Kế toán nội dung biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp theo hướng vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
Nội dung của đề tài gồm 2 phần Phần I.Những vấn đề lí luận về kế toán biến động TSCĐ hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay Phần II.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán biến động Tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp Phần I. Những vấn đề lí luận về kế toán biến động TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp 1.Chuẩn mực kế toán Việt Nam qua các thời kỳ Quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đ• tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức kế toán TSCĐ. Ngày nay đứng trước xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phải cố gắng hết sức trong việc sử dụng nội lực để phát triển kinh tế, đồng thời cần phải tạo ra một sự ổn định của môi trường kinh tế, hệ thống pháp luật tài chính, lành mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính. Vì vậy ngày 31/13/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đ• ký quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ban hành bốn chuẩn mực kế toán, trong đó có chuẩn mực về TSCĐ. Các chuẩn mực này giúp cho việc hạch toán của doanh nghiệp trở nên hoàn thiện hơn và các chuẩn mực này đ• có những điểm khác biệt cơ bản so với chế độ kế toán TSCĐ. Các chuẩn mực kế toán mới ra đời đ• giúp kế toán phản ánh một cách trung thực hơn, đầy đủ, cụ thể hơn tình hình tài sản của doanh nghiệp cũng như cách thức hạch toán. Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình, chuẩn mực 04 - Tài sản cố định vô hình đ• có nhiều thay đổi đáng kể so với chế độ trước đây. Bên cạnh sự nhất quán với chế độ về hai tiêu chuẩn ghi nhận tài sản (thời gian sử dụng trên một năm, giá trị tài sản trên 10 triệu) như đ• nói ở trên chuẩn mực còn đề cập đến yếu tố: Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Điều này làm cho việc việc ghi nhận TSCĐ trở nên chặt chẽ hơn. Như vậy là đ• có sự khác biệt rõ rệt, một tài sản để trở thành một TSCĐ cần phải có nhiều yếu tố ràng buộc hơn trước đây. Tiêu chuẩn ghi nhận giúp doanh nghiệp loại bớt những tài sản không đủ điều kiện và hạch toán giá trị của chúng như một khoản chi phí, làm giảm nhẹ công tác theo dõi, trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp, đồng thời phản ánh tình hình tài sản một cách phù hợp hơn. Cách ghi nhận này đ• từng bước hòa nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo điều kiện cho kế toán Việt Nam từng bước hội nhập với kế toán khu vực và quốc tế. Mặt khác, các TSCĐ được coi là TSCĐ vô hình đ• thu hẹp phạm vi hơn trước đây. Giờ đây, các chi phí như : chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo phát sinh trước giai đoạn hoạt động, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm không còn được ghi nhận như một TSCĐ nữa. Chúng được ghi nhận hoặc phân bổ vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá ba năm. Trường hợp nguyên giá TSCĐ ghi tăng ngoài những điểm đồng nhất với chuẩn mực như: do mua sắm, XDCB hoàn thành, nhận góp vốn liên doanh, được biếu tặng, hay do cấp trên đầu tư điều chuyển.; thì chuẩn mực cũng có một số trường hợp mới phù hợp với các hoạt động diễn ra hiện nay: tài sản tăng do quá trình trao đổi, mua sắm theo phương thức trả góp, trả chậm; mua sắm theo phương thức hàng đổi hàng; mua sắm nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất. Sự tiến bộ nữa của chuẩn mực phải kể đến đó là cách quy định cách tính mức khấu hao mới. .