Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Đông Xuyên

Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1Lý do chọn đề tài Mong muốn của tất cả các nhà kinh doanh là “tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro”, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được mục tiêu này. Nó đòi hỏi người kinh doanh phải có cái nhìn tổng thể và sâu sắc đối với mọi hoạt động diễn ra xung quanh, liên quan đến toàn bộ quá trình từ sản xuất cho đến lúc tiêu thụ. Vì vậy, khi phân tích môi trường bên trong của một doanh nghiệp thì yếu tố kế toán tài chính không thể bỏ qua. Công việc này có tác động rất to lớn vì phân tích hoạt động của doanh nghiệp hướng vào phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả. Trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích hoạt động kinh doanh chưa phát huy đầy đủ nhưng khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Những điều trình bày trên đây chứng tỏ việc tiến hành phân tích toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Trong đó, kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời hoạt động của doanh nghiệp thông qua chi phí, doanh thu, lợi nhuận để đề ra các phương án hoạt động sao cho thích hợp. Bởi lẽ với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra và tổng kết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý của doanh nghiệp. Để làm rõ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình là “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Đông Xuyên”. 1.2Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng những kiến thức đã học về kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng làm biến động đến tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận tại doanh nghiệp. Thông qua các chỉ số tài chính có liên quan đến lợi nhuận phản ánh được thực trạng của công ty ra sao. Qua đó có thể nhận xét sơ lược về hệ thống kế toán đang áp dụng tại đơn vị và đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán và giải pháp dể nâng cao lợi nhuận hoạt động. 1.3.Nội dung nghiên cứu Các chi phí hoạt động kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên. Doanh thu các loại hình kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động tại khách sạn. Thực hiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối niên độ. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thông qua một số chỉ số tài chính chủ yếu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)… Các nhận xét và phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn. 1.4Phạm vi nghiên cứu Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh khách sạn Đông Xuyên (trực thuộc Công ty cổ phần du lịch An Giang). Người viết chỉ nghiên cứu chi phí, doanh thu, lợi nhuận và thông qua một số chỉ số tài chính có liên quan đến lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong 4 năm gần đây nhất: 2003, 2004, 2005, 2006. Các số liệu thu thập từ các phòng ban của Công ty: +Phòng kế toán tài chính khách sạn Đông Xuyên +Phòng kế hoạch – nghiệp vụ công ty du lịch An Giang. 1.5Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu a) Số liệu sơ cấp: Quan sát, thu thập tài liệu từ công ty cũng như tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu từ những nhân viên kế toán tại đơn vị thực tập và theo vốn hiểu biết của bản thân. b) Số liệu thứ cấp: +Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng CĐKT, bảng báo cáo kết quả HĐKD, phiếu thu, phiếu chi… +Thu thập các số liệu cần thiết về điều tra thị phần, giá cả tại Sở Du Lịch An Giang. +Thu thập thêm thông tin từ báo chí ( báo Sài Gòn Tiếp Thị, báo An Giang…) và Internet. Phương pháp xử lý số liệu: phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các thời kì. Tùy tình hình và yêu cầu cụ thể mà phân chia ra các giai đoạn khác nhau.

doc48 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Đông Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mong muốn của tất cả các nhà kinh doanh là “tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro”, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được mục tiêu này. Nó đòi hỏi người kinh doanh phải có cái nhìn tổng thể và sâu sắc đối với mọi hoạt động diễn ra xung quanh, liên quan đến toàn bộ quá trình từ sản xuất cho đến lúc tiêu thụ. Vì vậy, khi phân tích môi trường bên trong của một doanh nghiệp thì yếu tố kế toán tài chính không thể bỏ qua. Công việc này có tác động rất to lớn vì phân tích hoạt động của doanh nghiệp hướng vào phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả. Trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích hoạt động kinh doanh chưa phát huy đầy đủ nhưng khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Những điều trình bày trên đây chứng tỏ việc tiến hành phân tích toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Trong đó, kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời hoạt động của doanh nghiệp thông qua chi phí, doanh thu, lợi nhuận để đề ra các phương án hoạt động sao cho thích hợp. Bởi lẽ với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra và tổng kết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý của doanh nghiệp. Để làm rõ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình là “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Đông Xuyên”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng những kiến thức đã học về kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng làm biến động đến tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận tại doanh nghiệp. Thông qua các chỉ số tài chính có liên quan đến lợi nhuận phản ánh được thực trạng của công ty ra sao. Qua đó có thể nhận xét sơ lược về hệ thống kế toán đang áp dụng tại đơn vị và đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán và giải pháp dể nâng cao lợi nhuận hoạt động. 1.3. Nội dung nghiên cứu Các chi phí hoạt động kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên. Doanh thu các loại hình kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động tại khách sạn. Thực hiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối niên độ. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thông qua một số chỉ số tài chính chủ yếu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)… Các nhận xét và phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh khách sạn Đông Xuyên (trực thuộc Công ty cổ phần du lịch An Giang). Người viết chỉ nghiên cứu chi phí, doanh thu, lợi nhuận và thông qua một số chỉ số tài chính có liên quan đến lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong 4 năm gần đây nhất: 2003, 2004, 2005, 2006. Các số liệu thu thập từ các phòng ban của Công ty: + Phòng kế toán tài chính khách sạn Đông Xuyên + Phòng kế hoạch – nghiệp vụ công ty du lịch An Giang. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu a) Số liệu sơ cấp: Quan sát, thu thập tài liệu từ công ty cũng như tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu từ những nhân viên kế toán tại đơn vị thực tập và theo vốn hiểu biết của bản thân. b) Số liệu thứ cấp: + Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng CĐKT, bảng báo cáo kết quả HĐKD, phiếu thu, phiếu chi… + Thu thập các số liệu cần thiết về điều tra thị phần, giá cả tại Sở Du Lịch An Giang. + Thu thập thêm thông tin từ báo chí ( báo Sài Gòn Tiếp Thị, báo An Giang…) và Internet. Phương pháp xử lý số liệu: phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các thời kì. Tùy tình hình và yêu cầu cụ thể mà phân chia ra các giai đoạn khác nhau. Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa 2.1.1.1 Khái niệm - Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất phụ. - Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng (cũng là lợi nhuận) của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.  Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.  Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, chi phí khác.  2.1.1.2 Ý nghĩa Sau khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ xong thì thông tin về kết quả tiêu thụ là rất quan trọng. Dựa vào đó doanh nghiệp mới kiểm tra được chi phí, doanh thu và tình hình hoạt động tại đơn vị. Tất cả đều phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Yếu tố được doanh nghiệp quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và làm thế nào để kết quả đó mang lại lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy, các nhà quản trị hay giám đốc điều hành phải lựa chọn các phương án, chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Điều này không chỉ đòi hỏi ở nhà quản trị có năng lực mà còn phụ thuộc vào các thông tin kế toán được cung cấp đảm bảo tính tin cậy và trung thực. Nội dung của kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.2.1 Kế toán doanh thu cung ứng dịch vụ a) Doanh thu cung ứng dịch vụ ( Khái niệm: là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa vô hình, tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán nếu có. ( Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phản ánh lên sơ đồ tài khoản Kế toán sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Doanh thu của giao dịch và cung ứng dịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời 4 điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Sơ đồ hạch toán doanh thu cung ứng dịch vụ  b) Doanh thu hoạt động tài chính ( Khái niệm: doanh thu hoạt động tài chính gồm doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. ( Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phản ánh lên sơ đồ tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Sơ đồ tài khoản:  c) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Chiết khấu thương mại. Giảm giá hàng bán. Hàng bán bị trả lại. Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và thuế GTGT trực tiếp. 2.1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán ( Khái niệm: Là giá vốn thực tế xuất kho của số hàng hoá (gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng hoá đã bán ra trong kỳ - đối với DN thương mại, hoặc là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ - đối với DN sản xuất) đã xác định là đã tiêu thụ, được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh. Phương pháp tính giá xuất kho: Giá thực tế đích danh Giá bình quân gia quyền Giá nhập truớc xuất trước (FIFO) Giá nhập sau xuất trước (LIFO) ( Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán  2.1.2.3 Kế toán chi phí tài chính ( Khái niệm: Là những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính: chi phí vốn vay, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn… ( Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tài chính  2.1.2.4 Kế toán chi phí bán hàng Khái Niệm Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình lưu thông và tiếp thị khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, chi phí quảng cáo, đóng gói, vận chuyển, hoa hồng…. ( Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 641- Chi phí bán hàng  2.1.2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ( Khái Niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động chung của DN bao gồm: chi phí quản lý, chi phí quản lý hành chánh, chi phí chung khác như: chi phí lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí văn phòng…….. ( Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Về cơ bản chi phí quản lý doanh nghiệp hạch toán tương tự chi phí bán hàng.  Thu nhập khác ( Khái niệm Thu nhập khác là khoản thu phát sinh không thường xuyên góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp… ( Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 711 – Thu nhập khác  Chi phí khác ( Khái niệm Chi phí khác là những chi phí (bao gồm khoản lỗ) do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước, gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế… ( Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 811 – Chi phí khác  2.1.2.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kế toán sử dụng TK 911 Kết cấu và nội dung phản ánh TK911  Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.  2.2 Ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.1 Vai trò của kết quả hoạt động kinh doanh + Kết quả hoạt động kinh doanh cũng tức là lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thu về so với các khoản chi phí đã bỏ ra, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp. + Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả ấy là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp + Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế; đồng thời một bộ phận lợi nhuận được để lại thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao mức sống của người lao động và nâng cao phúc lợi xã hội. + Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Qui trình hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp đòi hỏi sau mỗi kỳ hoạt động doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập và tổng chi phí và lợi nhuận đạt được. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu khác nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào họat động của doanh nghiệp. Qua đó có thể tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tùy theo mức độ và yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ tìm ra các phương pháp để khai thác các tiềm năng của doanh nghiệp mình đồng thời để ra biện pháp giảm thiểu tối đa các khoản chi phí không cần thiết để đạt được mức lợi nhuận cao nhất. 2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông các chỉ số chủ yếu 2.3.1 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần(GVHB/DT) Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:  Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá GVHB chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá GVHB. Tỷ suất GVHB trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các chi phí trong GVHB càng tốt và ngược lại. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần (CPBH/DT) Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:  Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. Tỷ suất chi phí quản lí doanh nghiệp trên doanh thu thuần(CPQLDN/DT) Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:  Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh càng cao và ngược lại. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí  Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu. Phân tích khả năng sinh lợi Khả năng sinh lợi có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi nên các tỷ suất sinh lời luôn luôn được các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của các doanh nghiệp khác cùng loại. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:  Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường còn lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy ROS là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)  Phân tích ROA cho biết tình hình sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 2.4 Phương pháp phân tích Kỹ thuật phân tích ngang Khi nghiên cứu mức độ biến động của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ khác nhau gọi là phân tích theo chiều ngang. Thông qua sự so sánh này cho ta thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp. Kỹ thuật phân tích dọc Khi nghiên cứu một sự kiện nào đó trong tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc. Thông qua sự so sánh này cho ta thấy được tỷ trọng của sự kiện kinh tế trong tổng thể. Kỹ thuật phân tích qua hệ số Là xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dưới dạng phân số. Tùy theo cách thiết lập quan hệ mà gọi chỉ tiêu là hệ số, tỷ số hay tỷ suất. Tóm lại Tuy yêu cầu chi tiết trong phân tích lợi nhuận có khác nhau, có nhiều cách phân tích khác nhau nhưng mục đích chung nhất của phân tích lợi nhuận là tìm kiếm hướng phát triển và đầu tư có lợi, khai thác các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh có lãi và lãi ngày càng nhiều trong môi trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN – CTY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 3.1 Lịch sử hình thành 3.1.1 Công ty cổ phần du lịch An Giang Căn cứ vào Quyết định số 948/ QĐ-UB của UBND tỉnh An Giang về việc sáp nhập công ty Du Lịch và công ty Thương Mại và Đầu tư phát triển miền núi An Giang. Công ty Du lịch và Công ty phát triển miền núi An Giang là doanh nghiệp nhà nước được UBND tỉnh An Giang thành lập theo quyết định số 26/ QĐ-UB-TC ngày 22/03/2001 tiền thân là công ty du lịch An Giang được thành lập và hoạt động từ năm 1978. Sau nhiều năm hoạt động qui mô công ty ngày càng mở rộng. Ngoài vận chuyển, hướng dẫn du lịch, công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tổ chức tuyến du lịch trong và ngoài nước, hoạt động kinh doanh xuất nhập khấu. Ngành nghề kinh doanh: nội ngoại thương, ăn uống công cộng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, massage, công nghiệp lương thực, thực phẩm, kinh doanh vật tư xây dựng, vật tư thiết bị… Từ năm 1998 đến nay, công ty du lịch An Giang đã tập trung vào các hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ, thương mại. Trong đó kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của công ty. Theo xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, UBND tỉnh An Giang đã ra Quyết Định số 6571/QĐ-CT-UB ngày 13/12/2004, chuyển đổi Công ty Du lịch An Giang thành Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang. Và chính thức trở thành Công ty cổ Phần Du Lịch An Giang vào ngày 01/08/2005 thông qua Đại Hội Cổ Đông Biểu tượng:  Tên tiếng Việt: CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG Tên giao dịch: An Giang Tourimex Company Tên viết tắt: An Giang Tour Co. Trụ sở chính: 17 Nguyễn Văn Cưng, phường Mỹ Long, Tp Long Xuyên, AG. Website: angiangtourimex.com Điện thoại: 076.843752 – 076.841308 Fax: 076.841648 Hình thức sở hữu vốn: vốn cổ phần Trong đó: Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 16.541.800.000 đồng. Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông là CB CNV trong công ty là: 6.723.300.000 đồng. Vốn thuộc sở hữu của pháp nhân và cá nhân Việt Nam ngoài công ty: 10.000.000.000 đồng. 3.1.2 Khách sạn Đông Xuyên Khách sạn Đông Xuyên trước đây là khách sạn Thái Bình được UBND tỉnh An Giang giao lại cho CTDL An Giang tiếp quản từ năm 1978. Hoạt dộng cho đến năm 1998. Sau thời gian hoạt động, khách sạn ngày càng xuống cấp, được sự quan tâm của UBND Tỉnh An Giang, công ty Du Lịch đã quyết tâm đầu tư lên đến 24 tỷ đồng. Sau thời gian xây dựng 28 tháng khách sạn được hình thành và đổi tên là khách sạn Đông Xuyên. Chính thức hoạt động ngày 24/03/2002. Trụ sở: KS Đông Xuyên toạ lạc ngay trung tâm của Tp Long Xuyên - thành phố trẻ năng động với tốc độ “đô thị hóa” khá nhanh cũng là trung tâm thương mại rất tiện lợi trong việc đón tiếp khách đến tham quan du lịch, công tác. Địa chỉ: 9A Lương Văn Cù, Tp. Long Xuyên, An Giang. Điện thoại: (84) 076.942260 Fax: (84)076.942268 Email: dongxuyenag@hcm.vnn.vn 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức a) Tình hình lao động: Tổng số lao động tính đến hết ngày 31/12/2006 là 68 người bao gồm cán bộ đại học, trung cấp, lao động phổ thông… b) Cơ cấu tổ chức: Đông Xuyên tuy chỉ là một đơn vị trực thuộc nhưng qui mô hoạt động tương đối lớn nên cũng có cơ cấu tổ chức quản lý riêng vận hành chịu sự chi phối của công ty du lịch. Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lí tại khách sạn Đông Xuyên.  - Ban giám đốc Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất trong công ty, phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, hoạch định và quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc: phụ trách công tác tuyên truyền, quảng cáo, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, được giám đốc công ty ủy quyền giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặt. - Phòng kế hoạch Chức năng: tham mưu cho giám đốc công ty về định hướng kế hoạch kinh doanh. Nhiệm vụ: + Đề xuất các giải pháp đổi mới về nội dung và chất lượng phục vụ tại nhà hàng, khách sạn… Tiêu chuẩn hóa trang thiết bị, công cụ, nghiệp vụ nhân viên đúng theo qui định ngành. + Định hướng chiến lược tiếp thị, tuyên truyền quảng bá hình ảnh, dịch vụ khách sạn. - Phòng kinh doanh Phụ trách mảng kinh doanh tại đơn vị: nhà hàng, khách sạ
Luận văn liên quan