Kết quả thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng, là cơ hội để mỗi sinh viên bước đầu vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị thực tập. Sau quá trình học tập, nghiên cứu về lý luận và các vấn đề lý thuyết tại trường Đại học Thành Tây em đã được thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây. Trong thời gian thực tập ở đây, em đã được các cô chú, anh chị trong đơn vị tạo điều kiện để e tiếp cận và tìm hiểu thực tế về đặc điểm, cơ cấu tổ chức cũng như tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua đó em đã bước đầu trang bị được những kinh nghiệm cơ bản cho bản thân. Báo cáo của em được chia thành 2 phần: Phần I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây Phần II: Kết quả thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây

docx15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3141 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng, là cơ hội để mỗi sinh viên bước đầu vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị thực tập. Sau quá trình học tập, nghiên cứu về lý luận và các vấn đề lý thuyết tại trường Đại học Thành Tây em đã được thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây. Trong thời gian thực tập ở đây, em đã được các cô chú, anh chị trong đơn vị tạo điều kiện để e tiếp cận và tìm hiểu thực tế về đặc điểm, cơ cấu tổ chức cũng như tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua đó em đã bước đầu trang bị được những kinh nghiệm cơ bản cho bản thân. Báo cáo của em được chia thành 2 phần: Phần I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây Phần II: Kết quả thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo của cô giáo TS.Nguyễn Thị Chiến cùng với các cô chú, anh chị tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. PHẦN I: GIỚI THỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, được coi như là một ngân hàng độc quyền. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại Thương VN trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Theo đó, Ngân hàng Ngoại Thương VN được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Năm 2011 là năm với nhiều biến động của thiij trường tài chính tiền tệ, tuy nhiên quán triệt phương trâm “Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả - Chất lượng”, với sự đồng tâm của các đơn vị trong hệ thống cùng với sự sát sao trong chỉ đạo điều hành và sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên, Vietcombank đã đạt được một kết quả khả quan: Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm cuối năm 2011 là 369.217 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 29.189 tỷ đồng; tổng vốn huy động từ nền kinh tế đạt 242.277 tỷ đồng (tăng 17% so với năm 2010); tổng dư nợ đạt 208.086 tỷ đồng (tăng 18,5% so với năm 2010 kiểm soát được tốc độ tăng trưởng dưới 20% đề ra), doanh số thanh toán XNK đạt 38,8 tỷ đồng, chiếm 19,2% kim ngạch XNK cả nước, lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 5.700 tỷ đồng, ROE đạt 17,43%, ROA đạt 1,29%. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển cùng với đội ngũ cán bộ đầy năng lực và nhiệt huyết, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Mặc dù vài năm gần đây, môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng gay gắt nhưng bằng sự cố gắng, nỗ lực lớn lao của mình, Vietcombank vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định qua các năm. Sự hình thành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây Ngày 09 tháng 10 năm 2008, Hội đồng quản trị Vietcombank đã có quyết định số 1186/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT thành lập Vietcombank Hà tây trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2008. Ngày 03 tháng 4 năm 2009 tại Hà Nội, Ngân hàng TTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Hà Tây tại 484 phố Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Đây là chi nhánh thứ 63 của Vietcombank chính thức đi vào hoạt động. Trên cơ sở Hà Nội vừa mới được mở rộng, với sự sáp nhập của toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ và các xã thuộc Hòa Bình, Vĩnh Phúc về Hà Nội, cũng là nơi mà có các dự án đầu tư nước ngoài đang phát triển, các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp ngày càng nhiều, kinh tế hộ và kinh tế làng nghề đang ngày càng được hỗ trợ và phát triển mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về lĩnh vực kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Với địa bàn hoạt động rộng lớn, đông dân cư giúp cho Ngân hàng phát huy được những thế mạnh chuyên biệt của mình. Với địa bàn hoạt động mới và rộng lớn, khai thác thị trường đa dạng trên cơ sở Hà Nội vừa mới được mở rộn. Sự ra đời hoạt động của Vietcombank chi nhánh Hà Tây cũng sẽ khởi động tích cực cho quá trình cạnh tranh cung ứng các dịch vụ Tài chính - Ngân hàng ngày một hoàn hảo hơn cho khách hàng doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. GIÁM ĐỐC Phụ trách chung & trực tiếp phụ trách P.Khách hàng và mảng Tổ chức cán bộ PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ Cơ cấu Bộ máy tổ chức BAN GIÁM ĐỐC P.Khách hàng Tổ chức cán bộ PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách tác nghiệp & trực tiếp phụ trách P.KTTTDV và mảng Ngân quỹ, hành chính Tin học Hành chính P.KTTTDV Ngân quỹ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC HỘI ĐỒNG PGD mới PGD Nam Thanh Xuân PGD Quang Trung HĐ tín dụng HĐ thi đua HĐ xử lý rủi ro HĐ lương HĐ miễn giảm lãi Sơ đồ: Tổ chức và mạng lưới hoạt động của Vietcombank Hà Tây Các hoạt động chủ yếu của đơn vị Vietcombank Hà Tây sẽ cung ứng đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ là thế mạnh của Vietcombank đang triển khai như: huy động vốn, doanh số thẻ, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, các sản phẩm ngân hàng bán lẻ.v.v...Về hoạt động tín dụng, Vietcombank Hà Tây định hướng đẩy mạnh cho vay các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, kinh tế hộ và kinh tế tư nhân tại các làng nghề truyền thống. Vietcombank Hà Tây sẽ là một kênh mới giúp khơi thông nguồn vốn từ Vietcombank tới các khách hàng nhưng vẫn bảo đảm quản lý được rủi ro; đồng thời nhanh chóng triển khai các sản phẩm ngân hàng mới của Vietcombank tại chi nhánh. Đặc biệt mảng hoạt động liên quan đến thanh toán ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank luôn ở vị trí dẫn đầu và có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt. PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY Những nghiệp vụ đã khảo sát Huy động vốn. Năm 2011 vừa qua là năm có tình hình tài chính bất ổn, là năm đặc biệt khó khăn trong huy động vốn. Môi trường cạnh tranh không lành mạnh của các TCTD cùng một số thay đổi trong chính sách của NHNN như thắt chặt tiền tệ và chủ trương chống đô la hóa và áp dụng trần lãi suất… đã làm dịch chuyển dòng tiền của một số tổ chức và dân cư, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng nguồn huy động vốn của Vietcombank Hà Tây. Song, nguồn vốn huy động của Vietcombank Hà Tây vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt qua các giai đoạn. Bảng 1: Tổng nguồn vốn của Vietcombank Hà Tây qua các giai đoạn (từ khi chính thức vào hoạt động 03/04/2009 đến hết 12/2011) Đơn vị: tỷ quy đồng 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tổng nguồn vốn 224,4 502,5 1.651,80 Nguồn vốn huy động 224,8 500,9 1.117,33 Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động (%) 0 122,82% 123,06% (Nguồn: Bộ phận Tổng hợp Vietcombank Hà Tây) Cuối năm 2010, tổng nguồn vốn của Vietcombank Hà Tây đạt 502,5 tỷ quy đồng, trong đó nguồn vốn huy động đạt xấp xỉ 501 tỷ quy đồng, tăng trưởng 122,82% so với năm 2009. Đến ngày 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 1.651,80 tỷ quy đồng tăng xấp xỉ 228,72 % so với 31/12/2010, trong đó tổng nguồn vốn huy động đạt 1.117,33 tỷ quy đồng tăng trưởng 123,06% so với cùng kỳ năm ngoái. Sử dụng vốn Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Vietcombank Hà Tây đã xác định mục tiêu tín dụng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các sản phẩm bán lẻ trên địa bàn, Vietcombank Hà Tây không ngừng tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (đặc biệt là cho vay hỗ trợ lãi suất và cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh) tới tất cả các đối tượng khách hàng trên địa bàn đầu tư. Vietcombank Hà Tây luôn bám sát và tuân thủ tuyệt đối quy định về trần dư nợ Vietcombank TW giao Bảng 2: Dư nợ cho vay của Vietcombank Hà Tây Đơn vị: triệu đồng, tỷ giá tạm tính USD/VND=21000 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Dư nợ cho vay 176.292 405.739 632.369 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 0% 130,15% 55,86% Theo thời hạn Ngắn hạn 112.786 260.323 419.446 Trung hạn 49.806 77.666 88.554 Dài hạn 13.7 67.75 124.369 Theo loại tiền VND 176.292 354.156 538.198 USD 0 51.583 94.171 Theo loại hình Tổ chức 144.249 306.170 550.066 Cá nhân 32.043 99.569 82.303 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0 0 0 (Nguồn : Bộ phận Tổng hợp Vietcombank Hà Tây) Tổng dư nợ của Vietcombank Hà Tây liên tục tăng trưởng qua các gai đoạn, dư nợ tín dụng và dài hạn luôn đạt xấp xỉ 25% tổng dư nợ tín dụng. Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng của Vietcombank Hà Tây đạt 405.739 triệu đồng tăng xấp xỉ 130,15% so với năm 2009.Đến cuối năm 2011, dư nợ tín dụng hiện hành của chi nhánh quy đồng đạt 632.369 triệu đồng, tăng 56% so với năm 2010, chiếm. Trong đó vay ngắn hạn đạt 419.446 triệu đồng và tăng 61,125%. Vay trung hạn đạt 88.554 triệu đồng tăng 14,02% và vay dài hạn đạt 124.369 triệu đồng tăng 83,57% so với 2010. Đối với dư nợ bằng ngoại tệ tính đến cuối năm 2010 đạt xấp xỉ 2,456 triệu USD. Tính đến 31/12/2011 dư nợ bằng ngoại tệ đạt 4,484 triệu USD, tăng 2,028 triệu USD (82,57%) so với 2010. Đối với dư nợ bằng nội tệ, cuối năm 2011 đạt 538.171 triệu đồng chiếm 85% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Đến cuối năm 2010, dư nợ tín dụng theo loại hình tổ chức là 306.170 triệu đồng, tăng 112,25% so với năm 2009. Đến 31/12/2011 thì dư nợ tín dụng theo loại hình tổ chức đạt 550.066, chiếm 86,98% tổng dư nợ cho vay của Vietcombank Hà Tây. Dư nợ tín dụng của loại hình cá nhân tính đến ngày 31/12/2011 là 82.303 triệu đồng, giảm 17,34% so với năm 2010. Điều đặc biệt là trong 3 năm qua, Vietcombank Hà Tây không có nợ xấu. Có được kết quả này là do chất lượng cấp tín dụng của chi nhánh được nâng cao. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng thực sự có khả năng trả nợ. Kinh doanh ngoại tệ Năm 2010, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng 5,44%; tháng 2/2010 điều chỉnh tỷ giá tăng hơn 3,36% và tháng 8/2010, tiếp tục điều chỉnh tăng gần 2,1%. Như vậy, chưa đầy một năm đã “phá giá” đồng nội tệ trên 10,5%. Trong khi tỷ giá tối đa mà ngân hàng được phép giao dịch chốt chặt ở 19.500 đồng/USD, thì giá USD bên ngoài có lúc lên đến 21.500 đồng/USD, chênh lệch trên 10%. Năm 2011, thị trường ngoại hối có những diễn biến không thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khùng hoảng tài chính toàn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ. Mặt khác, những lo ngại nợ công của Việt Nam đang ngấp nghé mức 50% GDP cũng tác động không nhỏ tới tỷ giá. Trong bối cảnh thị trường ngoại hối không thuận lợi đó, toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ Vietcombank Hà Tây đã nỗ lực hết sức mình để đạt doanh số mua bán ngoại tệ năm 2011 là 30 triệu USD so với năm 2010 (đạt 20 triệu), tăng 50%. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ tính đến 2011 là 578 triệu đồng tăng 129% so với năm 2010 (đạt 252 triệu đồng). Thanh toán xuất nhập khẩu Công tác thanh toán quốc tế năm 2011 gặp không ít khó khăn do những biến động bất ổn của thị trường ngoại hối. Bảng 4: Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu qua các năm Đơn vị: nghìn USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Chuyển tiền L/C+ nhờ thu Tổng XK Chuyển tiền L/C+ nhờ thu Tổng NK 2011 3,369 1,520 4,890.63 13,176.22 6,617.90 19,794.12 2010 1,322 547 1,870.48 13,701.45 3,813.42 17,514.88 % Tăng 155% 178% 161% -4% 74% 13% % Tăng 2011/2010 255% 278% 261% 96% 174% 113% (Nguồn: Bộ phận Tổng hợp Vietcombank Hà Tây) Năm 2011, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của hệ thống Vietcombank đạt 38,66 tỷ đồng, chiếm 19,85% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Góp phần vào thành công chung của hệ thống, mặc dù mới đi vào hoạt động được gần 3 năm, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Hà Tây năm 2010 đạt 24,68 triệu USD. Các dịch vụ Ngân hàng khác Hoạt động thẻ: Vietcombank đã liên minh với các Ngân hàng Cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán cước điện thoại, Internet, phí bảo hiểm… Tổng số thẻ tín dụng phát hành mới trong năm 2011 của Vietcombank Hà Tây là 182 thẻ, tăng 70% so với năm 2010. Tổng số thẻ ghi nợ phát hành mới trong năm 2011 là 3.239 thẻ, tăng 1,89% so với năm 2010. Vietcombank Hà Tây hiện có 3 máy ATM và hơn 20 đơn vị chấp nhận thẻ. Trong năm 2011, trung bình mỗi tháng, Vietcombank Hà Tây phát hành mói khoảng 270 thẻ ghi nợ và 6 thẻ tín dụng. Dịch vụ Ngân hàng: Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban Giám Đốc Vietcombank đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngoại thương. Phát triển dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố quan trngj tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh + Tính đến hết năm 2011, số lượng tài khoản cá nhân 3.439 tài khoản, nâng tổng số tài khảo cá nhân mở tại Chi nhánh là 9.331 tài khoản, tăng 18,9% so với năm 2010 + Doanh số chuyển tiền đến cá nhân quốc tế đạt 2,7 triệu USD, tăng 108% so với năm 2010 + Dịch vụ Ngân hàng điện tử: Bảng 5: Số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử 2009 2010 2011 Internet Banking 1.163 2.902 3.051 SMS Banking 2.189 5.656 5.113 Phone Banking 23 36 53 (Nguồn: Bộ phận Tổng hợp Vietcombank Hà Tây) Dịch vụ trả lương tự động: Hiện nay, Vietcombank Hà Tây có 20 doanh nghiệp và tổ chức sử dụng dịch vụ đồ lương qua tài khoản Vietcombank với hơn 5.000 tài khoản đổ lương. Đây chính là nguồn khách hàng lớn để Chi nhánh có thể khai thác bán chéo sản phẩm cho khách hàng. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của các nghiệp vụ Điểm mạnh Một thành công mà Vietcombank chi nhánh Hà Tây đã thực hiện được là ngân hàng đã chủ động rà soát đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, hạ mặt bằng lãi suất, đẩy mạnh nhiều trương chình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ. Đội ngũ nhân viên dày kinh nghiệm, trẻ trung, hoạt động tích cực đem lại lợi ích tốt cho Ngân hàng, tạo hình ảnh thân thiện đối với khách hàng Vietcombank Hà Tây luôn phát huy những thế mạnh về công nghệ trong công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động vẫn luôn tăng trưởng tốt. Mặc dù là Ngân hàng có số lượng phát hành thẻ không phải là cao nhất nhưng doanh số thẻ luôn đạt kết quả cao trong thị phần thẻ của Ngân hàng thương mại. Mạng lưới giao dịch lớn,số lượng khách hàng giao dịch tăng trưởng đều và ổn định. Vietcombank Hà Tây là một trng những Ngân hàng tích cực triển khai chỉ đạo của Nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Cung cấp các dịch vụ như tiền gửi, phát hành thẻ tín dụng, thanh toán nội địa…rất tận tình, chu đáo Điểm yếu Hoạt động tín dụng bị thu hẹp do chênh lệch lãi giữa huy động và cho vay ngày càng bị thu hẹp và một phần là do khách hàng cảm thấy sự tiện ích từ các ngân hàng khác nhiều hơn Dư nợ VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, nguyên nhân là do khách hàng khi vay USD lo ngại không lo được nguồn USD khi trả nợ do thị trường ngoại hối Việt Nam thòi gian qua diễn biến phức tạp. Kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank Hà Tây trở nên căng thẳng hơn khi thị trường ngoại tệ ngày càng khan hiếm Nhận xét và ý kiến đề xuất với đơn vị thực tập Nhận xét Năm 2012 là năm thứ 3 hoạt động của Vietcombank chi nhánh Hà Tây, chi nhánh đã một phần khắc phục được những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu, tạo được tiền đề cơ bản để hoạt động trong những năm tiếp theo. Định hướng trong năm tới của Vietcombank chi nhánh Hà Tây là tiếp tục nâng cao vị thế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây nói riêng trong hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương đem lại những hình ảnh đẹp cho khách hàng và xứng đáng trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, Ý kiến đề xuất với đơn vị thực tập Tập trung phát triển bền vững trong lĩnh vực hoạt động truyền thống Thực hiện tốt việc quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng Nâng cao hoạt động tín dụng Tăng cường các hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Mở rộng cơ sở hạ tầng để đáp ứng tối đa dịch vụ cho khách hàng KẾT LUẬN Là một địa bàn có nhiều làng nghề nhất nước (tỉnh Hà Tây trước đây có gần 1200 làng nghề) với những sản phẩm truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước; những điểm du lịch, nghỉ dưỡng thu hút du khách…; Hà Tây còn là địa bàn có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tới 64%; là địa phương thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư…sẽ là những yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển của Vietcombank Hà Tây Tuy mới thành lập được 3 năm, nhưng Vietcombank chi nhánh Hà Tây cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo đã không ngừng phát huy những ưu thế của Ngân hàng, luôn bám sát chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN, chủ động, linh hoạt với những biến động của thị trường để điều hành hoạt động kinh doanh của mình và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bằng trí tuệ và tâm huyết của mình,các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank nói chung và toàn thể các cán bộ nhân viên Vietcombank Hà Tây nói riêng đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng phong cách làm việc và tác phong phục vụ khách hàng hiện đại, chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự; không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và hiệu suất công việc. Và đặc biệt là xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.
Luận văn liên quan