1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Việc theo dõi chứng từ, hạch toán doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động và đầu tư có hiệu quả nhất, khả năng sinh lời cao, và có thể tồn tại trên thị trường và được thị trường chấp nhận đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra.
Bên cạnh việc tổ chức kế hoạch doanh thu chi phí một cách hợp lý, để biết được doanh nghiệp làm ăn có lãi không (là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp), thì phải nhờ đến kế toán xác định kết quả kinh doanh. Xác định kết quả kinh doanh là quá trình nhận thức và đánh giá toàn bộ tiến trình và kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó ta thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những tiềm tàng của doanh nghiệp để kịp thời khắc phục để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời có những biện pháp để quản lý
Thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng, em đã chọn đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình là “Kế toán xác định kết quả kinh doanh”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
- Tìm hiểu phương pháp hạch toán kế toán về việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
Từ đó , đưa ra những nhận định và biện pháp để doanh nghiệp xem xét và vận dụng nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán.
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Đối tượng nghiên cứu :
+ Kế toán xác định doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Kế toán tập hợp chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian : đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kim Trung
+ Về thời gian : đề tài được thực hiện từ ngày 27/03/2011 đến ngày 15/06/2011
+ Đề tài nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập được của công ty quý 1 năm 2010.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán do công ty cung cấp.
- Tham khảo các đề tài nghiên cứu và các loại sách có liên quan đến kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích, tổng hợp các số liệu đã thu thập được để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
75 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kim Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
- - - & - - -
BAÙO CAÙO THÖÏC TAÄP
TOÁT NGHIEÄP
CHUYEÂN ÑEÀ :
XAÙC ÑÒNH KEÁT QUAÛ KINH DOANH
ÑÔN VÒ THÖÏC TAÄP : COÂNG TY TNHH KIM TRUNG
Giáo viên HD : Phạm Thị Thanh Thủy
Sinh Viên TT : Lê Thị Thanh Tuyền
Lớp : 08LT – KT3
MSSV : 08761675
Niên khóa : 2008 - 2011
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 05 năm 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Thông tin kế toán là nguồn thông tin quan trọng, cần thiết và hữu ích cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Thông qua thông tin kế toán người ta sẽ nắm bắt, phân tích , đánh giá, kiểm soát và ra được những quyết định về quá trình kinh doanh, quá trình đầu tư,. gắn liền với các mục tiêu đã được xác định.
Đề thông tin kế toán có được chất lượng phù hợp với mục tiêu và yêu cầu quản lý của nhiều đối tượng khác nhau thì quá trình thu thập, xử lý tồng hợp và cung cấp thông tin cần phải thường xuyên, kịp thời và chính xác. Chính vì vậy, bộ phận kế toán có tầm quan trọng rất lớn trong công tác này.
Và thông qua các công việc trong bộ phận kế toán tại một doanh nghiệp là Công Ty TNHH Kim Trung, một công ty xây dựng hy vọng sẽ phần nào đem lại một cái nhìn tổng quát về công tác tại bộ phận kế toán của một Doanh Nghiệp xây dựng cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm kế toán trong công việc của của bộ phận kế toán.
Đề tài tốt nghiệp này tạo điều kiện cho em ngoài cái nhìn thực tế đồng thời có những cơ sở lý luận để hiểu sau hơn về công tác kế toán, nhìn tổng quát và đầy đủ về cả lý luận lẫn thực hành.
Do thời gian có hạn nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
LỜI CẢM ƠN
&
Để hoàn thành được quyển báo cáo thực tập ngày hôm nay em xin chân thành biết ơn và gửi lời cảm ơn của mình đến quý Thầy Cô trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, quý Thầy Cô khoa Tài Chính Kế Toán đã tận tâm dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt ba năm học qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thị Thanh Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Công Ty TNHH Kim Trung đặc biệt các Anh Chị phòng kế toán – tài vụ. Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian em thực tập tại Công ty để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Một lần nửa em xin chân thành cảm ơn và xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến quý Thầy Cô trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng Thành Phố Hồ Chí Minh và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công Ty TNHH Kim Trung.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
- - - & - - -
NHẬN XÉT
(Của cơ quan thực tập)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày.tháng.năm.
Cơ quan thực tập
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
- - - & - - -
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
- - - & - - -
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày.tháng.năm.
Giảng viên hướng dẫn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
- - - & - - -
NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày.tháng.năm
Giảng viên phản biện
MUÏC LUÏC
* LỜI MỞ ĐẦU 2
* LỜI CẢM ƠN 3
* NHẬN XÉT 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 9
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : 9
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 9
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 10
5. KÉT CẤU CHUYÊN ĐỀ : 10
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIM TRUNG
Qúa trình hình thành và phát triển 11
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 12
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty 13
CHƯƠNG III :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Đặc điểm của hoạt động xây dựng cơ bản 21
Kế toán xác định kết quả kinh doanh 21
Doanh thu bán hàng 21
Doanh thu hoạt động tài chính 27
Giá vốn hàng bán 30
Chi phí hoạt động tài chính 32
Chi phí bán hàng 34
Chi phí quản lý doanh nghiệp 35
Thu nhập khác 38
Chi phí khác 39
Xác định kết quả kinh doanh 41
10.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 42
CHƯƠNG IV: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Hoạt động chung của bộ phận kế toán trong công ty 45
Kế toán doanh thu bán hàng 46
Kế toán doanh thu tài chính 47
Kế toán giá vốn hàng bán 49
Kế toán chi phí tài chính 51
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 52
Kế toán chi phí khác 54
Kế toán chi phí thuế TNDN 56
Kế toán xác định kết quả kinh doanh 57
Lập báo cáo tài chính 58
Lập báo cáo thuế GTGT 61
Lập báo cáo thuế TNDN 64
CHƯƠNG V : NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
Nhận xét 65
Kiến nghị 67
Kết Luận 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 01: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 74
PHỤ LỤC 02: SỔ SÁCH KẾ TOÁN 75
CHÖÔNG I
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Việc theo dõi chứng từ, hạch toán doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động và đầu tư có hiệu quả nhất, khả năng sinh lời cao, và có thể tồn tại trên thị trường và được thị trường chấp nhận đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra.
Bên cạnh việc tổ chức kế hoạch doanh thu chi phí một cách hợp lý, để biết được doanh nghiệp làm ăn có lãi không (là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp), thì phải nhờ đến kế toán xác định kết quả kinh doanh. Xác định kết quả kinh doanh là quá trình nhận thức và đánh giá toàn bộ tiến trình và kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó ta thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những tiềm tàng của doanh nghiệp để kịp thời khắc phục để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời có những biện pháp để quản lý
Thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng, em đã chọn đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình là “Kế toán xác định kết quả kinh doanh”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
- Tìm hiểu phương pháp hạch toán kế toán về việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
Từ đó , đưa ra những nhận định và biện pháp để doanh nghiệp xem xét và vận dụng nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán.
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Đối tượng nghiên cứu :
+ Kế toán xác định doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Kế toán tập hợp chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian : đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Kim Trung
+ Về thời gian : đề tài được thực hiện từ ngày 27/03/2011 đến ngày 15/06/2011
+ Đề tài nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập được của công ty quý 1 năm 2010.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán do công ty cung cấp.
- Tham khảo các đề tài nghiên cứu và các loại sách có liên quan đến kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích, tổng hợp các số liệu đã thu thập được để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
5. KÉT CẤU CHUYÊN ĐỀ :
Đề tài tốt nghiệp gồm 5 chương :
Chương I : Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương II : Giới thiệu tổng quan về Cty TNHH Kim Trung
Chương III : Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh
Chương IV : Thực trạng tại Cty TNHH Kim Trung
Chương V : Kết luận, kiến nghị và kết luận
CHÖÔNG II
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIM TRUNG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN
Lịch sử hình thành
Giới thiệu công ty:
Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIM TRUNG.
Địa chỉ trụ sở chính: 203/21 Lạc Long Quân, P.03, Q.11, TPHCM.
Điện thoại: 08.3 8777073 Fax: 08.3 8777152.
Email: kimtrung.n37@gmail.com
Vốn điều lệ công ty : 15.000.000.000 đồng (Mười lăm tỷ đồng)
Trong đó: hiện kim 15.000.000.000 đồng.(Mười lăm tỷ đồng)
Quá trình phát triển
Công ty TNHH Kim Trung ra đời vào ngày 14/11/2001. Do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số : 4102007300
Ngành nghề kinh doanh chính:
Xây dựng công trình dân dụng, đường, nhà xưởng, Nhà văn hóa, Ủy ban nhân dân...
Kể từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã thực hiện được nhiều công trình đáng kể để lại uy tín và niềm tin trong lòng khách hàng.
Những năm đầu thành lập công ty chủ yếu xây dựng nhà phố, biệt thự, nhà xưởng và bờ kè .
Những năm gần đây Công ty được sự tín nhiệm và đã đấu thầu nhiều công trình có quy mô tương đối lớn ở các tỉnh : Bình Dương, Bình Phước, Long An. Với các hạng mục :
- Bình Dương, Bình Phước : Xây dựng hệ thống thoát nước, Xây dựng bờ kè kênh, Nhà Xưởng Nhà Kho Ram Dốc Vykino .
- Long An : Xây dựng Láng Bê Tông Chợ Hòa Khánh Tây, Sần Đường Vỉa Hè Giai Đoạn 1, Giai Đoạn 2, Đường Huỳnh Công Thân, Đường ĐT 208 Đức Hòa Đông, Đường Mỹ Hạnh Bắc, Xây dựng Ủy Ban Nhân Dân Đức Hòa Thượng, Trung Tâm Văn Hóa Xã Mỹ Lệ, Trường THCS An Ninh, Trường THCS Cần Đước và một số Công trình lớn khác ..
CƠ CẤU – TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
P. KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. NHÂN SỰ
P. TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
P.KỸ THUẬT
Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban như sau:
Giám đốc:
Là người quyết định lãnh đạo các phòng ban chức năng. Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ một thủ trưởng, điều hành hoạt động công việc chung của toàn công ty, đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ của nhà nước. Giám đốc còn có chức năng thực hiện việc quản lý, đảm bảo toàn bộ công tác nhân sự và hành chính của công ty cũng như tuyển dụng, cho thôi việc, quản lý và đào tạo cán bộ. Bên cạnh Giám đốc còn có các bộ phận tham mưu cố vấn cho Giám đốc về vấn đề kinh doanh và tình hình hoạt động của công ty, đồng thời giúp Giám đốc đề ra các phương án kinh doanh.
Phó giám đốc:
Phụ trách các lĩnh vực do Giám đốc phân công, Giám đốc ủy quyền cho phó Giám đốc khi vắng mặt, người được ủy quyền chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và pháp luật, nhưng Giám đốc vẫn chịu trách nhiệm chính.
Phòng tài chính – kế toán:
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ giúp Giám Đốc quản lý toàn bộ công tác tài chính kế toán tại công ty. Tổ chức công tác kế toán của công ty một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác đúng với chế độ chính sách hiện hành của Nhà Nước. Hướng dẫn, giám sát, lập sổ sách kế toán, hạch toán, ghi chép tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá chất lượng thực hiện lưu chuyển, kế hoạch thu chi trên cơ sở chấp hành chính sách nhà nước, theo dõi hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Kiểm tra thường xuyên tài chính và mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Cuối quý hoặc cuối mỗi năm lập bảng cân đối kế toán, phân tích kết quả kinh doanh của công ty từ đó tìm phương hướng khắc phục.
Phòng kinh doanh
Quản lý hoạt động kinh doanh của toàn công ty, đề ra kế hoạch cũng như doanh số cần đạt được trong tương lai. Thu thập số liệu thông tin các công trình, dự án đấu thầu, nắm bắt thời điểm các nơi các công trinh sắp đấu thầu nhanh chống tham gia gối thầu .
Hỗ trợ bộ phận kế toán công nợ trong việc thu hồi công nợ khách hàng.
Phòng kỹ thuật :
Thực hiện thiết kế các bảng vẽ, lên kế hoạch dự toán cho các công trình, kiểm tra việc thực hiện của bộ phận thi công và các vấn đề về an toàn lao động
Phòng tổ chức nhân sự :
Là nơi tổ chức tuyển dụng nhân sự, quản lý hồ sơ nhân viên. Giải quyết các vấn đề tiền lương, chế độ chính sách cho nhân viên, công tác đời sống và trật tự an toàn công ty
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
Cơ cấu bộ phận kế toán
Kế toán trưởng hay phụ trách kế toán
Kế toán tiền mặt.
Kế toán chi phí
Kế toán bán hàng và các khoản nợ phải thu
Kế toán vật tư và các khoản nợ phải trả
Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán như sau:
+ Kế toán trưởng hay phụ trách kế toán: Điều hành chung bộ phận kế toán toàn doanh nghiệp, nhiều đơn vị , vị trí này kiêm luôn kế toán tổng hợp, kế toán tiền lương, kế toán
TSCĐ, kế toán thuế. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ thì thực hiện tất cả công việc của kế toán.
+ Kế toán vật tư và các khoản nợ phải trả: Có nhiệm vụ thực hiện kế toán vật tư, hàng hoá, công cụ dụng cụ, công nợ phải trả.
+ Kế toán bán hàng và các khoản nợ phải thu: Kế toán doanh thu, thu nhập khác, công nợ phải thu.
+ Kế toán chi phí: Bao gồm kế toán tập hợp chi phí ( sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí khác), tính giá thành sản phẩm.
+ Kế toán tiền mặt:: Phụ trách toàn bộ công việc thu chi trong toàn doanh nghiệp.
- Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp, bởi suy cho cùng thì chất lượng của công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý của các nhân viên trong bộ máy kế toán.
- Nói chung, để tổ chức bộ máy kế toán cần căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp, trình độ
nghề nghiệp và yêu cầu quản lý, đặc điểm về tổ chức sản xuất, quản lý và điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin.
Chính sách và hình thức kế toán công ty áp dụng
Chính sách kế toán áp dụng
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam
Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ .
Hàng tồn kho được đánh giá theo phương pháp kê khai thường xuyên
Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 15/2006
Các loại sổ kế toán:
+ Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau đây:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Sổ nhật ký đặc biệt và các sổ kế toán chi tiết (sổ phụ)
Sổ nhật ký chung (còn gọi là nhật ký tổng quát) là sổ kế toán căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó, làm căn cứ để ghi vào sổ Cái.
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của Sổ Cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối phát sinh từ đó ghi vào bảng cân đối kế toán và các báo biếu kế toán khác.
Sổ nhật ký đặc biệt được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều, nếu tập trung ghi cả vào nhật ký chung thì có nhiều trở ngại, cho nên phải mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép riêng cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu. Nhật ký đặc biệt gồm 4 loại sau: bán hàng chịu, mua hàng chịu, thu tiền mặt và chi tiền mặt. Khi dùng nhật ký đặc biệt thì chứng từ gốc trước hết được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt, sau đó, hàng ngày hoặc định kỳ tổng hợp số liệu của nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ Cái.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép một cách chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng trong hình thức số kế toán Nhật Ký – Số Cái.
Trình tự ghi sổ
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung, sau đó căn cứ số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến các đối tượng cần theo dõi chi tiết thì chứng từ gốc, sau khi được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ Nhật Ký chung sẽ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Trường hợp đơn vị có mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật Ký đặc biệt( nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ sổ cái, lập bảng cân đối số dư và số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số dư và số phát sinh phải bằng tổng tiền đã ghi trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ gốc
Số Nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Số , thẻ kế toán chi tiết
Số Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số dư và số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC TRÊN MÁY VI TÍNH
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ kế toán:
+ Sổ tổng hợp
+ Sổ chi tiết
-Báo cáo tài chính
- Báo cáo quản trị
Phần mềm kế toán
Máy vi tính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Mẫu sổ
CHÖÔNG III
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
I. Đặc điểm của hoạt động xây dựng cơ bản
+ Sản phẩm xây dựng cơ bản
Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác cụ thể như sau:
Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng ,vật kiến trúccó quy mô đa dạng kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện để sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thời gian thường kéo dài.
II. Kế toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh
Kế toán doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu thuần)
1.1.1Khái niệm :
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kì kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường cuả doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
1.1.2Tài khoản sử dụng :
TK 5111 – Doanh thu hàng bán
Điều kiện ghi nhận: doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu hoặc thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Trị giá khoản chiết khấu thương mại kết chuyển vào cuối kỳ.
Trị giá khoản giảm giá hàng bán kết chuyển vào cuối kỳ.
Trị giá khoản hàng bán bị trả lại kết chuyển vào cuối kỳ.
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế toán.
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
1.1.3 Phương pháp hạch toán :
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Đối với các k