Kế toán Một số phần hành chủ yếu tại công ty Xăng Dầu Quân Đội

Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, nền kinh tế nước ta với những chính sách mở đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế nước ta. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng đã và ngày càng tạo ra cho thị trường trong nước sự cạnh tranh khốc liệt khiến các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bắt buộc phải không ngừng thay đổi và hoàn thiện mình về mọi mặt. Công ty xăng dầu quân đội MIPECO cũng không nằm ngoài quy luật đó. MIPECO là tên viết tắt của công ty xăng dầu quân đội, tên quốc tế là Military Petrolimex Company. Mipeco có tiền thân là xí nghiệp xăng dầu 165 được thànhlập năm 1965, sau được đổi tên là công ty xăng dầu quân đội theo quyết định 645/1999QĐQP ngày 12/05/1999 của Bộ quốc phòng. Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: nhập khẩu, phân phối, bán lẻ xăng dậu, vận tải xăng dầu, xây dựng kho, trạm xăng dầu, xản xuất dầu mỡ nhờn. Giấy phép kinh doanh của công ty mang số 0103000539. Từ đó đến nay, MIPECO không ngừng phát triển về mọi mặt. Năm 2006 doanh thu tăng gấp 1,7lần năm 2005. Lợi nhuận tăng 1,6lần đạt 21,8 tỉ đồng. Năm 2007, công ty chuyển sang mô hình tổng công ty và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng văn phòng cho thuê, sản xuất cơ khí và thiết bị xăng dầu, hệ thống kho dầu nguồn để dự trữ và nhiều dự án quan trọng khác...

doc35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5943 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán Một số phần hành chủ yếu tại công ty Xăng Dầu Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần1. khái quát chung về công ty xăng dầu quân đội 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, nền kinh tế nước ta với những chính sách mở đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế nước ta. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng đã và ngày càng tạo ra cho thị trường trong nước sự cạnh tranh khốc liệt khiến các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bắt buộc phải không ngừng thay đổi và hoàn thiện mình về mọi mặt. Công ty xăng dầu quân đội MIPECO cũng không nằm ngoài quy luật đó. MIPECO là tên viết tắt của công ty xăng dầu quân đội, tên quốc tế là Military Petrolimex Company. Mipeco có tiền thân là xí nghiệp xăng dầu 165 được thànhlập năm 1965, sau được đổi tên là công ty xăng dầu quân đội theo quyết định 645/1999QĐQP ngày 12/05/1999 của Bộ quốc phòng. Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: nhập khẩu, phân phối, bán lẻ xăng dậu, vận tải xăng dầu, xây dựng kho, trạm xăng dầu, xản xuất dầu mỡ nhờn. Giấy phép kinh doanh của công ty mang số 0103000539. Từ đó đến nay, MIPECO không ngừng phát triển về mọi mặt. Năm 2006 doanh thu tăng gấp 1,7lần năm 2005. Lợi nhuận tăng 1,6lần đạt 21,8 tỉ đồng. Năm 2007, công ty chuyển sang mô hình tổng công ty và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng văn phòng cho thuê, sản xuất cơ khí và thiết bị xăng dầu, hệ thống kho dầu nguồn để dự trữ và nhiều dự án quan trọng khác... Trụ sở chính sở chính của công ty xăng dầu quân đội: số 125 Nguyễn Phong Sắc- quận Cầu Giấy-TP Hà Nội. Điện thoại : 04.7567857 Fax : 04. 7567858 Mã số thuế : 0101288169. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty. 1.2.1. Chức năng: Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính và vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của phòng kế toán, bộ phận quản lý đã trực tiếp chỉ đạo cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Theo nguyên tắc "Kinh doanh là đáp ứng đủ và đúng với nhu cầu của người tiêu dùng, luôn luôn lấy chữ tín làm đầu. Khách hàng là trung tâm và luôn phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thoả mãn nhu cầu của họ. Khách hàng luôn được coi trọng". Công ty không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, đời sống của đại đa số nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu đòi hỏi người tiêu dùng ngày càng cao, bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp cùng khối tư nhân cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường do vậy Công ty luôn thay đổi các hình thức kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình nhanh hơn, giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 1.2.2. Nhiệm vụ: - Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hoá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đại lý, trạm xăng dầu và các cá nhân trong nước. - Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hoá, đảm bảo lưu thông hàng hoá thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường. - Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng tốt hình thức trả lương thích hợp để khuyến khích sản xuất, tận dụng chất xám nội bộ, thu hút nhân tài từ bên ngoài,...là đòn bẩy để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước qua việc nộp ngân sách hàng năm. - Tuân thủ chính sách quản lý kinh tế Nhà nước. 1.2.3. Nghành nghề kinh doanh : - Kinh doanh vận chuyển xăng dầu. - Sản xuất, xây lắp kho, bể chứa xăng dầu, kết cấu thép các công trình xăng dầu, khí hoá lỏng(GAS), dầu mỡ nhờn. - Sản xuất, sửa chữa các loại sản phẩm nghành xăng dầu. - Sản xuất, lắp đặt các thiết bị, bồn chứa, hệ thống dẫn xăng dầu. - Xuất nhập khẩu thép xây dựng, mỡ, các loại khí tải, xây dựng phục vụ các nghành kinh tế. - Lắp đặt các loại xitéc có dung tích đến 50m3 trên phương tiện cơ giới đường bộ, đường tàu sắt. - Sản xuất, sửa chữa các loại doanh cụ bằng sắt. 1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty : 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu quân đội (Phụ lục 1) 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận : - Giám đốc: là người đứng đầu công ty có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Nhà nước và có nhiệm vụ sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý. Giám đốc trực tiếp điều hành phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức hành chính. - Phòng Kế toán: Có chức năng ghi chép, phản ánh, kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong toàn công ty và hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, cung cấp số liệu báo cáo chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ cho các cấp quản lý trong và ngoài công ty. - Phòng kinh doanh: Giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp cho giám đốc trong lĩnh vực thị trường, kế hoạch kinh doanh, đầu tư phát triển, chiến lược marketing với các sản phẩm của công ty. Thu thập các thông tin, tìm hiểu các doanh nghiệp cạnh tranh. Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty nhằm đạt được hiệu quả kinh tế chung cao nhất. - Phũng kỹ thuật chất lượng: chịu trỏch nhiệm dữ liệu thụng tin về :Thực trạng kỹ thuật của cỏc thiết bị . Thiết bị mỏy múc và cụng nghệ mới . Các phương phỏp xử lý nõng cao kỹ thuật - Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng các phương án tổ chức lao động và bộ máy quản lý của công ty. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng ban trong công ty. Tham mưu cho giám đốc về các chế độ tuyển dụng, đào tạo và bố trí lao động của công ty. Xây dựng các điều lệ, nội quy làm việc. Lập kế hoạch tiền lương, mua sắm sửa chữa, quản lý bảo dưỡng các tài sản của công ty. Theo dõi giám sát các chế đội làm việc, tạo điều kiện làm việc, tổ chức thi đua khen thưởng, kỷ luật... Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, giám sát việc thực hiện nội quy, đảm bảo an toàn về người và tài sản trong công ty. 1.4. Kết quả kinh doanh của công ty trong hai năm 2006 - 2007. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bán hàng của công ty qua hai năm 2006 - 2007: (Phụ lục 2). Nhận xét và đánh giá: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2007 ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm qua đã có những thay đổi, những bước chuyển biến rõ rệt. Doanh thu thuần về hoạt động bán hàng năm sau cao hơn năm trước một lượng đáng kể. Năm 2007 đạt 57.786.179.406 đồng tức tăng 2.101.631.794 đồng, tương đương với tỷ lệ là 3,84% so với năm 2006. Nguyên nhân là do công ty có vị thế vững mạnh trên thị trường và đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận. Giá vốn hàng bán cũng tăng 1.809.609.318 đồng tương ứng với tỷ lệ 3,73% so với năm 2006. Như vậy, so với doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì giá vốn bán hàng cũng tăng với một tỷ lệ xấp xỉ. Nguyên nhân là do tổng lượng hàng hoá bán ra tăng theo nhu cầu của thị trường và một phần nữa là do giá cả biến động. Lợi nhuận gộp về hoạt động kinh doanh năm 2007 đạt 6.487.127.973 đồng, tăng 292.022.476 đồng tương đương với 4,72% so năm 2006. Điều này cho thấy lợi nhuận của công ty thu được từ hoạt động kinh doanh tăng đáng kể. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự tăng cao của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí bán hàngtăng rất cao: 74.896.42 đồng tương đương với 4,99% so với năm 2006. Điều này cho thấy cần phải có biện pháp thạt hữu hiệu đẻ giảm tối đa lượng chi phí này để có kết quả tốt hơn trong kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng lên khá cao, so với năm 2006 là 8.908.989 đồng tương đương với 4.44%. Như vậy, ta cũng có thể thấy hoạt động tài chính của công ty cũng đã được chú ý tới. Ngoài lợi nhuận của công ty còn có được từ các hoạt động khác, tuy năm 2007 thu nhập của các hoạt động khác giảm là 0.37% nhưng chi phí cho các hoạt động khác lại giảm 1.39% so với năm 2006. Mặc dù tỷ lệ giảm không cao nhưng điều này cũng góp phần tăng lợi nhuận với tỷ lệ 3.18% so với năm 2006. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 đã tăng 137.095.401 đồng, tương đương với 6.34% so với năm 2006. Với mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 28%, năm 2007 công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước số tiền là 644.291.351.5 đồng cao hơn năm 2006 là 38.386.712.28 đồng hay 6.34%. Chỉ tiêu cuối cùng mà mỗi công ty đều phải tính đến đó là viêc lỗ hay lãi, thất bại hay thành công trong quá trình kinh doanh bán hàng của cả năm qua. Điều đó đã được chứng minh qua những con số trong trong chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế. Đáp lại những cố gắng mà công ty đã nỗ lực trong suốt một năm qua,năm 2007 tổng lợi nhuận sau thuế là 1.656.749.190đồng tương đương với việc trong năm 2007 tổng lợi nhuận sau thuế đã tăng là 98.708.688.5 đồng hay 6.34% so vơi năm 2006. Với những kết quả mà công ty đã đạt được, mức lương bình quân của mỗi công nhân cũng đã được cải thiện một cách rõ ràng. Nếu năm 2006 bình quân thu nhập của mỗi CBCNV là 1,4 triệu đồng thì trong năm 2007 mức lương bình quân cho mỗi người là 1,8triệu đồng. Điều đó cũng đã khẳng định sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty trong việc quan tâm và tìm mọi cách để cải thiện đời sống của công nhân viên trong công ty. Trong bối cảnh tình hình khó khăn của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, với những thành công và khó khăn của công ty trong 2 năm qua chứng tỏ hoạt động kinh doanh có chiều hướng tốt. Để đạt được kết quả này là nhờ vào phương hướng chỉ đạo của công ty kết hợp với sự sáng tạo nhạy bén của các cán bộ trong công ty. Tuy vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu va giảm những khoản chi phí không cần thiết. 1.5. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty. 1.5.1. Chính sách kế toán: Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Chế độ kế toán: Đơn vị áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống sổ sách được sử dụng trên phần mềm FAST 2006 kết hợp với Microsoft Excel trên máy tính. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam, nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền theo tỷ giá hiện hành. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp tính giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng 1.5.2. Hình thức kế toán của công ty: Xuất phát từ yêu cầu quản lý của công ty xăng dầu quân đội, kế toán áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ’’ ( phụ lục 3). 1.5.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty: Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty có các xí nghiệp thuộc các tỉnh thành phố khác nhau nên công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện ở phòng kế toán. Tuy nhiên, có phân tán xuống các đơn vị trực thuộc như đội xe, xưởng cơ khí, trạm xăng dầu... Các xí nghiệp là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công tác hạch toán kế toán của các xí nghiệp là hạch toán theo báo cáo cơ sở. 1.5.4. Tổ chức bộ máy kế toán: * Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (phụ lục 4). * Nhiệm vụ, chức năng. - Kế toán trưởng : Là người đứng đầu bộ máy kế toán, người quản lý điều hành chung hoạt động của phòng kế toán theo quy định, quy chế Nhà nước và công ty. Kiểm tra các phần hành kế toán chi tiết của các chuyên viên trong phòng, ký chứng từ kế toán, báo cáo kế toán phát hành thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao. - Kế toán tổng hợp: Là người có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán chi tiết, lên sổ tỗng hợp, lập báo cáo quyết toán, báo cáo tháng định kỳ và các báo cáo khác theo quy định của nhà nước. - Kế toán thanh toán : Là người nắm giữ nhiệm vụ thanh toán của công ty,như giám sát các công tác thanh toán với ngân hàng, với khách hàng và người cung cấp, thanh toán nội bộ trong công ty…. - Thủ quỹ: là người nắm giữ tiền mặt của công ty, có trách nhiệm xuất tiền mặt cho các phiếu thu chi hợp pháp, hợp lệ. Bên cạnh đó trong công ty, thủ quỹ còn kiêm kế toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo quản quỹ tiền mặt của công ty, trả lương CBCNV, cập nhật số tiền tồn quỹ và báo cáo lại cho kế toán trưởng. phần 2. Kế toán Một số phần hành chủ yếu tại công ty Xăng dầu quân đội. 2.1. Kế toán nguyên vật liệu. MIPECO mang đặc điểm của cả doanh nghiệp thương mại và cả doanh nghiệp sản xuất. Vì bên cạnh hoạt động chính là kinh doanh xăng dầu, công ty còn tự sản xuất, sửa chữa các loại sản phẩm nghành xăng dầu, va nhiều sản phẩm khác như đã nêu trong nghành nghề kinh doanh. 2.1.1. Kế toán chi tiết vật liệu của công ty: Với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chính của công ty là xăng dầu và các thiết bị xăng dầu. Và để phục vụ cho việc quản lý, tổ chức sản xuất, công ty dùng phương pháp ghi thẻ song song, phương pháp này đã góp phần giúp kế toán tập hợp và kiểm tra mọi hoạt động liên quan tới quá trình nhập, xuất nguyên liệu được dễ dàng hơn. Hàng ngày, việc nhập xuất các loại nguyên vật liệu và các vật liệu phụ sẽ được kế toán kho hạch toán và thẻ kho, đồng thời cũng việc xuất nhập kho đó cũng sẽ được kế toán trên văn phòng hạch toán chi tiết theo từng phiếu xuất nhập và trong hệ thống máy tính. Định kỳ cuối tháng kế toán kho và kế toán theo dõi nhập xuất vật liệu trên văn phòng công ty sẽ cùng đối chiếu số liệu nhập xuất và lập báo cáo tổng hợp tình hình nhập - xuất -tồn cho kế toán trưởng. 2.1.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. * Phương pháp tính trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho: Nguyên vật liệu, hàng hoá của công ty hiện nay được áp dụng theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Vật liệu nào nhập vào kho trước sẽ được xuất trước. Do đó, giá thực tế của nguyên vật liệu, hàng hoá cuối kỳ sẽ được tính theo số lần nhập cuối cùng. * Chứng từ kế toán sử dụng: - Hoá đơn giá trị gia tăng. - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. - Phiếu lệnh sản xuất - Các chứng từ liên quan khác. * Tài khoản sử dụng. TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu chính TK 331(3311): Phải trả cho khách hàng, nhà cung cấp. TK 133(1331) : Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ. Ngoài ra còn các Tk liên quan khác :TK 111,112,155.... Ví dụ: Ngày 15/07/2007, theo hoá đơn giá trị gia tăng (phụ lục 5), công ty mua nhập kho 330 thùng dầu, loại 20lít của công ty xuất nhập khẩu Đức Thắng. Tổng giá mua chưa thuế là 594.396.000đ, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất là 10%. Chi phí vận chuyển là 1.350.000đ. Công ty thanh toán ngay với người bán bằng tiền mặt. mặt. Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán vào sổ hạch toán như sau: Nợ TK 156 (1561) : 594.396.000đ, Nợ TK 133(1331) : 59.439.600đ, Có TK 111(1111) : 653.835.600đ Chi phí vận chuyển bốc xếp: Nợ TH 156(1562) : 1.350.000đ, Có TK 111(1111) : 1.350.000đ, 2.2. Kế toán lương và các khoản trích theo lương. 2.2.1. Hình thức và phương pháp trả lương của công ty: - Lao động tham gia gián tiếp: Tiền lương của CBCNV trong công ty được tính theo hình thức tiền lương thời gian (tiền lương thời gian giản đơn) : Tiền lương được hưởng tính trong tháng=( Mức lương cơ bản x Hệ số lương) + Phụ cấp( nếu có). - Lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất” Tiền lương của ho được tính theo khối lượng công việc hoàn thành. Tiền lương sản phẩm trực tiếp= Khối lượng sản phẩm hoàn thành xĐơn giá công 2.2.2. Kế toán trả lương và các khoản trích theo lương: * Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng tính lươngvà bảng thanh toán lương. - Bảng chấm công, giấy nghỉ phép… - Các giấy tờ mà người lao động được hưởng quyền lợi (BHXH, BHYT…). * Các tài khoản sử dụng : TK 334 : phải trả người lao động. TK 335 : Tạm ứng. TK 338 : Các khoản trích theo lương ( TK 3382 : Kinh phí công đoàn TK 3383 : Bảo hiểm xã hội TK 3384 : bảo hiểm y tế ) Ngoài ra trong kế toán tiền lương còn phải chú ý: Đối với các khoản trích theo lương của công ty có tổng là 25%, trong đó: + Công ty chịu là 19% (bao gồm: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ) + 6% còn lại là người lao động phải chịu (trong đó: 5% BHXH, 1% BHYT) * Ví dụ : Trong tháng 08/2007, tổng lương Công ty phải chi trả cho Cán bộ công nhân viên Công ty là: 166.840.000 đ, kế toán hạch toán lương và các khoản trích theo lương như sau: 1) Nợ TK 642 : 166.840.000 đ Có TK 334 : 166.840.000 đ 2) Nợ TK 334 : 10.010.400 đ Có TK 338(3383) : 8.342.000 đ Có TK 338(3384) : 1.668.400 đ 3) Nợ TK 334 :156.829.600 đ Có TK 111 : 156.829.600 đ 4) Nợ TK 642 : 29.609.600 đ Có TK 338(3382) : 3.116.800 đ Có TK 338(3383) : 23.376.000 đ Có TK 338(3384) : 3.116.800 đ 2.3. Kế toán tài sản cố định : 2.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng báo giá ( 03 bản), quyết định phê duyệt nhà cung cấp. - Hoá đơn, Hợp đồng mua TSCĐ - Biên bản giao nhận, biên bản ngiệm thu, biên bản giao cho bộ phận sử dụng - Thanh lý hợp đồng, Giấy bảo hành. 2.3.2. Các tài khoản sử dụng : - TK 211: TSCĐ hữu hình (máy móc..) - TK 214: Hao mòn TSCĐ - Ngoài ra còn các TK liên quan khác :3333,112…. * Ví dụ: Trong tháng 07/2007 Công ty mua 01 dàn bơm xăng dầu, trị giá 155.750.000 chưa bao gồm thuế VAT 5%, thanh toán trước 70% bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại thanh toán sau khi chạy thử 03 tháng. Kế toán hạch toán như sau: 1) Nợ TK 211 : 155.750.000 đ Nợ TK 133 : 7.787.500 đ Có TK 331 : 163.537.500 đ 2) Nợ TK 331 : 114.476.250 đ Có TK 112 : 114.476.250 đ Hàng tháng Công ty trích khấu hao như sau: 3) Nợ TK 214 : 6.489.583 đ Có TK 211 : 6.489.583 đ 4) Nợ TK 642 (6424) : 6.489.583 đ Có TK 214 : 6.489.583 đ 2.3.3. Kế toán khấu hao TSCĐ: Hiện tại ở công ty,việc tính khấu hao được thực hiện khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. * Công thức tính khấu hao: Mức Khao tháng =  Nguyên giá  =  Nguyên giá x tỷ lệ    Thờigian sử dụng (tháng)   12   * Ví dụ: như trên 2.3.4. Kế toán sửa chữa TSCĐ: * Ví dụ: Trong tháng 06/2007 dàn bơm phải thay cột bơm. Chi phí sửa chữa bao gồm: Phụ tùng xuất 1.000.000đ. Chi trực tiếp bằng tiền mặt 4.220.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 627 : 5.220.000đ Có TK 152 : 1.000.000đ Có TK 111 : 4.220.000đ 2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành . 2.4.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty: Xác định đối tượng chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh và chịu phí. Song song với hoạt động chính là kinh doanh xăng dầu, MIPECO đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó đã tự mình sản xuất các thiết bị,liên quan đến nghành nghề( xăng dầu mỡ, bồn chứa dầu, ...). Để phù hợp với ngành sản xuất kinh doanh của mình công ty đã chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là theo : sản phẩm và theo đơn đặt hàng. 2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty: Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nên khoản chi phí sản xuất kết chuyển vào giá thành sản phẩm trong kì đều được phân bổ hoặc tính hết cho số sản phẩm nhập kho. Do đó, kế toán thực tế không liên quan gì đến giá trị sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất mà chỉ quan tâm đến phiếu nhập kho thành phẩm cuối kì kết chuyển sản phẩm nhập kho ta có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng chính là tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
Luận văn liên quan