mua chấp nhận thanh toán cho dù việc thanh toán đã xảy ra hay chưa.
Doanh thu thường được phân biệt cho từng loại: doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ. Ngoài ra người ta còn phân biệt doanh thu theo nơi phát sinh là doanh thu nội bộ và doanh thu bán hàng ra ngoài.
Theo chuẩn mực kế toán Việt nam (chuẩn mực số 14), doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:
- Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi thoã mãn đồng thời 4 điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán.
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
2.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu
Chiết khấu thương mại: là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán đã thoả thuận và được ghi trên các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết về mua bán và phải được thể hiện rõ trên chứng từ bán hàng. Chiết khấu thương mại bao gồm các khoản hồi khấu (là số tiền thưởng khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hoá) và bớt giá (là khoản giảm trừ cho khách hàng vì mua lượng lớn hàng hoá trong một đợt).
Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được tiêu thụ (đã ghi nhận doanh thu) nhưng bị người mua trả lại, từ chối không mua nữa. Nguyên nhân trả lại thuộc về phía người bán (vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như không phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, v.v…).
Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận do các nguyên nhân thuộc về người bán như: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng…
2.2.3. Xác định kết quả kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh các hoạt động kinh doanh là công việc cần thiết phải làm cuối kỳ của kế toán. Theo qui định của Bộ Tài Chính thì báo cáo tài chính phải được lập và gởi cho các cơ quan có chức năng theo từng tháng. Do vậy, kế toán thường xác định kết quả kinh doanh của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho từng tháng. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những thành quả hoạt động của doanh nghiệp được biểu hiện bằng sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ, mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội, phù hợp với lợi ích kinh tế, trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội và được người tiêu dùng chấp nhận. Nói cách khác, KQKD là những thành quả thu được từ quá trình tiêu thụ sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Việc xác định kết quả kinh doanh chính xác là cơ sở để phân chia lợi nhuận đúng đắn. Và đánh giá tổng quát cuối cùng về quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính. Vì vậy, kết quả kinh doanh cần được xác định một cách chính xác, trung thực.
2.2.4. Nguyên tắc và nhiệm vụ của kế toán doanh thu
Theo chuẩn mực 14 “Doanh thu và thu nhập khác” thì khi hạch toán loại TK này cần phải tuân thủ một số quy định sau:
- Doanh thu và chi phí liên quan cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính.
- Chỉ ghi nhận doanh thu trong kì kế toán khi thoả mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC.
- Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, trong từng loại doanh thu phải được chi tiết hoá nếu có.
- Về nguyên tắc cuối kì kế toán doanh nghiệp phải xác định kết quả kinh doanh, toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kì kế toán được kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh, và các tài khoản doanh thu không có số dư cuối kì.
2.3. Nội dung của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
2.3.1. Kế toán doanh thu
2.3.1.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511: Được dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế của doanh nghiệp (kể cả doanh thu cho thuê và doanh thu bán BĐSĐT) và các khoản ghi giảm doanh thu. Từ đó, tính ra doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ.
Bên nợ:
- Số thuế tiêu thụ phải nộp (thuế tiêu thụ đặt biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ.
- Số thuế giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu.
- Kết chuyển số doanh thu thuần vào tài khoản 911 để xác định kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bên có: tổng số doanh thu bán hàng (kể cả bất động sản đầu tư), cung cấp dịch vụ thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2:
- 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”: sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh vật tư, hàng hoá.
- 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”: sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, lâm nghiệp,…
- 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: sử dụng chủ yếu cho các ngành cung cấp dịch vụ (giao thông, vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ khoa học kỹ thuật…)
- 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”: sử dụng cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước và được hưởng các khoản thu từ trợ cấp trợ giá từ nhà nước.
- 5117 “Doanh thu bất động sản đầu tư”: dùng để phản ánh kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp.
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”: được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
Bên nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại chấp thuận cho người mua trong kì (bớt giá, hối khấu).
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên nợ tài khoản 511, 512.
Tài khoản 521 cuối kì không có số dư và mở chi tiết từng loại khách hàng và từng loại hàng bán, từng loại dịch vụ.
Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”: dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 511. Các chi phí phát sinh liên quan đến lượng hàng bán bị trả lại được ghi nhận vào chi phí bán hàng trong kì.
Bên nợ: Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.
Bên có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại.
Tài khoản 531 cuối kì không có số dư.
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”: được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận do những nguyên nhân thuộc về người bán.
Bên nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán cho người mua trong kì.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán.
Tài khoản 532 cuối kì không có số dư.
2.3.1.2. Chứng từ sử dụng
Một số chứng từ thường được sử dụng:
-Hoá đơn bán hàng Mẫu số 01a, 01b-BH
-Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho Mẫu số 02-BH
-Hoá đơn GTGT Mẫu số 02-GTKT-3
-Phiếu xuất kho Mẫu số 01-VT
-Phiếu thu Mẫu số 01-TT
2.3.1.3. Phương pháp hạch toán
Chú thích sơ đồ 1:
1. Doanh thu thu bằng tiền.
2. Doanh thu đã được thực hiện nhưng khách hàng chưa thanh toán.
3. Doanh thu đã được thực hiện và được trừ vào các khoản nợ.
4. Doanh thu được thanh toán bằng vật tư hay tài sản cố định (hàng đổi hàng).
5. Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện.
6. Kết chuyển chiết khấu thương mại.
7. Kết chuyển hàng bán bị trả lại.
8. Kết chuyển giảm giá hàng bán.
9. Các khoản thuế trừ vào doanh thu: Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
10. Kết chuyển doanh thu thuần
2.3.1.4. Kế toán doanh thu tài chính và thu nhập khác
Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu ở bên ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích tăng t