Hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá, và xác định kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quy định của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm, hàng hoá cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà 3 vấn đề trung tâm: sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đều do Nhà nước quyết định thì công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và gía cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định 3 vấn đề trung tâm thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì nếu doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triền. Ngược lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không chính xác kết quả bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng”lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó.
Để quản lý tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá thì kế toán với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế cũng phải được thay đổi và hoàn thiện hơn cho phù hợp với tình hình mới.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây được sự hướng dẫn của Cô giáo Phan Thị Thanh Hà cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kế toán trong phòng kế toán công ty, em đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình về đề tài: Kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Petrolimex Hà Tây.
87 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Petrolimex Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường CĐ Thương Mại và Du Lịch Hà Nội
Báo Cáo thực tập tốt nghiệp
ĐỀ TÀI
“Kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Petrolimex Hà Tây”
Đỗ Thị Hải Yến – CĐKT2A DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI
01
GTGT
Giá trị gia tăng
02
CT
Chứng từ
03
PT
Phiếu thu
04
PC
Phiếu chi
05
PNK
Phiếu nhập kho
06
PXK
Phiếu xuất kho
07
BK N-X-T
Bảng kê nhập xuất tồn
08
NKC
Nhật ký chung
09
NKMH
Nhật ký mua hàng
10
NKBH
Nhật ký bán hàng
11
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
12
XNK
Xuất nhập khẩu
13
BĐS
Bất động sản
14
NKCT
Nhật ký chi tiền
15
NKTT
Nhật ký thu tiền
16
DN
Doanh nghiệp
17
CPBH
Chi phí bán hàng
18
CP QLDN
Chi phí quản lí doanh nghiệp
19
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
20
&
Và
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá, và xác định kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quy định của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm, hàng hoá cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà 3 vấn đề trung tâm: sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đều do Nhà nước quyết định thì công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và gía cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định 3 vấn đề trung tâm thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì nếu doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triền. Ngược lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không chính xác kết quả bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng”lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó.
Để quản lý tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá thì kế toán với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế cũng phải được thay đổi và hoàn thiện hơn cho phù hợp với tình hình mới.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây được sự hướng dẫn của Cô giáo Phan Thị Thanh Hà cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kế toán trong phòng kế toán công ty, em đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình về đề tài: Kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Petrolimex Hà Tây.
Báo cáo gồm 3 chương chính
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và du lịch Petrolimex Hà Tây.
Chương 3: Nhận xét, kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây.
Vì thời gian và hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và quý công ty đề em có thể mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo Phan Thị Thanh Hà và các cán bộ kế toán Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây đã tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu giúp em hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp này.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG HOÁ,TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Các khái niệm, nguyên tắc và các chuẩn mực kế toán có liên quan đến hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm về hàng hoá,tiêu thụ hàng hoá và bản chất của quá trình tiêu thụ hàng hoá.
Khái niệm hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá.
Hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và nó được sản xuất ra để bán (trao đổi)
Tiêu thụ hàng hoá là quá trình bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào.
Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.
Bản chất của quá trình tiêu thụ hàng hoá.
Qúa trình tiêu thụ hàng hoá là quá trình hoạt động kinh tế bao gồm 2 mặt: Doanh nghiệp đem bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ đồng thời dã thu được tiền hoặc có quyền thu tiền của người mua. Đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản, giá trị của sản phẩm xây lắp được thực hiện thông qua công tác bàn giao công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
Hàng hoá cung cấp nhằm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và xản xuất của xã hội gọi là bán ra ngoài. Trường hợp, hàng hoá cung cấp giữa các đơn vị trong cùng một công ty, tổng công ty, được gọi là bán hàng trong nội bộ.
Qúa trình tiêu thụ hàng hoá thực chất là quá trình trao đổi quyền sở hữu giữa người bán và người mua trên thị trường hoạt động.
1.1.2 Phương thức tiêu thụ hàng hoá và phương thức thanh toán.
Phương thức tiêu thụ hàng hoá
Các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là hoạt động lưu chuyển hàng hoá thông qua hoạt động mua, bán và dự trữ hàng hoá. Trong các doanh nghiệp này, hàng hoá chính là tài sản chủ yếu, vốn hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn. Vì thế, phương thức tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp càng đa dạng, càng phong phú thì doanh nghiệp càng có khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận. Đồng thời phạm vi tiêu thụ hàng hoá càng rộng thì doanh nghiệp càng thu được lợi nhuận cao.
Đối với các hàng hoá được bán trong nước, doanh nghiệp có các phương thức tiêu thụ hàng hoá như:
Bán buôn bao gồm 2 phương thức: bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.
Bán buôn qua kho là hàng được giao bán từ kho của các doanh nghiệp bán buôn. Nó được thực hiện dưới hai hình thức: giao hàng trực tiếp tại kho và chuyển hàng cho bên mua.
Bán buôn vận chuyển thẳng là hàng được giao bán ngay từ khâu mua không qua kho của các doanh nghiệp bán buôn. Phương thức bán buôn này cũng được thực hiện qua hai hình thức: bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp và bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng.
Bán lẻ: là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Bao gồm:
Bán lẻ thu tiền trực tiếp: nghĩa là nhân viên bán hàng sẽ trực tiếp thu tiền và giao cho khách.
Bán lẻ thu tiền tập trung: nhân viên thu ngân làm nhiệm vụ thu tiền và viết hoá đơn. Căn cứ vào hoá đơn đã thu tiền nhân viên bán hàng giao hàng cho khách.
Bán hàng theo phương thức gửi hàng đi cho khách hàng: là phương thức bên bán gửi hàng đi cho khách hàng theo các điều kiện ghi trong hợp đồng.
Bán hàng theo phương thức gửi hàng đại lý, ký gửi hàng đúng giá hưởng hoa hồng: doanh nghiệp sẽ xuất hàng hoá cho các cửa hàng đại lý. Khi bán hàng đơn vị đại lý sẽ xuất hoá đơn GTGT và thu tiền gửi về cho doanh nghiệp. Sau đó đơn vị đại lý sẽ được hưởng phần trăm (%) hoa hồng.
Bán lẻ theo phương thức trả chậm,trả góp: là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu tại thời điểm mua, số tiền còn lại người mua sẽ trả dần vào các kỳ tiếp theo và sẽ phải trả một lãi xuất nhất định.
Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: là phương thức trong đó người bán đem hàng hoá của mình đổi lấy hàng hoá của người mua. Gía trao đổi là giá thoả thuận hoặc giá bán của hàng hoá đó trên thị trường.
Phương thức thanh toán:
- Thanh toán bằng tiền mặt: theo phương thức này, việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời, người bán sẽ nhận được ngay số tiền mặt tương ứng với số hàng hoá mà mình đã bán.
- Thanh toán không dùng tiền mặt: theo phương thức này, người mua có thể thanh toán bằng các loại séc, trái phiếu, cổ phiếu, các loại tài sản có giá trị tương đương…..
1.1.3 Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là tổng các giá trị được thực hiện do bán hàng hoá,sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là giá bán đã tính thuế GTGT.
Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là giá bán chưa tính thuế GTGT bao gồm cả phụ thu (nếu có). Đây là một chỉ tiêu quan trọng đói với mỗi doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ chỉ đạo sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác hạch toán. Doanh thu bán hàng nếu được thực hiện đầy đủ kịp thời sẽ cho quá trình kinh doanh sau.
1.1.4 Xác định giá vốn bán hàng.
Gía vốn bán hàng là trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ. Trị giá vốn hàng hoá bao gồm trị giá vốn thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán ra trong kỳ: các chi phí liên quan đến HĐKD bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn), chi phi nhượng bán thanh lý BĐS đầu tư.
* Phương pháp tính giá vốn hàng bán:
Có 3 phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho để tính vào giá vốn hàng hoá trong kỳ:
-Phương pháp FIFO: (nhập trước –xuất trước) phương pháp này có nhược điểm là chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành, thích hợp với điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm với loại hàng cần tiêu thụ nhanh.
- Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: đơn giá được tính theo trị giá trung bình của từng loại sản phẩm do tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ.
- Phương pháp thực tế đích danh: hàng hoá được quản lý theo lô và khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh lô đó. Ưu điểm phương pháp này là độ chính xác cao, công tác tính giá hàng hoá được thực hiện kịp thời tuy nhiên lại tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô hàng hoá. Phương pháp này phù hợp với những hàng hoá có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng.
Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp xuất kho phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nào thì phải áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán và đăng ký ngay từ đầu niên độ kế toán. Khi thay đổi phương pháp phải đợi chấm dứt kỳ báo cáo kế toán và ghi rõ bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
1.1.5.Kế toán các khoản giảm trừ.
Chiết khấu thương mại: là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hoá dịch vụ với lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trương hợp đặc biệt vì lý do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn…đã ghi trong hợp đồng.
Hàng bán bị trả lại: là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
Thuế TTĐB, thuế GTGT: là các khoản thuế gián thu tính trên doanh thu bán hàng, cách khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ đó.
1.1.6 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Khái niệm
Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí các hoạt động kinh tế đã được thực hiện.
Kết quả hoạt động kinh doanh: là số lãi (hay lỗ) từ hoạt động kinh doanh được tạo thành bởi số lãi (hay lỗ) từ hoạt động SXKD và hoạt động đầu tư tài chính, được tính bằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần về bất động sản đầu tư với giá vốn hàng hoá, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phi kinh doanh bất động sản đầu tư. Và kết quả đầu tư tài chính là số lãi (hay lỗ) từ hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ.
*Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh bao gồm: kết quả từ hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác.
KQKD trước thuế
TNDN
=
KQ hoạt động
+
KQ hoạt động khác
KQKD sau thuế TNDN
=
KQKD trước thuế TNDN
-
Chi phí thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN là số thuế phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành.
Thuế TNDN phải nộp
=
Thu nhập chịu thuế
*
Thuế xuất thuế TNDN
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế: là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác định theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuế TNDN phải nộp.
Thuế suất thuế TNDN: tuỳ vào loại hình doanh nghiệp và ngành kinh doanh do nhà nước quy định.
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Kết quả hoạt động kinh doanh
=
Lợi nhuận gộp về bán hang và cung cấp dịch vụ
+
Doanh thu hoạt động tà chính
-
Chi phí tài chính
-
Chi phí quản lý kinh doanh
Trong đó:
Lợi nhuận gộp về bán hang và cung cấp dịch vụ
=
Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ
-
Trị giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
=
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
-
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
Thuế TTBDB, thuế xuất khaur, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Kết quả hoạt động khác được xác định như sau:
Kết quả hoạt động khác
=
Thu nhập khác
-
Chi phí khác
1.2 Trình bày thủ tục quản lý và phương pháp kế toán chi tiết.
1.2.1 Chứng từ kế toán
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
-Hoá đơn GTGT
- Phiếu thu, phiếu chi
-Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
-Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
1.2.2 Sổ kế toán chi tiết có liên quan.
-Sổ chi tiết hàng hoá.
-Sổ chi tiết bán hàng.
-Sổ chi tiết tài khoản 641 và 642.
-Sổ nhật ký mua hàng, bán hàng,thu tiền,chi tiền.
- Nhật ký chung và sổ cái các tài khoản có liên quan.
1.3 Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp.
1.3.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng.
*Tài khoản 641- Chi phí bán hàng.
-Công dụng: Phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ bao gồm các khoản chào hàng, giới thiệu hàng hoá, sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển.
- Kết cấu và nội dung ghi chép.
+ BÊN NỢ: Tập hợp các chi phí phát sinh liên quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
+ BÊN CÓ: Kết chuyển chi phí bán hàng và tài khoản 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc tài khoản 142.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
+Tài khoản 641-chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2.Bao gồm:
TK 6411 - Chi phí nhân viên.
TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì.
TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6415 - Chi phí bảo hành.
TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác.
*TK642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Công dụng: Dùng phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp: BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế môn bài, lập dự phòng phải thu khó đòi,chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
- Kết cấu và nội dung ghi chép:
+BÊN NỢ:
Các tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.
Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
+BÊN CÓ:
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
TK642 không có số dư cuối kỳ.
+ TK642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2.Bao gồm:
TK6421- Chi phí nhân viên quản lý.
TK6422 -Chi phí vật liệu quản lý.
TK6423- Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK6424- Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK6425- Thuế, phí và lệ phí.
TK6426- Chi phí dự phòng.
TK6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK6428- Chi phí bằng tiền khác.
*TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
-Công dụng: Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
-Kết cấu và nội dung:
+BÊN NỢ:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất kho đã tiêu thụ.
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác và chi phí thuế TNDN.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Số lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
+BÊN CÓ:
Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN.
Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
TK 911 không có số dư cuối kỳ.
*TK821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.3.2 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hàng ho